1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng

126 982 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 2,56 MB

Nội dung

Ổn, được sự ủng hộ động viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ kỹ thuật chuyên ngành Quy hoạch vả Quản l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

ĐINH THỊ THUỲ LINH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI

KHÍ HẬU ĐẾN NHU CẦU NƯỚC CHO LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ (8 QUYỂN - M58 - 120 TRANG )

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

ĐINH THỊ THÙY LINH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI

KHÍ HẬU ĐẾN NHU CẦU NƯỚC CHO LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Trang 3

Ổn, được sự ủng hộ động viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ kỹ thuật chuyên ngành Quy hoạch vả Quản lý Tài nguyên nước đúng thời hạn và nhiệm vụ với đề tài:

“Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng Đồng bằng sông Hồng”

Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã có cơ hội học hỏi và tích lũy thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc của mình

Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế, số liệu và công tác xử lý số liệu với khối lượng lớn nên những thiếu sót của Luận văn là không thể tránh khỏi Do

đó, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và đồng nghiệp

Qua đây tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Trần Viết Ổn, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu, những thông tin cần thiết cho tác giả hoàn thành Luận văn này

Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô giáo Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các thầy cô giáo các bộ môn đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập

Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra thu thập tài liệu cho Luận văn này

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện và khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn

Xin chân thành cảm ơn./

Hà Nội, ngày tháng 09 năm 2013

Tác giả

Đinh Thị Thùy Linh

Trang 4

Tên tác giả: Đinh Thị Thùy Linh

Học viên cao học CH19Q

Người hướng dẫn: PGS.TS.Trần Viết Ổn

Tên đề tài Luận văn: “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

đến nhu cầu nước cho lúa vùng Đồng bằng sông Hồng”

Tác giả xin cam đoan đề tài Luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư liệu được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan nhà nước…để tính toán ra các kết quả, từ đó đánh giá và đưa ra một số nhận xét Tác giả không sao chép bất kỳ một Luận văn hoặc một đề tài nghiên cứu nào trước đó

Tác giả

Đinh Thị Thùy Linh

Trang 6

NHU CẦU NƯỚC CHO LÚA VÙNG ĐÔNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG HIỆN TẠI VÀ ỨNG VỚI KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU75T 39

Trang 7

Bảng 1-1 Dự kiến mức tăng nhiệt độ vào cuối thể kỷ 21

Trang 8

Bảng 2-23: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) ứng với năm 2050

Trang 10

Hình 3-2: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Mùa ở thời điểm hiện tại

và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc)U 77

75TU

Hình 3-3: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa 2 vụ ở thời điểm hiện tại

và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc)U 78

75TU

Hình 3-4: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Chiêm Xuân ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Phủ Lý (Hà Nam)U 78

75TU

Hình 3-5: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Mùa ở thời điểm hiện tại

và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Phủ Lý (Hà Nam)U 79

75TU

Hình 3-6: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa 2 vụ ở thời điểm hiện tại

và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Phủ Lý (Hà Nam)U 79

75TU

Hình 3-7: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Chiêm Xuân ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Láng (Hà Nội)U 80

75TU

Hình 3-8: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Mùa ở thời điểm hiện tại

và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Láng (Hà Nội)U 80

75TU

Hình 3-9: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa 2 vụ ở thời điểm hiện tại

và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Láng (Hà Nội)U 81

75TU

Hình 3-10: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Chiêm Xuân ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Hải DươngU 81

75TU

Hình 3-11: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Mùa ở thời điểm hiện tại

và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Hải DươngU 82

Trang 11

Hình 3-13: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Chiêm Xuân ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Thái BìnhU 83

75TU

Hình 3-14: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Mùa ở thời điểm hiện tại

và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Thái BìnhU 83

75TU

Hình 3-15: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa 2 vụ ở thời điểm hiện tại

và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Thái BìnhU 84

75TU

Hình 3-16: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Chiêm Xuân ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Nam ĐịnhU 84

75TU

Hình 3-17: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Mùa ở thời điểm hiện tại

và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Nam ĐịnhU 85

75TU

Hình 3-18: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa 2 vụ ở thời điểm hiện tại

và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Nam ĐịnhU 85

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Biến đổi khí hậu được coi là có tác động mạnh mẽ đối với nền nông nghiệp Các

nhà khoa học cho rằng các hiện tượng khí hậu cực đoan với tần suất và cường độ ngày

càng tăng đã xảy ra trên hầu hết các vùng miền của Việt Nam đều do nguyên nhân của

Biến đổi khí hậu Hiện tượng tăng nhiệt độ toàn cầu có tác động lớn đối với sự bốc

hơi, điều đó ảnh hưởng đến lưu trữ nước trong khí quyển và do đó cũng ảnh hưởng

đến cường độ, tần suất và cường độ mưa cũng như sự phân phối mưa theo mùa và

vùng địa lý cũng như sự biến thiên hàng năm của nó Do đó trong quá trình ra quyết

định, các nhà quản lý thủy lợi đặc biệt phải đối mặt với thách thức trong việc kết hợp

tính không chắc chắn các tác động biến thiên của khí hậu và biến đổi khí hậu để thích

ứng Điểm mấu chốt là các vấn đề thực tế họ sẽ phải đối mặt (hiện tại và tương lai)

trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp Hiện tượng biến đổi khí hậu có thể

hiểu được bằng cách đánh giá hiện trạng khí hậu (quá khứ đến hiện tại) để xem xét các

tác động của nó đến sự phát triển trong tương lai, bao gồm cả những thay đổi từ từ và

đột ngột đếnnhu cầu tưới

Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, diễn biến của khí hậu theo chiều hướng

cực đoan Cụ thể, lượng mưa tăng mạnh vào mùa lũ và giảm vào mùa kiệt cùng với

nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5-0,7P

0

P

C; mực nước biển đã dâng khoảng 0,2 m

Hiện tượng El-Nino, La-Nina càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam BĐKH thực sự

đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt Theo tính toán,

nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3P

0

P

C và mực nước biển có thể dâng 1,0

m vào năm 2100

Biến đổi khí hậu là một trong những nội dung nghiên cứu còn mới mẻ ở Việt

Nam cả về phương pháp luận cũng như các công cụ nghiên cứu do tính phức tạp về

qui mô toàn cầu, mức độ và đối tượng bị tác động Do vậy, việc tìm hiểu và nghiên

cứu về những tác động của BĐKH một nhiệm vụ khó khăn và đầy thử thách

Đồng bằng sông Hồng có diện tích đất nông nghiệp 1.300.656 ha chiếm 61,7%

diện tích tự nhiên của vùng với dân số nông nghiệp gần 10,9 triệu người, là vựa thóc

thứ hai của cả nước, cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu cho thủ đô Hà Nội và

các thành phố khác nên việc bảo đảm đủ nước để phát triển nông nghiệp, nông thôn là

mục tiêu lớn của Đảng, Nhà nước ta

Hiện nay, có rất ít nghiên cứu chi tiết về ảnh hưởng của BĐKH tới nhu cầu

tướinói chung và nhu cầu tướicho lúa nói riêng Đối với vùng Đồng bằng sông Hồng

thì sản xuất nông nghiệp chủ yếu là canh tác cây lúa vì vậy việc nghiên cứu cụ thể

Trang 13

chính xác về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu tướivà đặc biệt là nhu cầu

tướicho cây lúa là rất cần thiết

Trước những thực trạng và biến động thời tiết khó lường như vậy, vấn đề đặt ra

là chúng ta phải đánh giá được những ảnh hưởng của BĐKH, đồng thời phải có kế

hoạch dài hạn nhằm trước hết là phòng ngừa, giảm thiểu các thiên tai, lũ lụt sau đó là

có biện pháp ứng phó kịp thời trợ giúp ngành nông nghiệp khắc phục các ảnh hưởng

của BĐKH

Chính vì vậy, đề tài : “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu

đến nhu cầu nước cho lúa vùng Đồng bằng sông Hồng” sẽ tập trung giải quyết được

một phần các vấn đề nêu trên Việc nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH tới nhu cầu tưới

cho lúa có ý nghĩa rất lớn đối với vùng Đồng bằng sông Hồng Với kết quả của luận

văn, chúng ta sẽ có biện pháp, kế hoạch cụ thể cho ngành sản xuất nông nghiệp, chủ

động trước những ảnh hưởng của BĐKH hiện nay cũng như các kịch bản BĐKH trong

tương lai

2 Mục đích của đề tài

- Đánh giá được ảnh hưởng của BĐKH đến nhu cầu nước cho lúa vùng Đồng bằng

sông Hồng hiện tại và ứng với kịch bản BĐKH;

3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

* Cách tiếp cận:

- Theo quan điểm hệ thống

- Theo quan điểm phân tích nguyên nhân và kết quả

- Theo quan điểm bền vững

* Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra thu thập tài liệu: điều tra thực tế, thu thập số liệu về điều

kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; tài liệu khí tượng, thuỷ văn và kịch bản BĐKH vùng

Đồng bằng sông Hồng;

Phương pháp phân tích tổng hợp;

Phương pháp mô hình toán CROPWAT, thủy văn, thủy lực;

Phương pháp chuyên gia;

Phương pháp kế thừa

4 Ph ạm vi và đối tượng nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi khu vực Đồng

bằng sông Hồng

- Đối tượng nghiên cứu : Nhu cầu nước cho lúa

Trang 14

CHƯƠNG I BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

về biến đổi khí hậu (BĐKH) là “một sự thay đổi trong khí hậu do tác động trực tiếp

hay gián tiếp của các hoạt động con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn

cầu, bên cạnh sự biến động của khí hậu tự nhiên, được quan sát qua nhiều thời kỳ”

Có thể nói rằng, biến đổi khí hậu được xem là tất yếu khách quan, nó thể hiện sự

vận động của trái đất Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy có hai nguyên nhân

chính gia tăng biến đổi khí hậu Thứ nhất, đó là nguyên nhân tự nhiên như: do sự dao

động của các nhân tố liên quan đến quỹ đạo chuyển động của trái đất, sự thay đổi của

bề mặt trái đất, hàm lượng khí COR 2 R trong khí quyển, hoạt động của núi lửa, lượng

mây, những thay đổi bên trong vỏ trái đất và độ mặn của đại dương Thứ hai, đó là do

các hoạt động của con người đã làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, tạo ra một

lượng bức xạ cưỡng bức (tăng thêm) là 2,3w/mP

2

P

, làm cho bề mặt trái đất và lớp khí quyển tầng thấp nóng lên, mực nước biển trung bình toàn cầu tăng BĐKH trong thời

gian thế kỷ XX đến nay được gây ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ BĐKH

(hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu-global warming) được coi là đồng nghĩa với

BĐKH hiện đại

Lịch sử khí hậu trái đất đã trải qua nhiều biến động với nhiều nguyên nhân khác

nhau Những vụ núi lửa phun trào mạnh, đưa vào khí quyển một lượng khói bụi khổng

lồ ngăn cản bức xạ mặt trời xuống trái đất, làm lạnh bề mặt trái đất trong một thời gian

dài Một núi lửa phun ra có thể ngăn chặn một phần bức xạ mặt trời đến trái đất, đồng

thời làm các lớp hấp thụ nhiệt trong tầng bình lưu nóng lên tới vài độ Điều này có thể

thấy rõ qua quan sát hoạt động của núi lửa Pinatubô (Philippin) vào các năm 1982 và

1991 Trong thời gian núi lửa phun, bức xạ mặt trời giảm đi rõ rệt

Trong thời gian dài hàng chục vạn năm, khí hậu trái đất đã trải qua những thời kỳ

băng hà và những thời kỳ ấm lên Đáng chú ý là các chu kỳ băng hà xảy ra trong từng

khoảng hàng chục năm, với khí hậu lạnh hơn hiện nay

Trong các chu kỳ này, nhiệt độ bề mặt trái đất thường lạnh đi 5-70C, thậm chí tới

10–150C như ở các vùng vĩ độ trung bình và vĩ độ cao thuộc bán cầu Bắc Vào thời kỳ

không băng hà khoảng 125.000–130.000 năm trước công nguyên (TCN), nhiệt độ

Trang 15

trung bình bán cầu Bắc cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp 20C

Trái đất đã trải qua thời kỳ băng hà cuối cùng khoảng 18.000 năm TCN Trong

thời kỳ này, băng bao phủ phần lớn Bắc Mỹ, Bắc Âu và Bắc châu Á với mực nước

biển thấp hơn hiện nay tới 120m Có nhiều chứng cớ cho thấy, khoảng 5.000– 6.000

năm TCN, nhiệt độ cao hơn hiện nay

Từ thế kỷ 14, châu Âu trải qua một thời kỳ băng hà nhỏ, kéo dài khoảng vài trăm

năm Trong thời kỳ băng hà nhỏ, những khối băng lớn cùng với những mùa đông khắc

nghiệt kèm theo nạn đói đã làm nhiều gia đình phải rời bỏ quê hương

Từ khoảng giữa thế kỷ XIX mới có được số liệu định lượng chi tiết về BĐKH

Những số liệu có được cho thấy xu thế chung là, từ cuối thế kỷ XIX đến nay, nhiệt độ

trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể Kết quả nghiên cứu hiện nay cho thấy, nhiệt

độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ XX đã tăng lên 0,60C và thập kỷ 90 là

thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua (IPCC, 2001) Hình 1.2 mô phỏng xu

thế nhiệt độ nói trên

1 1.4 Biến đổi khí hậu trong tương lai

Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển

dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 Thiên

tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế

giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có

và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới

Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường

trên phạm vi toàn thế giới: đến năm 2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2-4%, giá sẽ

tăng 13-45%, số người bị ảnh hưởng của nạn đói 36-50%; mực nước biển dâng cao

gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, và gây rủi ro

lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế-xã hội trong tương lai Các công trình

hạ tầng được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện tại sẽ khó an toàn và cung cấp đầy đủ

các dịch vụ trong tương lai

Theo các nghiên cứu và tính toán mới nhất của IPCC về biến đổi khí hậu trong

tương lai cho thấy đến năm 2100 nhiệt độ bề mặt trái đất có thể tăng từ 1,5P

o

P đến 4,5P

o

PC Nhiệt độ mặt đất tăng nhanh hơn mặt biển Nhiệt độ bắc bán cầu tăng nhiều

hơn nam bán cầu

Lượng mưa tăng không đều, nhiều vùng mưa quá nhiều nhưng nhiều vùng trở

nên khô hạn hơn Mưa nhiều hơn ở các vùng cực Mực nước biển có thể dâng lên từ

30 đến 100 cm Hiện tượng El-Nino hoạt động mạnh lên cả về cường độ và tần

suất

Trang 16

Các chuyên gia khí tượng hàng đầu thế giới vừa lên tiếng cảnh báo mực nước

biển toàn cầu có thể dâng cao gấp hai lần so với dự báo của Liên Hiệp Quốc hai năm

trước đây, đe dọa cuộc sống của 1/6 cư dân Trái đất Năm 2007, Ủy ban liên chính phủ

về biến đổi khí hậu (IPCC) dự báo mực nước biển sẽ dâng cao nhiều nhất là 59cm vào

cuối thế kỷ 21 Tuy nhiên, các nhà khoa học tại hội nghị khoa học COP 15 về biến đổi

khí hậu tại Copenhagen (Đan Mạch) hôm 10-3 lại khẳng định vào năm 2100, mực

nước biển sẽ tăng tới 1m, thậm chí cao hơn

Việt Nam sẽ là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, nước

biển dâng, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng

1 1.5 Kịch bản biến đổi khí hậu

a) Biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21

Theo báo cáo thứ 4 của IPCC, xu thế biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra một

cách tuần tự như thập kỷ vừa qua và kết quả là, vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ

(2090 – 2099) nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên ít nhất 1,8 (1,1 – 2,90C) theo

kịch bản B1 và nhiều nhất là 4,0 (2,4 – 6,40C) theo kịch bản A1F1, nước biển dâng

lên ít nhất 0,18 – 0,38m và nhiều nhất 0,26- 0,59m (bảng 1.4)

Cùng với nhiệt độ tăng và nước biển dâng còn có các biến đổi sau đây:

- Tần suất nhiệt độ cực cao, các đợt nóng gay gắt và mưa cực lớn tăng lên

- Cường độ xoáy thuận nhiệt đới tăng lên và có thể tăng cả tần số XTNĐ

- Quỹ đạo xoáy thuận ngoại nhiệt đới dịch chuyển về phía Bắc

- Lượng mưa tăng lên trên các vĩ độ cao và giảm đi trên hầu hết các vùng phi nhiệt đới

Lưu ý rằng các trị số kịch bản ở đây là ước lượng trung bình (hay ước lượng tốt nhất)

còn các trị số biên độ lần lượt là cận trên và cận dưới của ước lượng trung bình

Bảng 1-1 Dự kiến mức tăng nhiệt độ vào cuối thể kỷ 21

Trường hợp Mức tăng nhiệt độ (0P

0

P

C) năm 2090-2099 so với 1980 - 1999 Ước lượng tốt nhất Biên độ có thể

Trang 17

b) Những biến đổi sau thế kỷ 21

Nóng lên và mực nước biển dâng sẽ tiếp tục trong nhiều thế kỷ ngay cả khi nồng độ

knk đã được ổn định Các thực nghiệm mô hình chỉ ra rằng, nếu lượng bức xạ áp lực

được ổn định, mức cố định trong B1 hoặc A1B vào năm 2100, tăng nhiệt độ trung bình

0,5P

0

P

C vẫn tiếp tục cho đến năm 2200 Hơn nữa, chỉ riêng việc dãn nở nhiệt độ cũng

làm cho mực nước biển dâng 0,3-0,8m vào năm 2300 so với thời kỳ 1980–1999 Sự

dãn nở này trong nhiều thế kỷ có đủ thời gian để truyền nhiệt vào các lớp sâu của đại

dương

c) Kịch bản Biến đổi khí hậu đối với vùng Đồng bằng sông Hồng

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài Nguyên

và Môi trường giới thiệu tháng 6 năm 2012 đối với các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng

Bắc Bộ theo 3 kịch bản: Kịch bản phát thải thấp (B1), kịch bản phát thải trung bình

(B2), kịch bản phát thải cao (A2) Trong đó kịch bản B2 được Bộ Tài nguyên môi

trường khuyến nghị sử dụng trong thời điểm hiện nay cho các Bộ, ngành và địa

phương làm định hướng ban đầu trong việc đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,

nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Vì vậy

luận văn sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng theo kịch bản B2 làm cơ

sở tính toán Nội dung của kịch bản B2 đối với các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc

C ở vùng đồng bằng Bắc Bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999

Bảng 1-2 Mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) so với thời kì 1980 – 1999 ở vùng đồng

bằng Bắc Bộ theo kịch bản phát thải trung bình (B2)

Trang 18

- Về lượng mưa (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng

0,9-7,4% ở đồng bằng Bắc Bộ so với thời kỳ 1980-1999

Bảng 1-3 Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kì 1980 – 1999 ở vùng đồng bằng

Bắc Bộ theo kịch bản phát thải trung bình (B2)

1 2.1 Tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực

a) Tác động đối với hệ sinh thái

- Với mức tăng nhiệt độ 1,5 – 2,50C dự kiến có những biến đổi phổ biến về cấu trúc và

chức năng của các loài di trú sinh thái trong các đới địa lý cùng với những hậu quả tiêu

- Trên các vĩ độ thấp, đặc biệt các khu vực nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ tăng 1 –

20C, năng suất lương thực dự kiến giảm đi

c) Tác động đối với đới bờ biển

- Đới bờ biển chịu nhiều rủi ro hơn các đới khác do nạn xói lở Hiệu ứng này được

khuếch trương khi gia tăng các áp lực nhân sinh khác

- Hàng năm, nhiều triệu dân chịu ngập lụt do nước biển dâng, nhất là những vùng thấp

đông dân trên các châu thổ của châu Á, châu Phi và các đảo nhỏ

Trang 19

d) Tác động đối với công nghiệp và cư dân

- Nhiều khu công nghiệp, khu cư dân ven biển trên châu thổ các sông đặc biệt nhạy

cảm với sự gia tăng thời tiết cực đoan do BĐKH

- Nhiều cộng đồng nghèo, đặc biệt ở những vùng nhiều thiên tai, có thể gặp nhiều rủi

ro và tổn thất nghiêm trọng

e) Tác động đối với sức khỏe

- Tình trạng sức khỏe của hàng triệu dân sa sút, thậm chí sa sút nghiêm trọng

- Biến đổi khí hậu tuy mang lại một vài lợi ích cho một số vùng ôn đới, chẳng hạn

giảm bớt tử vong do lạnh, song phổ biến vẫn là ảnh hưởng tiêu cực, do nhiệt độ tăng

lên

f) Tác động đối với nguồn nước

- Tác động của biến đổi khí hậu đối với nước là nghiêm trọng nhất, xét theo từng khu

vực cũng như từng lưu vực

- Trên qui mô toàn cầu, biến đổi khí hậu khuếch đại nguy cơ thiếu nước Trên qui mô

khu vực, BĐKH dẫn đến tổn thất nước do băng tan và giảm lớp tuyết phủ

- Biến đổi về nhiệt độ và mưa dẫn tới những biến đổi dòng chảy Dòng chảy giảm 10 –

40% vào giữa thế kỷ ở các vùng vĩ độ cao và nhiệt đới ẩm ướt bao gồm những vùng

đông dân ở Đông Á, Đông Nam Á và giảm 10–30% ở các khu vực khô ráo vĩ độ trung

bình và nhiệt đới do lượng mưa giảm và cường độ bốc thoát hơi tăng Diện tích các

vùng hạn hán tăng lên, tác động đến nhiều lĩnh vực liên quan: nông nghiệp, cung cấp

nước, sản xuất điện và sức khỏe

- Sẽ có sự gia tăng đáng kể trong tương lai về các tai biến do mưa nhiều trên một số

khu vực, kể cả những khu vực được dự kiến là lượng mưa trung bình giảm Nguy cơ

lụt lội gia tăng chắc chắn là thách thức đối với các vấn đề xã hội, hạ tầng cơ sở và chất

lượng nước Có đến 20% dân cư phải sống ở những vùng lụt lội gia tăng vào thập kỷ

2080 Chắc chắn sự gia tăng về tần số và mức độ nghiêm trọng của lũ lụt cũng như hạn

hán sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững

Sự biến đổi của khí hậu là hiện tượng tự nhiên, thể hiện bằng sự thay đổi của hệ thống

khí hậu và thời tiết trên Trái Đất Tuy nhiên, ngày nay cụm từ biến đổi khí hậu

(BĐKH) thường được dùng để chỉ sự nóng lên của Trái Đất do ảnh hưởng của hiệu

ứng nhà kính gây ra bởi các hoạt động của con người

Trang 20

Hình 1-1 Hiệu ứng nhà kính (Nguồn: The National Academy of Sciences, USA)

Hình trên mô tả sự hình thành hiệu ứng nhà kính: ở điều kiện tự nhiên trước khi có tác

động mạnh bởi các hoạt động của con người, Trái Đất của chúng ta luôn được sưởi ấm

nhờ sự có mặt của các khí hơi nước, COR 2 R, CHR 4 R, NR 2 RO, ozôn (được gọi là các khí nhà

kính) Hiệu ứng nhà kính là quá trình nóng lên một cách tự nhiên do sự có mặt của các

KNK trong khí quyển Các khí này gây ra 1 hiệu ứng giống như hiện tượng ấm lên bên

trong các nhà kính nên được gọi là hiệu ứng nhà kính (green house effect) Cơ chế của

hiện tượng hiêu ứng nhà kính như sau: các ánh sáng nhìn thấy có thể đi qua bầu khí

quyển mà không bị hấp thụ Một phần lượng ánh sáng này đến được Trái Đất (1), bị

hấp thụ và được chuyển hóa thành nhiệt làm cho bề mặt Trái Đất nóng lên Bề mặt

Trái Đất (2) lại tỏa nhiệt vào khí quyển; 1 phần lượng nhiệt này (3) được các KNK hấp

thụ, 1 phần quay trở lại Trái Đất (4) và 1 phần được giải phóng vào vũ trụ (5) Tuy

nhiên, từ khi có cách mạng công nghiệp, các hoạt động của con người đã thải nhiều

KNK hơn gây ra hiện tượng “hiệu ứng nhà kính gia tăng”(Enhanced green house

effect) hay còn được gọi là hiện tượng nóng lên toàn cầu (Global warming) Đó là do ở

quy trình (3), các KNK có nồng độ tăng lên nhiều so với trước đó (6) đã hấp thụ nhiều

nhiệt hơn

Ngoài một số khí đã nói ở trên, các khí SFR 6 R, HFCs, CFCs, HCFCs, PFCs được thải ra

từ sau thời kỳ công nghiệp hóa cũng góp phần gây nên hiệu ứng nhà kính

Trong số các khí chính gây hiệu ứng nhà kính, COR 2 R được coi là khí có ảnh hưởng

nhiều nhất Nồng độ COR 2 R trong khí quyển đã tăng từ 280ppm vào những năm trước

thời kỳ công nghiệp hóa lên 379 ppm năm 2005 Tổng lượng KNK được ước tính vào

khoảng 433-477ppm COR 2 Rtương đương

Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu:

- Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung: trong giai đoạn 1900-2005, nhiệt

độ bề mặt Trái Đất đã tăng khoảng 0.78P

Trang 21

Hình 1-2 Thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo thời gian (Nguồn: IPCC, 2007)

- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con

người và các sinh vật trên Trái Đất: nồng độ các khí trong khí quyển thay đổi theo

chiều hướng tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính Nồng độ COR 2 R tăng khoảng

31%; nồng độ NR 2 RO tăng khoảng 151%; nồng độ CHR 4 Rtăng 248%; các khí khác cũng có

nồng độ tăng đáng kể so với thời kỳ trước công nghiệp hóa; một số khí như các dạng

khác nhau của khí HFC, PFC, SF là những khí chỉ mới xuất hiện sau cuộc cách mạng

công nghiệp

Hình 1- 3 Xu hướng biến đổi một số khí nhà kính đến 1/2003

Trang 22

- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau

của Trái Đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và

hoạt động của con người: thay đổi khí hậu gây hiện tượng di cư của các loài lên vùng

có vĩ độ cao; gây nguy cơ diệt vong cho 1/3 số loài hiện có trên Trái Đất; theo cảnh

báo của Quý Động vật hoang dã Thế giới, tình92T 92Ttrạng nóng lên của khí hậu Trái Đất nếu

không được kiểm soát có thể đẩy 72% số loài chim trên hành tinh tới bờ vực của sự

tuyệt chủng;

- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần

hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác

- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của

thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển…

1.3 Tác động của Biến đổi khí hậu đến vùng Đồng bằng sông Hồng

Theo “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam” (Bộ TNMT,

tháng 6 năm 2009) các biểu hiện chính của biến đổi khí hậu bao gồm sự tăng nhiệt độ

toàn cầu, sự thay đổi về lượng mưa và nước biển dâng, Mức độ thay đổi của nhiệt độ,

lượng mưa và nước biển dâng ứng với kịch bản phát thải thấp (B1), phát thải trung

bình (B2) và phát thải cao (A1F1) cho các vùng khí hậu của Việt Nam cũng được mô

tả chi tiết

Có 7 vùng khí hậu chính là Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung

Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng do biến đổi khí hậu

sẽ dẫn đến các tác động về kinh tế, xã hội và môi trường Các tác động có thể là tác

động trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hay tiêu cực Sau đây là một số ví dụ về tác động

của Biến đổi khí hậu

1 Biến động về nhiệt độ (ví dụ nhiệt độ tăng vào mùa nóng, giảm vào mùa lạnh,

tăng nhiệt độ cực đại, tăng số lượng các đợt nóng có cương độ cao…)

- Tăng lượng bốc hơi và làm giảm cân bằng nước, làm trầm trọng thêm tình trạng hạn

hán

- Tăng các bệnh truyền nhiễm, tăng các trường hợp tử vong và bệnh mãn tính ở người

già

- Giảm năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi (có thể làm tăng năng suất cât trồng

cho một sô vùng nếu có đủ nước)

- Tăng áp lực lên gia súc và động vật hoang dã

- Tăng nguy cơ cháy rừng

Trang 23

- Tăng nguy cơ sử dụng điện để làm mát và làm giảm độ ổn định và tuổi thọ cung cấp

điện…

2 Thay đổi về lượng mưa (tăng về mùa mưa, giảm về mùa khô) có thể dẫn đến:

- Tăng dòng chảy lũ và ngập lụt

- Tăng khả năng sản xuất thủy điện

- Tăng nguy cơ xói mòn và sạt lở đất

- Tăng hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô

- Thay đổi hệ sinh thái lưu vực sông và các vùng ngập nước

3 Tăng cường độ và tần suất bão có thể gây tác động:

- Tăng ngập lụt vùng ven biển và ven sông

- Tăng nguy cơ tổn thất về người , cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế xã hội

- Tăng nguy cơ tàn phá các hệ sinh thái ven biển

4 Nước biển dâng có thể gây ra:

- Tăng ngập lụt vùng ven biển và ven sông

- Xâm nhập mặn sâu hơn làm ảnh hưởng tới các hoạt động cung cấp nước, nông

nghiệp và nuôi trồng thủy sản

- Giảm khả năng tiêu thoát nước

Đồng bằng sông Hồng là vùng thấp nên thường xuyên chịu tác động của úng

ngập Vùng đồng bằng sông Hồng sẽ chịu nhiều tác động của bão, áp thấp nhiệt đới, lũ

lụt, xói lở trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô

Lượng mưa tăng nhiều nhất cả nước và chịu ảnh hưởng của nước biển dâng

nhiều nhất Miền Bắc

XTNĐ hoạt động trên Biển Đông và cả XTNĐ ảnh hưởng trực tiếp hoặc đổ bộ

vào đoạn bờ biển Bắc Bộ trong các thập kỷ sắp tới nhiều lên về tần số và mạnh thêm

về cường độ và thất thường hơn về mùa so với hiện nay

Tần số FRL tràn qua giảm dần về tần số và cường độ, dao động về tần số giữa

năm này và năm khác mạnh mẽ hơn, tính quy luật của mùa FRL trở nên bấp bênh hơn

Nhiệt độ trung bình tăng lên 0,5 0C vào năm 2020; 1,2 0C vào năm 2050 và 2,4

0C vào năm 2100 Ngược lại, lượng mưa mùa xuân giảm đi 1,3 % vào năm 2020; 3,6

% vào năm 2050 và

6,8 % vào năm 2100 Các kỷ lục về lượng mưa ngày, lượng mưa tháng và lượng

mưa năm đều cao hơn và ngược lại, thời gian không mưa hoặc mưa không đáng kể có

thể dài hơn Mưa phùn tiếp tục giảm đi góp phần gia tăng hạn hán vào mùa xuân

Lượng bốc hơi bề mặt trong các năm sắp tới có thể cao hơn nền chung của các

thập kỷ vừa qua và độ ẩm tương đối cũng có khả năng giảm đi Mực nước biển cao

Trang 24

hơn hiện nay khoảng 12cm vào năm 2020; 30 cm vào năm 2050 và 75 cm vào năm

2100, gây ngập úng khoảng 0,9 % vào năm 2050 và 6,4 % vào năm 2100

Dòng chảy trên sông Hồng, sông Thái Bình, cả dòng chảy lũ và dòng chảy kiệt

đều tăng lên song vẫn khan hiếm nước trong mùa khô, gây nhiều khó khăn cho sản

xuất

Đất, tài nguyên thiên nhiên sẽ co lại về diện tích và giảm dần về chất lượng do

nắng nóng, hạn hán gia tăng

Thời gian thích nghi của một số cây trồng á nhiệt đới rút ngắn lại và do đó, vai

trò của vụ đông trở nên mờ nhạt dần; cơ cấu cây trồng, thời vụ, biện pháp thâm canh

sản xuất đều phải điều chỉnh Chi phí sản xuất tăng lên

Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp, tăng khó khăn cho nghề làm muối và nuôi

trồng thủy sản, đe dọa các công trình giao thông, cầu cảng ven biển và trên các đảo,

chi phí cao hơn đối với các công trình xây dựng, các hoạt động công nghiệp, các hoạt

động du lịch biển

Thiếu nước, điều kiện vệ sinh không được bảo đảm, cùng với tình trạng nắng

nóng gia tăng, dẫn đến phát sinh dịch bệnh, nhất là dịch bệnh mùa hè trên các vùng

lãnh thổ có mật độ đông dân cư nhất cả nước

Các tác động chính như sau:

1 Thiệt hại do thiên tai, hạn hán, lũ lụt

Thiên tai, hạn hán và lũ lụt là một trong những hậu quả của BĐKH Việt Nam được

đánh giá là nước nằm tại trung tâm của vùng bão nhiệt đới Theo thống kê, trung bình

mỗi năm Việt Nam có tới 6.96 cơn bão giai đoạn 1950-2008 Mặc dù số lượng cơn bão

tăng qua các năm, nhưng điều đáng chú ý hơn là bão giai đoạn 1990-2008 thường đến

muộn hơn Nếu như giai đoạn 1950-1960, bão thường đổ bộ vào Việt nam vào tháng 8

thì giai đoạn 1990-2000 bão lại thường xuất hiện tháng 10, 11 Kết quả thống kê cũng

cho thấy, cường độ bão ngày càng mạnh hơn và kéo theo nhiều hiểm họa sau bão Nếu

những năm trước thập kỷ 90, bão mạnh nhất chỉ ở cấp 12, giật trên cấp 12, nhưng

những năm gần đây đã xuất hiện siêu bão cấp 13 và giật tới cấp 15 Kết hợp với các

thiên tai khác, hàng năm ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung chịu

thiệt hại nặng nề do hậu quả của bão và hiện tượng thời tiết cực đoan

Trang 25

Bảng 1-4 Thiệt hại do thiên tai đối với nông nghiệp tại Việt Nam (1995-2007)

Năm

Lĩnh vực nông nghiệp Tất cả các lĩnh vực Tỉ lệ

thiệt hại (%)

Cơ cấu thiệt hại trong

(Nguồn: Tổng hợp từ nguồn của MARD, 1995-2007)

Kết quả trên cho thấy thiệt hại do thiên tai của ngành nông nghiệp nước ta trung

bình năm trong giai đoạn 1995-2007 là 781.74 tỷ đồng tương đương 54,9 triệu đô la Mỹ

Thiệt hại do thiên tai trung bình năm đối với sản xuất nông nghiệp chiếm 0.67% giá trị

GDP ngành, trong khi tổng thiệt hại tất cả các ngành chiếm 1,24% Kết quả này cho thấy

cơ cấu thiệt hại do thiên tai trong giá trị ngành nông nghiệp thấp hơn so với cơ cấu tổng

thiệt hại trong GDP Tuy nhiên, do giá trị nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong GDP

và lại là nguồn sống của trên 71.41% dân số, do vậy bất cứ thiệt hại nào do thiên tai đối

với nông nghiệp sẽ mang tổn thương nhiều hơn đối với nông dân nghèo và khả năng

phục hồi sẽ khó khăn vì cần có thời gian dài hơn

Cơ cấu thiệt hại trong nông nghiệp đối với tổng thiệt hại do thiên tai của tất cả

các ngành có xu hướng giảm trong giai đoạn 1996-2007 Kết quả phân tích tại Hình 2

cho thấy thiệt hại thiên tai cho tất cả các lĩnh vực ngày càng tăng nhưng thiệt hại đối

với nông nghiệp có xu hướng giảm Ví dụ năm 1996, thiệt hại của ngành nông nghiệp

tương đương 2.463 tỷ đồng (31.6% tổng thiệt hại) thì đến năm 2007 chỉ còn 432 tỷ

đồng tương đương 3.8% Kết quả này cho thấy đây là dấu hiệu đáng mừng của ngành

nông nghiệp trong việc duy trì và áp dụng các biện pháp phòng chống thiên tai bởi lẽ

cơ cấu của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế chỉ giảm nhẹ, 22.27% năm 1995

xuống 18,14% năm 2008 (giảm 0,6% năm)

Trang 26

Hình 1-4 Diễn biến thiệt hại do thiên tai của ngành nông nghiệp giai đoạn 1993-2007

Ảnh hưởng của nước biển dâng kết hợp lượng mưa lớn nhất tăng thêm 25% do BĐKH,

diện tích úng của đồng bằng Bắc Bộ có thể sẽ là 550.000ha với trường hợp tăng 0,69m

(gần 1/4 diện tích thấp hơn mực nước Biển) và 650.000ha đối với trường hợp tăng 1,0m

(gần 1/3 diện tích thấp hơn mực nước Biển); Mực nước trong các con sông sẽ tăng cao

so với bình thường khoảng (0,5 - 1,0)m và hầu hết vượt quá báo động 3 mực nước dâng

xấp xỉ cao trình đỉnh đê

Trên kết quả tính toán sơ bộ từ địa hình toàn vùng đồng bằng sông Hồng-Thái Bình, thì

ảnh hưởng của mực nước biển dâng như sau:

Bảng 1-5 Tác động của BĐKH đến tình hình ngập vùng ĐBSH

(m)

Đồng bằng Bắc Bộ Diện tích ngoài đê (ha) Diện tích trong đê (ha)

Trang 27

3 Tác động của biến đổi lượng mưa và nhiệt độ đến nhu cầu tưới

Hình 1-5 Phân bố lượng mưa các vùng thuộc lưu vực sông Hồng-Thái Bình

Biểu đồ phân bố lượng mưa trong năm của các vùng thuộc lưu vực sông Hồng-Thái

Bình (Hình 1-6) cho thấy lượng mưa về mùa khô không có sự chênh lệch nhiều giữa

các vùng Lượng mưa từ tháng XI đến tháng III dao động trong khoảng 25-50 mm

Như vậy dòng chảy trên các sông đến vùng ĐBSH về mùa kiệt là kết quả của sự điều

tiết lưu vực, điều tiết của các hồ chứa thượng lưu và các hoạt động lấy nước thượng

nguồn

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000

TBNN 2020 2050 2100

Hình 1-6 Thay đổi lượng mưa vùng ĐBSH theo mức kịch bản vừa

Theo kịch bản biến đổi lượng mưa mức vừa, mức tăng giảm lượng mưa cho vùng

ĐBSH như Hình 1-6, lượng mưa về mùa khô tăng giảm nhỏ, như vậy những tác động

trực tiếp của lượng mưa vào mùa khô đến hạn hán là không nhiều Hạn hán vùng

ĐBSH chủ yếu là do mùa mưa kết thúc sớm, lượng mưa suy giảm so với trung bình

nhiều năm nên giảm lượng cấp cho nước ngầm và nước về các hồ chứa Năm 2003,

mùa mưa trong lưu vực kết thúc sớm , lượng mưa hụt từ 10% - 30%, có những điểm

lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm rất lớn như Phú Thọ hụt (-610mm), Yên Bái

(-526mm), Tiên Yên (-433mm) Mực nước, lưu lượng đến tại các hồ trên lưu vực trong

Trang 28

mùa cạn cần cung cấp cho thời kì đổ ải của sản xuất nông nghiệp đều thấp hơn nhiều

hơn so với trung bình nhiều năm cùng kì của các năm trước Lưu lượng đến trung bình

trong tháng I/2004 của hồ Hòa Bình chỉ đạt 405 mP

3

P

/s bằng 35% mức tháng I năm 2003

và bằng 72% mức trung bình nhiều năm Ngày 13/01/2004 đạt mức thấp nhất so với

cùng kì kể từ khi có hồ đến nay là 109,35m Trong khi đó, lưu lượng đến trong tháng I

năm 2003 và bằng 89% so với trung bình nhiều năm Mực nước trung bình tháng trên

sông Hồng tại Hà Nội 01/2004 thấp hơn trung bình nhiều năm là 1.96m, là mực nước

thấp nhất so với cùng kỳ trong chuỗi số liệu quan trắc được từ trước đến nay Trên

sông Thái Bình tại trạm Phả Lại mực nước thấp nhất tháng 01/2004 đã xuống mức

0.22 m Mực nước trên các sông nhánh thuộc lưu vực sông Hồng – Thái Bình cũng

xuống thấp chỉ xuất hiện dao động nhỏ trong vài ngày ; lượng dòng chảy trên sông

giảm nhanh, lượng dòng chảy trung bình tháng trên các sông ở trên lưu vực đều ở mức

thiếu hụt với mức trung bì nh nhiều năm từ 20 – 30%, có nơi thiếu hụt nhiều hơn

Lượng nước trong mùa cạn chiếm 15 – 20% tổng lượng nước cả năm

Theo kịch bản về biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng lên sẽ làm tăng lượng bốc hơi,

dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng nước Lượng mưa vào mùa khô có xu hướng giảm;

lượng mưa vào mùa mưa và cuối mùa mưa có xu hướng tăng lên do đó nếu chủ động

tích trữ nước và xây dựng các công trình hồ chứa đa mục tiêu để cấp nước cho mùa

khô sẽ giảm thiểu được hạn hán

Độ mặn trên các sông vùng gần biển thay đổi mạnh từ tháng XI năm trước đến hết

tháng V năm sau, tăng từ đầu mùa đến giữa mùa rồi lại giảm dần tới cuối mùa (V)

Tuy nhiên độ mặn trung bình tháng lớn nhất mùa cạn thường xảy ra vào tháng III

(64% số trạm đo, phần lớn trên sông Thái Bình, sông Đáy và sông Ninh Cơ), rồi đến

tháng I (ở 32.2% trạm, trong đó có dòng chính trên sông Hồng và một số trạm ở các

sông khác), còn lại là số trạm mặn nhất xảy ra vào tháng II (Trà Lý) và tháng khác Do

lưu lượng nước đến nhỏ, mặt khác nước còn được lấy cho tưới, dân sinh, và công

nghiệp nên lưu lượng còn lại nhỏ, mực nước sông thấp so với nước triều biển cùng

thời điểm

Do vậy chiều sâu xâm nhập mặn trung bình với độ mặn 1‰: Sông Hồng 12km, sông

Thái Bình 15km, sông Văn Úc 18km, sông Kinh Thầy 27km, sông Lạch Tray 22 km,

sông Diêm Điền 6 km, sông Trà Lý 8 km, Ninh Cơ 11 km, sông Đáy 5km

Chiều sâu xâm nhập mặn với độ mặn 4P

Trang 29

Trường hợp độ mặn 1P P/R 00 R vào sâu nhất đã xảy ra sông Hồng 14km, sông Thái Bình

28km, sông Văn Úc 28km, sông Kinh Thầy 40 km, sông Lạch Tray 30km, sông Diêm

Điền 12km, sông Trà Lý 20km, sông Ninh Cơ 32 km, sông Đáy 20km

Điền 10km, sông Trà lý 15km, sông Ninh Cơ 30km, sông Đáy 17km

Theo kết quả tính toán của Viện Quy hoạch Thủy lợi, trong trường hợp lượng mưa

giảm 5%, lượng dòng chảy giảm 14.5%, và mực nước triều tăng lên 1.0 m thì ranh giới

mặn 4%0 cách các cửa sông khoảng 25-40 km, mặc dù đã sử dụng các hồ chứa thượng

nguồn để cấp nước cho hạ du về mùa kiệt Một số cống bị ảnh hưởng mặn vượt quá

4%0: như: Ngô Đồng, Nguyệt Lâm, Lịch Bài, Thái Học trên sông Hồng, Thuyền

Quang, Dục Dương, Sa Lung, Ngữ trên sông Trà Lý, Hệ trên sông Hóa, Đồng Câu,

Mới, Rỗ trên sông Văn Úc, Hệ, Ba Đồng, Lý Xã, Cao Nội trên sông Thái Bình, Cống

Thóp trên sông Ninh Cơ Các hệ thống ven biển như hệ thống Thủy Nguyên, Đa Độ,

An Kim Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Bắc - Nam Thái Bình, Trung- Nam Nam Định và

Nam Ninh Bình sẽ thiếu nước do bị mặn (khoảng 70% diện tích) Đối với thành phố

Hải Phòng, hầu hết các cống lớn cung cấp nước tưới và sinh hoạt cho toàn thành phố

đều bị nhiễm mặn như các cống: An Sơn, Mới, Rỗ, Bằng Lai, Quảng Đạt Vì vậy gần

như 53,000 ha diện tích sản xuất nông nghiệp toàn thành phố sẽ bị hạn và nước cấp

cho đô thị Hải Phòng, Đồ Sơn và khu vực nông thôn sẽ rất khó khăn

Đến nay, trên toàn vùng có 17 nhà máy nước khai thác tập trung Riêng khu vực Hà

Nội có 12 nhà máy nước lớn là Yên Phụ, Đồn Thuỷ, Ngọc Hà, Ngô Sỹ Liên, Lương

Yên, Phương Mai, Hạ Đình, Mai Dịch, Pháp Vân, Gia Lâm - Sài Đồng, Cáo Đỉnh; với

khoảng 150 giếng khoan đường kính lớn đang khai thác với tổng lưu lượng khoảng

481,000 mP

3

P

/ng Ngoài ra, nhiều nhà máy mới đang xây dựng như Nam Dư Thượng,

Bắc Thăng Long - Vân Trì, Cẩm Giàng, Khả Do, Tiền Châu, với công suất 120,000

mP

3

P

/ng Cùng với sự khai thác tập trung quy mô làm cho động thái của nước dưới đất bị

phá huỷ, dẫn đến sự hình thành các phễu hạ thấp mực nước trong tầng khai thác với

mức độ lan rộng và hạ sâu không ngừng Diện tích phễu từ 190kmP

2

Pvào năm 1991 đến năm 1994 tăng lên 245.5kmP

thác lẻ phục vụ các cơ quan và hệ thống giếng đào, giếng khoan hộ gia đình do không

chịu sự quản lý của nhà nước nên khai thác tùy tiện không theo quy hoạch nên nguồn

nước và chất lượng ngày càng suy giảm Ngoài ra việc lạm dụng phân bón và thuốc trừ

Trang 30

sâu trong nông nghiệp, nước thải không được xử lý cũng làm chất lượng nước ngầm

ngày càng xấu đi

Theo các kịch bản BĐKH, sự suy giảm lượng mưa vào cuối mùa khô, dòng chảy trên

sông suối giảm nhỏ và kết hợp với mực nước biển dâng sẽ làm mặn xâm nhập sâu vào

các sông Do nước ngầm và nước mặt có sự tương tác nên nước ngầm các vùng ven

sông bị xâm mặn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm mặn Việc khai thác nước ngầm không

theo quy hoạch làm hạ thấp mực nước ngầm sẽ làm tăng diện tich nước dưới đất bị

nhiễm mặn Đối với các vùng ven biển, mức độ nhiễm mặn sẽ trầm trọng hơn nếu việc

khai thác nước ngầm phục vụ nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch và không

được quản lý tốt

Trang 31

CHƯƠNG II CƠ SỞ KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ĐẾN NHU CẦU NƯỚC CHO LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

2.1 Nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố khí hậu đến nhu cầu tưới cho lúa

Nhu cầu tưới cho lúa là tổng lượng nước cần tưới trong suốt quá trình sinh

trưởng và phát triển của lúa

Nhu cầu tưới cho lúa là nhu cầu cấp nước bổ sung cho lúa để đảm bảo chế độ

nước tối ưu trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa

Nhu cầu tưới cho lúa trong một giai đoạn sinh trưởng và phát triển nào đó của

lúa hay cả vụ là hiệu số của tổngnhu cầu tưới (bao gồmnhu cầu tưới cho cây lúa tạo

sinh khối chất khô và bốc hơi, lượng nước hao do thấm và bốc hơi khoảng trống) và

lượng nước sử dụng từ mưa (lượng mưa được sử dụng để cung cấp chonhu cầu tưới

của lúa- còn gọi là lượng mưa hiệu quả)

Tổng lượng nước yêu cầu tưới cho một giai đoạn sinh trưởng và phát triển nào

đó của lúa hay suốt cả vụ gọi là mức tưới cho giai đoạn đó, hay mức tưới vụ

Theo định nghĩa nêu trên, có thể viết phương trình cân bằng nước cho một đơn vị diện

tích (1 ha) trong một thời đoạn nào đó (∆t)

Phương trình có dạng:

m + Wo+ Phq = Whao + Wth + Wc (1) Trong đó:

m: là mức tưới trong giai đoạn ∆t nào đó

Wo: lượng nước sẵn có trong ruộng thời đoạn tính toán (∆t)

Phq: lượng mưa hiệu quả trong thời đoạn tính toán (∆t)

Whao: lượng nước hao trong thời đoạn tính toán (∆t)

Whao = Et + Ing (2) Trong đó:

Et: lượng nước hao do bốc hơi qua lá và bốc hơi khoảng trống trong thời đoạn

tính toán (∆t)

Ing: lượng nước hao do ngấm trong thời đoạn tính toán (∆t)

Wc: lượng nước trong ruộng cuối thời đoạn tính toán (∆t)

Wth: Lượng nước tháo đi trong thời đoạn tính toán (∆t)

Từ (2) ta thấy:

Trang 32

Theo Penman:Lượng bốc hơi Et là một hàm số phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm, tốc

độ gió, số giờ nắng và tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lúa, có

dạng sau:

Et = ETo x KcTrong đó:

ETo: Lượng bốc hơi tiềm năng được xác định từ các yếu tố khí hậu theo công

thức Pen Man

Kc: Hệ số cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố phi khí hậu được lấy theo tài liệu

hướng dẫn của tổ chức Fao

Từ (1) biến đổi thành:

m = Et + Ing + Wth + Wc – Wo – Phq (3) = ETo x Kc + Ing + Wth + Wc – Wo – Phq (4) Như vậy nếu đồng nhất về điều kiện đất đai, các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến

mức tưới còn lại bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bốc hơi tổng số (gồm

bốc hơi qua lá và bốc hơi khoảng trống) Các yếu tố này gồm nhiệt độ, độ ẩm, gió và

yếu tố liên quan thứ hai là lượng mưa

Như đã phân tích ở phần trên, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tưới có liên

quan đến Biến đổi khí hậu gồm nhiệt độ, gió và mưa trong đó yếu tố chịu ảnh hưởng

chủ yếu là nhiệt độ và mưa

1) T ác động của biến đổi khí hậu đến chế độ nhiệt

a) Tác động của biến đổi khí hậu đến nhiệt độ trung bình

Trong các kịch bản biến đổi khí hậu đã được công bố, nhiệt độ trung bình đều

tăng So với nhiệt độ trung bình thời kỳ 1980 – 1999 (Hình 6.1), nhiệt độ trung bình

toàn cầu tăng 0,3 – 0,50

C vào năm 2020; 0,9 – 1,50

C vào năm 2050 và 2,0 – 2,80

C vào năm 2100

Tác động của BĐKH bao trùm lên toàn bộ chế độ nhiệt (trị số trung bình, phân bố

theo không gian, thời gian của các trị số đó)

Vào cuối thế kỷ 20, nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 14 đến 260

C

Trang 33

Hình 2- 1 : Nhiệt độ trung bình năm, thời kỳ 1980 – 1999

Hình 2- 2 : Nhiệt độ trung bình năm, thời kỳ 2041 – 2050

Năm 2050 sẽ không còn những khu vực dưới 140

C, xuất hiện những khu vực nhiệt độ năm trên 280

C (Hình 6.2) Năm 2100 khu vực dưới 160

C hầu như mất hẳn và khu vực trên 280

C chiếm hầu hết Nam Bộ, đồng bằng duyên hải NTB và phần phía Nam của BTB (Hình 6.3)

b) Tác động của BĐKH đến nhiệt độ cao nhất

- Tác động của BĐKH đến trị số cũng như phân bố của nhiệt độ cao nhất (Tx):

+ Trong nửa cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, Tx có xu thế tăng lên rõ

rệt như nhiệt độ trung bình (hệ số tương quan phổ biến là 0,2 – 0,4)

+ Tốc độ xu thế của Tx nói chung cao hơn của Ttb, hệ số gia tăng của nhiệt độ cao

nhất (b1) so với nhiệt độ phổ biến là 0,6 – 1,0

+ Mức tăng của nhiệt độ cao nhất so với thời kỳ 1980 –1999 phổ biến 0,6 – 1,00

C vào năm 2050 và 1,2 – 2,00

Trang 34

vùng khí hậu miền núi phía Bắc: TB, ĐB, cá biệt của vùng khí hậu NTB

Theo kết quả ước lượng, nhiệt độ thấp nhất kỷ lục vào năm 2050 khoảng 2 – 7 0C ở

Hình 2-3 : Nhiệt độ trung bình năm, thời kỳ 2091 – 2100 2) T ác động của BĐKH đến chế độ mưa

a) Tác động của biến đổi khí hậu đến lượng mưa trung bình

So với lượng mưa trung bình thời kỳ 1980 – 1999, lượng mưa các vùng tăng lên

0,3 – 1,6 % vào năm 2020; 0,7 – 4,1 % vào năm 2050 và 1,4 – 7,9 % vào năm 2100

Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa đến cuối thế kỷ 21, phân bố lượng

mưa năm trên cả nước không có nhiều thay đổi (Hình 6.4), các trung tâm mưa lớn và

các trung tâm mưa bé vẫn tồn tại trên các vùng khí hậu của Bắc Bộ, Trung Bộ cũng

như Nam Bộ

Xu thế và mức độ thay đổi lượng mưa vào các mùa khác nhau trên các vùng khí

hậu không hoàn toàn như nhau, phân bố lượng mưa các mùa trong nửa cuối thế kỷ 21

có một số đặc điểm khác với hiện tại

Trang 35

Hình 2-4 : Lượng mưa năm thời kỳ 2041 – 2050

b) Tác động của BĐKH đến lượng mưa ngày lớn nhất

9/19 trạm tiêu biểu có hệ số tương quan âm giữa R và Rx với trị số tuyệt đối phổ

biến khoảng 0,1 – 0,4 Tốc độ xu thế (b0) của Rx phổ biến khoảng 0,3 – 3 mm/năm,

tương tự tốc độ tăng hay giảm của lượng mưa

2.2 Nghi ên cứu sự biến đổi của các yếu tố khí tượng

a) Nguyên tắc phân vùng

- Về mặt khí hậu: Khí hậu của Đồng bằng Sông Hồng nhìn chung tương đối

đồng nhất do diện tích của vùng tương đối nhỏ Sự khác biệt lớn nhất là sự gia tăng

của nhiệt độ và độ ẩm theo chiều tiến dần ra biển Chính bởi vậy, nếu ở vùng rìa đồng

bằng ở phía bắc có mùa đông lạnh rét, khô và có tháng hạn thì đến vùng trung tâm đã

không còn tháng rét và tháng hạn, và sang vùng duyên hải thì mùa đông ấm, mưa phùn

nhiều và mùa hạ chịu ảnh hưởng mạnh của bão

- Về mặt đất đai: Thổ nhưỡng của vùng Đồng bằng Sông Hồng nhìn chung

tương đối đa dạng và cũng có thể được phân chia thành những khu vực trên cơ sở sự

khác biệt về đất đai

- Về mặt địa hình, đặc điểm cơ bản nhất của địa hình Đồng bằng Sông Hồng là

hiện tượng dốc thoải từ tây bắc xuống đông nam, khoảng từ độ cao 10 – 15 m xuống

độ cao mặt biển Tuy vậy, ở mỗi địa phương, địa hình lại cao thấp không đều, có khi

giữa vùng đất cao vẫn có những chỗ trũng hoặc ngược lại, ở những vùng thấp vẫn có

những sống đất tự nhiên dưới dạng đồi sót

b) Phân vùng:

Như vậy, có thể thấy sự phân hóa không gian của điều kiện tự nhiên vùng Đồng bằng

Sông Hồng chủ yếu trên cơ sở sự phân hóa của các yếu tố khí hậu, địa hình, đất đai

Theo nguyên tắc trên nhìn chung có thể phân chia vùng Đồng bằng sông Hồng thành

Trang 36

ba vùng lớn Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ là tương đối và ranh giới của các cũng

chỉ mang tính chất quy ước :

- Vùng rìa đồng bằng gồm: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam Khu vực rìa đồng

bằng là khu vực của vùng núi Ba Vì, Tam Đảo và một phần núi đá vôi thuộc vùng núi

đá vôi Hòa Bình – Thanh Hóa Đây chủ yếu là các đồi núi thấp Ở vùng rìa đồng bằng

phía Bắc và phía Tây lãnh thổ12T 12Tlà một dải đất bạc màu, tuổi già hơn phù sa mới, được

gọi là phù sa cũ (để phân biệt với loại phù sa già hơn nữa, tuổi Đệ tứ hạ, trên các bậc

thềm gọi là phù sa cổ), diện tích khoảng 100000 ha Đất bị bạc màu do quá trình rửa

trôi diễn ra từ lâu, đồng thời cũng là đất đã được sử dụng canh tác bất hợp lý từ lâu

đời Tầng đất mặt bạc trắng, chua và nhẹ hơn tầng dưới, giữ nước, giữ phân kém,

nghèo chất dinh dưỡng Dưới tầng đất cầy thường gặp kết von, đôi khi có đá ong.12T 12TỞ

các vùng núi đá vôi có thể gặp đất terra rossa

- Vùng Trung tâm đồng bằng gồm: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh Khu vực

trung tâm đồng bằng là khu vực được bồi đắp bởi phù sa mới của của sông Hồng Địa

hình ở đây cao thấp không đều và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống đê Vùng trung tâm

đồng bằng có các loại đất phù sa Loại đất này bị tác động mạnh bởi hệ thống đê điều

Ở vùng ngoài đê là đất phù sa được bồi đắp hàng năm và trong đê là đất phù sa không

được bồi đắp Tính chất của đất cũng khác nhau giữa hai hệ thống sông: đất phù sa

sông Hồng trung tính và ít chua còn phù sa sông Thái Bình thì tương đối chua và kém

màu mỡ hơn Ở các ô trũng phổ biến là đất phù sa glây, thậm chí một số nơi còn có đất

lầy thụt Các loại đất này đã và đang bị biến đổi mạnh do hoạt động sản xuất của con

người, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước

- Vùng duyên hải ven biển gồm 5 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng,

Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình Khu vực duyên hải là các dải cồn cát tỏa rộng Địa

hình nhìn chung rất bằng phẳng và thấp dưới 1m, trừ những cồn cát nổi lên trên các

ruộng xung quanh khoảng trên dưới 1m Tại vùng ven biển tập trung chủ yếu là đất

mặn và đất phèn Đất mặn phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông Hồng từ Tiền Hải (Thái

Bình) đến Kim Sơn (Ninh Bình) Do tính chất chua của phù sa sông Thái Bình nên

vùng cửa sông chủ yếu là đất phèn ở Hải Phòng và Kiến Thụy (Thái Bình)

khí h ậu

1) Ch ọn trạm nghiên cứu cho các vùng

a) Nguyên tắc chọn:

Việc chọn trạm đại diện cho vùng nghiên cứu cần thỏa mãn các yếu tố sau:

- Trạm phải nằm trong các trung tâm vùng nghiên cứu

- Liệt tài liệu mưa phải đủ dài ≥ 30 năm

Trang 37

b) Chọn trạm nghiên cứu cho các vùng:

- Vùng Bán sơn địa ven Đồng bằng sông Hồng:

Đây là vùng thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, một phần Hà Nam, một phần Ninh

Bình Trong vùng thì có trạm Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) thỏa mãn các điều kiện trên vì

vậy chọn trạm Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để tính toán cho vùng

- Vùng Trung tâm Đồng bằng sông Hồng:

Đây là vùng thuộc các tỉnh: Thành phố Hà Nội (mới), tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và

một phần Hà Nam Trong khu vực có nhiều trạm thỏa mãn điều kiện trên, để tránh

việc tính toán quá nhiều luận văn chọn trạm Láng (Hà Nội), trạm Hải Dương và trạm

Phủ Lý (Hà Nam) làm trạm nghiên cứu

- Vùng duyên hải ven biển Đồng bằng sông Hồng:

Vùng này thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và một phần

Ninh Bình Khu vực này có rất nhiều trạm thỏa mãn điều kiện trên nhưng để đáp ứng

yêu cầu của luận văn thì chọn trạm Thái Bình và trạm Nam Định để tính toán

Bảng 2-9 Thống kê các Trạm mưa và khí tượng lựa chọn nghiên cứu

2) Tính toán xác định mưa tưới thiết kế

Căn cứ vào đặc điểm khí hậu, kế hoạch canh tác của vùng thì tính toán tưới cho

cây lúa tính theo cơ cấu 2 vụ lúa (CX và M) như sau:

Vụ Chiêm Xuân: từ tháng I đến tháng V

Vụ Mùa : từ tháng VI đến tháng

Việc tính toán mưa tưới thiết kế bao gồm: Xác định lượng mưa tưới thiết kế và

mô hình mưa thiết kế Căn cứ vào các quy phạm, quy trình và mức độ quan trọng của

vùng chọn tần suất tưới bằng tần suất mưa P = 85% Từ đó xác định mô hình mưa vụ

thiết kế theo mô hình mưa vụ điển hình Các bước thực hiện như sau:

- Tính lượng mưa từng thời vụ cho lúa ứng với tần suất P = 85%

- Chọn mô hình mưa vụ điển hình: mô hình mưa vụ điển hình được chọn dựa trên 3

yêu cầu:

+ Có lượng mưa vụ điển hình xấp xỉ lượng mưa vụ thiết kế

Trang 38

+ Có sự phân phối bất lợi

+ Có tính thường xuyên xuất hiện (số đông)

- Xác định hệ số thu phóng:

inh Muavudienh

ke Muavuthiet X

X K

Từ liệt tài liệu mưa năm của các trạm, tiến hành tính toán vẽ đường tần suất theo

phương pháp đường thích hợp được kết quả như sau:

Bảng 2-10:Các thông số thống kê vụ Chiêm Xuân tại một số trạm trên khu vực đồng

Căn cứ vào lượng mưa thiết kế của từng trạm nghiên cứu, tiến hành chọn mô hình mưa

năm điển hình và xác định hệ số thu phòng Kp

Trang 39

Bảng 2-12: Xác định hệ số thu phóng Kp theo tần suất 85% tại các trạm nghiên cứu

đại diện cho vùng Đồng bằng sông Hồng

Bảng 2-13: Xác định hệ số thu phóng Kp theo tần suất 85% tại các trạm nghiên cứu

đại diện cho vùng Đồng bằng sông Hồng

3) Tính toán xác định mưa tưới thiết kế ở thời kì nền

Trong vấn đề này, thời kỳ nền đã được xác định theo tài liệu “kịch bản biến đổi

khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2012” và tài liệu hướng dẫn “đánh giá tác

động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng” của Viện Khoa học khí tượng

thủy văn và môi trường ra năm 2011 thì thời kì nền là từ 1980-1999

K ết quả tính toán

Từ liệt tài liệu mưa năm ở thời kì nền của các trạm, tiến hành tính toán vẽ đường tần

suất theo phương pháp đường thích hợp được kết quả như sau:

Trang 40

Bảng 2-14: Các thông số thống kê vụ Chiêm Xuân tại một số trạm trên khu vực đồng

Căn cứ vào lượng mưa thiết kế của từng trạm nghiên cứu, tiến hành chọn mô hình mưa

năm điển hình và xác định hệ số thu phòng Kp

Bảng 2-16: Xác định hệ số thu phóng Kp theo tần suất 85% tại các trạm nghiên cứu

đại diện cho vùng Đồng bằng sông Hồng

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Bộ Tài nguyên và Môi Trường. Hà Nội tháng 6 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
2. Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống Thủy Lợi. Trường Đại học Thủy Lợi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống Thủy Lợi
3. Nghiên cứu điển hình Quy hoạch hệ thống Thủy Lợi. Trường Đại học Thủy Lợi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu điển hình Quy hoạch hệ thống Thủy Lợi
5. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (12/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
6. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường. Hà Nội năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam
7. QHHTTL Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện Biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Viện Quy hoạch Thủy lợi.2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: QHHTTL Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện Biến đổi khí hậu và nước biển dâng
8. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng” . Trường đại học Thủy Lợi.2007Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng”
1. Allen RG, Pereira L.S., Raes D., Smith M., 1998, Crop evapotranspiration. Guidelines for computing crop water requirements. In: FAO irrigation and drainage paper, no 56.FAO, Roma, Italy Khác
2. IPCC, Climate Change 2007, Synthesis Report. Contribution of Working Groups I, II and III tothe Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, edited by: Core Writing Team, Pachauri, R. K., and Reisinger, A., IPCC, Geneva, Switzerland, 2007a. 3091 Khác
3. IPCC, Climate Change 2007, The Physical Science Basis: Working Group I Contribution to 30 the Fourth Assessment Report of the IPCC, edited by: Solomon, S., Qin, D., Manning, M., Chen, Z., Marquis, M., Averyt, K. B., Tignor, M., and Miller, H. L., Cambridge University Press, Cambridge, UK and New York, NY, USA, 2007b Khác
4. IPCC, Climate Change 2001, Synthesis Report. A Contribution of Working Group I, II, and III to the Third Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, edited by: Watson, R. T. and the Core Writing Team , Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA Khác
5. IPCC, Climate Change 2007, Synthesis Report. Contribution of Working Groups I, II and III tothe Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, edited by: Core Writing Team, Pachauri, R. K., and Reisinger, A., IPCC, Geneva, Switzerland, 2007a. 3091 Khác
6. Le V.C., 2011, Water resources Assessment for the Day river basin (Vietnam) under development and climate change scenarios. Ph.D Thesis, Milan-Ital Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1-1.  Hiệu ứng nhà kính (Nguồn: The National Academy of Sciences, USA) - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Hình 1 1. Hiệu ứng nhà kính (Nguồn: The National Academy of Sciences, USA) (Trang 20)
Hình 1-2.  Thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo thời gian (Nguồn: IPCC, 2007) - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Hình 1 2. Thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo thời gian (Nguồn: IPCC, 2007) (Trang 21)
Hình 1- 3. Xu hướng biến đổi một số khí nhà kính đến 1/2003 - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Hình 1 3. Xu hướng biến đổi một số khí nhà kính đến 1/2003 (Trang 21)
Bảng 1-4 Thiệt hại do thiên tai đối với nông nghiệp tại Việt Nam (1995-2007) - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Bảng 1 4 Thiệt hại do thiên tai đối với nông nghiệp tại Việt Nam (1995-2007) (Trang 25)
Hình 1-4  Diễn biến thiệt hại do thiên tai của ngành nông nghiệp giai đoạn 1993-2007  2 - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Hình 1 4 Diễn biến thiệt hại do thiên tai của ngành nông nghiệp giai đoạn 1993-2007 2 (Trang 26)
Hình 1-5   Phân bố lượng mưa các vùng thuộc lưu vực sông Hồng-Thái Bình - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Hình 1 5 Phân bố lượng mưa các vùng thuộc lưu vực sông Hồng-Thái Bình (Trang 27)
Hình 1-6  Thay đổi lượng mưa vùng ĐBSH theo mức kịch bản vừa - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Hình 1 6 Thay đổi lượng mưa vùng ĐBSH theo mức kịch bản vừa (Trang 27)
Bảng 2-22: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( P 0 P C)  ứng với năm 2030 - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Bảng 2 22: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( P 0 P C) ứng với năm 2030 (Trang 43)
Bảng 2-1: Phân phối độ cao theo lũy tích diện tích của vùng Đồng bằng sông Hồng - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Bảng 2 1: Phân phối độ cao theo lũy tích diện tích của vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 51)
Bảng 2-2: Nhiệt độ không khí trung bình các thời đoạn - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Bảng 2 2: Nhiệt độ không khí trung bình các thời đoạn (Trang 53)
Bảng 2-3: Độ ẩm tương đối trung bình tháng năm - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Bảng 2 3: Độ ẩm tương đối trung bình tháng năm (Trang 54)
Bảng 2-4: Tốc độ gió trung bình tháng năm - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Bảng 2 4: Tốc độ gió trung bình tháng năm (Trang 54)
Bảng 2-6: Sự thay đổi của lượng mưa năm, mùa mưa, mùa khô qua từng thập kỷ - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Bảng 2 6: Sự thay đổi của lượng mưa năm, mùa mưa, mùa khô qua từng thập kỷ (Trang 56)
Bảng 2-8: Dân số trung bình phân theo tỉnh, năm 2008 - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Bảng 2 8: Dân số trung bình phân theo tỉnh, năm 2008 (Trang 60)
Bảng 3-2: Thời vụ và công thức tưới lúa vụ Mùa - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Bảng 3 2: Thời vụ và công thức tưới lúa vụ Mùa (Trang 63)
Bảng 3-1: Thời vụ và công thức tưới lúa Vụ Chiêm Xuân - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Bảng 3 1: Thời vụ và công thức tưới lúa Vụ Chiêm Xuân (Trang 63)
Bảng 3-15:Thống kê kết quả yêu cầu nước của lúa đối với trạm đại diện là Nam Định - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Bảng 3 15:Thống kê kết quả yêu cầu nước của lúa đối với trạm đại diện là Nam Định (Trang 73)
Bảng 3-20:Thống kê kết quả yêu cầu nước của lúa giai đoạn 2030 đối với trạm đại  diện là Thái Bình - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Bảng 3 20:Thống kê kết quả yêu cầu nước của lúa giai đoạn 2030 đối với trạm đại diện là Thái Bình (Trang 78)
Hình 3-3:  Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa 2 vụ ở thời điểm hiện tại  và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Hình 3 3: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa 2 vụ ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) (Trang 89)
Hình 3-7:  Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Chiêm Xuân ở thời điểm  hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Láng (Hà Nội) - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Hình 3 7: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Chiêm Xuân ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Láng (Hà Nội) (Trang 91)
Hình 3-9:  Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa 2 vụ ở thời điểm hiện tại  và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Láng (Hà Nội) - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Hình 3 9: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa 2 vụ ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Láng (Hà Nội) (Trang 92)
Hình 3-11:  Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Mùa ở thời điểm hiện tại  và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Hải Dương - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Hình 3 11: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Mùa ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Hải Dương (Trang 93)
Hình 3-13:  Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Chiêm Xuân ở thời điểm  hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Thái Bình - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Hình 3 13: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Chiêm Xuân ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Thái Bình (Trang 94)
Hình 3-15:  Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa 2 vụ ở thời điểm hiện tại  và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Thái Bình - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Hình 3 15: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa 2 vụ ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Thái Bình (Trang 95)
Hình 3-17:  Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Mùa ở thời điểm hiện tại  và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Nam Định - nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng
Hình 3 17: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Mùa ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Nam Định (Trang 96)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w