Kết quả theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỏi đối với sự phát triển noãn nang (OOCYST) cầu trùng phân lập từ thỏ bệnh ứng dụng trong phòng trị bệnh cầu trùng thỏ (Trang 63)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.5. Kết quả theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thá

phân.

Chúng tôi xét nghiệm 860 mẫu phân thỏ ở 2 trạng thái phân khác nhau: phân bình thường và phân tiêu chảy để đánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng. Kết quả trình bày ở bảng 3.6 .

Qua kết quả tại bảng 3.6 cho thấy:

Ở cùng trạng thái phân giữa 2 địa bàn chăn nuôi (nông hộ và trung tâm) đều có sự khác nhau. Kết quả cụ thể như sau:

* Trng thái phân bình thường

- Nông hộ: Kiểm tra 120 thỏ, có 79/120 mẫu phân thỏ xét nghiệm bị nhiễm, chiếm tỷ lệ (65,83%).

- Trung tâm: Kiểm tra 610thỏ, có 252/610 mẫu phân thỏ xét nghiệm bị, chiếm tỷ lệ (41,31%).

* Trng thái phân tiêu chy

- Nông hộ: Kiểm tra 40 mẫu phân thỏ, có 34 mẫu bị nhiễm, chiếm tỷ lệ (85,00%).

- Trung tâm: Kiểm tra 90mẫu phân thỏ, có 78/90 mẫu bị nhiễm, chiếm tỷ lệ (86,67%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

Như vậy có thể thấy cầu trùng là một trong những nguyên nhân gây ra tiêu chảy cho thỏ, điều này chúng tôi thấy rõ hơn qua kết quả xác định cường độ nhiễm.

Qua bảng 3.6 chúng tôi thấy: Cường độ nhiễm cầu trùng có sự khác nhau giữa trạng thái phân bình thường và trạng thái phân bị tiêu chảy.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Bng 3.6. T l và cường độ nhim cu trùng th theo trng thái phân

Địa điểm nghiên cứu Trạng thái phân Số mẫu kiểm tra (mẫu)

Số mẫu nhiễm Cường độ nhiễm

n (mẫu) Tỷ lệ (%) (+) (++) (+++) (++++) n % n % n % n % Trung tâm Bình thường 610 252 41,31 173 68,65 40 15,87 24 9,52 15 5,95 Tiêu chảy 90 78 86,67 23 29,49 22 28,21 20 25,64 13 16,67 Tổng 700 330 47,14 196 59,39 62 18,79 44 13,33 28 8,48 Nông hộ Bình thường 120 79 65,83 44 55,70 23 29,11 6 7,59 6 7,59 Tiêu chảy 40 34 85,00 11 32,35 9 26,47 8 23,53 6 17,65 Tổng 160 113 70,63 55 48,67 32 28,32 14 12,39 12 10,62 Tính chung Bình thường 730 331 45,34 217 65,56 63 19,03 30 9,06 21 6,34 Tiêu chảy 130 112 86,15 34 30,36 31 27,68 28 25,00 19 16,96 Tổng 860 443 51,51 251 56,66 94 21,22 58 13,09 40 9,03

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

*Trng thái phân bình thường: Khi xét nghiệm các mẫu phân thỏ ở

trạng thái phân bình thường thì thấy thỏ nhiễm cầu trùng chủ yếu ở cường độ nhiễm nhẹ và trung bình rất cao, còn nhiễm nặng và rất nặng chiếm tỷ lệ thấp. Kết quả cụ thể như sau:

- Cường độ nhiễm nhẹ: Nông hộ có 44/79 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm với mức (1+), chiếm tỷ lệ (55,70%); Trung tâm có 173/252 mẫu phân xét nghiệm bị thỏ nhiễm với mức (1+), chiếm tỷ lệ (68,65%).

- Cường độ nhiễm trung bình: Nông hộ có 23/79 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm với mức (2+), chiếm tỷ lệ (29,11%); Trung tâm có 40/252 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm với mức (2+), chiếm tỷ lệ (15,87%).

- Cường độ nhiễm nặng: Nông hộ có 6/79 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm với mức (3+), chiếm tỷ lệ (7,59%); Trung tâm có 24/252 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm với mức (3+), chiếm tỷ lệ (9,52%).

- Cường độ nhiễm rất nặng: Nông hộ có 6/79 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm với mức (4+), chiếm tỷ lệ (7,59%); Trung tâm có 15/252 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm với mức (4+), chiếm tỷ lệ (5,95%).

*Trng thái phân tiêu chy: Thỏ nhiễm ở cường độ nặng và rất nặng cao

hơn rất nhiều so với ở trạng thái phân bình thường.

- Cường độ nhiễm nặng: Nông hộ có 8/ 34 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm với mức (3+), chiếm tỷ lệ (25,53%); Trung tâm có 20/78 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm với mức (3+), thỏ, chiếm tỷ lệ (25,64%).

- Cường độ nhiễm rất nặng: Nông hộ có 6/34 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm với mức (4+), chiếm tỷ lệ (17,65%); Trung tâm có 13/78 mẫu phân xét nghiệm bị nhiễm với mức (4+), chiếm tỷ lệ (16,67%).

Như vậy, khi xét nghiệm 130 mẫu phân thỏ bị tiêu chảy đã phát hiện thấy có 112/130 mẫu phân xét nghiệm dương tính với cầu trùng chiếm tỷ lệ 86,15 % cao hơn so với trạng thái phân bình thường. Kết quả cụ thể

Khi thỏ bị tiêu chảy, số mẫu phân xét nghiệm dương tính với cường độ 3+ là 28/112 chiếm tới 25% và 4+ là 19/112 với tỷ lệ 16,96%. Số mẫu phân xét nghiệm dương tính với cường độ nhiêmz 1+ và 2+ là 62,04%.

Với trạng thái phân bình thường có 331/730 mẫu chiếm tỷ lệ là 45,34%. Trong phân bình thường, số mẫu dương tính chủ yếu là 1+ và 2+ chiếm tới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

84,59% mà chủ yếu là bị nhiễm với mức (1+). Số mẫu nhiễm với cường độ 3+ và 4+ chỉ là 15,4%.

Từ nội dung nghiên cứu này, chúng tôi rút ra kết luận sau: Có sự tăng rõ rệt về tỷ lệ và mức độ nhiễm cầu trùng ở thỏ tiêu chảy so với thỏ không tiêu chảy. Như vậy, cầu trùng là một trong những nguyên nhân làm thỏ bị tiêu chảy. Theo Kolapxki N.A, Paskin P.I, (1980); Lê Văn Năm (2006), cầu trùng ký sinh ở thỏ gây tổn thương niêm mạc ruột, viêm ruột dẫn đến thỏ bị tiêu chảy. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với những nhận xét của các tác giả nói trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỏi đối với sự phát triển noãn nang (OOCYST) cầu trùng phân lập từ thỏ bệnh ứng dụng trong phòng trị bệnh cầu trùng thỏ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)