3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.1. Kết quả thăm khám triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng là những dấu hiệu của các quá trình biến đổi bệnh lý ở các cơ quan tổ chức được biểu hiện ra bên ngoài; bằng các phương pháp khám lâm sàng có thể dễ dàng nhận biết được. Những triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa rất lớn trong thực hành lâm sàng thú y. Nó giúp cho việc phát hiện ra các cá thể đang mắc bệnh trong đàn hoặc tìm ra các cơ quan, tổ chức đang mắc bệnh trong cơ thể một các nhanh chóng.
Xác định triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng rất quan trọng, nó giúp cho việc chẩn đoán phân biệt với các bệnh có biểu hiện tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng khác được dễ dàng hơn.
Tiến hành theo dõi quan sát, theo dõi 7 thỏ nhiễm cầu trùng (nhiễm bệnh tự nhiên). Các thỏ này khi phát hiện thấy rõ các biểu hiện của bệnh cầu trùng tại trung tâm, chúng tôi bắt thỏ đem về theo dõi tại phòng thí nghiệm của bộ môn Nội chẩn - Dược lý khoa thú y. Hàng ngày theo dõi ghi chép tất các biểu hiện bệnh lý, khả năng ăn uống, đi lại và nhất là trạng thái phân. Kết quả theo dõi cả 7 thỏ nghiên cứu đều có các biểu hiện sau:
+ Ủ rủ, ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước. + Thể trạng gầy yếu, lông xù.
+ Tiêu chảy, phân nhão hoặc lỏng không thành viên rắn, phân dính bết lông quanh kheo và hậu môn.
Kết quả xét nghiệm Oocyst cầu trùng trên 7 thỏ đã có các biểu hiện triệu chứng lâm sàng kể trên được tập hợp ở bảng 3.8 dưới đây.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60
Bảng 3.8: Kết quả cường độ nhiễm theo các biểu hiện lâm sàng.
Thỏ Biểu hiện lâm sàng Fulleborn Số noãn nang/gam phân Trạng thái chung Trạng thái phân
1+2
Ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, gầy, lông xù, da khô, niêm mạc mắt nhợt nhạt.
Phân nhão, dính bết long và hậu môn, rất hôi.
Dương
tính 24061
3+4
Ủ rũ, bỏ ăn, có uống nước, gầy, lông xù, da khô, chướng bụng đầy hơi, niêm mạc mắt nhợt nhạt. Phân lỏng, xám, rất hôi, dính bết lông và hậu môn. Dương tính 30516 5
Ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, gầy, lông xù, da khô, niêm mạc mắt nhợt nhạt. Phân lỏng, xám, rất hôi, dính bết lông và hậu môn. Dương tính 29555 6+7
Ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, gầy, lông xù, da khô, niêm mạc mắt nhợt nhạt. Phân nhão, xám, rất hôi, dính bết lông và hậu môn. Dương tính 34498
Tác giả Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành (2006) cho biết: Thỏ mắc bệnh cầu trùng bụng to dần lên, thỏ gầy rộc do suy nhược và thiếu máu, lông xơ xác, các niêm mạc nhợt nhạt.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Quang Tuyên (1999) thỏ mắc bệnh thường nằm lì, ít vận động, giai đoạn cuối có biểu hiện thần kinh, 4 chân run giật, đầu vẹo, quay về phía sau, triệu chứng này kéo dài cho đến khi nó chết.
Như vậy, qua theo dõi các triệu chứng lâm sàng của thỏ mắc bệnh cầu trùng, kết quả chúng tôi thu được phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
trên đã mô tả.