Tác dụng kháng sinh của tỏi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỏi đối với sự phát triển noãn nang (OOCYST) cầu trùng phân lập từ thỏ bệnh ứng dụng trong phòng trị bệnh cầu trùng thỏ (Trang 34)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.5.Tác dụng kháng sinh của tỏi

* Tác dụng chống vi khuẩn:

Theo Heinrich P. Koch và Larry D. Lawson, 1996 allicin có hoạt phổ

kháng sinh rất rộng và mạnh. Thực tế, allicin có tác dụng với cả vi khuẩn, virus và protozoa. Với vi khuẩn gây bệnh tụ liên cầu Staphylococcus, Streptococcus; vi khuẩn Gram (-): Salmonella, E.coli, tả, lỵ, trực khuẩn gây bệnh bạch hầu và vi khuẩn gây thối rữa.

Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh cho người và vật nuôi ở giai đoạn dinh dưỡng đều bị allicin tiêu diệt. Tác dụng diệt khuẩn của allicin rất mạnh, trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

ống nghiệm, allicin pha loãng ở nồng độ 1/125.000 đã đủ sức ức chế sự phát triển của Bacillus subtilis; Proteus morgani; Salmonella enteritidis, Salmonella paratyphi, Salmonella schottmuelleri, Salmonella typhi, Salmonella typhimurium, Salmonella paradysenteriae; Shigella dysenteriae; Staphylococcus aureus; Streptococcus viridians; Vibrio cholera. Nồng độ 1/85.000 ức chế

Streptococcus haemolyticus. Ở nồng độ 1/45.000 ức chế Aerobacter aerogens;

E.coli; Mycobacterium phlei, Mycobacterium tuberculosis hominis; Salmonella hirschfedi. Nồng độ 1/25.000 ức chế Penicillium; Aspergillus fumigatus. Nồng độ 1/10.000 ức chế Streptomycesgriseus. Cũng trong điều kiện như nhau, nhưng Chloramphenicol pha loãng ở nồng độ 1/5.000 vẫn không có tác dụng với

Salmonella. Thực tế, tỏi còn có tác dụng diệt cả virus cúm gây bệnh cho người. * Tác dụng đối với người, gia súc và gia cầm:

Ngoài tác dụng làm gia vị, tỏi còn là dược liệu để trị bệnh: Tả, dịch hạch, giun sán. Tỏi làm thuốc thông tiểu tiện và được dùng làm thuốc chống xơ vữa động mạch, hạ cholesterol và lipid máu, trị nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hoá (do vi khuẩn, amip, lỵ trực trùng và trị giun), đái tháo đường.

Tỏi được coi như một vị thuốc bổ có tác dụng kích thích sự tiêu hoá do làm tăng khả năng tiết dịch vị, dịch mật và dịch ruột.

Tỏi làm đẹp da do tỏi tăng cường bài tiết hoóc-môn, tăng cường sức sống cho tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới giúp chữa trị mụn, lam mềm da và chống lão hóa.

Tỏi còn làm tăng sự hấp thu vitamin B1 theo cơ chế: Allicin + thiamin => alithiazin, chất này cõng vitamin B1 qua thành ruột, nên B1 sẽ được hấp thụ nhiều, nhanh chóng. Khi tác dụng với thiamin, allicin tạo thành allkyl thiamin.

Với vật nuôi, ăn tỏi thường xuyên có tác dụng kích thích tăng trọng, tăng sức đề kháng với một số bệnh: Tụ huyết trùng, thương hàn, bạch lỵ,…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỏi đối với sự phát triển noãn nang (OOCYST) cầu trùng phân lập từ thỏ bệnh ứng dụng trong phòng trị bệnh cầu trùng thỏ (Trang 34)