Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Hà Tĩnh, thực trạng và giải pháp (Trang 55)

* Mặt hạn chế:

Bên cạnh những chuyển biến đáng phấn khởi, quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở tỉnh Hà Tĩnh vẫn bộc lộ một số hạn chế cần tập trung khắc phục.

- Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân, nhất là cơ sở nhận thức chưa đầy đủ vai trò, động lực của việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong phát triển KTXH, củng cố QPAN, xây dựng hệ thống chính trị nên chưa quan tâm đúng mức việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt và thực hiện tốt QCDC ở cơ sở. Triển khai xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở với một số nội dung còn nặng về hình thức, chưa phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân; còn để xẩy ra tình trạng vi phạm quyền làm chủ, gây bất bình, khiếu kiện trong nhân dân.

- Việc công khai một số chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết định của chính quyền liên quan trực tiếp đến quyền lợi và trách nhiệm của công dân nhiều nơi chưa kịp thời. Cải cách thủ tục hành chính ở các xã, phường, thị trấn chưa đồng bộ; năng lực, trách nhiệm giải quyết công việc của một bộ phận cán bộ cơ sở còn yếu. Hầu hết Ban Thanh tra nhân dân ở các xã, phường, thị trấn chưa thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ.

Tất cả các xã, phường, thị trấn trên đại bàn Hà Tĩnh đều thành lập Trung tâm giao dịch “một cửa”, “một cửa liên thông” nhưng nhiều việc của công dân không tập trung xử lý, khi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả hồ sơ, đội ngũ cán bộ chưa giải thích thấu đáo những thắc mắc của công dân nên một số công dân đòi hỏi những quyền lợi trái với quy định của pháp luật.

- Sự phối hợp giữa chính quyền với các ban, ngành, Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở một số địa phương thiếu thường xuyên. Tình trạng

khiếu nại, khiếu kiện kéo dài ở một số địa phương chưa được chấm dứt, nhiều cá nhân khi chính quyền đã giải quyết thỏa đáng về quyền lợi, nghiêm túc theo pháp luật nhưng vẫn không chấp nhận. Điển hình như vụ khiếu kiện của ông Lương Bá Tý, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát huyện Nghi Xuân khiếu kiện trên 10 năm yêu cầu các cấp có thẩm quyền do thu hồi đất ở của ông sai quy định, kỷ luật cách chức Viện trưởng của ông không đủ căn cứ; vụ Công ty Thương binh 27/7, huyện Thạch Hà khiếu kiện trên 5 năm lấy danh nghĩa đơn vị Thương binh để yêu cầu các cấp chính quyền cấp đất kinh doanh…Tất cả những vụ việc này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Chính phủ xử lý nhưng các đối tượng vẫn đeo bám khiếu kiện.

Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ nhân dân còn nhiều phân tâm, cho rằng QCDC ở cơ sở chưa thấm sâu vào đời sống xã hội; triển khai các nội dung của QCDC còn hình thức, hiệu quả đạt thấp; một bộ phận nhân dân có biểu hiện dao động trước những khó khăn của đất nước. Qua nắm bắt dư luận, nhiều người dân cho rằng, một số chủ trương mà các cấp ủy, chính quyền địa phương đưa ra thường là ý chí chủ quan của lãnh đạo, hay vì lợi ích nhóm, chưa được bàn bạc thấu đáo. Một bộ phận lại không hiểu đầy đủ các quyền của mình mà họ nhầm tưởng, tất cả mọi việc, phải được công khai và được tham gia bàn bạc.

* Nguyên nhân của những hạn chế

- Công tác tuyên truyền, giáo dục về dân chủ và thực hiện QCDC ở cơ sở trong một số tổ chức cơ sở đảng và trong nhân dân tiến hành chưa thường xuyên, liên tục. Cơ chế phát hiện và xử lý tiêu cực ở các địa phương triển khai thiếu quyết liệt.

- Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của một số địa phương chưa coi trọng đúng mức công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; những mô hình, cách làm hay chưa được phát hiện và nhân rộng. Nhiều nơi triển khai thực hiện quy chế dân chủ còn rập khuôn, máy móc, có khi khoán trắng việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cho các Ban chỉ đạo.

Qua kiểm tra công tác xây dựng Đảng hàng năm, nhận thấy việc tổ chức hội họp, đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho Ban chỉ đạo thực hiện Quy

Một phần của tài liệu Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Hà Tĩnh, thực trạng và giải pháp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)