Tình hình xâm nhập mặn trên sông

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng (Trang 28 - 29)

Độ mặn trên các sông vùng gần biển thay đổi mạnh từ tháng XI năm trước đến hết tháng V năm sau, tăng từ đầu mùa đến giữa mùa rồi lại giảm dần tới cuối mùa (V). Tuy nhiên độ mặn trung bình tháng lớn nhất mùa cạn thường xảy ra vào tháng III (64% số trạm đo, phần lớn trên sông Thái Bình, sông Đáy và sông Ninh Cơ), rồi đến tháng I (ở 32.2% trạm, trong đó có dòng chính trên sông Hồng và một số trạm ở các sông khác), còn lại là số trạm mặn nhất xảy ra vào tháng II (Trà Lý) và tháng khác. Do lưu lượng nước đến nhỏ, mặt khác nước còn được lấy cho tưới, dân sinh, và công nghiệp nên lưu lượng còn lại nhỏ, mực nước sông thấp so với nước triều biển cùng thời điểm.

Do vậy chiều sâu xâm nhập mặn trung bình với độ mặn 1‰: Sông Hồng 12km, sông Thái Bình 15km, sông Văn Úc 18km, sông Kinh Thầy 27km, sông Lạch Tray 22 km, sông Diêm Điền 6 km, sông Trà Lý 8 km, Ninh Cơ 11 km, sông Đáy 5km.

Chiều sâu xâm nhập mặn với độ mặn 4P

0

P

/R00R: sông Hồng 10 km, sông Thái Bình 5 km, sông Văn Úc 8km, sông Kinh Thầy 12km, sông Lạch Tray 12 km, sông Diêm Điền 2 km, sông Trà Lý 3 km, sông Ninh Cơ 10 km, sông Đáy 1 km.

Trường hợp độ mặn 1P

0

P

/R00R vào sâu nhất đã xảy ra sông Hồng 14km, sông Thái Bình 28km, sông Văn Úc 28km, sông Kinh Thầy 40 km, sông Lạch Tray 30km, sông Diêm Điền 12km, sông Trà Lý 20km, sông Ninh Cơ 32 km, sông Đáy 20km.

Trường hợp độ mặn 4P

0

P

/R00R vào sâu nhất đã xảy ra sông Hồng 12km, sông Thái Bình 20km, sông Văn Úc 20km, sông Kinh Thầy 32km, sông Lạch Tray 25km, sông Diêm Điền 10km, sông Trà lý 15km, sông Ninh Cơ 30km, sông Đáy 17km.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng (Trang 28 - 29)