Thay đổi cơ cấu giống tăng tỷ lệ giống ngắn ngày

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng (Trang 46 - 47)

- Trong nửa cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, Tm có xu thế tăng lên rõ rệt như Ttb (rxy phổ biến 0,3 – 0,5).

2.3.2 Thay đổi cơ cấu giống tăng tỷ lệ giống ngắn ngày

Trong những năm gần đây các hiện tượng thời tiết bất thường như ENSO với các hiệu ứng Vụ Chiêm Xuân ấm lạnh xảy ra với tần xuất xuất hiện ngày càng dày hơn. Vụ Chiêm Xuân ấm với nhiệt độ trung bình cao (ví dụ trên 200C) trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa. Hiện tượng này dẫn đến hiện tượng mạ nhanh già, lúa bị rút ngắn thời gian sinh trưởng do sớm đạt tổng tích ôn và trải qua các giai đoạn sinh lý cần thiết trong khi sản phẩm quang hợp và quá trình tổng hợp hydrate carbon còn thấp, sinh khối nhỏ, các yếu tố cấu thành năng suất như số bông trên mét vuông, chiều dài bông, số hạt trên bông và đặc biệt là số hạt lép. Hậu quả là lúa trỗ bông sớm hơn Vụ Chiêm Xuân bình thường khoảng 2 tháng với hình thái cây rất thấp, mật độ bông thấp, bông ngắn, tỷ lệ lép cao và tất nhiên là năng suất lúa bị giảm nghiêm trọng tới 70%. Giống lúa càng dài ngày thì ảnh hưởng càng nặng nề, suy giảm năng suất càng cao, thậm chí không được thu hoạch trong khi các giống lúa ngắn ngày mức suy giảm năng suất thấp hơn, hoặc một số biện pháp kỹ thuật có thể được áp dụng xử lý kịp thời như gieo lại, bón phân rải, bón phân đạm muộn để tăng thời gian sinh trưởng của lúa, thay bằng mức suy giảm năng suất khoảng 70% thì mức suy giảm năng suất ở các giống ngắn ngày có thể chỉ khoảng 30%. Hiện tượng này rất phổ biến và tần suất xuất hiện ngày một cao trong những năm gần đây ở ĐBSH, ví dụ các Vụ Chiêm Xuân ấm năm 1991, 1997, 2004 đã làm bình quân năng suất lúa của toàn vùng giảm mạnh. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp với sự can thiệp quyết liệt của các nhà khoa học nông nghiệp, khuyến nông và của những người nông dân năng động, có kinh nghiệm thì sự suy giảm năng suất được giữ ở mức thấp nhất có thể.

Trong trường hợp Vụ Chiêm Xuân lạnh bất thường thì hầu hết mạ lúa xuân dài ngày bị ảnh hưởng chết hoặc thiệt hại nặng nề. Khi nhiệt độ quá thấp, thời gian sinh trưởng của lúa bị kéo dài, cạnh tranh thời gian của lúa vụ mùa tiếp theo trong cơ cấu 3 vụ. Mặt khác thời gian sinh trưởng kéo dài sẽ phải đối mặt với sự phá hoại của các loại dịch hại cây trồng nở rộ khi thời tiết cuối vụ phù hợp gây tổn thất lớn. Vì vậy, các giống lúa dài ngày truyền thống như VN10, DT10, 13/2 (170 – 190 ngày) dần dần bộc lộ rõ nhược điểm và chúng được thay thế bằng các loại giống ngắn ngày, ví dụ rất rõ là ở Thái Bình hầu hết là giống lúa dài ngày vào những năm 80 nhưng chúng giảm xuống còn khoảng 50% vào những năm 2000 và ngày nay thì hầu như đã được thay thế hoàn toàn bằng các giống ngắn ngày.

Theo thống kê, trong 11 tỉnh của ĐBSH diện tích canh tác Lúa Chiêm Xuân chỉ còn 12,5% và diện tích lúa xuân muộn đã tăng lên 83,7% và cho năng suất vừa ổn định hơn vừa cao hơn năng suất Lúa Chiêm Xuân (Bảng 13).

Bảng 2-26: Sự thay đổi diện tích gieo trồng các trà lúa và năng suất ở ĐBSH trong 10 năm gần đây

STT Tỉnh

Đông xuân (xuân

sớm) Xuân muộn Thay đổi (+)/ (-)

% diện tích Năng suất (tấn/ha) % diện tích Năng suất (tấn/ha) % diện tích Năng suất (tấn/ha) 1 Ninh Bình 5,60 5,02 94,40 6,23 88,80 1,21 2 Nam Định 1,00 6,09 99,00 7,02 98,00 0,93 3 Vĩnh Phúc 16,50 4,72 83,40 5,64 66,90 0,92 4 Hà Nội 6,20 4,82 70,80 5,63 64,60 0,81 5 Hà Nam 0,10 5,19 95,80 5,86 95,70 0,67 6 Hà Tây cũ 2,60 5,74 95,10 6,08 92,50 0,34 7 Bắc Ninh 3,00 5,81 90,20 6,00 87,20 0,19 8 Hải Dương 37,90 6,45 61,60 6,64 23,70 0,19 9 Hải Phòng 31,40 6,01 62,80 6,12 31,40 0,11 10 Hưng Yên 6,70 6,47 94,30 6,45 87,60 -0,02 11 Thái Bình 26,70 7,04 73,30 6,87 46,60 -0,17 Trung bình 12,52 5,76 83,70 6,23 71,18 0,471

(Nguồn: Lê Hưng Quốc, 2009 và theo ước tính của các Sở NN&PTNT)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)