- Trong nửa cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, Tm có xu thế tăng lên rõ rệt như Ttb (rxy phổ biến 0,3 – 0,5).
3.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình có thể phân chia thành 02 vùng trong đó vùng 1 là vùng chuyển tiếp từ địa hình vùng núi tới vùng đồng bằng và vùng đồng bằng ven biển
• Vùng chuyển tiếp vùng núi thấp phần dưới lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình
Vùng này rộng chừng 39.000 kmP
2
P
, bao gồm những đồi núi thấp từ 100 ÷ 1.000 m, phần lớn nằm phân bố theo dạng nan quạt, cũng chuyển từ núi con Voi hướng Tây Bắc về phía Đông lưu vực là núi Yên Tử theo hướng Đông - Tây.
Trong đó các ngọn núi: Ba Vì (1.281 m) ở hạ lưu sông Đà, con Voi (1.316m) và núi Chàm Chu (1.587 m) ở trung hạ lưu sông Lô, ngọn Fiaxa (1.980 m), Pia Oắc (1.502 m), núi Tam Đảo (1.403m) ở hạ lưu sông Lô - Gâm và sông Cầu, đều là các trung tâm mưa rất gần đồng bằng nông nghiệp. Càng về hạ du, có nhiều cánh đồng rộng như Ấm Thượng, Hạ Hoà, Cẩm Khê, Phú Thọ, Lâm Thao (sông Thao); Lục Yên Châu, Yên Bình, (sông Chảy); Hàm Yên, Yên Sơn, Chiêm Hoá, Sơn Dương, Phong Châu, Đoan Hùng, Việt Trì, Lập Thạch, (sông Lô), Bắc Cạn, Định Hoá, Đại Từ v.v… (sông Thái Bình).
• Vùng đồng bằng sông Hồng - sông Thái Bình
Gồm những đồi núi thấp dưới 100m, những thung lũng rộng hạ lưu sông Thao, sông Lô, sông Thái Bình và Tam giác châu hội tụ của phù sa sông Hồng. Với diện tích chừng 21.000 kmP
2
P(trong đó Tam giác châu khoảng 15.000 kmP
2
P
). Vùng Tam giác châu khá bằng phẳng, từ Việt Trì đến biển có độ dốc trung bình 9 cm/km) tuy nhiên cũng còn những hướng núi dưới 1.000 m nổi nên ở Hà Nam, Hải Phòng, Ninh Bình và Bắc Hải Dương, Hải Phòng.
Nguồn phù sa lớn 100.10P
6
Ptấn/năm đã bồi tụ tạo ra mặt đất hiện nay của tam giác châu. Khi nước lũ tràn bãi sông Hồng mang phù sa vào các vùng trũng hai bên thành những gò đất cao, vì tốc độ ngay sau khi tràn bờ bãi đã giảm đi rõ rệt, rồi phù sa tràn vào lắng đọng và nâng cao dần, hình thành một thế dốc mặt đất từ bờ sông Hồng của Tam giác châu, tạo thành thế tiêu thoát nước từ sông Hồng sang sông Cầu, sông Thái Bình; Từ sông Hồng sang sông Tích, sông Đáy và trước khi hình thành tuyến đê lưu vực sông Hồng như ngày nay, nước sông Hồng vẫn qua sông Phan, sông Cà Lồ, sông Thiếp, sông Đuống, sông Thái Đình Đào, sông Cửu An sang sông Thái Bình; Qua sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Châu Giang, Tắc Giang, sông Nam Định đưa nước sang sông Đáy.
Sau hàng ngàn năm đắp đê và làm thuỷ lợi mới có một tam giác châu và đồng bằng sông Hồng phì nhiêu như ngày nay. Đồng thời hệ thống đê cũng đã chia cắt đồng bằng thành những ô riêng biệt, những vùng trũng úng: Vĩnh Yên, Phủ Lý, Nho Quan, Kim Thi, Quế Võ, Lục Nam ra sát biển và cũng có những cồn cát cao 2 ÷ 3 m, giữa sông Trà Lý và sông Hồng có khoảng 25 dải song song tạo thành vùng đất cồn rộng 30 km, cao hơn mặt ruộng 1 ÷2 m, có làng mạc ở trên đó.
Bảng 2-1: Phân phối độ cao theo lũy tích diện tích của vùng Đồng bằng sông Hồng
Cao độ (m) Diện tích (ha) Diện tích luỹ tích (ha) %
< 1 293.020 293.020 29,9 1÷2 279.300 572.320 58,4 2÷3 134.260 706.580 72,1 3÷4 115.420 822.000 83,9 4÷5 41.300 863.300 88,1 5÷6 19.680 882.980 90,1 6÷7 41.160 924.140 94,3 7÷8 14.700 938.840 95,8 8÷9 15.680 954.520 97,4 > 9 25.480 980.000 100,0