Ảnh hưởng của rét hại tới thời vụ và năng suất lúa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng (Trang 44 - 46)

- Trong nửa cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, Tm có xu thế tăng lên rõ rệt như Ttb (rxy phổ biến 0,3 – 0,5).

2.3.1 Ảnh hưởng của rét hại tới thời vụ và năng suất lúa

Vụ đông xuân ở đồng bằng sông Hồng thường kéo dài từ cuối tháng XI năm trước đến tháng VI năm sau, vào thời kỳ đầu và giữa vụ gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh ở vùng đồng bằng sụng Hồng, là thời kỳ có chế độ nhiệt phức tạp nhất: rét đậm, rét hại, ẩm... làm cho mạ và lúa mới cấy sinh trưởng không ổn định:

- Vào những năm rét đậm, rét hại: mạ chết, tốc độ ra lá chậm dẫn đến thiếu mạ, làm đảo lộn cơ cấu giống làm lúa trỗ muộn và hay gặp gió tây khô nóng

- Vào những năm ấm: mạ sinh trưởng nhanh, mạ già ống, lúa trỗ sớm hay gặp gió mùa đông bắc (nhiệt độ thấp) có sâu bệnh phát triển gây hại nặng, dẫn đến năng suất bị giảm.

Trong những năm gần đây (từ 1993-đến nay), cơ cấu Lúa Chiêm Xuân đã chuyển dần sang thời vụ 3 (gieo trồng lúa sau rét với các giống lúa ngắn ngày) chiếm khoảng 60-70% diện tích cả vụ. Vụ Lúa Chiêm Xuân 1995-1996 xuất hiện 2 đợt rét hại bắt đầu 26/I đến 27/II, vào thời điểm này, Lúa Chiêm Xuân chính vụ và xuân sớm đang trong giai đoạn cấy và bén rễ hồi xanh. Do nhiệt độ hạ thấp làm chết lúa mới cấy và chết mạ thời Vụ Chiêm Xuân muộn, ảnh hưởng đến cơ cấu canh tác trong vùng. Gần đây nhất, năm 2007 trong tháng III, IV xuất hiện nhiều đợt không khí lạnh, tác động

xấu đến quá trình sinh trưởng và phát dục của các trà lúa, đặc biệt các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh vào trung tuần tháng III và cuối tháng IV đã ảnh hưởng đến lúa làm đòng. Vào cuối tháng IV, đầu tháng V nhiều diện tích lúa xuân trỗ bông gặp 3 đợt gió mùa đông bắc kèm theo mưa làm nhiệt độ hạ thấp dưới ngưỡng thuận lợi cho lúa trỗ (25oC) gây ảnh hưởng đến quá trình trỗ bông, thụ phấn nên tỷ lệ lép của lúa cao.

Có thể nhận thấy rằng mức độ ảnh hưởng rõ rệt của các đợt rét hại đối với Lúa Chiêm Xuân ở đồng bằng sông Hồng. Những vụ có thời kỳ gieo mạ bị ảnh hưởng nặng nề đều rơi vào những năm có mùa đông rét, thời tiết hanh khô. Để khắc phục được sự ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đối với thời kỳ gieo mạ, tìm ra được thời gian gieo mạ và cấy Lúa Chiêm Xuân an toàn chúng ta cần phải tìm ra được quy luật, mức độ tập chung của các đợt rét hại.

Lúa xuân

Bảng 2-24: Dự báo suy giảm tiềm năng năng suất lúa xuân năm 2030-2050 dựa theo kịch bản trung bình (B1)MONRE, 2009 Vùng Diện tích canh tác Lúa Mùa năm 2008 (1000 ha)

Suy giảm tiềm năng năng suất (kg/ha)

Suy giàm sản lượngn (1000 tấn)

2030 2050 2030 2050

ĐBSH 566,3 -219,0 -695,0 -124,0 -393,6

Ghi chú: Năng suất lúa xuân bình quân cả nước là 5.38 tấn/ha, sản lượng lúa xuân trung bình là 15,418 triệu tấn giai đoạn 1995-2008

(Nguồn:Tính toán dựa vào mô hình cây trồng của Mai Văn Trịnh và CS, 2009 và GSO,2008)

Lúa Mùa:

Bảng 2-25: Dự báo suy giảm tiềm năng năng suất Lúa Mùa năm 2030-2050 dựa theo kịch bản MONRE, 2009 Vùng Diện tích canh Lúa Mùa tác năm 2008 (1000 ha)

Suy giảm tiềm năng năng suất (kg/ha)

Suy giảm sản lượng (1000 tấn)

2030 2050 2030 2050

ĐBSH 586,9 -219 -687,7 -128,5 -403,6

Ghi chú:Năng suất lúa hè bình quân cả nước là 4.0 tấn/ha, sản lượng lúa xuân trung bình là 8,854 triệu tấn giai đoạn 1995-2008

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)