Kết quả đánh giá nhu cầu tướicho lúa vùng Đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng (Trang 86 - 100)

- Trong nửa cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, Tm có xu thế tăng lên rõ rệt như Ttb (rxy phổ biến 0,3 – 0,5).

2. Tính toán nhu cầu tướicho lúa với trạm được chọn để tính toán là trạm Nam Định

3.5.2 Kết quả đánh giá nhu cầu tướicho lúa vùng Đồng bằng sông Hồng

U

1/ Kết quả tổng hợp tính toán

a)Kết quả tính toán với trạm đại diện là trạm Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc)

Bảng 3-28: Bảng tính toán nhu cầu tưới của lúa ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kì nền đối với trạm đại diện là Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc)

Thời gian Thời kỳ nền 1978-2007 2030 2050

Đơn vị (m3/ha) (m3/ha) % (m3/ha) % (m3/ha) %

Lúa Chiêm Xuân 6138 6365 3.70 6876 12.02 7073 15.23

Lúa Mùa 4759 4850 1.91 4947 3.95 5081 6.77

Tổng 10897 11215 2.92 11823 8.50 12154 11.54

b) Kết quả tính toán với trạm đại diện là trạm Láng (Hà Nội)

Bảng 3-29: Bảng tính toán nhu cầu tưới của cây lúa ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kì nền đối với trạm đại diện là Láng (Hà Nội)

Thời gian Thời kỳ nền 1979-2011 2030 2050

Đơn vị (m3/ha) (m3/ha) % (m3/ha) % (m3/ha) %

Lúa Chiêm Xuân 6044 6173 2,13 6375 5,48 6454 6,78

Lúa Mùa 4027 4145 2,93 4487 11,42 4495 11,62

c) Kết quả tính toán với trạm đại diện là trạm Hải Dương

Bảng 3-30: Bảng tính toán nhu cầu tưới của cây lúa ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kì nền đối với trạm đại diện là Hải Dương

Thời gian Thời kỳ nền 1980-2010 2030 2050

Đơn vị (m3/ha) (m3/ha) % (m3/ha) % (m3/ha) %

Lúa Chiêm Xuân 5852 5950 1,67 6602 12,82 6692 14,35

Lúa Mùa 4388 4663 6,27 4778 8,89 4812 9,66

Tổng 10240 10613 3,64 11380 11,13 11504 12,34

Kết quả tính toán với trạm đại diện là trạm Phủ Lý (Hà Nam)

Bảng 3-31: Bảng tính toán nhu cầu tưới của lúa ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kì nền đối với trạm đại diện là Phủ Lý (Hà Nam)

Thời gian Thời kỳ nền 1972-2002 2030 2050

Đơn vị (m3/ha) (m3/ha) % (m3/ha) % (m3/ha) %

Lúa Chiêm Xuân 5705 5812 1,88 5976 4,75 6150 7,80

Lúa Mùa 3895 4065 4,36 4115 5,65 4298 10,35

Tổng 9600 9877 2,89 10091 5,11 10448 8,83

e) Kết quả tính toán với trạm đại diện là trạm Thái Bình

Bảng 3-32: Bảng tính toán nhu cầu tưới của lúa ở thời điểm tương lai so với thời kì nền đối với trạm đại diện là Thái Bình

Thời gian Thời kỳ nền 1980-2011 2030 2050

Đơn vị (m3/ha) (m3/ha) % (m3/ha) % (m3/ha) %

Lúa Chiêm Xuân 6005 6341 5,60 6845 13,99 6968 16,04

Lúa Mùa 4099 4163 1,56 4376 6,76 4499 9,76

Tổng 10104 10504 3,96 11221 11,06 11467 13,49

f) Kết quả tính toán với trạm đại diện là trạm Nam Định

Bảng 3-33: Bảng tính toán nhu cầu tưới của lúa ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kì nền đối với trạm đại diện là Nam Định

Thời gian Thời kỳ nền 1980-2011 2030 2050

Đơn vị (m3/ha) (m3/ha) % (m3/ha) % (m3/ha) %

Lúa Chiêm Xuân 6060 6284 3,70 6397 5,56 6497 7,21

U

2/ Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền

a) UVùng Bán sơn địa, ven Đồng bằng sông Hồng

Hình 3-1: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Chiêm Xuân ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Vĩnh Yên (Vĩnh

Phúc)

Hình 3-2: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Mùa ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc)

Hình 3-3: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa 2 vụ ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc)

Hình 3-4: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Chiêm Xuân ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Phủ Lý (Hà Nam)

Hình 3-5: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Mùa ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Phủ Lý (Hà Nam)

Hình 3-6: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa 2 vụ ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Phủ Lý (Hà Nam)

b) Vùng Trung tâm Đồng bằng sông Hồng

Hình 3-7: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Chiêm Xuân ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Láng (Hà Nội)

Hình 3-8: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Mùa ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Láng (Hà Nội)

Hình 3-9: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa 2 vụ ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Láng (Hà Nội)

Hình 3-10: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Chiêm Xuân ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Hải Dương

Hình 3-11: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Mùa ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Hải Dương

Hình 3-12: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa 2 vụ ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Hải Dương

c) Vùng Duyên hải ven biển Đồng bằng sông Hồng

Hình 3-13: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Chiêm Xuân ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Thái Bình

Hình 3-14: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Mùa ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Thái Bình

Hình 3-15: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa 2 vụ ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Thái Bình

Hình 3-16: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Chiêm Xuân ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Nam Định

Hình 3-17: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa Mùa ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Nam Định

Hình 3-18: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu tưới của lúa 2 vụ ở thời điểm hiện tại và tương lai so với thời kỳ nền đối với trạm đại diện là trạm Nam Định

U

3/ Phân tích kết quả

* Đối với thời kì nền

Nhu cầu tưới cho lúa vùng Bán sơn địa là lớn nhất, khoảng 6138 m3/ha (Lúa chiêm xuân) và 4759 m3/ha (Lúa mùa). Nhu cầu tưới cho lúa vùng Trung tâm đồng bằng sông Hồng là nhỏ nhất, khoảng 5705- 6044 m3/ha (Lúa chiêm xuân) và khoảng 3895 – 4388 m3/ha (Lúa mùa)

* Đối với thời kì hiện tại

Nhu cầu tưới cho lúa vùng Bán sơn địa là lớn nhất, khoảng 6365 m3/ha (Lúa chiêm xuân) và 4850 m3/ha (Lúa mùa). Nhu cầu tưới cho lúa vùng Trung tâm đồng bằng sông Hồng là nhỏ nhất, khoảng 5812- 6173 m3/ha (Lúa chiêm xuân) và khoảng 4065 – 4663 m3/ha (Lúa mùa)

Qua quá trình tính toán nhu cầu tưới cho lúa ở thời kỳ nền so với thời hiện tại tương ứng ba vùng thuộc Đồng bằng sông Hồng, ta rút ra được kết quả như sau:

- Vùng Bán sơn địa, rìa Đồng bằng sông Hồng + Lúa chiêm xuân tăng : 3,7 % + Lúa mùa tăng : 1,91 % - Vùng Trung tâm Đồng bằng sông Hồng

+ Lúa chiêm xuân tăng : 1,6% – 2,13% + Lúa mùa tăng : 2,93% – 6,27% - Vùng Duyên hải ven biển

+ Lúa chiêm xuân tăng : 3,7% - 5,6 % + Lúa mùa tăng : 1,56 % - 2,49%

Như vậy nhu cầu tưới cho lúa ứng với ba vùng thuộc đồng bằng sông Hồng ở thời kì hiện tại đều tăng so với thời kỳ nền. Mặc dù nhu cầu tưới cho vùng bán sơn địa là lớn nhất đối với cả 2 vụ lúa nhưng mức tăng đối với Lúa chiêm xuân của vùng Duyên hải ven biển lại lớn nhất và vùng Trung tâm đồng bằng là nhỏ nhất; mức tăng đối với Lúa mùa của vùng Trung tâm đồng bằng sông Hồng là lớn nhất và vùng Bán sơn địa, rìa đồng bằng là nhỏ nhất.

Tương tự như vậy với năm tương lai 2030 thì nhu cầu tưới cho lúa vùng Bán sơn địa là lớn nhất, khoảng 6875 m3/ha (Lúa chiêm xuân) và 4947 m3/ha (Lúa mùa). Nhu cầu tưới cho lúa vùng Trung tâm đồng bằng sông Hồng là nhỏ nhất, khoảng 5976- 6602 m3/ha (Lúa chiêm xuân) và khoảng 4115 – 4778 m3/ha (Lúa mùa)

Qua quá trình tính toán nhu cầu tưới cho lúa ở thời kỳ nền và thời kỳ năm 2030, ta rút ra được kết quả như sau:

- Vùng Bán sơn địa, rìa Đồng bằng sông Hồng + Lúa chiêm xuân tăng : 12,02 % + Lúa mùa tăng : 3,95 % - Vùng Trung tâm Đồng bằng sông Hồng

+ Lúa chiêm xuân tăng : 4,75% – 12,82% + Lúa mùa tăng : 5,65% – 11,42% - Vùng Duyên hải ven biển

+ Lúa chiêm xuân tăng : 5,56% - 13,99 % + Lúa mùa tăng : 6,76 % - 7,46%

Như vậy nhu cầu tưới cho lúa ứng với ba vùng thuộc đồng bằng sông Hồng ở thời kì năm 2030 đều tăng so với thời kỳ nền và tăng hơn nhiều so với thời kì hiện tại. Mặc dù nhu cầu tưới cho vùng bán sơn địa là lớn nhất đối với cả 2 vụ lúa nhưng mức tăng đối với Lúa chiêm xuân của vùng Bán sơn địa, rìa đồng bằng là lớn nhất và vùng trung tâm đồng bằng là nhỏ nhất; mức tăng đối với Lúa mùa của vùng Trung tâm đồng bằng sông Hồng là lớn nhất và vùng Bán sơn địa, rìa đồng bằng là nhỏ nhất.

Thời kì năm 2050 cũng tương tự như năm 2030 nhưng nhu cầu tưới lớn hơn và mức tăng về nhu cầu tưới cho lúa so với thời kì nền cũng lớn hơn rất nhiều. Nhu cầu tưới cho lúa vùng Bán sơn địa là lớn nhất, khoảng 7073 m3/ha (Lúa chiêm xuân) và 5081 m3/ha (Lúa mùa). Nhu cầu tưới cho lúa chiêm xuân vùng Trung tâm đồng bằng sông Hồng là nhỏ nhất, khoảng 6150- 6692 m3/ha và nhu cầu tưới cho lúa mùa vùng Duyên hải, ven biển là nhỏ nhất khoảng 4499 – 4591 m3/ha.

Qua quá trình tính toán nhu cầu tư ới của các loại cây trồng ở thời kỳ nền và th ời kỳ năm 2050, ta rút ra được kết quả như sau:

- Vùng Bán sơn địa, rìa Đồng bằng sông Hồng + Lúa chiêm xuân tăng : 15,23 % + Lúa mùa tăng : 6,77 % - Vùng Trung tâm Đồng bằng sông Hồng

+ Lúa chiêm xuân tăng : 6,78% – 14,35% + Lúa mùa tăng : 9,66% – 11,62% - Vùng Duyên hải ven biển

+ Lúa chiêm xuân tăng : 7,21% - 16,04 % + Lúa mùa tăng : 9,76 % - 11,16

Như vậy nhu cầu tưới cho lúa với vụ chiêm xuân và vụ mùa đều tăng nên tổng nhu cầu tưới cho lúa cả 2 vụ cũng tăng so với thời kỳ nền. Qua tính toán với các tỉnh đại diện cho 3 vùng thuộc Đồng bằng sông Hồng cho thấy nhu cầu tưới cho lúa đều nằm trong khoảng 4000- 7000 m3/ha. Mặc dù mức tưới ứng với từng thập kỉ của thế kỉ 21

so với thời kì nền ngày càng tăng nhưng sự gia tăng về nhu cầu tưới cho lúa của từng thập kỉ lại khác nhau .

U4/ Kết luận

Đánh giá nhu cầu về nguồn nước của tất cả các ngành trong đời sống, xã hội đặc biệt là ngành nông nghiệp là nhu cầu bức thiết cho việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước trên tất cả các vùng của Việt Nam cũng như trên thế giới.

Qua quá trình tính toán nhu cầu tư ới cho lúa ứng với các trạm đại diện cho ba khu vực thuộc vùng ĐBSH ở thời kỳ nền và thời kỳ hiện tại , ta rút ra được kết luận như sau: nhu cầu tưới cho lúa ở thời kì hiện tại tăng so với thời kỳ nền . Với vùng khác nhau thì mức tăng khác nhau.

Qua nghiên cứu, tính toán xác định được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong tương lai theo kịch bản phát thải trung bình B2 đến vùng Đồng bằng sông Hồng như sau:

Tương tự qua quá trình tính toán nhu cầu tưới cho lúa ở thời kỳ nền và thời kỳ năm tương lai 2030, 2050 ta rút ra được kết quả như sau: ứng với kịch bản biến đổi khí hậu năm 2012thì càng các năm về sau trong tương lai nhu cầu tưới của lúa càng tăng cao so với thời kỳ nền. Điều đó cho thấy sự thay đổi của các yếu tố khí hậu theo chiều hướng bất lợi: số giờ nắng tăng, nhiệt độ tăng trong khi lượng mưa cũng diến biến phức tạp và thay đổi thất thường đã làm thay đổi nhu cầu tưới của lúa.

Nhu cầu tưới của các vùng thuộc đồng bằng sông Hồng cũng khác nhau, vùng bán sơn địa, rìa đồng bằng nhu cầu tưới lớn hơn 2 vùng còn lại là do vùng này đất đai có tính thấm cao hơn,có thể minh họa bằng sơ đồ sau:

Nhu cầu tưới cho lúa Vùng bán sơn địa, rìa đồng bằng > Nhu cầu tưới cho lúa Vùng duyên hải ven biển > Nhu cầu tưới cho lúa Vùng trung tâm

Qua nghiên cứu, tính toán luận văn xác định được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu tưới cho lúa là rất lớn, càng tiến gần tới các năm trong tương lai với mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa thì nhu cầu tưới cho lúa càng tăng cao và mức tăng từng năm đối nhu cầu tưới cho lúa chiêm xuân và lúa mùa cũng vì thế mà thay đổi, có thể với thời kì hiện tại và thời kì nền thì mức tăng về nhu cầu tưới cho lúa chiêm xuân lớn hơn nhiều so với lúa mùa nhưng dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong các năm tương lai mức tăng đó có thể thay đổi. Có những năm mức tăng về nhu cầu tưới cho Lúa mùa lại lớn hơn nhiều so với lúa chiêm xuân.

Đặc biệt vào mùa kiệt (từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau), nhu cầu tưới sẽ tăng mạnh, vào mùa mưa nhu cầu tưới sẽ giảm. Đây là một vấn đề cần được quan tâm bởi vì mùa kiệt lượng mưa nhỏ và nguồn nước đến khan hiếm. Điều đó đồng

nghĩa mùa kiệt thì thiếu nước mà nhu cầu tưới của lúa lại tăng lên, gây ra nhiều thiệt hại lớn cho nhà nước và người dân.

3.5.3 Kết quả đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến nhu cầu tưới cho lúa vùng đồng bằng sông Hồng ứng với kịch bản Biến đổi khí hậu trong tương lai

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng (Trang 86 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)