điểm chưa rõ nét; còn nhiều mô hình, điển hình chủ yếu có sẵn, thiếu được phát hiện và bồi dưỡng để nhân rộng, một số thành viên của Ban chỉ đạo hoạt động thiếu hiệu quả.
- Mặc dù các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương đã tích cực, thận trọng triển khai những nội dung về QCDC ở cơ sở nhưng vẫn còn nhiều điểm chung chung, khó nhớ nên nhân dân còn nhầm lẫn giữa các quyền mình được hưởng. Nhận thức của một bộ phận quần chúng, người lao động về pháp luật, quyền dân chủ và nghĩa vụ của công dân chưa cao.
Mặt trận, các đoàn thể nhân dân một số nơi chậm đổi mới phương thức hoạt động, còn có xu hướng hành chính hóa; chưa thực sự đại diện cho quyền lợi, nguyện vọng của nhân dân; chưa tích cực tuyên truyền vận động, tổ chức cho nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở [4, tr.798].
Ngoài ra, do các yếu tố như nhân dân ta còn mang nặng tính chất quần cư, làng xã và sự điều chỉnh bằng phong tục, tập quán; cơ sở kinh tế, xã hội còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa đồng đều giữa các vùng, miền; cách thức tổ chức, triển khai QCDC ở cơ sở còn đơn điệu; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế; không ít cán bộ chính quyền cấp cơ sở có hiện tượng dễ làm, khó bỏ, thiếu công tâm, khách quan trong xử lý công việc chính là lực cản cho việc triển khai đồng bộ, hiệu quả QCDC ở cơ sở.
2.5. Một số bài học kinh nghiệm trong việc triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở chủ ở cơ sở
Thứ nhất: Phải thường xuyên coi trọng và làm tốt công tác tuyên truyền,
giáo dục, nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên, nhân dân về nội dung, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Phải coi QCDC ở cơ
Để triển khai hiệu quả QCDC ở cơ sở, người cán bộ phải luôn gần gũi nhân dân, gương mẫu trong mỗi hành vi việc làm để nhân dân noi theo; luôn thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cái gì có lợi cho dân thì khó mấy cũng quyết tâm làm được, cái gì có hại đến dân thì phải tránh”. Phát huy vai trò, trách nhiệm và sự gương mẫu của người đứng đầu trong việc trực tiếp chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.
Thứ hai: Thực hiện QCDC ở cơ sở phải coi trọng việc nâng cao vai trò
lãnh đạo của cấp uỷ đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền, sự phối hợp của Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Chú trọng mở rộng dân chủ, đi đôi với tăng cường kỷ cương, kỷ luật và pháp luật; kết hợp và nâng cao chất lượng các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
Thứ ba: Thực hiện QCDC ở cơ sở phải gắn liền với nhiệm vụ chăm lo
giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích và cuộc sống nhân dân, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, trình độ dân trí cho nhân dân. Kết quả phát triển KTXH, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác xây dựng Đảng và các tổ chức chính trị xã hội, đời sống dân sinh là tiêu chuẩn, thước đo chất lượng, hiệu quả thực hiện QCDC ở cơ sở.
Thứ tư: Quan tâm chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở
với việc thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính.
Thứ năm: Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết,
đúc rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo. Biểu dương, nhân rộng điển hình tiên tiến; phê phán, uốn nắn và xử lý kịp thời, nghiêm minh những trường hợp vi phạm quyền làm chủ của nhân dân hoặc lợi dụng dân chủ để gây rối, làm mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; động viên khuyến khích cán bộ, nhân dân nâng cao ý thức phản biện xã hội, tránh tình trạng nói theo một chiều, chỉ nói chiều thuận, không dám phản ánh mặt trái.
* * *
Nhìn lại quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1998 đến nay, có thể khẳng định, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã bám sát Chỉ thị 30 - CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản cụ thể hóa của các bộ, ban, ngành về thực hiện QCDC ở cơ sở để triển khai thực hiện tốt QCDC.
Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ, đại đa số nhân dân đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng và hành động, hăng hái tham gia các phong trào thi đua, tham gia xây dựng đảng, chính quyền; cán bộ các cấp trong hệ thống chính trị nâng cao năng lực, trách nhiệm. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, đã có những khởi sắc rõ nét, thu hút đầu tư thuộc tốp đầu trong cả nước. Tuy chịu ảnh hưởng lớn của suy thoái kinh tế trong khu vực và thế giới nhưng nguồn thu ngân sách của tỉnh nhà tăng cao qua các năm; các dự án trọng điểm được triển khai đảm bảo tiến độ; lĩnh vực văn hóa xã hội được quan tâm, đầu tư. Công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị tiếp tục ổn định, phát triển.
Tuy nhiên, do có những lý do khách quan, chủ quan nên quá trình triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở của tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Đánh giá được những kết quả, chỉ ra hạn chế, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm là yếu tố quan trọng để hệ thống chính trị các cấp tỉnh ta đề ra phương hướng, giải pháp, phát huy hơn nữa sức mạnh nội lực, tranh thủ ngoại lực để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước.
Chƣơng 3