Đặc điểm địa chất

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng (Trang 52 - 53)

- Trong nửa cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, Tm có xu thế tăng lên rõ rệt như Ttb (rxy phổ biến 0,3 – 0,5).

3.1.3. Đặc điểm địa chất

Vùng trũng Hà Nội nằm trùng với đồng bằng hạ du sông Hồng, có dạng tam giác cân chạy dài về phía Tây Bắc, đáy hướng ra vịnh Bắc Bộ từ Hải phòng đến Ninh Bình. Nó là một miền võng Đệ Tứ phát triển móng không đồng nhất cấu tạo bởi các trầm tích từ tiền Cambri đến Neogen.

Lớp bồi tích dày: Trầm tích Đệ Tam dày trên 1.000 m với nhiều vỉa than. Riêng phù sa Đệ Tứ dày vượt quá 100 m, có nơi gần 400m. Trái lại vùng Tây Nam đồng bằng lại được nâng lên nhẹ, còn dấu vết từ Trung Hà đến Mỹ Đức, còn nhiều núi sót từ Bắc Ninh, Bắc Giang đến Hải Phòng. Theo tài liệu khảo sát nghiên cứu đã xác định được tuổi thành tạo của nó qua nhiều thời kỳ:

Thời kỳ mở đầu (có tuổi Eoxen Oligoxen)

Trong phần vỏ trái đất Đông Nam Á, vùng trũng này cũng là lối kéo dài vào quá trình tích giãn đại dương Kainozoi. Các hệ thống đứt gãy thuộc hệ thống sông Lô, sông Chảy vốn có từ trước, đến Eoxen Olioxen trẻ lại là nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của hệ trầm tích Hà Nội.

Các lỗ khoan 22 (Hưng Yên), 104 (Phù Cừ) và 81 (Thái Thụy) trong mặt cắt Xuân Đỉnh - Đình Cao thể hiện một bồn địa mới hình thành; có cuội sạn, cát, đá tảng kém tròn, sét đỏ lớp dày, chứa mảnh thực vật hoá than dày 70 m, có thể là móng trũng kiểu hồ.

Thời kỳ biển lấn lần thứ nhất (Mioxen; điệp Phong Châu)

Hệ đứt gãy sông Lô hoạt động mạnh lên rất nhiều, khiến đáy bồn trũng lệch về hướng đó, tỷ trọng đá vụn thô so với bột, sét thô đã tăng lên 1,55 lần trong mặt cắt Phong Châu, bề dày cũng tăng hẳn lên 1.800 m (lỗ khoan 203), 1.300m (lỗ khoan 104), thấy rõ khả năng sụt lún nhanh hơn khả năng lấp đầy, có cuội sỏi, vài vỉa than, cuối kỳ đứt gãy hoạt động yếu dần, biển từ đó rút ra.

Thời kỳ biển lấn lần thứ hai (đầu Mioxen giữa - điệp Phù Cừ).

Do cường độ sụt lún của đứt gãy sông Chảy gia tăng đột ngột đã lôi kéo trục sụt lún của đáy bồn địa về hướng đó. Trong mặt cắt Phù Cừ tỷ lệ mảnh đá trong thành phần vụn của cát kết tăng lên 10% ÷ 20% ÷ 30% ở Phù Cừ dưới (lỗ khoan 102).

Thời kỳ phát triển kế thừa, biển lùi (…đến Mioxen muộn - điệp Kiến Xương)

Sau đó miền trũng Hà Nội chuyển sang thời kỳ bình ổn, lấp đầy dần thành đồng bằng ngập nước triều rộng lớn (có hoá thạch nước lợ) phát triển trầm tích xen kẽ cát, bột, sét và chứa nhiều than Paralit. Biển rút dần và dòng chảy mới xuất hiện.

Miền võng lấp đầy nhanh và ngày càng nổi cao đến cuối Mioxen thì có một số biến cố địa chất đáng kể - pha uốn nếp sát trước tuổi Flioxen đã kết thúc hai thời kỳ biển lấn (như điệp Vĩnh Bảo).

Tuổi Alecstoxen hiện đại như điệp Hải Dương và điệp Kiến Xương. Đã hình thành tầng cuội sạn sỏi trầm tích Trung Hà Fleistoxen. Tầng trầm tích hạt mịn cát, bột sét thuộc phân hệ Holoxen. Nguồn nước dưới đất là nguồn nước rất quan trọng bổ sung cho nước nguồn nước sông ngòi về mùa cạn và thu hút nguồn nước mặt về mùa mưa, điều hoà nguồn nước sông ngòi.

Diện tích tam giác châu này khoảng 15.000 kmP

2

Pchỉ chiếm 9% diện tích và 17% phần Việt Nam của lưu vực sông Hồng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)