Kết quả theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỏi đối với sự phát triển noãn nang (OOCYST) cầu trùng phân lập từ thỏ bệnh ứng dụng trong phòng trị bệnh cầu trùng thỏ (Trang 58)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.3.Kết quả theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi

Để đánh giá quy luật nhiễm cầu trùng theo tuổi, chúng tôi đã xét nghiệm phân trên 3 giống thỏ California, thỏ New Zealand White và thỏ Nội. Kết quả theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi thỏ được thể hiện qua bảng 3.4.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Bng 3.4. T l và cường độ nhim cu trùng th theo la tui

Tuổi thỏ

(tháng) Giống thỏ

Số mẫu kiểm tra

(mẫu)

Số mẫu nhiễm (+) (+ +) Cường độ nhi(+ + +) ễm (+ + + +) n (mẫu) T(%) ỷ lệ n % n % n % n % <1 California 50 15 30,00 7 46.,67 4 26,67 2 13,33 2 13,33 Newzealand White 50 26 52,00 11 42,31 7 26,92 4 15,38 4 15,38 Nội 70 15 21,43 7 46,67 5 33,33 2 13,33 1 6,67 >1 – 2 California 50 41 82,00 13 31,71 11 26,83 9 21,95 8 19,51 Newzealand White 50 44 88,00 16 36,36 13 29,55 9 20,45 6 13,64 Nội 70 52 74,29 25 48,08 16 30,77 7 13,46 4 7,69 >2 – 4 California 50 38 76,00 20 52,63 14 36,84 2 5,26 2 5,26 Newzealand White 50 42 84,00 19 45,24 14 33,33 6 14,29 3 7,14 Nội 70 51 72,86 17 33,33 15 29,41 10 19,61 9 17.65 >4 – 6 California 50 26 52,00 10 38,46 7 26,92 5 19,23 4 15,38 Newzealand White 50 34 68,00 14 41,18 9 26,47 7 20,59 4 11,76 Nội 80 17 21,25 7 41,18 5 29,41 3 17,65 2 11,76 > 6 California 50 13 26,00 5 38,46 4 30,77 3 23,08 1 7,69 Newzealand White 40 18 45,00 9 50,00 7 38,89 1 5,56 1 5,56 Nội 80 11 13,75 4 36,36 3 27,27 2 18,18 2 18,18

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, thỏ ở mọi lứa tuổi ở cả 3 giống thỏ đều nhiễm cầu trùng. Trong đó thỏ con ở giai đoạn 1 - 2 tháng tuổi bị nhiễm với tỷ lệ cao nhất, kế đến là giai đoạn 2 - 4 tháng tuổi và thấp nhất ở thỏ trên 6 tháng tuổi.

Kết quả trên cho thấy, thỏ con từ trên 3 tuần tuổi bắt đầu cảm nhiễm và nhiễm tăng dần đến giai đoạn 2 - 4 tháng tuổi, sau đó giảm đến tuổi trưởng thành chỉ còn sơ nhiễm. Như vậy, yếu tố lứa tuổi ảnh hưởng rõ rệt đến mức độ phát triển của bệnh cầu trùng, thỏ non dễ nhiễm noãn nang cầu trùng với mức độ nhiễm nặng và rất dễ gây tác hại cho thỏ non trong khi thỏ trưởng thành tỷ lệ nhiễm thấp, do đó thỏ trưởng thành thường là mang trùng và ít gây bệnh nhưng chúng lại là tiền đề gây bệnh cho thỏ con, nhất là trong thời gian theo mẹ.

Qua bảng 3.4 chúng tôi thấy rằng: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi ở thỏ Nội luôn luôn thấp hơn so với thỏ California và thỏ New Zealand. Cao nhất là thỏ New Zealand White với tỷ lệ nhiễm theo lứa tuổi: dưới 1 tháng tuổi; từ <1 – 2 tháng tuổi; từ <2 -4 tháng tuổi; từ <4 - 6 tháng tuổi và trên 6 tháng tuổi lần lượt là (52%; 88%; 84%; 68; 45%); tiếp đến là thỏ California với tỷ lệ nhiễm theo lứa tuổi lần lượt là (30%; 82%; 76%; 52%; 26%), thấp nhất ở thỏ Nội với tỷ lệ nhiễm theo lứa tuổi lần lượt là (21,43%; 74,29%; 72,86%; 21,25%; 13,75%). Điều này phù hợp với thỏ Nội trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

Thỏ từ giai đoạn <1 - 2 tháng tuổi nhiễm cầu trùng cao, và cao rõ rệt so với các lứa tuổi khác. Điều này được lý giải như sau: Ở giai đoạn này thỏ bắt đầu được tách ra và tập ăn thức ăn như thỏ mẹ, chúng ăn nhiều thức ăn hơn do đó thức ăn thừa và chất thải ra làm tăng độ ẩm, dính lại trên nền chuồng, máng ăn.... Ngoài ra, ở giai đoạn trên 1 tháng tuổi thỏ bắt đầu có hiện tượng ăn lại phân vào ban đêm, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho noãn nang cầu trùng dễ xâm nhập vào cơ thể. Đến tuổi trưởng thành, tỷ lệ và cường độ giảm chỉ còn sơ nhiễm là do độ tuổi này cơ thể thỏ đã hoàn thiện, mặt khác hệ thống miễn dịch đã tạo ra kháng thể chống cầu trùng do đó ít thấy cầu trùng trong phân thỏ.

Kết quả trên của chúng tôi phù hợp với một số tác giả như Wang J. S và S. F Tasi (1991) cho rằng có mối liên hệ rất lớn giữa tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng với lứa tuổi của thỏ, tỷ lệ nhiễm cầu trùng giảm dần theo lứa tuổi thỏ. Esther van Praag (2005) lại cho rằng tác hại của nhiễm cầu trùng chủ yếu trên lứa tuổi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

còn non từ 6 tuần đến 5 tháng, triệu chứng bệnh thường thấy nhất ở thỏ sau cai sữa nhưng cũng có thể tìm thấy trên thỏ lớn tuổi hơn. Thỏ 3 - 5 tháng tuổi cũng có thể nhiễm bệnh nhưng ít khi ở thể cấp tính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỏi đối với sự phát triển noãn nang (OOCYST) cầu trùng phân lập từ thỏ bệnh ứng dụng trong phòng trị bệnh cầu trùng thỏ (Trang 58)