1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỏi đối với sự phát triển noãn nang (OOCYST) cầu trùng phân lập từ thỏ bệnh ứng dụng trong phòng trị bệnh cầu trùng thỏ

93 514 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 10,6 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --- --- TRẦN NGỌC ÁNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TỎI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NOÃN NANG OOCYST CẦU TR

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

- -

TRẦN NGỌC ÁNH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TỎI ĐỐI VỚI

SỰ PHÁT TRIỂN NOÃN NANG (OOCYST) CẦU TRÙNG PHÂN LẬP TỪ THỎ BỆNH ỨNG DỤNG TRONG

PHÒNG TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG THỎ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

- -

TRẦN NGỌC ÁNH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TỎI ĐỐI VỚI

SỰ PHÁT TRIỂN NOÃN NANG (OOCYST) CẦU TRÙNG PHÂN LẬP TỪ THỎ BỆNH ỨNG DỤNG TRONG

PHÒNG TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG THỎ

CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y

MÃ SỐ : 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS BÙI THỊ THO

2 TS NGUYỄN THANH HẢI

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được đã được cảm ơn Các thông tin, tài liệu trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Ngọc Ánh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau hai năm học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn

Thạc sỹ chuyên ngành Thú y về đề tài “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỏi

đối với sự phát triển noãn nang (Oocyst) cầu trùng phân lập từ thỏ bệnh Ứng dụng trong phòng trị bệnh cầu trùng thỏ

Để hoàn thành khóa luận và công trình nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực và

cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự dạy bảo tận tình và định hướng của giảng viên hướng dẫn PGS.TS Bùi Thị Tho và TS Nguyễn Thanh Hải; sự quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của tập thể giảng viên khoa Thú y, Viện Sau đại học - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội; Ban giám đốc, cán bộ công nhân viên của Trung tâm dê thỏ Sơn Tây

Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó

Tôi xin được cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân và gia đình đã động viên, tạo điều kiện về thời gian, về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành tốt khóa luận

Hà N ội, ngày 10 tháng 10 năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Ngọc Ánh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 0

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích của đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

3.1 Ý nghĩa khoa học 2

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

Chuơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Bệnh cầu trùng thỏ 4

1.1.1 Căn bệnh 4

1.1.2 Dịch tễ học của bệnh cầu trùng thỏ 9

1.1.3 Miễn dịch cầu trùng ở thỏ 16

1.1.4 Triệu chứng 16

1.1.5 Bệnh tích 17

1.1.6 Chẩn đoán bệnh cầu trùng thỏ 18

1.1.7 Phòng bệnh cầu trùng thỏ 19

1.1.8 Điều trị bệnh cầu trùng thỏ 19

1.2 Một số hiểu biết về cây tỏi 20

1.2.1 Phân bố 21

1.2.2 Bộ phận dùng 21

1.2.3 Các cách bào chế tỏi 21

Trang 6

1.2.4 Thành phần hoá học 22

1.2.5 Tác dụng kháng sinh của tỏi 23

1.2.6 Ứng dụng và một số bài thuốc kinh nghiệm 24

Chuơng 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 27

2.2 Địa điểm nghiên cứu 28

2.3 Nội dung nghiên cứu 28

2.3.1 Điều tra thực trạng bệnh cầu trùng thỏ tại trại chăn nuôi Trung tâm và tại các nông hộ 28

2.3.2 Theo dõi một số biến đổi triệu chứng lâm sàng và bệnh lý đại thể của thỏ bị bệnh cầu trùng 28

2.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ tỏi khác nhau và chế phẩn five-anticoc đến sự phát triển của noãn nang cầu trùng thỏ trong phòng thí nghiệm 29

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.4.1 Phương pháp lấy mẫu 29

2.4.2 Phương pháp điều tra và theo dõi trực tiếp tại trại chăn nuôi thỏ phương pháp xác định thành phần loài cầu trùng thỏ 30

2.4.3 Phương pháp theo dõi triệu chứng lâm sàng của thỏ bị bệnh cầu trùng 33 2.4.4 Phương pháp xác định bệnh tích đại thể 33

2.4.5 Phương pháp theo dõi ảnh hưởng của các nồng độ tỏi đến sự phát triển của noãn nang (Oocyst) cầu trùng trong phòng thí nghiệm 33

2.4.6 Phương pháp bố trí thí nghiệm sử dụng dấm tỏi trong phòng trị một số bệnh thường gặp ở thỏ tại Trung tâm 35

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39

3.1 Điều tra thực trạng bệnh cầu trùng thỏ tại trại chăn nuôi Trung tâm dê thỏ Sơn Tây và tại các nông hộ xung quanh 39

3.1.1 Kết quả xác định loài cầu trùng có trong phân thỏ 39

Trang 7

3.1.2 Kết quả theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo giống thỏ 41

3.1.3 Kết quả theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi 47

3.1.4 Kết quả theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của thỏ theo mùa vụ 50

3.1.5 Kết quả theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân. 52

3.1.6 Kết quả theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tình trạng vệ sinh thú y 56

3.2 Theo dõi một số biến đổi triệu chứng lâm sàng và bệnh lý đại thể của thỏ bị bệnh cầu trùng 59

3.2.1 Kết quả thăm khám triệu chứng lâm sàng 59

3.2.2 Kết quả mổ khám kiểm tra bệnh tích đại thể 61

3.3 Kết quả đánh giá ảnh hưởng nồng độ tỏi khác nhau và chế phẩm five-anticoc đến sự phát triển Oocyst cầu trùng thỏ trong phòng thí nghiệm 63

3.3.1 Kết quả đánh giá ảnh hưởng nồng độ tỏi khác nhau đến sự phát triển Oocyst cầu trùng thỏ trong phòng thí nghiệm 63

3.3.2 So sánh sự ảnh hưởng của tỏi nồng độ 7,5% và chế phẩm five-anticoc đến sự phát triển của noãn nang cầu trùng Oocyst trong phòng thí nghiệm 66

3.4 Ứng dụng thử nghiệm tỏi trong chăn nuôi thỏ tập trung 70

3.4.1 Kết quả theo dõi ảnh hưởng của dấm tỏi đến khả năng phòng một số bệnh ở thỏ 70

3.4.2 Ảnh hưởng của dấm tỏi đến sự phát triển của thỏ 75

CHƯƠNG IV 78

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 78

4.1 Kết luận 78

4.1.1 Về thực trạng bệnh cầu trùng thỏ tại trung tâm và tại các nông hộ 78 4.1.2 Về triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của thỏ bị bệnh cầu trùng 78

Trang 8

4.1.3 Về ảnh hưởng của nồng độ tỏikhác nhau và chế phẩm five anticoc đến sự

phát triển của noãn nang cầu trùng thỏ trong phòng thí nghiệm 78

4.1.4 Về ảnh hưởng của dấm tỏi đến khả năng phòng một số bệnh ở thỏ 79

4.2 Đề nghị 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả xác định loài cầu trùng có trong phân thỏ tại Trung tâm dê thỏ

Sơn Tây và các nông hộ xung quanh 40

Bảng 3.2 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên 3 giống thỏ nuôi tại Trung tâm và các nông hộ quanh 42

Bảng 3.3: Cường độ nhiễm cầu trùng trên ba giống thỏ 44

Bảng 3.4 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo lứa tuổi 48

Bảng 3.5 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo mùa vụ 51

Bảng 3.6 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân 54

Bảng 3.7 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ theo tình trạng vệ sinh thú y 57

Bảng 3.8: Kết quả cường độ nhiễm theo các biểu hiện lâm sàng 60

Bảng 3.9: Bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá của thỏ mắc bệnh cầu trùng 61

Bảng 3.10 Ảnh hưởng của nồng độ tỏi khác nhau đến sự phát triển của noãn nang cầu trùng thỏ trong phòng thí nghiệm 64

Bảng 3.11 Kết quả ảnh hưởng của tỏi và chế phẩm five-anticoc đến sự phát triển noãn nang cầu trùng trong phòng thí 67

Bảng 3.12 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng trong phân thỏ ở lô đối chứng và lô dùng dấm tỏi 71

Bảng 3.13 Kết quả theo dõi triệu chứng và kiểm tra bệnh tích của thỏ con bị bệnh giữa lô đối chứng và lô dùng dấm tỏi 74

Bảng 3.14 Ảnh hưởng của dấm tỏi tới khả năng tăng trọng của thỏ thí nghiệm 76

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Cấu tạo Oocyst giống Eimeria gây bệnh (Sporulated Eimeria Oocyst) 4

Hình 1.2 Hình dạng các Oocyst gây bệnh cầu trùng thỏ 7

Hình 1.3 Vòng đời giống Eimeria ở thỏ 12

Hình 1.4 Một số hình ảnh về tỏi 21

Hình 3.1: Xác thỏ chết gầy, dính bết phân……… 62

Hình 3.2: Hậu môn dính bết phân 62

Hình 3.3: Gan bị thoái hóa……… …… 62

Hình 3.4: Manh tràng sưng to……… 62

Hình 3.5: Tá tràng có dịch nhầy phủ lên……….62

Hình 3.6: Kết tràng sưng tấy 62

Hình 3.7 Noãn nang cầu trùng trong phân thỏ của lô đối chứng 69

Hình 3.8 Noãn nang cầu trùng trong phân thỏ có vỏ không bình thường dưới tác động của tỏi 5% và 7,5% tại thời điểm 72-96 giờ 69

Hình 3.9 Noãn nang cầu trùng bị thoát nguyên sinh chất ra khỏi vỏ dưới tác động của tỏi 5% và 7,5% tại thời điểm 72-96 giờ 69

Hình 3.10 Noãn nang cầu trùng bị thoát nguyên sinh chất ra ngoài dưới tác động của chế phẩm five anticoc 69

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chăn nuôi thỏ có nhiều lợi thế do chi phí đầu tư thấp, tận dụng được các phế phụ phẩm nông nghiệp, lao động nhàn rỗi, lao động phụ Về cơ bản, thỏ thuộc loại dễ nuôi, đẻ nhiều, phát triển nhanh, thịt lại ngon, hiệu suất chăn nuôi cao hơn nhiều các loài gia súc khác Thỏ còn là động vật thí nghiệm được sử dụng nhiều để nghiên cứu của ngành y nói chung và thú y nói riêng

Tuy nhiên, thỏ là loại gia súc rất nhạy cảm với ngoại cảnh, sức đề kháng cơ thể kém dễ nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch do các yếu tố của môi trường ngoại cảnh gây nên Bệnh cầu trùng là một trong các bệnh phổ biến, thường gặp ở thỏ Thỏ nhiễm cầu trùng với tỷ lệ và cường độ nhiễm cao Bệnh chủ yếu xảy ra ở thỏ sau cai sữa đến 2-3 tháng tuổi

Chính vì vậy bệnh cầu trùng đã được nghiên cứu từ rất lâu, từ đó tìm ra nguyên nhân, biện pháp phòng và trị hiệu quả là việc rất quan trọng Bệnh này cũng được các trang trại chăn nuôi thỏ đặc biệt quan tâm và áp dụng chặt chẽ các biện pháp phòng, trị bệnh có hiệu quả, giảm thiểu tối đa những thiệt hại do bệnh gây ra, nâng cao hiệu quả chăn nuôi

Từ xa xưa nhân dân ta đã biết áp dụng các bài thuốc thảo mộc để chữa bệnh cho người và vật nuôi Ưu điểm nổi bật của thuốc đông dược trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi là không để lại các chất tồn dư có hại trong những sản phẩm chăn nuôi; không tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc gây ô nhiễm môi trường

Vì vậy, dược liệu thảo mộc đã và đang trở thành nguồn thuốc quan trọng, góp phần vào việc phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm Trong số các dược liệu quý

phải kể đến cây tỏi (Allium sativum L), đây là một trong những cây kháng sinh

thảo mộc có nhiều tác dụng tốt nhưng chưa được nghiên cứu sâu và áp dụng nhiều trong thú y

Hiện nay, việc sử dụng các thuốc kháng sinh dùng trong điều trị bệnh cho

Trang 13

vật nuôi với mục đích phòng bệnh đã bị cấm do hiệu quả điều trị không cao nên gây thiệt hại lớn về kinh tế Đặc biệt nếu dùng sai nguyên tắc sử dụng kháng sinh, chúng sẽ để lại tồn lưu thuốc trong các sản phẩm chế biến từ động vật, trong đó có thịt thỏ - món ăn phổ biến và khoái khẩu của nhiều người Vì vậy tôi lựa chọn đề tài:

“Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỏi đối với sự phát triển noãn nang (Oocyst) cầu trùng phân lập từ thỏ bệnh Ứng dụng trong phòng trị bệnh cầu trùng thỏ”

2 Mục đích của đề tài

Thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ đạt được mục đích sau:

- Theo dõi thực trạng và ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ

- Theo dõi ảnh hưởng của các nồng độ tỏi khác nhau đến sự phát triển và phân bào trong các noãn nang (Oocyst) cầu trùng thỏ

- Ứng dụng kết quả nghiên cứu bệnh cầu trùng thỏ trong phòng thí

nghiệm vào thực tiễn

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Sự thành công của đề tài sẽ góp phần tạo thêm một pháp đồ phòng trị mới

có hiệu quả trong bệnh cầu trùng thỏ Đồng thời còn mở ra hướng mới về việc dùng các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên trong phòng trị một số bệnh thường gặp trên thỏ nói riêng và cho mọi loại vật nuôi nói chung Nều đề tài thành công còn góp phần làm phong phú thêm biện pháp lựa chọn thuốc có nguồn gốc thiên nhiên trong phòng trị bệnh cho vật nuôi

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Sử dụng thảo dược là một trong những giải pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học rất quan trọng và mang lại hiểu quả cao, giúp cho ngành chăn nuôi

Trang 14

phát triển bền vững Đồng thời đây cũng là giải pháp cho phép hạn chế được tối

đa sự tồn dư kháng sinh trong sản phẩm, tạo ra nguồn thực phẩm sạch, vệ sinh,

an toàn cho người tiêu dùng

Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ xây dựng được quy trình bổ sung tỏi và các thảo dược chứa kháng sinh thực vật khác trong chăn nuôi thỏ nói riêng, cũng như chăn nuôi các động vật khác theo hướng tạo ra sản phẩm sạch, không tồn dư kháng sinh và tránh được ô nhiễm môi trường

Trang 15

Chuơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Bệnh cầu trùng thỏ

1.1.1 Căn bệnh

1.1.1.1 Cấu trúc của noãn nang (Oocyst) cầu trùng

Phần lớn noãn nang (Oocyst) cầu trùng có đặc điểm cấu tạo như sau:

Noãn nang (Oocyst) màu vàng sáng hoặc không màu, màu vàng nhạt hoặc

nâu nhạt Vỏ ngoài của noãn nang (Oocyst) thường nhẵn, cũng có loài vỏ xù xì (E spinosa) Vỏ chia làm 2 lớp: Lớp vỏ ngoài dày, vỏ trong mỏng Hai lớp vỏ

ngoài (chiếm 20%) có chứa carbohydrat và một protein đặc trưng; vỏ trong (chiếm 80%) gồm một lớp glycoprotein (dày 90 mm), được bao bọc bởi một lớp lipit dày (10 mm) chủ yếu là phospholipit

Cấu tạo noãn nang (Oocyst) giống Eimeria gây bệnh :

Hình 1.1 Cấu tạo Oocyst giống Eimeria gây bệnh

(Sporulated Eimeria Oocyst)

1 Nắp noãn nang (Oocyst) (Micropyle cap)

2 Lỗ noãn nang (Oocyst) (Mycropyle)

3 Hạt cực (Polar granule)

4 Thể Stieda (Stieda body)

5 Hạt triết quang nhỏ trong Sporozoite (Small refactile globule in Sporozoite )

6 Hạt triết quang lớn trong Sporozoite (Large refactile globule in Sporozoite)

7 Bào tử (Sporocyst)

Trang 16

8 Thể cặn của Sporocyst (Sprocyst residuum)

9 Thể cặn của Oocyst (Oocyst residuum)

10 Lớp vỏ trong (inter layer of Oocyst wall)

11 Lớp vỏ ngoài (outer layer of Oocyst wall)

1.1.1.2 Đặc điểm hình thái, kích thước các loài cầu trùng thỏ đã được nghiên cứu

E stiedai: Các nang trứng hình bầu dục hay hình elip màu vàng nâu, vỏ nang trứng trơn nhẵn, có lỗ noãn ở phần hẹp của nang trứng Sau giai đoạn sinh sản bào tử trong nang trứng và trong bào tử có những thể cặn Kích thước nang trứng 30 - 48 x 16 - 25 micron, trung bình là 37,5 x 24,5 micron Sinh bào tử kéo dài tối đa là 3 - 4 ngày Chu kỳ nội sinh tiến triển trong biểu

bì ống dẫn mật

E perforans: Nang trứng có dạng elip hay tròn Lỗ noãn trông rõ ở những nang trứng lớn, còn nang trứng bé thì không rõ Vỏ nang trứng không màu, kích thước 13,3 - 30,6 x 10,6 - 17,3 micron, trung bình là 20,3 - 24,5 x 12,4 - 15,3 micron Loài cầu trùng này thường hay gặp nhất trong ruột thỏ Sau thời kỳ sinh bào tử các thể cặn hình thành trong nang trứng và trong bào tử Thời gian sinh bào tử 24 - 48 giờ Chu kỳ phát triển nội sinh của loài cầu trùng này xảy ra ở biểu bì nhung mao và các khe thuộc phần dưới ruột non và cả trong ruột già

E magna: Nang trứng hình bầu dục, lỗ noãn trông rất rõ, trong lỗ noãn thấy được vỏ ngoài dày Vỏ nang trứng màu vàng da cam hay nâu Sau thời kỳ sinh bào tử có thể cặn trong nang trứng và bào tử Kích thước nang trứng 26,6 - 41,3 x 17,3 - 9,3 micron, trung bình là 32,9 - 37,2 x 21,5 - 25,5 micron Sinh sản bào tử từ 3 - 5 ngày Phát triển nội sinh ở phần giữa và phần dưới ruột non Đôi khi các bào tử loài này còn thấy trong manh tràng và trực tràng

E media: Nang trứng hình bầu dục nhưng có thể có dạng elip Lỗ noãn trông rất rõ có thể thấy bề dày lớp vỏ ngoài Vỏ nang trứng màu vàng sáng hay nâu vàng, kích thước: 18,6 - 33,3 x 13,3 - 21,3 micron Sau thời kỳ sinh bào tử hình thành các thể cặn trong nang trứng và trong bào tử Thời gian sinh bào tử 2-3 ngày Cầu trùng phát triển nội sinh trong tá tràng và phần trên ruột non

E irresidua: Các nang trứng hình elip hay bầu dục, phần cuối nang trứng

mở rộng ở đó có lỗ noãn Nang trứng màu nâu sáng hay nâu tối Kích thước 25,3

Trang 17

- 47,8 x 15,9 - 27,9 micron, trung bình là 35 - 40 x 20 - 23 micron, sau thời kỳ sinh sản bào tử chỉ trong bào tử có thể cặn Sinh sản bào tử 3 - 4 ngày Chu kỳ phát triển nội sinh ở phần giữa ruột non

E piriformis: Nang trứng hình quả trứng hay hình quả lê, màu nâu vàng

Ở phần hẹp của nang trứng có lỗ noãn trông rất rõ Kích thước nang trứng 26 - 32,5 x 14,6 - 19,5 micron, trung bình là 29,6 - 31,7 x 17,7 - 18,5 micron Chỉ có thể cặn trong bào tử sau khi sinh bào tử Phát triển nội sinh trong ruột già, chủ yếu là những khe biểu bì Thời kỳ phát triển nội sinh của loài cầu trùng này là ở ruột non

E exigua: Nang trứng có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục Vỏ nang trứng màu vàng nhạt hoặc không màu Kích thước trung bình 28,0 x 18,0 micron, thời gian hình thành bào tử 70 - 90 giờ Sau thời kỳ sinh sản bào tử cầu trùng sinh sản nội sinh trong biểu bì ruột non

E flavescens: Loài này gây bệnh rất nặng cho thỏ Ký sinh ở đoạn ruột

non, manh tràng và kết tràng Oocyst có hình trứng, kích thước 25 - 37 x 14 -

24 micromet với hai lớp vỏ Lớp ngoài nhẵn màu vàng dày 1,4 micromet Lớp

trong sậm màu dày 0,4 micromet với micropile nhô lên ở đầu rộng Không có hạt cực hay thể cặn Sporocyst có hình trứng dài 13 - 17 x 7 - 10 micropile nằm dài từ đầu đến cuối của Sporocyst Thời gian hình thành bào tử là 38 giờ

hoặc ít hơn

E coecicola: Trong một thời gian dài người ta coi cầu trùng này như loài

E magna hay E media, sau đó những nghiên cứu cho thấy các nang trứng của

E coecicola khác với hai loài kể trên về mặt hình thái và sinh vật học Nó có hình trụ hay hình bầu dục Lỗ noãn trông rất rõ Nang trứng màu vàng sáng hay nâu sáng Kích thước 25,3 - 39,9 x 14,6 - 21,3 micron, trung bình là 33,1 - 35,5

x 16,9 - 19,6 micron Hình thành thể cặn trong bào tử và nang trứng sau thời kỳ sinh sản bào tử Thời gian sinh bào tử gần 3 ngày Cầu trùng phát triển nội sinh

ở phần dưới ruột non Các giao tử cầu trùng này có thể gặp cả trong manh tràng

E.intestinalis: Loài cầu trùng này trước đây người ta coi như

E.pirifomis, phân nó thành một loại độc lập Nang trứng E intestinalis có

dạng quả lê hay quả trứng, lỗ noãn trông rất rõ xung quanh có màng dày, mềm Vỏ nang trứng màu nâu sáng hay vàng sáng Kích thước 21,3 -35,9 x

Trang 18

14,6 - 21,2 micron, trung bình 27,1 - 32,2 x 16,9 -1 9,8 micron Sau thời kỳ sinh sản bào tử cầu trùng sinh sản nội sinh trong biểu bì nhung mao và các khe ở phần dưới ruột non và ruột già

E vejdovskyi: Nang trứng hình bầu dục hay hình elip Kích thước nang trứng: 29,05 x 18,18 micron Thời gian sinh bào tử 6 ngày Cầu trùng phát triển nội sinh ở trong ruột non

Hình 1.2 Hình dạng các Oocyst gây bệnh cầu trùng thỏ

(Sophia Renaux, 2001)

1.1.1.3 Sức đề kháng của cầu trùng thỏ

Là khả năng chống lại các tác nhân bên ngoài tác động đến sự sinh trưởng

và phát triển của cầu trùng Nghiên cứu các tác động của điều kiện môi trường

tự nhiên như: Ẩm độ, nhiệt độ, ánh sáng, môi trường nhân tạo và các dung dịch,

hoá chất lên sự phát triển và tồn tại của Oocyst cầu trùng có ý nghĩa rất lớn trong

việc tìm ra phương pháp phòng và chống bệnh cầu trùng trong chăn nuôi

Trang 19

- Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý

+ Nhiệt độ:

Môi trường ẩm ướt, nhiệt độ vừa phải (22 - 23oC) là điều kiện thuận lợi nhất cho cầu trùng phát triển Ở điều kiện này chỉ mất 16 - 18h để cầu trùng phát triển thành bào tử con

Theo Lê Văn Năm (2006) nhiệt độ thích hợp cho quá trình phát triển bào

tử nang ngoài cơ thể là 15 - 35oC Lạnh - 15oC và nóng >40oC bào tử nang sẽ chết Khi đã hình thành được bào tử nang thì chúng sẽ tồn tại rất lâu trong môi trường thiên nhiên, hàng năm hoặc lâu hơn, và chịu đựng được các chất khử trùng, tiêu độc, các tác động lý hoá khác…

+ Ẩm độ:

Khi Oocyst theo phân ra ngoài môi trường, ẩm độ có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến thời gian hình thành bào tử và khả năng tồn tại của Oocyst cầu

trùng

Theo Ellis C S (1986) ở nhiệt độ không thay đổi Oocyst sẽ bị chết khi ẩm

độ giảm Nhiệt độ từ 18 - 40oC, ẩm độ 21 - 30% thì chúng dễ bị chết sau 4 - 5 ngày

Goodrich H P (1994) đã kết luận: Lớp vỏ ngoài cùng đã giữ cho Oocyst

không bị thấm chất lỏng, nhưng nó lại dễ bị nứt do điều kiện khô hạn

Theo Orlop E M và cs (1962), Oocyst bài xuất ra môi trường bên ngoài

với điều kiện môi trường có oxy, ẩm độ, nhiệt độ thích hợp, bào tử thể sẽ được

hình thành trong Oocyst

+ Các tia tử ngoại:

Long P T và cs (1979) cho rằng: Ánh nắng chiếu trực tiếp tác động gây

hại đến Oocyst, tuy nhiên cỏ dại đã bảo vệ chúng tránh tia X

Theo nghiên cứu ở phòng thí nghiệm thấy, Oocyst bị tiêu diệt khi chiếu tia

tử ngoại vừa phải

Oocyst khi bị xử lý bức xạ ở mức 20 - 35 Krad cho giá trị bảo hộ tốt nhất 100%, dưới 10 Krad là 80% nhưng nếu liều thấp quá hoặc quá cao thì không có hiệu quả

Oocyst chưa sinh bào tử mẫn cảm đối với tia X hơn Oocyst đã sinh bào tử

tới 15 lần (Phạm Văn Chức và cs, 1989)

Trang 20

- Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học

Do Oocyst cầu trùng có lớp vỏ bên ngoài là lớp Quinonon protein, vỏ

trong là lớp lipit kết hợp với protein để tạo nên khúc xạ kép (lipoprotein) (Rey

ley, 1977) Chính lớp lipit mà chủ yếu là phospho lipit bảo vệ Oocyst cầu trùng chống lại sự tấn công về mặt hoá học Vì vậy, Oocyst cầu trùng có sức đề kháng

cao với các loại hoá chất và thuốc sát trùng thông thường

Oocyst chết dưới tác dụng của huyễn dịch formol, dầu hoả, xalixin - nhựa thông, formol - nhựa thông với nồng độ dung dịch 10%

Theo Horton Smith (1996), dung dịch tiêu độc khử trùng Creolin 5% ở nhiệt độ 40 - 50oC sẽ giết chết Oocyst non và thành thục sau 20 - 30 ngày

William R B (1997) nghiên cứu tác dụng của dung dịch Amoniac 10% trong 12h liên tục, kết quả cho thấy 100% Oocyst không sinh được bào tử nghĩa

là Oocyst này mất khả năng gây bệnh

1.1.2 Dịch tễ học của bệnh cầu trùng thỏ

1.1.2.1 Động vật mắc bệnh

Tất cả các giống thỏ đều cảm nhiễm với bệnh cầu trùng

Theo Lê Văn Năm (2006) thỏ ở mọi lứa tuổi đều bị bệnh cầu trùng nhưng

dễ bị nhất là thỏ ở lứa tuổi trước và sau cai sữa

1.1.2.2 Đường xâm nhập và cách thức lây lan

Tùy theo điều kiện ẩm độ và nhiệt độ bên ngoài, thường thấy bệnh phát

vào mùa ẩm và có mưa nhiều (mùa xuân hè và đầu thu)

Theo Kolapxki N.A, Paskin P.I (1980) vào mùa đông các nang trứng của cầu trùng không qua được giai đoạn sinh bào tử và đạt tới mức gây bệnh Chỉ có những nang trứng dính trên đầu vú thỏ mẹ là phát triển được Cho nên vào mùa đông thỏ con nhiễm bệnh qua vú thỏ mẹ khi chúng bú

Tình trạng vệ sinh thú y là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn

đến khả năng nhiễm cầu trùng của thỏ

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) lồng thỏ cũng có tác dụng trong gieo truyền bệnh: Ở đáy lồng thỏ luôn có noãn nang của cầu trùng Vì thế lồng thỏ là một yếu tố quan trọng trong việc gieo truyền bệnh cầu trùng Qua kiểm tra người ta thấy 39% số lồng thỏ bị nhiễm cầu trùng Vì vậy, khi làm chuồng nuôi thỏ phải chú ý làm đáy chuồng dễ thoát phân

Trang 21

Yếu tố stress có hại như chuồng chật chội, thức ăn kém dinh dưỡng,

thiếu sữa, nhiệt độ môi trường thay đổi, thỏ con đang mắc các bệnh ký sinh trùng khác thì bệnh xảy ra nặng hơn

Đường truyền lây

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) đường truyền bệnh chủ yếu qua đường tiêu hóa Noãn nang cầu trùng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, do thỏ tiếp xúc với thức ăn, nước uống, nền lồng chuồng, dụng cụ chăn nuôi nhiễm

Oocyst cầu trùng có sức gây bệnh

- Đường bài xuất mầm bệnh: Thỏ mắc bệnh bài xuất Oocyst cầu trùng qua phân ra ngoài ngoại cảnh Oocyst được phát tán rộng rãi ở ngoài tự nhiên và quá trình sinh sản bào tử bắt đầu để tạo thành các Oocyst có khả năng gây bệnh

- Cách lây lan mầm bệnh: Cầu trùng lây nhiễm từ thỏ bệnh sang thỏ khỏe

theo 2 cách:

+ Lây nhiễm trực tiếp: Thỏ bệnh thải Oocyst cầu trùng qua phân, do

đó Oocyst sẽ dễ dàng được phát tán xung quanh nền lồng chuồng, máng ăn, máng uống, và dụng cụ chăn nuôi nên thỏ dễ nuốt phải Oocyst có sức gây

- E stiedai ký sinh chủ yếu trong tế bào niêm mạc ống dẫn mật

- E perforans ký sinh chủ yếu trong các tế bào ruột non, manh tràng

- E magna ký sinh chủ yếu trong các tế bào niêm mạc ruột non

- E media ký sinh chủ yếu trong các tế bào ruột non, tá tràng

- E irresidua ký sinh chủ yếu trong các tế bào ruột non

- E exigua ký sinh chủ yếu trong các tế bào ruột non

Trang 22

Sức gây bệnh:

Nghiên cứu về các loài cầu trùng thỏ và khả năng gây bệnh của chúng Nguyễn Quang Sức (1994), Pakandl và cs (2008) đã phân loại các loài cầu trùng đường ruột theo sức gây bệnh khác nhau như sau:

Sức gây bệnh Loài cầu trùng Triệu chứng

1.1.2.3 Tính chuyên biệt của cầu trùng

Tính chuyên biệt của cầu trùng là sự thích nghi phức tạp và lâu dài của ký sinh trùng với một ký chủ, hay một cơ quan, mô bào, hay tế bào nhất định (Lê Văn Năm, 2006)

Giống cầu trùng Eimeria có tính chuyên biệt cao, chỉ có thể ký sinh và

gây bệnh ở ký chủ mà chúng thích nghi Ví dụ: Các cầu trùng cừu không thể nhiễm cho dê được (M.V.Krulop, 1963) Hay các cầu trùng thỏ chỉ nhiễm cho thỏ mà không thể gây nhiễm cho các gia súc khác

1.1.2.4 Vòng đời phát triển của cầu trùng thỏ

Vòng đời của cầu trùng không cần ký chủ trung gian, vòng đời của cầu trùng được tính từ khi thỏ nuốt phải noãn nang có sức gây bệnh, qua quá trình sinh trưởng, phát triển trong và ngoài cơ thể cho đến khi chúng lại tạo ra những noãn nang có sức gây bệnh

Chu trình phát triển sinh học của các loài cầu trùng thỏ giống như ở các loài động vật khác Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) vòng đời giống

Trang 23

Eimeria phức tạp và đã được tập trung nghiên cứu nhiều, nó đặc trưng bằng 3 giai đoạn phát triển

- Giai đoạn sinh sản vô tính (Schizogony)

- Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony)

- Giai đoạn sinh bào tử (Sporogony)

Hình 1.3 Vòng đời giống Eimeria ở thỏ

Vòng đời cầu trùng gồm: Thời kỳ nội sinh và thời kỳ ngoại sinh

` Thời kỳ nội sinh (hay còn gọi là nội sinh sản): Thời kỳ này diễn ra trong

cơ thể ký chủ bao gồm 2 giai đoạn: Sinh sản vô tính (Schizogony) và giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony) Thời kỳ ngoại sinh (tiến hành ngoài cơ thể) là giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogony)

Sinh sản vô tính: Lê Văn Năm (2006) cho biết : Sau khi thỏ ăn, uống

phải Oocyst có sức gây bệnh, dưới tác động của dịch dạ dày, ruột, dịch mật, vỏ cứng của Oocyst bị phá vỡ và giải phóng ra 4 bào tử cầu trùng (Sporozoite); 4

bào tử được giải phóng ra, lập tức chui vào các tế bào biểu bì ruột để ký sinh Trong mỗi bào tử đã hình thành 2 thể bào tử, chúng lớn lên rất nhanh, có hình

bầu dục, hình tròn và biến thành thể phân lập (Schizont) Nhân của mỗi thể phân

lập tự chia đôi nhiều lần để tạo thành các tế bào nhiều nhân và được gọi là thể

Trang 24

phân lập thế hệ 1 (Schizont 1) Ở thể phân lập thế hệ 1, xung quanh mỗi nhân,

nguyên sinh chất xuất hiện và bao quanh để hình thành dạng ký sinh trùng nhỏ

hình bầu dục Lúc này chúng được gọi là thể phân lập trung gian (Merozoite)

Thể phân lập trung gian phát triển làm phá vỡ tế bào biểu bì ruột nơi chúng cư

trú và giải phóng ra nhiều Merozoite trưởng thành Các Merozoite lập tức xâm

nhập ngay vào tế bào biểu bì mới để tiếp tục phát triển trở thành thể phân lập thế

hệ mới gọi là Schizont 2

Quá trình sinh sản vô tính như vậy được lặp đi lặp lại nhiều lần và tạo ra thể phân lập thế hệ 3, 4, 5…

Mỗi chủng cầu trùng khác nhau có giai đoạn sinh sản vô tính khác nhau,

để hình thành nên các thể phân lập và số thế hệ thể phân lập tuỳ theo loài Sau khi kết thúc giai đoạn sinh sản vô tính, chúng chuyển sang giai đoạn sinh sản hữu tính

Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony): Giai đoạn sinh sản hữu

tính bắt đầu phát triển từ thể phân lập thế hệ cuối cùng của cầu trùng Từ thể phân lập thế hệ cuối cùng, chúng phân chia thành các thể phân đoạn và xâm nhập vào các tế bào biểu bì ký chủ, biến thành các thể sinh dưỡng Các thể sinh dưỡng này lại tiếp tục phát triển tạo nên các giao tử đực

(Microgametogony) và giao tử cái (Macrogametogony) Sau đó các tế bào

giao tử cái biến thành những tế bào sinh dục cái lớn, ít hoạt động và có lỗ noãn nang Giao tử đực nhỏ hơn và nhân của nó cũng nhỏ hơn, chúng chuyển

động nhanh nhờ 2 lông roi Qua lỗ noãn (Micropyle) của giao tử cái, giao tử

đực chui vào và thực hiện quá trình thụ tinh tạo ra hợp tử Hợp tử được bao

bọc bởi một lớp màng bọc gọi là noãn nang (Oocyst), có hình bầu dục, hình

tròn, hình quả trứng, hình quả lê hoặc hình elip (phụ thuộc vào từng loài cầu

trùng) Đến đây, các Oocyst rơi vào lòng ruột và kết thúc giai đoạn sinh sản

hữu tính

Màng vỏ bọc của Oocyst cầu trùng gồm 2 lớp, còn nguyên sinh chất ở

dạng hạt Đôi khi ở một số loài cầu trùng riêng biệt, một trong 2 cực của nang trứng có cả nắp trứng, lỗ noãn, điểm sáng hay hạt cực Như vậy tuỳ loài cầu trùng mà hình dạng và kích thước nang trứng khác nhau, có hay không có nắp

Trang 25

trứng, lỗ noãn, điểm sáng (hạt cực), cũng như khi sinh sản bào tử (hình thành bào tử hay túi bào tử), có hay không có thể cặn trong nang trứng hay trong bào

tử (Kolapxki N.A, Paskin P.I, 1980)

Sau khi noãn nang rơi vào lòng ruột và được thải ra ngoài cùng phân, chúng bắt đầu giai đoạn phát triển mới ở ngoài môi trường (giai đoạn ngoại sinh sản)

Giai đoạn ngoại sinh sản:

Theo Bhurtei J E (1995) có từ 70 - 80% Oocyst thải ra vào ban ngày, tập

trung khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 13 giờ chiều, mặc dù lúc này chỉ có 25% lượng phân thải ra

Trong điều kiện môi trường ngoài khắc nghiệt hoàn toàn khác với môi trường bên trong cơ thể ký chủ, các noãn nang muốn tiếp tục duy trì được sự sống buộc phải thích nghi với điều kiện mới của nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, không khí… luôn thay đổi Nang trứng tự bảo vệ bằng cách nhanh chóng tạo vỏ cứng dày, gồm một đến hai lớp với màu sắc khác nhau phụ thuộc vào loài cầu

trùng Tiếp theo, Oocyst hình thành 4 nguyên bào tử (Sporoblast), hình bầu dục,

xung quanh nguyên bào tử được bọc một màng mỏng và trở thành túi bào tử Trong mỗi túi bào tử, nhân lại chia đôi về hai phía được ngăn cách bởi một màng mỏng và hình thành thể bào tử, hình lưỡi liềm gọi là bào tử con

(Sporozoit)

Như vậy, trong quá trình sinh sản bào tử, đối với cầu trùng thuộc giống

Eimeria , từ một nang trứng (Oocyst) hình thành 4 túi bào tử, trong mỗi túi bào

tử lại chứa hai thể bào tử (Sporoblast) Tất cả 8 thể bào tử được bao bọc chung quanh bởi một vỏ cứng dày gồm 2 lớp gọi là bào tử nang (Sporocyst), kết thúc giai đoạn 3 của quá trình phát triển cầu trùng Chỉ có các Oocyst hoặc sau khi trở thành Sporocyst mới có khả năng gây bệnh và truyền bệnh từ gia súc này sang

gia súc khác

1.1.2.5 Cơ chế sinh bệnh

Cầu trùng (bộ Coccidiida, bộ phụ Eimeriidea, họ Eimeriidae) là những bào

tử trùng có hình trứng hay hình cầu, giữa nguyên sinh chất có một nhân tương

Trang 26

đối to; thông thường ký sinh ở các tế bào biểu bì của súc vật

Sự tiến triển của cầu trùng gồm hai phương thức sinh sản: Một là vô tính, hai là hữu tính

Phương thức sinh sản vô tính hay liệt thực sinh thực (schizogony) thực

hiện theo cách sau đây Cầu trùng non lớn dần trong tế bào biểu bì, cuối cùng

tế bào này mất đi; khi đã thành thục nhân của cầu trùng chia thành một số các nhân khác, nhiều dần thêm, xung quanh nhân bọc một khối nguyên sinh chất

và chẳng bao lâu những thể nhỏ và dài có nhân được giải phóng ra Đó là

những liệt thực thể (merozoit) sẽ tấn công các tế bào biểu bì mới, và như thế

phân tán ký sinh trong cơ thể ký chủ Phương thức sinh sản liệt thực này có thể nhắc lại rất nhiều lần

Phương thức sinh sản hữu tính hay bào tử sinh thực (sporogony) hình

như xuất hiện khi khả năng sinh sản bằng liệt thực sinh thực đã cạn; nó cho phép

ký sinh trùng được truyền bá ngoài cơ thể ký chủ của nó một số cầu trùng ở

trong tế bào trở thành đại phối tử bào (macrogametocyt) hay tế bào phối tử cái, rồi biến thành đại phối tử (macrogamet) một số khác trở thành tiểu phối tử (microgametocyt) hay tế bào phối tử đực, sinh sản dần dần nhiều tiểu phối tử (microgamet), sẽ kết hợp với tiểu phối tử cái Khi phối tử cái được thụ tinh thì tự bọc một cái màng và biến thành trứng hay noãn nang (zygot, Oocyst), không

tăng thể tích sau khi hình thành Noãn nang sẽ chia thành một số túi phối bào tử

(sporocyst) hay bào tử (spore), thường với số lượng hai hay bốn, mỗi bào tử

cũng tự bọc một cái màng và trong mỗi túi hình thành một bào tử thể hay thoa

trùng (sporozoit) với số lượng hai hay bốn Chỉ còn lại trong túi bào tử một chất

cặn bã, nguyên sinh chất không dùng đến gọi là chất tồn tại của bào tử Chính những trứng (noãn nang) bài ra ngoài thiên nhiên có thể sống khá lâu và cảm nhiễm cho những con vật mới Như vậy sự cảm nhiễm thực hiện do nuốt phải những noãn nang; giải phóng những túi bào tử từ đó thoát ra những bào tử thể Những bào tử thể này xâm nhập các tế bào biểu bì cho những cầu trùng non, lớn

dần lên và trước hết sinh sản bằng cách schizogony rồi chu kỳ phát dục lại tiếp

tục như trên (Kolapxki N.A, Paskin P.I, 1980)

Trang 27

1.1.3 Miễn dịch cầu trùng ở thỏ

Tyzzer (1929) đã chứng minh bằng thực nghiệm là có 2 mức miễn dịch trong bệnh cầu trùng

Mức 1: Phát sinh sau khi con vật nhiễm một lượng nhỏ cầu trùng Khi đó

sẽ tạo ra miễn dịch yếu và nếu gây nhiễm cho chúng một liều cầu trùng cao hơn (liều siêu nhiễm) thì chúng sẽ mắc bệnh lại

Mức 2: Khi con vật mắc một lượng lớn cầu trùng Trong trường hợp

này sẽ có miễn dịch khi con vật mắc bệnh lại Tác giả cho rằng cường độ miễn dịch có liên quan đến số lượng cầu trùng xâm nhập vào cơ thể Nhận định này được Beyer xác nhận khi thí nghiệm trên thỏ và Paskin xác nhận khi thí nghiệm trên gà

Các biểu hiện lâm sàng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố:

- Chủng loại cầu trùng

- Sức khỏe và khả năng kháng bệnh của thỏ

- Nơi chúng khu trú, ký sinh thành các thể ruột, thể gan và thể ghép Kolpapxki N.A và cs, (1980) cho biết những quan sát ở nhiều cơ sở nuôi thỏ cho thấy bệnh cầu trùng thỏ thường tiến triển ở thể hỗn hợp có những tổn thương ở gan Sau thời kỳ nung bệnh, triệu chứng có sớm nhất trong bệnh cầu trùng thỏ là giảm nhiều trọng lượng Sau đó thỏ con biểu hiện uể oải, mệt mỏi toàn thân, mất những hoạt động bình thường, hay nằm sấp Thỏ kém ăn và bỏ

ăn, bụng đầy lên và đau đớn Những niêm mạc nhìn thấy được trở nên trắng bệch Ỉa chảy xuất hiện, phân lỏng có màng giả, đôi khi có máu Thỏ ốm gầy yếu, bộ lông mất ánh và xù

Với sự phát triển các quá trình viêm trong gan, thỏ chóng xuống sức, hờ hững với mọi vật xung quanh, nằm bẹp, bỏ ăn, bụng chướng to Khi sờ nắn phía

Trang 28

phải bụng thỏ ốm có phản ứng đau Xuất hiện hoàng đản các màng niêm mạc Còn thấy thỏ liệt nhẹ 4 chân và cơ cổ, run rẩy Những rối loạn chức năng hệ thần kinh bắt đầu bằng sự co giật cứng các cơ duỗi ở cổ sau đó là cơ lưng và các cơ duỗi chân sau Vì vậy thỏ ngửa đầu, chân sau duỗi thẳng, chân trước hoạt động như bơi, co giật thường xuất hiện trước khi chết

Bệnh cầu trùng thỏ thường xuất hiện các triệu chứng rõ nhất là vào thời

kỳ tách thỏ con khỏi thỏ mẹ và chuyển sang nuôi bằng thức ăn bình thường

1.1.5 Bệnh tích

Kolapxki N.A và cs (1980) cho biết xác thỏ chết rất gầy, các niêm mạc trắng bệch, đôi khi hoàng đản Bệnh tích thấy rõ ở ruột và gan thì không đồng đều Chúng phụ thuộc vào loài cầu trùng gây bệnh, số lượng và nơi khu trú, tuổi thỏ đồng thời phụ thuộc cả vào khoảng thời gian của bệnh và thể bệnh

Dựa vào các kết quả thực nghiệm cho thấy những biến đổi bệnh lý phụ thuộc vào nơi ký sinh của loài cầu trùng này hay loài cầu trùng khác Khi dùng

E magna gây bệnh cho thỏ thì thấy bệnh tích trong ruột non: Có chất bã đậu

trong xoang ruột, viêm màng niêm mạc ruột và xuất huyết Dùng E media gây

bệnh cho thỏ thì những biến đổi đặc trưng chỉ ở tá tràng: Màng niêm mạc viêm, dày lên, phủ những dịch rỉ như bã đậu lẫn lộn máu, có nhiều điểm trắng nhỏ ở

những nơi tập trung giao tử cầu trùng Với loài E irresidua thì bệnh tích thể

hiện rõ nhất ở ruột non Ở thời kỳ sinh sản vô tính trên màng niêm mạc ruột còn thấy nhiều điểm xuất huyết nhẹ, còn khi hình thành các giao tử thì xuất huyết

biểu hiện rõ hơn nhiều Trong trường hợp bệnh do E coecicola gây ra thì bệnh

tích có ở manh tràng, trên màng niêm mạc có những điểm trắng nhỏ trong đó tập trung nhiều giao tử

Trong thể bệnh mãn tính, màng niêm mạc ruột non và mấu ruột thừa hơi dày lên, màu xám, đầy những hạch nhỏ màu trắng nhạt trong có chứa đầy cầu trùng Ở một đôi nơi có khi có những ổ hoại tử tích đầy mủ Những bệnh tích này không biểu hiện rõ trên màng niêm mạc ruột già, ở chúng chỉ thấy màu xám, trên ruột già có vô số ổ trăng trắng nhỏ

Khi bệnh ở gan thì bệnh tích rất đặc trưng Gan to gấp 4 lần, có khi còn to hơn và thoái hóa Ống dẫn mật mở to, vách ống dày lên do tăng các mô liên kết,

Trang 29

ống đẫn mật viêm mãn tính Trên bề mặt gan, đôi khi cả trong nhu mô có những

ổ (hạch) dạng tròn hay bầu dục hơi vàng hay trắng xám lớn bằng hạt kê, đôi khi bằng hạt đỗ xanh Những ổ này chứa đầy những chất tựa như kem sữa lỏng Chúng tách riêng hẳn ra khỏi những phần của gan bằng những vỏ bọc liên kết nằm dọc theo đường ống dẫn mật Trong những ổ đó chứa vô số những nang

trứng E.stiedai

1.1.6 Chẩn đoán bệnh cầu trùng thỏ

Dựa vào tình hình dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm mẫu phân thỏ

và mổ khám kiểm tra bệnh tích cho phép chúng ta chẩn đoán được bệnh cầu

trùng thỏ

+ Với thỏ còn sống:

Việc chẩn đoán có thể căn cứ vào dịch tễ học Những đặc điểm đáng chú

ý là lứa tuổi mắc, mùa vụ, tình trạng vệ sinh thú y Triệu chứng của con vật cũng

là những dấu hiệu hết sức quan trọng trong chẩn đoán bệnh Những biểu hiện lâm sàng có thể thấy như lông xơ xác, còi cọc, thiếu máu màng niêm mạc, hoàng đản, bụng trướng to, ỉa chảy, tiểu nhiều Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng và đặc điểm dịch tễ của bệnh thì khó chẩn đoán chính xác đó là bệnh

gì, vì các bệnh ký sinh trùng thường có biểu hiện rất giống nhau Vì vậy, việc xét nghiệm phân để chẩn đoán bệnh là căn cứ quyết định kết quả chẩn đoán đối với thỏ bị bệnh cầu trùng

Các phương pháp thường được dùng là phương pháp Fullerborn,

Darling,… có thể dùng phương pháp đếm Oocyst trên buồng đếm Mc.Master để

xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ

+ Với thỏ đã chết:

Việc chẩn đoán được tiến hành qua mổ khám, kiểm tra bệnh tích Trong bệnh cầu trùng thỏ màng niêm mạc ruột bị viêm cata, còn thể bệnh nặng thì viêm xuất huyết Trong thể bệnh cầu trùng hỗn hợp gan trướng to, thoái hóa đầy những ổ hủy hoại nhỏ màu trắng hay hơi vàng

Làm phẫu đồ tổ chức niêm mạc ruột trên phiến kính và nhuộm Romanôpki - Giemsa trong đó sẽ thấy nhiều thể phân đoạn và có khi có cả thể phân lập Xét nghiệm phẫu đồ tổ chức niêm mạc ống dẫn mật Khi có những ổ

Trang 30

hủy hoại màu trắng hay hơi vàng thì tách ra, phết tiêu bản trên phiến kính và xem kính hiển vi Tổng hợp tất cả những xét nghiệm sẽ cho khả năng chẩn đoán chính xác bệnh cầu trùng thỏ (Kolapxki N.A và cs, 1980)

1.1.7 Phòng bệnh cầu trùng thỏ

Hiện nay, vacxin phòng bệnh cầu trùng cho thỏ vẫn chưa có Vì vậy, vấn

đề phòng bệnh cầu trùng cho thỏ chủ yếu dựa vào chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh

Vệ sinh chuồng trại, thiết bị, dụng cụ sạch sẽ Theo Nguyễn Thiện và cs (2007) chuồng nuôi phải được thiết kế đáy lồng chuồng có lỗ, rãnh thoát phân dễ dàng để tiện lợi cho việc quét dọn vệ sinh Thức ăn các loại phải đảm bảo sạch

sẽ và không ôi mốc, biến chất, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và số lượng thức ăn theo nhu cầu

Định kỳ kiểm tra phân đàn thỏ, phát hiện thỏ mang trùng phải cách ly điều trị hoặc loại thải để tránh lây nhiễm trong đàn (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2006)

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) ngoài các biện pháp vệ sinh thú

y, cần phải diệt vật môi giới truyền bệnh như ruồi, chuột, tập trung ủ phân để diệt noãn nang cầu trùng Đối với thỏ mẹ đang cho con bú thì cứ 10 ngày cần rửa vú thỏ mẹ 1 lần để tránh gieo truyền bệnh cho thỏ con

1.1.8 Điều trị bệnh cầu trùng thỏ

* Nguyên lý điều trị bệnh cầu trùng

Nguyên lý điều trị bệnh cầu trùng phải dựa trên 3 yếu tố:

- Chu trình phát triển sinh học của bản thân các loài cầu trùng, quá trình phát triển khép kín của cầu trùng thường xảy ra trong khoảng thời gian 3 - 5 ngày hoặc hơn

- Đặc tính sinh học, miễn dịch tự nhiên theo lứa tuổi của động vật: Mỗi loài gia súc có khả năng kháng bệnh cầu trùng khi đạt đến lứa tuổi nhất định, ở thỏ là trên 120 ngày tuổi Sau thời gian trên, thỏ có khả năng đề kháng tự nhiên với cầu trùng Vật nuôi bị nhiễm ở thể nhẹ, không có triệu chứng lâm sàng và chúng chỉ là vật mang trùng (mang mầm bệnh)

- Bản chất tác dụng của các loại thuốc: Mỗi nhóm thuốc, loại thuốc có tác dụng kìm hãm hay tiêu diệt cầu trùng theo cơ chế riêng biệt Nhìn chung, các

Trang 31

loại thuốc tác động chủ yếu lên 2 giai đoạn phát triển của cầu trùng (giai đoạn

hình thành thể sporozoit và hình thành giao tử) ngay trong cơ thể ký chủ, ức chế

và kìm hãm hình thành Oocyst

Theo Lê Văn Năm (2006) nguyên tắc điều trị bệnh cầu trùng như sau:

- Thời gian điều trị phải kéo dài ít nhất 3 - 4 ngày

- Liều dùng thuốc phải đủ để tiêu diệt căn nguyên theo chỉ dẫn sử dụng của mỗi loại thuốc

- Do nhu cầu phát triển sinh học của bệnh cầu trùng ít nhất là từ 3 - 5 ngày nên sau khi điều trị khỏi bệnh 3 - 5 ngày ta phải duy trì liều phòng liên tục 3 ngày để kìm hãm sự phát triển của chúng

- Để nâng cao hiệu lực của công tác phòng, trị bệnh cầu trùng đạt kết quả tốt nhất, khi đã sử dụng một loại thuốc để phòng bệnh mà bệnh vẫn xảy ra thì ta nên dùng một loại thuốc khác để điều trị sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn và thời gian điều trị sẽ được rút ngắn hơn

1.2 Một số hiểu biết về cây tỏi

Tên khoa học: Allium sativum L

Tên khác: Tỏi ta, đại toán (Trung Quốc), hom kía (Thái), sluôn (Tày)

Tên nước ngoài: Garlic, sown leek (Anh); ail commun (Pháp)

Họ: Hành (Alliaceae)

Trang 32

Hình 1.4 Một số hình ảnh về tỏi

1.2.1 Phân bố

Tỏi là một trong những cây trồng cổ xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay Cây

có nguồn gốc ở vùng trung Á (Tien Shan), ở đây hiện còn loại tỏi đặc hữu mọc

hoang dại là Allium longicuspis Regel Ở Việt Nam, tỏi được trồng ở khắp mọi

miền nhưng tập trung nhiều ở huyện Kinh Môn - Hải Dương, Gia Lâm - Hà Nội, ven biển miền Trung, đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi, Bình Thuận và Ninh Thuận Tỏi là cây nhỏ mọc từ thân củ lên, cao khoảng 20 - 40 cm Thân giả mang nhiều

lá dài, hẹp Giữa củ mọc lên cuống mang một số hoa ở đỉnh, bọc trong một mô mỏng Hoa tỏi màu trắng hay phớt hồng Nước ta thường trồng tỏi vào khoảng tháng 10 - 11 dương lịch năm trước trên nền đất tơi xốp, nhiều mùn Tỏi củ sẽ được thu hoạch vào tháng 1 năm sau, phơi khô, treo mái hiên hay gác lên nóc nhà để dùng dần

1.2.2 Bộ phận dùng

Dùng ánh tỏi (Bulbus allii), củ tỏi, thường dùng làm vị thuốc, cũng có thể chế

cồn tỏi 1/5 với cồn 60%, cồn bảo quản trong tủ lạnh 6 tháng vẫn còn tác dụng

1.2.3 Các cách bào chế tỏi

Ánh tỏi (tép tỏi) lấy ra từ củ tỏi khô bóc bỏ vỏ lụa giã lấy ánh tỏi màu trắng dùng hay có thể ép ánh tỏi ngâm trong nước và các dung môi hữu cơ khác: Dấm, cồn

Trong môi trường các acid hữu cơ loãng như: Axetic, lactic, butyric,… do

Trang 33

chúng có tác dụng gây bất hoạt enzyme hoạt hóa γ - Glytamylcysteines nhất là chất đồng đẳng S - allyl => các hoạt chất có trong tỏi bền vững hơn nhiều so với trong các môi trường khác

1.2.4 Thành phần hoá học (Heinrich P Koch và Larry D Lawson, 1996)

Thành phần và tỷ lệ của các hợp chất hữu cơ có trong tỏi

Khi các tế bào tỏi bị phá hủy, sẽ có mùi tỏi bốc lên, mùi này là do sự có mặt của các hợp chất sulfua như S - alkyl - L Cystein sulphoxid (alkyl; methyl; propyl; vinyl; allyl; ) và γ - glutanin - S - alkyl cystein

Thành phần chính trong tỏi chưa bị phá hủy là alliin (S - allyl - L (+) cystein sulphoxid > 0,3%) Chất này bị phân giải bởi enzyme alliinase cho ta acid pyruvic

và 2 propen sulphenic khi ta cắt nhỏ hoặc nghiền nát củ (alliin và alliinase tồn tại trong các tế bào riêng biệt của củ khi chưa bị nghiền) Chất 2 propen sulphenic ngay lập tức chuyển thành allicin (diallyl disulphid - monno - S oxyd), chất này bị oxy hóa bởi không khí chuyển thành diallyl disulphid (1 - 7 - dithio octa - 4 - 5 dien) là thành phần chính của tinh dầu tỏi cùng với các chất liên quan khác như tri

và oligosulphid tạo thành mùi tỏi (Đỗ Huy Bích và cs, 2006)

Trang 34

Hoạt chất dùng làm thuốc của tỏi là alliin (C6H11NO3S, S - allyl - L (+) cystein sulphoxid) Alliin là thành phần quan trọng nhất về mặt tác dụng sinh học có ở tinh dầu tỏi Nó là một hợp chất chứa S - Alkyl cystein sulfoxid, kết tinh không màu, tan trong nước, hầu như không có mùi

Công thức cấu tạo của alliin và allicin

Alliin khi bị thuỷ phân chuyển thành allicin (C6H10OS2, 2 - propene -1- sulfinothioic acid S - 2 - propenyl ester) có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh Trong tỏi tươi không có allicin ngay mà chỉ có tiền chất là alliin

Alliin là một acid amin, dưới tác dụng của enzyme alliinase (có trong củ tỏi) alliin bị thuỷ phân tạo ra allicin Allicin là chất lỏng không màu, D = 1,112, n20D = 1,561, có mùi tỏi mạnh, độ tan trong nước 2,5% ở 10oC, dễ tan trong benzen và ether Quá trình thuỷ phân alliin chỉ xảy ra khi gặp enzyme alliinase trong môi trường nước Điều đó giải thích tại sao khi sử dụng tỏi buộc phải nghiền hay giã nát rồi ngâm trong nước cất lạnh Vậy muốn có alliin thì cần làm mất hoạt tính của enzyme alliinase trước khi chiết xuất

1.2.5 Tác dụng kháng sinh của tỏi

* Tác dụng chống vi khuẩn:

Theo Heinrich P Koch và Larry D Lawson, 1996 allicin có hoạt phổ kháng sinh rất rộng và mạnh Thực tế, allicin có tác dụng với cả vi khuẩn, virus

và protozoa Với vi khuẩn gây bệnh tụ liên cầu Staphylococcus, Streptococcus;

vi khuẩn Gram (-): Salmonella, E.coli, tả, lỵ, trực khuẩn gây bệnh bạch hầu và

vi khuẩn gây thối rữa

Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh cho người và vật nuôi ở giai đoạn dinh dưỡng đều bị allicin tiêu diệt Tác dụng diệt khuẩn của allicin rất mạnh, trong

Trang 35

ống nghiệm, allicin pha loãng ở nồng độ 1/125.000 đã đủ sức ức chế sự phát

triển của Bacillus subtilis; Proteus morgani; Salmonella enteritidis, Salmonella

paratyphi, Salmonella schottmuelleri, Salmonella typhi, Salmonella typhimurium, Salmonella paradysenteriae; Shigella dysenteriae; Staphylococcus aureus; Streptococcus viridians; Vibrio cholera Nồng độ 1/85.000 ức chế

Streptococcus haemolyticus Ở nồng độ 1/45.000 ức chế Aerobacter aerogens;

E.coli ; Mycobacterium phlei, Mycobacterium tuberculosis hominis; Salmonella

hirschfedi Nồng độ 1/25.000 ức chế Penicillium; Aspergillus fumigatus Nồng

độ 1/10.000 ức chế Streptomyces griseus Cũng trong điều kiện như nhau, nhưng

Chloramphenicol pha loãng ở nồng độ 1/5.000 vẫn không có tác dụng với

Salmonella. Thực tế, tỏi còn có tác dụng diệt cả virus cúm gây bệnh cho người

* Tác dụng đối với người, gia súc và gia cầm:

Ngoài tác dụng làm gia vị, tỏi còn là dược liệu để trị bệnh: Tả, dịch hạch, giun sán Tỏi làm thuốc thông tiểu tiện và được dùng làm thuốc chống xơ vữa động mạch, hạ cholesterol và lipid máu, trị nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hoá (do vi khuẩn, amip, lỵ trực trùng và trị giun), đái tháo đường

Tỏi được coi như một vị thuốc bổ có tác dụng kích thích sự tiêu hoá do làm tăng khả năng tiết dịch vị, dịch mật và dịch ruột

Tỏi làm đẹp da do tỏi tăng cường bài tiết hoóc-môn, tăng cường sức sống cho tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới giúp chữa trị mụn, lam mềm da và chống lão hóa

Tỏi còn làm tăng sự hấp thu vitamin B1 theo cơ chế: Allicin + thiamin

=> alithiazin, chất này cõng vitamin B1 qua thành ruột, nên B1 sẽ được hấp thụ nhiều, nhanh chóng Khi tác dụng với thiamin, allicin tạo thành allkyl thiamin

Với vật nuôi, ăn tỏi thường xuyên có tác dụng kích thích tăng trọng, tăng sức đề kháng với một số bệnh: Tụ huyết trùng, thương hàn, bạch lỵ,…

1.2.6 Ứng dụng và một số bài thuốc kinh nghiệm

Dùng tỏi để trị cảm cúm

Cách 1: Tỏi 100g, gừng tươi 100g, giấm ăn 500 ml Tỏi và gừng rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào lọ ngâm với giấm, bịt kín, sau chừng 30 ngày thì dùng được,

Trang 36

pha chế với nước chấm hoặc mỗi ngày uống 10ml sau bữa ăn

Cách 2: Tỏi 1 củ, bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3 - 5 lần Hoặc dùng nửa tép tỏi, giã nhuyễn trong chén đã rửa sạch rồi cho 10 ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, bỏ bã, gạn lấy phần nước trong, dùng để nhỏ mũi 2 - 3 lần trong ngày

Cách 3: Tỏi 60g, đậu xị 30g Hai thứ đem nấu thành canh ăn trong ngày, mỗi ngày 1 thang, dùng liền trong 3 ngày

Cách 4: Tỏi 2 củ, lá tre tươi 20g, lá sen 10g, lá cải củ 30g Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi 2-3 lần trong ngày

Cách 5: Tỏi 6 củ, gừng tươi 12g, một ít đường đỏ Tất cả đem sắc lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 thang

Cách 6: Tỏi 25g, hành củ 50g Hai thứ rửa sạch, thái nhỏ, sắc kỹ với 250 ml nước, uống mỗi lần 1 chén, mỗi ngày 3 lần

Cách 7: Tỏi 1 củ, giấm gạo vừa đủ Tỏi bóc vỏ, rửa sạch giã nát, chế thêm nước đun sôi rồi cho giấm gạo vào, đem đổ vào ấm pha trà, dùng hơi nóng để xông mũi và miệng

Cách 8: Tỏi 10g, lá bạc hà 20g, lá ngải cứu 30g, lá đại thanh (lá bọ mẩy) 12g, thạch xương bồ 12g Các vị giã nát rồi bỏ vào túi vải, đem đeo trước ngực để phòng chống cảm cúm

Cách 9: Tỏi 6g, lá bạc hà 6g, lá đại thanh 20g, rễ chàm 12g Các vị thuốc đem giã nát, bỏ vào chén nhỏ, mỗi ngày ngửi vài ba lần

Chữa chứng bệnh viêm đường tiêu hóa (dạ dày - ruột): Do vi khuẩn, amip gây ra, cả thể mạn tính và cấp tính cho kết quả rất tốt

Chữa chứng liệt dạ cỏ, chướng bụng đầy hơi, táo bón

Chữa bệnh đường hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, các ổ viêm, áp se, chín mé, vết thương nhiễm trùng có kết quả tốt So với Penicillin, tỏi chữa vết thương nhanh lành hơn (Bùi Thị Tho, Nguyễn Thị Thanh Hà, 2009)

Liều lượng dùng:

Củ tỏi bóc vỏ, liều dùng một lần cho vật nuôi như sau:

Trâu, bò, ngựa: 30 - 40 g

Dê, cừu, lợn: 10 - 20 g

Trang 37

- Vết thương nhiễm trùng, thối loét da thịt của lợn ngoại

Rửa vết thương bằng nước chè đặc hay lá chát, rửa lại bằng nước tỏi 10% Sau cùng dùng thuốc dạng mỡ gồm: Ánh tỏi, dầu thực vật và than xoan với lượng như nhau nghiền mịn, trộn đều phết lên vết loét

- Chữa đóng dấu lợn

Dùng 30 - 40 g tỏi giã nhỏ, hòa trong 100 ml nước cất 2 lần lắc kỹ, chờ 2 -

3 h lọc qua gạc vô trùng (8 lớp), tiêm bắp sâu liều 2 - 5 ml/1 con lợn nặng 30 -

60 kg tùy khối lượng, tiêm 2 lần/ngày

- Chữa giun chỉ vịt

Mổ bướu lấy hết giun, dùng ánh tỏi, than xoan và dầu thực vật với lượng như nhau, nghiền mịn bôi lên vết mổ Trong thời gian điều trị, không cho vịt bơi (khoảng 2 - 3 ngày) để tránh nhiễm trùng kế phát

Trang 38

Chuơng 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

- Các đàn thỏ sinh sản và thỏ bệnh (có biểu hiện lâm sàng bệnh cầu trùng nặng) được nuôi tại trung tâm dê thỏ Sơn Tây – TP Hà Nội và các nông hộ xung quanh

* Vật liệu nghiên cứu

- Mẫu phân tươi của thỏ

- Dung dịch muối bão hòa

- Dung dịch Bichromat kali 2,5%

- Tỏi trắng – Alium sativum L được trồng tại huyện Kinh Môn - Hải Dương, thu hoạch đúng thời vụ, phơi khô, bảo quản trên gác nhà và dưới mái hiên Chúng tôi sử dụng tỏi này chế thành hai dạng để dùng trong các nội dung thí nghiệm của đề tài:

+ Tỏi nghiền: Lấy tỏi bóc bỏ vỏ lụa, tách lấy phần ánh tỏi sạch đưa vào cối giã nghiền nhuyễn Thu hỗn hợp phục vụ mục đích thí nghiệm

+ Dấm tỏi: Được chế theo quy trình sau: dùng tỏi ở trên bóc bỏ vỏ lụa, tách lấy phần ánh tỏi sạch đưa nghiền nát trong máy xay sinh tố với dấm ăn (do nhà máy bia rượu Hà Nội sản xuất) theo tỷ lệ 1/1 Tức là cứ 1kg ánh tỏi nghiền mịn với

1000 ml dấm (acid acetic 5%) sẽ thu được khoảng 1800 ml dung dịch dấm tỏi Sau khi nghiền nhỏ bằng máy xay sinh tố, thu lấy huyễn dịch thu được lọc qua rá inox

để loại bỏ chất xơ, đóng chai, bảo quản ở trong phòng, nơi khô ráo thoáng mát để dùng dần Dấm tỏi là một trong các phương pháp chế biến và bảo quản tỏi xưa nhất Tỏi nghiền trong dấm, độ pH của huyễn dịch còn khoảng 3,5 Trong môi trường này, dấm đã gây bất hoạt hầu hết các enzyme sinh học có trong tỏi, vì vậy hoạt chất trong tỏi được duy trì lâu hơn (TS Heinrich P.Koch và TS Larry D Lawson, 2000) Dấm tỏi dùng trong thí nghiệm do Bộ môn Nội - Chẩn - Dược - Độc chất bào chế theo đúng quy trình bào chế (giáo trình bào chế 2000 khoa Dược

cổ truyền của trường Đại học Dược Hà Nội)

Trang 39

+ Chế phẩm five-anticoc : Do công ty cổ phần thuốc thú y trung ương V sản xuất

Thuốc dạng bột, mỗi gói 100g

Thành phần: Trong 100g thuốc có:

Sulfachlozil: 30gr

Trimethoprim: 6 gr

Cách dùng: Thuốc pha nước uống

Liều dùng: 30mg/Kg P, dùng liên tục 3-5 ngày

* Dụng cụ nghiên cứu

Kính hiển vi, tủ lạnh, lamen, lam kính, cân, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh, lọ penicillin, lưới lọc, vòng vớt, bình tam giác, bơm tiêm, ống nghiệm, buồng đếm Mc Master, dụng cụ mổ khám (dao, pank, kẹp),…

2.2 Địa điểm nghiên cứu

Phòng nghiên cứu và thí nghiệm Bộ môn Nội chẩn – Dược độc chất – Khoa Thú Y – ĐH Nông Nghiệp Hà Nội

2.3 Nội dung nghiên cứu

Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi thực hiện các nội dung sau:

2.3.1 Điều tra thực trạng bệnh cầu trùng thỏ tại trại chăn nuôi Trung tâm và tại các nông hộ

- Xác định loài cầu trùng thỏ ở Trung tâm

- Theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo giống thỏ

- Theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi

- Theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo mùa vụ

- Theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo trạng thái phân

- Theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tình trạng VSTY

2.3.2 Theo dõi một số biến đổi triệu chứng lâm sàng và bệnh lý đại thể của thỏ bị bệnh cầu trùng

- Thăm khám triệu chứng lâm sàng

- Mổ khám bệnh tích đại thể

Trang 40

2.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ tỏi khác nhau và chế phẩn five-anticoc đến sự phát triển của noãn nang cầu trùng thỏ trong phòng thí nghiệm

- Theo dõi ảnh hưởng của nồng độ tỏi khác nhau đến sự phát triển của noãn nang cầu trùng thỏ trongphòng thí nghiệm

- So sánh sự ảnh hưởng của nồng độ tỏi 7,5% và chế phẩm five- anticoc đến sự phát triển của noãn nang cầu trùng Oocyst trong phòng thí nghiệm

2.3.4 Ứng dụng thử nghiệm tỏi trong chăn nuôi thỏ tập trung

- Ảnh hưởng của dấm tỏi đến khả năng phòng một số bệnh thường gặp của thỏ

- Ảnh hưởng của dấm tỏi đến sự phát triển của thỏ

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được các nội dung đã đề ra trong đề tài, chúng tôi đã bố trí thí nghiệm và sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.4.1 Phương pháp lấy mẫu

Mẫu được thu thập ngẫu nhiên tại trại chăn nuôi của Trung tâm và các nông hộ

Mẫu phân thỏ dùng để xét nghiệm tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng: phân thỏ được lấy trực tiếp vào buổi sáng (9-10 h), lấy theo từng cá thể ở các lứa tuổi khác nhau

Bảo quản riêng từng mẫu phân trong lọ penicillin vô trùng đậy nắp kín, đựng trong các túi nilon nhỏ, mỗi túi đều có nhãn ghi rõ: Địa điểm, thời gian, ngày tháng lấy mẫu, giống thỏ, lứa tuổi, tình trạng vệ sinh, trạng thái phân và các biểu hiện lâm sàng khác nếu có

Đối với thỏ thử nghiệm dùng dấm tỏi: Lấy mẫu phân của thỏ trước, trong

và sau khi thử nghiệm dùng dấm tỏi

Mẫu để theo dõi ảnh hưởng của các nồng độ tỏi và chế phẩm

five-anticoc đến sự phát triển của noãn nang Oocyst cầu trùng : Thu toàn bộ phân

Ngày đăng: 01/07/2015, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w