Kết quả theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tình trạng vệ sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỏi đối với sự phát triển noãn nang (OOCYST) cầu trùng phân lập từ thỏ bệnh ứng dụng trong phòng trị bệnh cầu trùng thỏ (Trang 67)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.6.Kết quả theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tình trạng vệ sinh

sinh thú y

Tình trạng vệ sinh thú y là một trong những nguyên nhân có thể gây bệnh cho con vật. Nghiên cứu tình trạng vệ sinh để biết được mức độ ảnh hưởng và hậu quả của chúng. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 860 con thỏ với 3 mức vệ sinh tốt, trung bình, kém, kết quả được thể hiện ở bảng 3.7.

* Tình trạng vệ sinh thú y tốt: Ở tình trạng vệ sinh thú y này thỏ có tỷ lệ nhiễm cầu trùng là thấp nhất 129/350 mẫu nhiễm (36,86%). Khi nuôi thỏ ở trạng thái vệ sinh thú y tốt, thỏ nhiễm cầu trùng chủ yếu ở mức độ nhẹ và trung bình, ít có thỏ nào nhiễm ở mức độ rất nặng.

- Cường độ nhiễm nhẹ: Nông hộ có 12/24 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 50%; Trung tâm có 54/105 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 51,43%)

- Cường độ nhiễm trung bình: Nông hộ có 8/24 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 33,33%; Trung tâm có 30/105 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 28,57 %)

- Cường độ nhiễm nặng: Nông hộ có 3/24 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 12,50%; Trung tâm có 20/105 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 19,05 %.

- Cường độ nhiễm rất nặng: Nông hộ có 1/24 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm chiếm tỷ lệ 4.17%; Trung tâm có 1/105 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm chiếm tỷ lệ 0.95%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Bng 3.7. T l và cường độ nhim cu trùng th theo tình trng v sinh thú y

Tình trạng VSTY

Số mẫu kiểm tra

(mẫu)

Số mẫu nhiễm Cường độ nhiễm

n (mẫu) Tỷ lệ (%) (+) (+ +) (+ + +) (+ + + +) n % n % n % n % Trung tâm 700 330 47,14 140 42,42 91 27,58 67 20,30 32 9,70 Vệ sinh tốt 300 105 35,00 54 51,43 30 28,57 20 19,05 1 0,95 Vệ sinh TB 300 141 47,00 60 42,55 36 25,53 28 19,86 17 12,06 VS kém 100 84 84,00 26 30,95 25 29,76 19 22,62 14 16,67 Nông hộ 160 113 70,63 47 41,59 33 29,20 20 17,70 13 11,50 Vệ sinh tốt 50 24 48,00 12 50,00 8 33,33 3 12,50 1 4,17 Vệ sinh TB 70 52 74,29 20 38,46 14 26,92 11 21,15 7 13,46 Vệ sinh kém 40 37 92,50 15 40,54 11 29,73 6 16,22 5 13,51 Tổng 860 443 51,51 187 42,21 124 27,99 87 19,64 45 10,16 Vệ sinh tốt 350 129 36,86 66 51,16 38 29,46 23 17,83 2 1,55 Vệ sinh TB 370 193 52,16 80 41,45 50 25,91 39 20,21 24 12,44 Vệ sinh kém 140 121 86,43 41 33,88 36 29,75 25 20,66 19 15,70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

* Tình trạng vệ sinh thú y trung bình: Ở tình trạng vệ sinh thú y này thỏ nhiễm cầu trùng là 193/370 mẫu phân xét nghiệm bị, chiểm tỷ lệ 52,16%, mức độ nhiễm cầu trùng tăng cao hơn so với thỏ nuôi ở tình trạng vệ sinh thú y tốt.

- Cường độ nhiễm nhẹ: Nông hộ có 20/52 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 38,46%; Trung tâm có 60/141 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 42,55%.

- Cường độ nhiễm trung bình: Nông hộ có 14/52 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 26,92%; Trung tâm có 36/141 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 25,53%.

- Cường độ nhiễm nặng: Nông hộ có 11/52 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 21,15%; Trung tâm có 28/141 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 19,86 %.

- Cường độ nhiễm rất nặng: Nông hộ có 7/52 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 13,46%; Trung tâm có 17/141 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 12,06 %.

* Tình trạng vệ sinh thú y kém: Thỏ nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y kém có tỷ lệ nhiễm cầu trùng là cao nhất 121/141 mẫu nhiễm (86,43%). Cụ thể như sau:

Cường độ nhiễm nặng: Tại các nông hộ có 6/37 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm, Trung tâm có 19/84 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm chiếm tỷ lệ tương ứng (16,22%; 22,62%).

Cường độ nhiễm rất nặng: Tại nông hộ có 5/37 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm, Trung tâm có 14/84 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm chiếm tỷ lệ tương ứng (13,51%; 16,67%).

Từ kết quả tại bảng 3.7 chúng tôi có nhận xét sau:

- Tình trạng vệ sinh thú y trong chăn nuôi có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ và mức độ nhiễm cầu trùng ở thỏ. Thỏ nuôi ở tình trạng vệ sinh thú y tốt mức độ nhiễm cầu trùng thấp hơn so với thỏ nuôi ở tình trạng vệ sinh thú y trung bình và kém.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

trong chăn nuôi thỏ cần được tăng cường, phải được thực hiện toàn diện các khâu: Vệ sinh chuồng trại, lồng chuồng, chuồng nuôi; vệ sinh thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi.... Ngoài ra vấn đề vệ sinh thú y tốt còn hạn chế một số loài khác trong lồng, chuồng thỏ như ruồi, kiến, gián ... và như vậy sẽ hạn chế sự phát tán Oocyst có sức gây bệnh ra vào khu vực chăn nuôi thỏ, hạn chế mức độ và tỷ lệ nhiễm cầu trùng.

3.2. Theo dõi một số biến đổi triệu chứng lâm sàng và bệnh lý đại thể của thỏ bị bệnh cầu trùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỏi đối với sự phát triển noãn nang (OOCYST) cầu trùng phân lập từ thỏ bệnh ứng dụng trong phòng trị bệnh cầu trùng thỏ (Trang 67)