Kết quả đánh giá ảnh hưởng nồng độ tỏikhác nhau đến sự phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỏi đối với sự phát triển noãn nang (OOCYST) cầu trùng phân lập từ thỏ bệnh ứng dụng trong phòng trị bệnh cầu trùng thỏ (Trang 74)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.1.Kết quả đánh giá ảnh hưởng nồng độ tỏikhác nhau đến sự phát triển

Oocyst cu trùng th trong phòng thí nghim.

Phương pháp thí nghiệm như đã mô tả trong chương 2. Tiến hành theo dõi sự phân chia các bào tử trong noãn nang (giai đoạn sinh sản vô tính của cầu trùng ngoài môi trường) cũng như ảnh hưởng của nồng độ tỏi khác nhau đến sự hình thành vỏ của noãn nang. Thông qua phương pháp xét nghiệm phân trong thí nghiệm chúng tôi sẽ theo dõi sự phân chia các bào tử trong noãn nang và quan sát vỏ noãn nang bằng kính hiển vi với độ phóng đại 100 - 400 lần (100 lần để đếm số noãn nang trong buồng đếm Mc. Master; 400 lần để chụp ảnh). Thí nghiệm được theo dõi trong 96 giờ và cứ 12 giờ sẽ lấy phân xét nghiêm để quan sát sự phân bào và vỏ bên ngoài của noãn nang. Sự phát triển của noãn nang cầu trùng trong các nồng độ khác nhau của tỏi được thể hiện qua số lượng noãn nang cầu trùng thỏ chưa phân chia trên tổng số noãn nang cầu trùng có mặt trên vi trường và sự nguyên vẹn của vỏ noãn nang cầu trùng quan sát được qua kính hiển vi. Kết quả thí nghiệm được cụ thể hóa qua bảng 3.10 dưới đây:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nồng độ tỏi khác nhau đến sự phát triển của noãn nang cầu trùng thỏ trong phòng thí nghiệm

Đĩa 1 2 3 4 5 Thành phần chĐốứng i Tỏi 2,5% Tỏi 5% Tỏi 7,5% Tỏi 10% 12h Phôi bào chưa PT 15/41 47/79 35/67 25/44 35/67 Tỷ lệ (%) (36,58%) (59,79%) (52,23%) (56,81%) (52,23%) Vỏ BT BT BT BT BT 24h Phôi bào chưa PT 12/40 24/65 29/50 24/46 31/50 Tỷ lệ (%) (30,00%) (36,92%) (58,00%) (52,17%) (62,00%) Vỏ BT BT Kbt Kbt Kbt 36h Phôi bào chưa PT 9/45 12/63 25/50 12/43 20/51 Tỷ lệ (%) (20.00%) (19,04%) (50,00%) (27,90%) (39,21%) Vỏ BT Kbt Kbt Kbt Kbt 48h Phôi bào chưa PT 9/46 5/68 19/52 15/35 36/52 Tỷ lệ (%) (19,56%) (7,35%) (36,53%) (36,53%) (69,23%) Vỏ BT Kbt Kbt Kbt Kbt 60h Phôi bào chưa PT 3/53 6/65 12/47 20/45 24/47 Tỷ lệ (%) (5,66%) (9,23%) (25,53%) (44,44%) (51,06%) Vỏ BT Kbt Kbt Kbt Kbt 72h Phôi bào chưa PT 1/42 4/58 8/55 13/46 28/55 Tỷ lệ (%) (2,38%) (8,33%) (14,54%) (28,26%) (50,90%) Vỏ BT Kbt Kbt Kbt Kbt 84h Phôi bào chưa PT 1/55 1/45 9/46 11/39 19/46 Tỷ lệ (%) (2,38%) (2,22%) (19,56%) (28,20%) (41,30) Vỏ BT Kbt Kbt Kbt Kbt 96h Phôi bào chưa PT 0/37 0/31 10/37 14/35 23/37 Tỷ lệ (%) (0%) (0%) (27,02%) (40,00%) (62,16%) Vỏ BT Kbt Kbt Kbt Kbt

Chú thích: a/b: a – là số noãn nang cầu trùng chưa phân chia

b – tổng số noãn nang trong buồng đếm Mc. Master Kbt – không bình thường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

Kết quả bảng 3.10 cho thấy sự phân chia bảo tử trong các noãn nang cầu trùng của đía số 1 – đối chứng nhanh hơn so với các đĩa thí nghiệm có sử dụng những nồng độ khác nhau của tỏi. Nồng độ tỏi càng cao thì sự phân chia bào tử trong noãn nang cầu trùng càng giảm. Kết quả cụ thể như sau:

Tại thời điểm 12 giờ sau khi thí nghiệm, số lượng bào tử chưa phân bào trong noãn nang cầu trùng của đĩa đối chứng là 15/41 noãn nang, chiếm tỷ lệ 36,58%. Trong khi đó ở các đĩa thí nghiệm số lượng này đều cao hơn tùy theo nồng độ tỏi tăng dần là 47/79, 35/67, 25/44 và 35/67 (tương ứng với các nồng độ tỏi từ 2,5; 5,0; 7,5 và 10,0%. Càng về sau, khả năng ức chế sự phân bào trong noãn nang cầu trùng của tỏi càng thể hiện rõ. Đặc biệt ở hai nồng độ 7,5% và 10,0% tỏi số lượng noãn nang chưa được phân bào còn rất cao sau 96 giờ là 14/35 và 23/37 (tương ứng với tỷ lệ 40,0% và 62,16% số noãn nang chưa được phân bào). Trong khi đó ở lô đối chứng, toàn bộ noãn nang cầu trùng đã bị phân bào hết ở 96 giờ ngoài môi trường. Song song với việc theo dõi sự phân bào trong noãn nang cầu trùng, chúng tôi cũng quan sát và theo dõi cả về sự nguyên ven của vỏ bề ngoài noãn nang. Kết quả mà chúng tôi quan sát được (có ảnh kèm theo) cho thấy: nếu noãn nang cầu trùng tiếp xúc với nồng độ tỏi khác nhau thì vỏ có thể bị nỏng đi hay méo mó, chỗ dày, chỗ mỏng hoặc cũng có thể là tỷ lệ số noãn nang cầu trùng có vỏ còn nguyên ven bị giảm đi. Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của tỏi đến sự phân bào và cấu tạo vỏ noãn nang chúng tôi đã theo dõi thêm tỷ lệ các noãn nang chưa phân chia trong từng lô thí nghiệm.

Cùng thông qua số liệu thu thập được ở bảng 3.10 cho thấy: trong thời gian 12 giờ đầu khi noãn nang cầu trùng trong phân thỏ tiếp xúc với nồng độ khác nhau thì tỏi với các nồng độ khác nhau đều có tác dụng ức chế sự phân bào trong noãn nang. Nhưng nếu quan sát sự nguyên ven của vỏ thì thấy vỏ của các noãn nang cầu trùng vẫn giữ được hình dạng bình thường chưa có sự thay đổi rõ cả trong các lô thí nghiệm và lô đối chứng. Kết quả theo dõi cụ thể trong 96 giờ của thí nghiệm như sau:

Tại thời điểm 12 giờ, ở lô đối chứng có 36,58% noãn nang cầu trùng chưa được phân chia, trong khi đó ở các lô thí nghiệm tùy theo nồng độ tỏi tăng dần mà số noãn nang cầu trùng chưa phân bào được là: 59,79; 52,23; 56,81 và 52,23%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66

Với lô đối chứng, sau 24 giờ tỷ lệ noãn nang chưa phân bào chỉ còn 30,00% . Từ 36 giờ trở đi, số lượng noãn nang chưa phân bào trong lô đối chứng giảm rõ theo thứ tự thời gian xét nghiệm phân là 20,0%; 19,56%; 5,66%; 2,38%; 1,82% (tương ứng với các giờ xét nghiệm phân: 36, 48, 60, 72 và 84 giờ). Còn tại thời điểm 96 giờ trong lô đối chứng toàn bộ số noãn nang cầu trùng đã được phân chia hết. Trong khi đó ở các lô thí nghiệm chỉ có lô sử dụng tỏi nồng độ 2,5% (nồng độ tỏi thấp nhất) thì cũng đến mãi 96 giờ, toàn bộ số noãn nang cầu trùng có trong phân thỏ bệnh mới ược phân chia hết. Ba lô thí nghiệm còn lại có sử dụng nồng độ tỏi cao hơn (từ 5,0; 7,5 và 10,0% tỏi), khi xét nghiệm phân và quan sát trên kính hiển vi chúng tôi thấy trong vi trường vẫn còn một lượng tương đối lớn noãn nang cầu trùng chưa được phân bào tương ứng với tỷ lệ theo thứ tự là (27,02 %; 40% và 62,16%).

Đặc biệt ở nồng độ tỏi 5; 7,5% và 10% không những tỏi có ảnh hưởng lớn tới tốc độ phát triển và sự phân bào trong noãn nang mà nó còn tác động tới lớp vỏ phía ngoài của noãn nang cầu trùng. Càng theo dõi về sau chúng tôi cũng đã nhận thấy tỏi không những chỉ có ảnh hưởng rõ đến sự phân bào trong noãn nang cầu trùng mà nó còn ảnh hưởng khá lớn tới sự nguyên vẹn của vỏ noãn nang. Tuy chưa chắc chắn, nhưng chúng tôi cho rằng tỏi có thể đã ức chế khả năng phân bào và khả năng tái tạo vỏ (sự nguyên vẹn của vỏ) noãn nang nên đã làm giảm khả năng gây bệnh (giảm độc lực) của noãn nang cầu trùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỏi đối với sự phát triển noãn nang (OOCYST) cầu trùng phân lập từ thỏ bệnh ứng dụng trong phòng trị bệnh cầu trùng thỏ (Trang 74)