Tác động của biến đổi lượng mưa và nhiệt độ đến nhu cầu tướ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng (Trang 27 - 28)

Hình 1-5 Phân bố lượng mưa các vùng thuộc lưu vực sông Hồng-Thái Bình

Biểu đồ phân bố lượng mưa trong năm của các vùng thuộc lưu vực sông Hồng-Thái Bình (Hình 1-6) cho thấy lượng mưa về mùa khô không có sự chênh lệch nhiều giữa các vùng. Lượng mưa từ tháng XI đến tháng III dao động trong khoảng 25-50 mm. Như vậy dòng chảy trên các sông đến vùng ĐBSH về mùa kiệt là kết quả của sự điều tiết lưu vực, điều tiết của các hồ chứa thượng lưu và các hoạt động lấy nước thượng nguồn. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000

XII-II III-V VI-VIII IX-XI

(m m ) TBNN 2020 2050 2100

Hình 1-6 Thay đổi lượng mưa vùng ĐBSH theo mức kịch bản vừa

Theo kịch bản biến đổi lượng mưa mức vừa, mức tăng giảm lượng mưa cho vùng ĐBSH như Hình 1-6, lượng mưa về mùa khô tăng giảm nhỏ, như vậy những tác động trực tiếp của lượng mưa vào mùa khô đến hạn hán là không nhiều. Hạn hán vùng ĐBSH chủ yếu là do mùa mưa kết thúc sớm, lượng mưa suy giảm so với trung bình nhiều năm nên giảm lượng cấp cho nước ngầm và nước về các hồ chứa . Năm 2003, mùa mưa trong lưu vực kết thúc sớm , lượng mưa hụt từ 10% - 30%, có những điểm lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm rất lớn như Phú Thọ hụt (-610mm), Yên Bái (-526mm), Tiên Yên (-433mm). Mực nước, lưu lượng đến tại các hồ trên lưu vực trong

mùa cạn cần cung cấp cho thời kì đổ ải của sản xuất nông nghiệp đều thấp hơn nhiều hơn so với trung bình nhiều năm cùng kì của các năm trước . Lưu lượng đến trung bình trong tháng I/2004 của hồ Hòa Bình chỉ đạt 405 mP

3

P

/s bằng 35% mức tháng I năm 2003 và bằng 72% mức trung bình nhiều năm . Ngày 13/01/2004 đạt mức thấp nhất so với cùng kì kể từ khi có hồ đến nay là 109,35m. Trong khi đó, lưu lượng đến trong tháng I năm 2003 và bằng 89% so với trung bình nhiều năm . Mực nước trung bình tháng trên sông Hồng tại Hà Nội 01/2004 thấp hơn trung bình nhiều năm là 1.96m, là mực nước thấp nhất so với cùng kỳ trong chuỗi số liệu quan trắc được từ trước đến nay . Trên sông Thái Bình tại trạm Phả Lại mực nước thấp nhất tháng 01/2004 đã xuống mức 0.22 m. Mực nước trên các sông nhánh thuộc lưu vực sông Hồng – Thái Bình cũng xuống thấp chỉ xuất hiện dao động nhỏ trong vài ngày ; lượng dòng chảy trên sông giảm nhanh, lượng dòng chảy trung bình tháng trên các sông ở trên lưu vực đều ở mức thiếu hụt với mức trung bì nh nhiều năm từ 20 – 30%, có nơi thiếu hụt nhiều hơn . Lượng nước trong mùa cạn chiếm 15 – 20% tổng lượng nước cả năm.

Theo kịch bản về biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng lên sẽ làm tăng lượng bốc hơi, dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng nước. Lượng mưa vào mùa khô có xu hướng giảm; lượng mưa vào mùa mưa và cuối mùa mưa có xu hướng tăng lên do đó nếu chủ động tích trữ nước và xây dựng các công trình hồ chứa đa mục tiêu để cấp nước cho mùa khô sẽ giảm thiểu được hạn hán.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)