3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo giống thỏ
3.1.2.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên 3 giống thỏ
Bằng phương pháp xét nghiệm phân như đã nêu ở chương 2 phía trên. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra 860 mẫu phân thỏ các giống thỏ California, thỏ New Zealand White và thỏ Nội thu thập tại trại chăn nuôi Trung tâm và các nông hộ xung quanh kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 3.2.
Chúng tôi đã xét nghiệm 860 mẫu phân thỏ, trong đó giống thỏ Canifornia có 250 mẫu. Thỏ New Zealand White gồm 240 mẫu và thỏ nội gồm 370 mẫu. Trong tổng số 860 mẫu phân thỏ được kiểm tra có 443/860 mẫu dương tính (có nhiễm cầu trùng), chiếm tỷ lệ nhiễm chung là (51,51%). Trong đó, khu vực chăn nuôi nông hộ tại ở xung quanh Trung tâm có tỷ lệ nhiễm cao hơn. Cụ thể các giống thỏ được nuôi tại Trung tâm có 330/700 số mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ (47,14%). Trong khi đó thỏ nuôi tại các nông hộ xung quanh trung tâm đã có 113/160 mẫu dương tính với cầu trùng tại các nông hộ nuôi thỏ chiếm tỷ lệ là 70,62%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên 3 giống thỏ nuôi tại Trung Tâm và các nông hộ quanh
Địa điểm nghiên cứu Thỏ Canifornia Thỏ New Zealand White Thỏ Nội Tổng Số mẫu KT Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Số mẫu KT Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Số mẫu KT Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Số mẫu KT Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Nông hộ 50 37 74,0 40 33 82,50 70 43 61,42 160 113 70,62 Trung tâm 200 96 48,0 200 131 65,50 300 103 34,33 700 330 47,14 Tính chung 250 133 53,2 240 164 68,33 370 146 39,45 860 443 51,51
Bảng 3.2 cũng cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên 3 giống thỏ California, thỏ New Zealand White và thỏ Nội. Kết quả xét nghiệm cho thấy: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng giữa 3 giống thỏ có sự khác nhau:
Thỏ New Zealand White có tỷ lệ nhiễm cao nhất và bình quân chung với tỷ lệ 68,33%. Trong đó nông hộ có tỷ lệ mẫu dương tính với cầu trùng lên tới 33/40 mẫu phân xét nghiệm, chiếm tỷ lệ 82,50%. Tỷ lệ mẫu nhiễm cầu trùng ở Trung tâm là 131/200 mẫu chiếm tỷ lệ 65,50%.
Tiếp đến là thỏ California có tỷ lệ mẫu dương tính với cầu trùng là 133/250 mẫu chiếm tỷ lệ bình quân trung là là 53,2%. Trong đó thỏ nuôi ở nông hộ có 37/50 mẫu dương tính với tỷ lệ dương tính đạt 74%. Còn số mẫu dương tính của thỏ nuôi tai Trung tâm là 96/200 đạt tỷ lệ 48%.
Thỏ nội được nuôi tại trung tâm có tỷ lệ mẫu dương tính với cầu trùng thấp nhất là 34,33%.Trong khi đó cũng là giống thỏ nội nhưng nuôi tại nông hộ thì tỷ lệ nhiễm lại rất cao tới 61,42%. Kết quả này được giải thích kết quả trên như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
trùng cao, theo chúng tôi đây là nơi chăn nuôi có chỉ với quy mô vừa và nhỏ. Thỏ được nuôi với mục đích giết thịt là chính. Chăn nuôi theo hình thức tận dụng, không đảm bảo kỹ thuật, chuồng trại không vệ sinh thường xuyên, quy trình phòng bệnh hạn chế,… đây chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao.
Qua bảng 3.2 cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng của các giống thỏ ngoại thỏ New Zealand White, California cũng cao hơn giống thỏ Nội. Tỷ lệ mẫu nhiễm cầu trùng của thỏ New Zealand là 53,2%%, thỏ California là 68,33%. Trong khi đó thỏ nội chỉ có 39,45%. Điều này được giải thích như sau: Do thỏ là loài vật rất mẫn cảm, sức đề kháng của thỏ với bệnh tật kém, thỏ nhập ngoại khả năng thích ứng với điều kiện nhiệt độ không khí 15 – 200C và ẩm độ tương đối 65 - 75% trong khi đó thỏ Nội có đã sự thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu của nước ta tốt hơn. Kết quả này của chúng tôi phù hợp với kết luận của Nguyễn Quang Sức (1994) về tình hình thích nghi của đàn thỏ New Zealand White mới nhập về Việt Nam.
3.1.2.2. Kết quả theo dõi cường độ nhiễm cầu trùng trên 3 giống thỏ
Xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng là một chỉ tiêu quan trọng, song việc xác định cường độ nhiễm (mức độ bệnh nặng nhẹ) còn quan trọng hơn vì từ kết quả này có thể nghiên cứu về bệnh lý cũng như các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Trên cơ sở đó để có biện pháp phòng, trị bệnh hợp lý. Phương pháp tiến hành thí nghiệm cũng đã được mô tả ở chương 2. Kết quả xét nghiệm được chúng tôi tập hợp ở bảng 3.3.
Qua bảng 3.3 chúng tôi thấy cả 3 giống thỏ California, thỏ New Zealand White và thỏ Nội đều nhiễm cầu trùng ở cường độ nhiễm từ nhẹ đến rất nặng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44
Bảng 3.3: Cường độ nhiễm cầu trùng trên ba giống thỏ
Địa điểm nghiên cứu Giống thỏ Số mẫu KT Số mẫu (+) Cường độ nhiễm + + + + + + + + + + n % N % N % N % Nông hộ California 50 37 17 45,94 13 35,13 4 10,08 3 8,10 New Zealand White 40 33 15 45,45 9 27,27 7 21,21 2 6,07 Thỏ Nội 70 43 18 41,86 13 30,23 7 16,27 5 11,63 Trung Tâm
California 200 96 40 41,67 31 32,29 13 13,54 12 12,50 New Zealand White 200 131 55 41,99 37 29,24 24 18,32 15 11,45 Thỏ Nội 300 103 41 38,05 30 29,12 17 16,50 15 14,56 Tính chung
California 250 133 57 42,86 44 33,08 17 12,78 15 11,28 New Zealand White 240 164 70 42,68 46 28,04 31 18,90 17 10,36 Thỏ Nội 370 146 59 40,41 43 29,45 24 16,44 20 13,70
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
Đối với thỏ California:
Két quả xét nghiệm phân ở bảng 3.3 cho thấy có 133/250 mẫu phân thỏ xét nghiệm dương tính với cầu trùng (số mẫu bị nhiễm cầu trùng). Trong số 133 mẫu dương tính thì có 57 mẫu phân thỏ chỉ nhiễm cầu trùng với cường độ nhẹ (1+), chiếm tỷ lệ (42,86%); có 44/133 mẫu phân thỏ bị nhiễm với cường độ trung bình (2+), chiếm tỷ lệ (33,08%); Cũng đã có tới 17/133 mẫu phân thỏ xét nghiệm bị nhiễm ở cường độ nặng (3+), chiếm tỷ lệ (12,78%). Đặc biệt đã có 15/133 mẫu phân thỏ nhiễm ở cường độ rất nặng (4+), chiếm tỷ lệ (11,28%). Cường độ nhiễm cầu trùng ở Trung tâm và các nông hộ xung quanh cụ thể như sau:
- Với mức cường độ nhiễm nhẹ (1+): Tại các nông hộ có 17/37 mấu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (45,94%); Tỷ lệ này ở trung tâm có 40/96 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (41,67%).
- Cường độ nhiễm trung bình (2+): Các nông hộ có 13/37 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (35,13%); Trung tâm có 31/96 mẫu phân thỏ bị, chiếm tỷ lệ (32,29%).
- Cường độ nhiễm nặng (3+): Tại các nông hộ có 4/37 thỏ, chiếm tỷ lệ (10,08% ); Trung tâm có 13/96 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (13,54%).
- Cường độ nhiễm rất nặng (4+): Các nông hộ có 3/37 thỏ, chiếm tỷ lệ (8,10% ); Trung tâm có 12/96 thỏ chiếm tỷ lệ (12,50%).
Đối với thỏ New Zealand White:
Tính chung trong tổng số 164 mẫu xét nghiệm bị nhiễm cầu trùng, trong đó có 70/164 mẫu phân thỏ bị nhiễm với cường độ nhẹ (1+), chiếm tỷ lệ chung (42,68%); 46/164 mẫu phân thỏ nhiễm ở cường độ trung bình (2+), chiếm tỷ lệ (28,04%); 31/164 mẫu phân thỏ nhiễm ở cường độ nặng (3+), chiếm tỷ lệ (18,90%); 17/164 mẫu phân thỏ nhiễm cầu trùng ở cường độ rất nặng (4+), chiếm tỷ lệ (10,36%). Cường độ nhiễm cầu trùng ở trại chăn nuôi Trung tâm và các nông hộ cụ thể như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46
chiếm tỷ lệ (45,45%); Trung tâm có 55/131 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (41,99%). - Cường độ nhiễm trung bình: Các nông hộ có 9/33 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (27,27%); Trung tâm có 37/131 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (29,24%).
- Cường độ nhiễm nặng: Các nông hộ có 7/33 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (21,21%); Trung tâm có 24/131 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (18,32%).
- Cường độ nhiễm rất nặng: Các nông hộ có 2/33 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (6,07% ); Trung tâm có 15/131 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (11,45%).
Đối với thỏ Nội:
Trong tổng số 146 thỏ nhiễm cầu trùng, có 59/146 mẫu phân thỏ nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ (40,41%); 43/146 mẫu phân thỏ nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm tỷ lệ (29,45%); 24/146 mẫu phân thỏ nhiễm ở cường độ nặng, chiếm tỷ lệ (16,44%); 20/146 mẫu phân thỏ nhiễm ở cường độ rất nặng, chiếm tỷ lệ (13,70%). Cường độ nhiễm cầu trùng ở Trung tâm và các nông hộ xung quanh cụ thể như sau:
- Cường độ nhiễm nhẹ: Các nông hộ có 18/43 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (41,86%); Trung tâm có 41/103 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (38,05%).
- Cường độ nhiễm trung bình: Các nông hộ có 13/43 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (30,23%); Trung tâm có 30/103 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (29,12%),
- Cường độ nhiễm nặng: Các nông hộ có 7/43 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (16,27%); Trung tâm có 17/103 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (16,50%).
- Cường độ nhiễm rất nặng: Các nông hộ có 5/43 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (11,63%); Trung tâm có 15/103 mẫu phân thỏ, chiếm tỷ lệ (14,56%).
Qua bảng 3.3, chúng tôi nhận thấy thỏ trong Trung tâm có tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ thấp nhưng khi bị bệnh lại có số mẫu phân thỏ bị nhiễm với cường độ nặng nhiều và tỷ lệ cao hơn.
Lý giải thực trạng này: Theo chúng tôi là do điều kiện vệ sinh tại trại chăn nuôi của Trung tâm tốt, phân được thu gom theo khu vực, thỏ ở khu vực nào chỉ mang
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47
mầm bệnh của khu vực đó (và trở thành động vật mang trùng) ít gây bệnh nhưng khi phát bệnh thường bị bệnh cấp tính nên nhiễm ở cường độ nặng cao hơn nông hộ. Ở các nông hộ, điều kiện vệ sinh kém hơn do đó có nhiều vật chủ trung gian mang mầm bệnh phát tán nên khi thỏ nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ hơn.