Đến nay, trên toàn vùng có 17 nhà máy nước khai thác tập trung.. Riêng khu vực Hà Nội có 12 nhà máy nước lớn là Yên Phụ, Đồn Thuỷ, Ngọc Hà, Ngô Sỹ Liên, Lương Yên, Phương Mai, Hạ Đình, Mai Dịch, Pháp Vân, Gia Lâm - Sài Đồng, Cáo Đỉnh; với khoảng 150 giếng khoan đường kính lớn đang khai thác với tổng lưu lượng khoảng 481,000 mP
3
P
/ng. Ngoài ra, nhiều nhà máy mới đang xây dựng như Nam Dư Thượng, Bắc Thăng Long - Vân Trì, Cẩm Giàng, Khả Do, Tiền Châu, với công suất 120,000 mP
3
P
/ng. Cùng với sự khai thác tập trung quy mô làm cho động thái của nước dưới đất bị phá huỷ, dẫn đến sự hình thành các phễu hạ thấp mực nước trong tầng khai thác với mức độ lan rộng và hạ sâu không ngừng. Diện tích phễu từ 190kmP
2
Pvào năm 1991 đến năm 1994 tăng lên 245.5kmP
2P P , với tốc độ trung bình 14kmP 2 P /năm. Tốc độ hạ thấp mực nước 0.25m/năm. Rốn phễu sâu nhất ở Hạ Đình và Tương Mai. Đối với hệ thống khai thác lẻ phục vụ các cơ quan và hệ thống giếng đào, giếng khoan hộ gia đình do không chịu sự quản lý của nhà nước nên khai thác tùy tiện không theo quy hoạch nên nguồn nước và chất lượng ngày càng suy giảm. Ngoài ra việc lạm dụng phân bón và thuốc trừ
sâu trong nông nghiệp, nước thải không được xử lý cũng làm chất lượng nước ngầm ngày càng xấu đi.
Theo các kịch bản BĐKH, sự suy giảm lượng mưa vào cuối mùa khô, dòng chảy trên sông suối giảm nhỏ và kết hợp với mực nước biển dâng sẽ làm mặn xâm nhập sâu vào các sông. Do nước ngầm và nước mặt có sự tương tác nên nước ngầm các vùng ven sông bị xâm mặn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm mặn. Việc khai thác nước ngầm không theo quy hoạch làm hạ thấp mực nước ngầm sẽ làm tăng diện tich nước dưới đất bị nhiễm mặn. Đối với các vùng ven biển, mức độ nhiễm mặn sẽ trầm trọng hơn nếu việc khai thác nước ngầm phục vụ nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch và không được quản lý tốt.
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NHU CẦU NƯỚC CHO LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NHU CẦU NƯỚC CHO LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 2.1. Nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố khí hậu đến nhu cầu tưới cho lúa
2.1.1. Định nghĩa về nhu cầu tưới cho lúa
Nhu cầu tưới cho lúa là tổng lượng nước cần tưới trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa
Nhu cầu tưới cho lúa là nhu cầu cấp nước bổ sung cho lúa để đảm bảo chế độ nước tối ưu trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa
Nhu cầu tưới cho lúa trong một giai đoạn sinh trưởng và phát triển nào đó của lúa hay cả vụ là hiệu số của tổngnhu cầu tưới (bao gồmnhu cầu tưới cho cây lúa tạo sinh khối chất khô và bốc hơi, lượng nước hao do thấm và bốc hơi khoảng trống) và lượng nước sử dụng từ mưa (lượng mưa được sử dụng để cung cấp chonhu cầu tưới của lúa- còn gọi là lượng mưa hiệu quả).
Tổng lượng nước yêu cầu tưới cho một giai đoạn sinh trưởng và phát triển nào đó của lúa hay suốt cả vụ gọi là mức tưới cho giai đoạn đó, hay mức tưới vụ.
2.1.2. Các thành phần cấu thành nên nhu cầu tưới
Theo định nghĩa nêu trên, có thể viết phương trình cân bằng nước cho một đơn vị diện tích (1 ha) trong một thời đoạn nào đó (∆t)
Phương trình có dạng:
m + Wo+ Phq = Whao + Wth + Wc (1) Trong đó:
m: là mức tưới trong giai đoạn ∆t nào đó
Wo: lượng nước sẵn có trong ruộng thời đoạn tính toán (∆t) Phq: lượng mưa hiệu quả trong thời đoạn tính toán (∆t) Whao: lượng nước hao trong thời đoạn tính toán (∆t)
Whao = Et + Ing (2) Trong đó:
Et: lượng nước hao do bốc hơi qua lá và bốc hơi khoảng trống trong thời đoạn tính toán (∆t)
Ing: lượng nước hao do ngấm trong thời đoạn tính toán (∆t) Wc: lượng nước trong ruộng cuối thời đoạn tính toán (∆t) Wth: Lượng nước tháo đi trong thời đoạn tính toán (∆t) Từ (2) ta thấy:
Theo Penman:Lượng bốc hơi Et là một hàm số phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm, tốc độ gió, số giờ nắng và tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lúa, có dạng sau:
Et = ETo x Kc Trong đó:
ETo: Lượng bốc hơi tiềm năng được xác định từ các yếu tố khí hậu theo công thức Pen Man.
Kc: Hệ số cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố phi khí hậu được lấy theo tài liệu hướng dẫn của tổ chức Fao
Từ (1) biến đổi thành:
m = Et + Ing + Wth + Wc – Wo – Phq (3)
= ETo x Kc + Ing + Wth + Wc – Wo – Phq (4)
Như vậy nếu đồng nhất về điều kiện đất đai, các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến mức tưới còn lại bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bốc hơi tổng số (gồm bốc hơi qua lá và bốc hơi khoảng trống). Các yếu tố này gồm nhiệt độ, độ ẩm, gió và yếu tố liên quan thứ hai là lượng mưa
2.1.3. Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến các thành phần cấu thành nhu cầu tưới
Như đã phân tích ở phần trên, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tưới có liên quan đến Biến đổi khí hậu gồm nhiệt độ, gió và mưa trong đó yếu tố chịu ảnh hưởng chủ yếu là nhiệt độ và mưa
1) Tác động của biến đổi khí hậu đến chế độ nhiệt
a) Tác động của biến đổi khí hậu đến nhiệt độ trung bình
Trong các kịch bản biến đổi khí hậu đã được công bố, nhiệt độ trung bình đều tăng. So với nhiệt độ trung bình thời kỳ 1980 – 1999 (Hình 6.1), nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0,3 – 0,50
C vào năm 2020; 0,9 – 1,50
C vào năm 2050 và 2,0 – 2,80 C vào năm 2100.
Tác động của BĐKH bao trùm lên toàn bộ chế độ nhiệt (trị số trung bình, phân bố theo không gian, thời gian của các trị số đó)
Vào cuối thế kỷ 20, nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 14 đến 260 C.
Hình 2- 1: Nhiệt độ trung bình năm, thời kỳ 1980 – 1999
Hình 2- 2: Nhiệt độ trung bình năm, thời kỳ 2041 – 2050
Năm 2050 sẽ không còn những khu vực dưới 140
C, xuất hiện những khu vực nhiệt độ năm trên 280
C (Hình 6.2) Năm 2100 khu vực dưới 160
C hầu như mất hẳn và khu vực trên 280
C chiếm hầu hết Nam Bộ, đồng bằng duyên hải NTB và phần phía Nam của BTB (Hình 6.3)
b) Tác động của BĐKH đến nhiệt độ cao nhất