Ứng dụng và một số bài thuốc kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỏi đối với sự phát triển noãn nang (OOCYST) cầu trùng phân lập từ thỏ bệnh ứng dụng trong phòng trị bệnh cầu trùng thỏ (Trang 35)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.6.Ứng dụng và một số bài thuốc kinh nghiệm

Dùng tỏi để trị cảm cúm

Cách 1: Tỏi 100g, gừng tươi 100g, giấm ăn 500 ml. Tỏi và gừng rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào lọ ngâm với giấm, bịt kín, sau chừng 30 ngày thì dùng được,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

pha chế với nước chấm hoặc mỗi ngày uống 10ml sau bữa ăn.

Cách 2: Tỏi 1 củ, bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3 - 5 lần. Hoặc dùng nửa tép tỏi, giã nhuyễn trong chén đã rửa sạch rồi cho 10 ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, bỏ bã, gạn lấy phần nước trong, dùng để nhỏ mũi 2 - 3 lần trong ngày.

Cách 3: Tỏi 60g, đậu xị 30g. Hai thứ đem nấu thành canh ăn trong ngày, mỗi ngày 1 thang, dùng liền trong 3 ngày.

Cách 4: Tỏi 2 củ, lá tre tươi 20g, lá sen 10g, lá cải củ 30g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi 2-3 lần trong ngày.

Cách 5: Tỏi 6 củ, gừng tươi 12g, một ít đường đỏ. Tất cả đem sắc lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 thang.

Cách 6: Tỏi 25g, hành củ 50g. Hai thứ rửa sạch, thái nhỏ, sắc kỹ với 250 ml nước, uống mỗi lần 1 chén, mỗi ngày 3 lần.

Cách 7: Tỏi 1 củ, giấm gạo vừa đủ. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch giã nát, chế thêm nước đun sôi rồi cho giấm gạo vào, đem đổ vào ấm pha trà, dùng hơi nóng để xông mũi và miệng.

Cách 8: Tỏi 10g, lá bạc hà 20g, lá ngải cứu 30g, lá đại thanh (lá bọ mẩy) 12g, thạch xương bồ 12g. Các vị giã nát rồi bỏ vào túi vải, đem đeo trước ngực để phòng chống cảm cúm.

Cách 9: Tỏi 6g, lá bạc hà 6g, lá đại thanh 20g, rễ chàm 12g. Các vị thuốc đem giã nát, bỏ vào chén nhỏ, mỗi ngày ngửi vài ba lần.

Chữa chứng bệnh viêm đường tiêu hóa (dạ dày - ruột): Do vi khuẩn, amip gây ra, cả thể mạn tính và cấp tính cho kết quả rất tốt.

Chữa chứng liệt dạ cỏ, chướng bụng đầy hơi, táo bón.

Chữa bệnh đường hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, các ổ viêm, áp se, chín mé, vết thương nhiễm trùng có kết quả tốt. So với Penicillin, tỏi chữa vết thương nhanh lành hơn (Bùi Thị Tho, Nguyễn Thị Thanh Hà, 2009).

Liều lượng dùng:

Củ tỏi bóc vỏ, liều dùng một lần cho vật nuôi như sau: Trâu, bò, ngựa: 30 - 40 g.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

Thỏ, gia cầm: 1 - 2 g.

*Một số bài thuốc kinh nghiệm: - Bệnh liệt dạ cỏ trâu bò

Dùng 3 - 4 củ tỏi giã hòa trong 300 ml rượu lắc kỹ, gạn nước cho uống, bã gói trong vải mềm xoa bóp ngoài dạ cỏ.

- Vết thương nhiễm trùng, thối loét da thịt của lợn ngoại

Rửa vết thương bằng nước chè đặc hay lá chát, rửa lại bằng nước tỏi 10%. Sau cùng dùng thuốc dạng mỡ gồm: Ánh tỏi, dầu thực vật và than xoan với lượng như nhau nghiền mịn, trộn đều phết lên vết loét.

- Chữa đóng dấu lợn

Dùng 30 - 40 g tỏi giã nhỏ, hòa trong 100 ml nước cất 2 lần lắc kỹ, chờ 2 - 3 h lọc qua gạc vô trùng (8 lớp), tiêm bắp sâu liều 2 - 5 ml/1 con lợn nặng 30 - 60 kg tùy khối lượng, tiêm 2 lần/ngày.

- Chữa giun chỉ vịt

Mổ bướu lấy hết giun, dùng ánh tỏi, than xoan và dầu thực vật với lượng như nhau, nghiền mịn bôi lên vết mổ. Trong thời gian điều trị, không cho vịt bơi (khoảng 2 - 3 ngày) để tránh nhiễm trùng kế phát.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Chuơng 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỏi đối với sự phát triển noãn nang (OOCYST) cầu trùng phân lập từ thỏ bệnh ứng dụng trong phòng trị bệnh cầu trùng thỏ (Trang 35)