Mạng lưới sông ngò

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng (Trang 57 - 59)

- Trong nửa cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, Tm có xu thế tăng lên rõ rệt như Ttb (rxy phổ biến 0,3 – 0,5).

3. Tốc độ gió

3.1.5 Mạng lưới sông ngò

Sự hình thành mạng lưới sông ngòi: Hệ thống sông chảy vào vùng đồng bằng sông Hồng

Do điều kiện địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, địa chất... đã hình thành, biến đổi qua nhiều triệu năm để có một hệ thống sông ngòi như hiện nay. Mạng lưới sông Hồng hình rẻ quạt, các sông suối phần lớn là ngắn và dốc, nước tập trung nhanh về phía thấp, thời gian dự báo chính xác rất ngắn. Dòng chính sông Hồng ở phần Trung Quốc gọi là sông Nguyên, vào Việt Nam đến Việt Trì gọi là sông Thao, từ Việt Trì, là nơi hợp lưu của ba sông lớn là sông Đà, sông Thao và sông Lô (Tổng diện tích 143.300 kmP 2 P /Việt Nam 61.400 kmP 2 P

) đến biển gọi là sông Hồng.

Sông Hồng có các dòng nhánh: sông Đuống, sông Luộc... hoà chung vào hệ thống sông Thái Bình, các sông trong châu thổ sông Hồng tạo thành phần hạ du sông Hồng. Tổng diện tích lưu vực sông Hồng - sông Thái bình như đã giới thiệu ở phần trước là 169.000 kmP

2

P. .

Dòng chính sông Hồng

Đông, trên độ cao 1.766 m so với mực nước biển ở phía Tây Bắc Ngụy Sơn, gần Hạ Quận (Trung Quốc).

Sông Hồng vào Việt Nam từ Lào Cai đến Việt Trì có tên là sông Thao, với diện tích lưu vực 12.000 kmP

2

P

và vẫn chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, với lưu vực sông hẹp từ 40 ÷ 60 km, dài 274 km, chêch lệch độ cao đầu nguồn đến cuối nguồn 68m, độ dốc trung bình IRTBR= 0,016%o. Còn có nhiều ghềnh và hòn nổi, thung lũng sông rộng dài ra về phía hạ du. Ở Việt Trì sông Thao gặp sông Đà và sông Lô cùng đổ vào Tam Giác châu sông Hồng, cách biển 226 km, IRTBR = 0,026%o. Các sông nhánh của sông Thao phần lớn ở phía hữu ngạn, đổ thẳng từ dãy Hoàng Liên Sơn cao theo dãy núi xuống thẳng sông Thao nên các nhánh sông đó đều ngắn và rất dốc, mật độ sông khá dày: 0,3km/kmP

2

P

có các ngòi: Ngòi Đum (156 kmP

2P P ), Ngòi Bo (587 kmP 2 P ), Ngòi Lao (256 kmP 2 P ), Ngòi Hút (623 kmP 2 P ), Ngòi Nhù (1.543 kmP 2 P ), Ngòi Thia (1.570kmP 2 P

), Ngòi Âu Lâu, Ngòi Bứa (1.352 kmP

2

P

) v.v...

Dòng chính sông Hồng từ nguồn đến Việt Trì dài 902 km, (chảy trên địa phận Việt Nam 332 km). Với diện tích lưu vực 51.800 kmP

2

P nhưng chiều dài đến biển là 1.138,5 km; có các phụ lưu lớn như sông Đà, sông Lô, …

Sông Thái Bình

Là hợp lưu của các sông Cầu, Thương và Lục Nam tại Phả Lại. Nhập lưu sông Hồng qua sông Đuống tạo thành khu hạ lưu sông Thái Bình, từ dưới Phả Lại ra tới biển. Dòng chính sông phía phải vẫn có tên gọi là sông Thái Bình (Nhưng khoảng gần hai chục năm gần đây đoạn Quý Cao bị bồi lấp dòng, tỷ lệ nước phân về phía phải ít dần và trở thành nhánh phụ). Các dòng phân lưu phía trái ngày càng phát triển: sông Kinh Thày, Kinh Môn, Cấm, Gùa, Văn Úc, Lạch Tray, Mía, Mới, Rạng. Hướng nước thoát nhiều qua cửa Văn Úc tăng dần hơn. cửa Đình Vũ bị lấp dần, nay có đập, nên hướng nước thoát tập trung vào cửa Nam Triệu, sông Bạch Đằng ra biển. Cửa sông Thái Bình chỉ còn tác dụng chuyển tải nước sông Luộc đưa sang.

Phần diện tích còn lại đến Phả Lại 12.680 kmP

2

Pbao gồm: - Sông Cầu: (Là dòng chính sông Thái Bình đến Phả Lại)

Sông Cầu phát nguồn từ Ngân Sơn tỉnh Bắc Cạn chảy qua Thái Nguyên và đến nơi nhập lưu sông Cà Lồ, sông chủ yếu chảy theo hướng Bắc - Nam (dài 96 km), lưu vực rộng 95 km. Sông Cầu dài 288,5 km diện tích 6.030 kmP

2

P

. Người Pháp đã xây dựng đập Thác Huống phía dưới thành phố Thái Nguyên lấy nước tưới cho gần 25.000 ha lúa mùa và một phần diện tích lúa chiêm. Đến năm 1998 chúng ta đã sửa chữa nâng cấp đập Thác Huống

Sông Công là một một nhánh nhập lưu của sông Cầu, nằm ven núi Tam Đảo, trên sông này đã xây dựng hồ Núi Cốc để cấp nước cho công nghiệp, tưới và hạn chế

lũ. Thực tế thì cửa sông Công, sau sông Cầu mới vào tam giác châu nhưng đê sông Cầu đã đắp ngay từ thành phố Thái Nguyên đến Phả Lại.

Đoạn cuối sông Cầu chảy theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam; lòng sông rất bằng phẳng, còn chịu ảnh hưởng triều và nước vật của sông Đuống. Đoạn này có sông Cà Lồ đổ vào bờ phải, dài 89 km (chảy lượn quanh chân núi Tam Đảo), diện tích lưu vực 881 kmP

2

P. .

- Sông Thương:Chiều dài 157 km, diện tích lưu vực 3.650 kmP

2.

Phát nguồn từ Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn), từ nguồn đến Kép chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và bắt đầu vào châu thổ, trong đoạn này có các nhánh sông:

+ Sông Hoá dài 47 km, lưu vực 385 kmP

2

P. . + Sông Trung dài 65 km, lưu vực 1276 kmP

2

P. . + Sông Sỏi dài 38 km, lưu vực 303 kmP

2

P. .

Chúng ta đã xây dựng hệ thống hồ Cấm Sơn trên nhánh sông Hoá và lợi dụng hệ thống nông giang Cầu Sơn cho hạ du vùng tả ngạn sông Thương. Đoạn từ Kép đến ngã ba sông Lục Nam, qua thị xã Bắc Giang sông bằng phẳng, hai bên có đê, còn chịu ảnh hưởng thuỷ triều.

- Sông Lục Nam:(Là phụ lưu của sông Thương). Chiều dài 175 km, diện tích lưu vực 3070 kmP

2

P

, từ thị Trấn Lục Nam, sông đổ vào Tam giác châu, phát nguồn từ dãy núi Yên Tử, gặp ngã ba sông Thương - Lục Nam ở tại Vũ Xá rồi cùng chảy về Phả Lại gặp sông Cầu sau đó cùng chảy về phía hạ du sông Thái Bình. Thuỷ triều ảnh hưởng tới tận Chũ (thị trấn Lục Ngạn). Hướng chính là Đông Bắc - Tây Nam.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho lúa vùng đồng bằng sông hồng (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)