Phân vùng theo nhu cầu tướicủa lúa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng (Trang 35 - 36)

- Trong nửa cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, Tm có xu thế tăng lên rõ rệt như Ttb (rxy phổ biến 0,3 – 0,5).

2.2.1 Phân vùng theo nhu cầu tướicủa lúa

a) Nguyên tắc phân vùng

- Về mặt khí hậu: Khí hậu của Đồng bằng Sông Hồng nhìn chung tương đối đồng nhất do diện tích của vùng tương đối nhỏ. Sự khác biệt lớn nhất là sự gia tăng của nhiệt độ và độ ẩm theo chiều tiến dần ra biển. Chính bởi vậy, nếu ở vùng rìa đồng bằng ở phía bắc có mùa đông lạnh rét, khô và có tháng hạn thì đến vùng trung tâm đã không còn tháng rét và tháng hạn, và sang vùng duyên hải thì mùa đông ấm, mưa phùn nhiều và mùa hạ chịu ảnh hưởng mạnh của bão.

- Về mặt đất đai: Thổ nhưỡng của vùng Đồng bằng Sông Hồng nhìn chung tương đối đa dạng và cũng có thể được phân chia thành những khu vực trên cơ sở sự khác biệt về đất đai

- Về mặt địa hình, đặc điểm cơ bản nhất của địa hình Đồng bằng Sông Hồng là hiện tượng dốc thoải từ tây bắc xuống đông nam, khoảng từ độ cao 10 – 15 m xuống độ cao mặt biển. Tuy vậy, ở mỗi địa phương, địa hình lại cao thấp không đều, có khi giữa vùng đất cao vẫn có những chỗ trũng hoặc ngược lại, ở những vùng thấp vẫn có những sống đất tự nhiên dưới dạng đồi sót.

b) Phân vùng:

Như vậy, có thể thấy sự phân hóa không gian của điều kiện tự nhiên vùng Đồng bằng Sông Hồng chủ yếu trên cơ sở sự phân hóa của các yếu tố khí hậu, địa hình, đất đai. Theo nguyên tắc trên nhìn chung có thể phân chia vùng Đồng bằng sông Hồng thành

ba vùng lớn. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ là tương đối và ranh giới của các cũng chỉ mang tính chất quy ước :

- Vùng rìa đồng bằng gồm: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam. Khu vực rìa đồng bằng là khu vực của vùng núi Ba Vì, Tam Đảo và một phần núi đá vôi thuộc vùng núi đá vôi Hòa Bình – Thanh Hóa. Đây chủ yếu là các đồi núi thấp. Ở vùng rìa đồng bằng phía Bắc và phía Tây lãnh thổ12T12Tlà một dải đất bạc màu, tuổi già hơn phù sa mới, được gọi là phù sa cũ (để phân biệt với loại phù sa già hơn nữa, tuổi Đệ tứ hạ, trên các bậc thềm gọi là phù sa cổ), diện tích khoảng 100000 ha. Đất bị bạc màu do quá trình rửa trôi diễn ra từ lâu, đồng thời cũng là đất đã được sử dụng canh tác bất hợp lý từ lâu đời. Tầng đất mặt bạc trắng, chua và nhẹ hơn tầng dưới, giữ nước, giữ phân kém, nghèo chất dinh dưỡng. Dưới tầng đất cầy thường gặp kết von, đôi khi có đá ong.12T12TỞ các vùng núi đá vôi có thể gặp đất terra rossa.

- Vùng Trung tâm đồng bằng gồm: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh. Khu vực trung tâm đồng bằng là khu vực được bồi đắp bởi phù sa mới của của sông Hồng. Địa hình ở đây cao thấp không đều và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống đê. Vùng trung tâm đồng bằng có các loại đất phù sa. Loại đất này bị tác động mạnh bởi hệ thống đê điều. Ở vùng ngoài đê là đất phù sa được bồi đắp hàng năm và trong đê là đất phù sa không được bồi đắp. Tính chất của đất cũng khác nhau giữa hai hệ thống sông: đất phù sa sông Hồng trung tính và ít chua còn phù sa sông Thái Bình thì tương đối chua và kém màu mỡ hơn. Ở các ô trũng phổ biến là đất phù sa glây, thậm chí một số nơi còn có đất lầy thụt. Các loại đất này đã và đang bị biến đổi mạnh do hoạt động sản xuất của con người, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước.

- Vùng duyên hải ven biển gồm 5 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Khu vực duyên hải là các dải cồn cát tỏa rộng. Địa hình nhìn chung rất bằng phẳng và thấp dưới 1m, trừ những cồn cát nổi lên trên các ruộng xung quanh khoảng trên dưới 1m. Tại vùng ven biển tập trung chủ yếu là đất mặn và đất phèn. Đất mặn phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông Hồng từ Tiền Hải (Thái Bình) đến Kim Sơn (Ninh Bình). Do tính chất chua của phù sa sông Thái Bình nên vùng cửa sông chủ yếu là đất phèn ở Hải Phòng và Kiến Thụy (Thái Bình).

2.2.2 Nghiên cứu xác định lượng mưa tưới và các yếu tố ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng (Trang 35 - 36)