3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.4.2. Phương pháp điều tra và theo dõi trực tiếp tại trại chăn nuôi thỏ phương
phương pháp xác định thành phần loài cầu trùng thỏ
Việc định loài cầu trùng dựa vào kích thước, hình thái, cấu tạo của noãn nang (Oocyst) cầu trùng theo khóa định loài của Kolapxki N.A, Paskin P.I (1980). Dùng trắc vi thị kính đo kích thước của Oocyst cầu trùng qua kính hiển vi quang học với độ phóng đại 400 lần. Chụp và ghi lại hình ảnh của Oocyst dưới kính hiển vi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
Thành phần các loài cầu trùng ở thỏ (Kolapxki N.A và Paskin P.I, 1980) Stt
Noãn nang Thời gian sinh bào tử (giờ) Vị trí ký sinh Định loại Hình dạng Kích th(µm) ước Màu sắc 1 Hình bầu dục, lỗ noãn ở phần hẹp của nang trứng Dài:32,4- 46,5 Rộng:18- 25,6 Vàng nâu 60 – 72 Gan, ống dẫn mật E. stiedai 2 lỗHình elíp, noãn hẹp RDài:16,3- 25,6 ộng: 11,5- 16,2 không màu Trong suốt 24 – 48 Tá tràng E. perforans
3 Hình elíp, lỗ noãn to RDài:26,3- 33,4 ộng: 16,5- 22,6 Vàng da cam 48 – 52 Không tràng, Tá tràng E. media
4 Hình brõ, vầu dỏ ngoài dày ục, lỗ noãn to, RDài:35,7- 40,5 ộng: 22- 27,4 Vàng da cam, vàng nâu 72 – 96 Htá tràng ồi tràng, E. magna
5 Hình bầu dục, lỗ noãn ở phần rộng của nang trứng Dài:32,2- 42,5 Rộng: 20- 26,8 Vàng nâu 72 – 96 Hồi tràng E. inresidua 6 Hình tròn Dài:15- 21,3 Rộng: 15- 18 Vàng nhạt 36 -48 Tá tràng E. exigua 7 Hình quả lê, lỗ noãn nằm ở phần hẹp của nang trứng Dài:26,5- 30,5
Rộng: 15,4- 18,5 Vàng nâu 36 – 48 Manh tràng, kết tràng E. pirtformis 8 Hình trứng, lỗ noãn rõ Dài:22,5- 34,8 Rộng: 14,6- 20,5 Vàng sáng 72 Manh tràng, kết tràng E. intestinalis
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
Để nắm được thực trạng bệnh cầu trùng thỏ nuôi tại của Trung tâm dê thỏ Sơn Tây và các nông hộ, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra và theo dõi trực tiếp trên thực địa bằng các phương pháp sau:
Phương pháp phù nổi (Fulleborn)dùng để xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng.
Tất các các mẫu phân đều được xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi với dung dịch nước muối bão hòa, tìm noãn nang (Oocyst) cầu trùng dưới kính hiển vi với thị kính 10 và vật kính 40. Tức kích thước noãn nang cầu trùng có độ phóng đại 400 lần.
- Nguyên lý: Lợi dụng sự chênh lệch tỷ trọng giữa noãn nang cầu trùng có trong phân và dung dịch muối bão hòa có tỷ trọng nặng hơn. Sau khi hòa tan phân thỏ trong dung dịch nước muối bão hòa, để yên 30 phút, noãn nang (Oocyst) cầu trùng sẽ phân ly, tách ra khỏi phân và nổi lên bề mặt dung dịch.
- Pha dung dịch muối bão hòa: Lấy 1lít nước sôi cho vào đó 380 g NaCl, khuấy đều, hoặc đun sôi nước cho từ từ muối vào khuấy đều cho đến khi muối không tan được nữa thì dừng lại, để nguội lọc qua vải lọc hoặc bông để loại bỏ cặn.
- Cách tiến hành: Lấy 10 g phân cần xét nghiệm cho vào cốc thủy tinh nhỏ sạch, dùng đũa thủy tinh nghiền nát, vừa nghiền vừa đổ dung dịch muối bão hòa vào khoảng 50 ml, sau đó lọc qua lưới thép bỏ cặn. Lấy dung dịch vừa lọc được cho vào ống nhỏ, để yên tĩnh trong 30 phút. Dùng vòng thép vớt màng mỏng trên bề mặt cho lên phiến kính để quan sát dưới kính hiển vi, hoặc có thể đổ dung dịch vừa lọc vào ống nghiệm đầy đến tận miệng, đậy phiến kính lên trên miệng ống sao cho tiếp xúc với dung dịch. Để khoảng 30 phút, sau đó lấy phiến kính ra soi trên kính hiển vi để tìm noãn nang (Oocyst) cầu trùng.
Phương pháp xác định cường độ nhiễm cầu trùng
Xác định số lượng noãn nang cầu trùng trong 1 g phân bằng buồng đếm Mc. Master và quy định theo các cường độ: Nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng.
Cách tiến hành: Lấy 56ml dung dịch muối bão hòa vào cốc 1; cho lượng mẫu phân cần kiểm tra vào cốc sao cho dung dịch trong cốc vừa đủ 60 ml; dùng đũa thủy tinh đánh tan phân trong dung dịch muối bão hòa thành một huyễn dịch; lọc huyễn dịch vừa đánh xong sang cốc thứ 2; dùng pipet pasteur khuấy đều; hút huyễn dịch cho đầy vào buồng đếm Mc. Master; để yên buồng đếm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33
trong 5 – 7 phút; rồi đưa buồng đếm lên kính hiển vi để đếm số lượng noãn nang
Oocyst cầu trùng.
Số noãn nang trong 1 gam phân được tính theo công thức:
A = (N1 + N2) x 50
Trong đó: A là số trứng trong 1 gam phân
N1 là số noãn nang đếm được trong buồng 1 N2 là số noãn nang đếm được trong buồng 2
Theo Chae C (1998), cường độ nhiễm cầu trùng được quy định như sau: A = 5.000 Oocyst/g phân: Cường độ nhiễm nhẹ (+)
A > 5.000 – 10.000 Oocyst/g phân: Cường độ nhiễm trung bình (++) A > 10.000 – 15.000 Oocyst/g phân: Cường độ nhiễm nặng (+++) A > 15.000 Oocyst/g phân: Cường độ nhiễm rất nặng (++++)