phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

117 719 3
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính quốc tế PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hoàng Nam Mã sinh viên: 0953015531 Lớp: Anh 9 Khóa: K48 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thu Hằng Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013 NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2013 Người hướng dẫn khoa học ThS. Nguyễn Thu Hằng MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI, TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 4 1.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại 4 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 4 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 5 1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 7 1.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại 11 1.2.1. Khái niệm 11 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 12 1.2.3. Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 14 1.3. Khái quát về hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và sự cần thiết phải phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại 24 1.3.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 24 1.3.2. Sự cần thiết phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại 25 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 27 2.1. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2012 27 2.2. Phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2012 29 2.2.1. Nhóm nhân tố khách quan 29 2.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan 35 2.2.3. Nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt nam 47 2.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2012 55 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM DỰA TRÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG 59 3.1. Định hƣớng phát triển của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 59 3.2. Cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 60 3.2.1. Cơ hội 60 3.2.2. Thách thức 61 3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 62 3.3.1. Nhóm giải pháp về rủi ro tín dụng 62 3.3.2. Nhóm giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động phi tín dụng của các ngân hàng thương mại 65 3.3.3. Nhóm giải pháp về rủi ro thanh khoản 68 3.3.4. Nhóm giải pháp nâng cao hoạt động quản trị tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 69 3.4. Kiến nghị về việc hỗ trợ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 72 3.4.1. Kiến nghị đối vối Ngân hàng Nhà nước 72 3.4.2. Kiến nghị đối với Chính phủ 74 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ATM Automatic Teller Machine Máy giao dịch tự động 2 ATO Asset Turnover Hiệu suất sử dụng tài sản 3 BLR Base Lending Rate Lãi suất cơ bản 4 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng 5 EM Equity Multiplier Hệ số nhân vốn 6 GDP Gross Dometic Product Tổng sản phẩm quốc nội 7 GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân 8 INF Inflation Lạm phát 9 NIM Net Interst Margin Thu nhập từ lãi ròng biên 10 NNIM Net Non Interst Margin Thu nhập ngoài lãi ròng biên 11 NPM Net Profit Margin Tỷ suất lợi nhuận 12 POS Point of Sale Máy chấp nhận thanh toán thẻ 13 ROA Return on Assets Lợi nhuận trên tổng tài sản 14 ROE Return on Equity Capital Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 15 USD United States Dollar Đô la Mỹ 16 VND Việt Nam đồng 17 WTO World Trade Organisation Tố chức Thương mại Thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Danh mục bảng biểu STT Số bảng biểu Tên bảng biểu Trang 1 Bảng 2.1 Phân tích ROE theo mô hình DuPont của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012 27 2 Bảng 2.2 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số ngân hàng thương mại giai đoạn 2004 - 2012 35 3 Bảng 2.3 Tỷ lệ nợ xấu, chỉ tiêu dự phòng rủi ro tín dụng và hệ số rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012 39 4 Bảng 2.4 Hoạt động huy động vốn và cho vay tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2012 44 5 Bảng 2.5 Tỷ lệ cổ phần của một số ngân hàng thương mại Việt Nam do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 45 6 Bảng 2.6 Giải thích biến 48 7 Bảng 2.7 Thống kê mô tả các biến của mô hình 49 8 Bảng 2.8 Mô hình hồi quy cuối cùng cho trường hợp biến phụ thuộc ROE 51 9 Bảng 2.9 Mô hình hồi quy cuối cùng cho trường hợp biến phụ thuộc ROA 54 Danh mục biểu đồ STT Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng xuất nhập khẩu trung bình của Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2012 30 2 Biểu đồ 2.2 Diễn biến lãi suất cơ bản, lạm phát và tốc độ tăng trường tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012 33 3 Biểu đồ 2.3 Tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012 37 4 Biểu đồ 2.4 Thu nhập từ lãi ròng biên và thu nhập ngoài lãi ròng biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012 40 5 Biểu đồ 2.5 Thu nhập hoạt động dịch vụ và thu nhập các hoạt động ngoài lãi ròng biên còn lại của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012 41 6 Biểu đồ 2.6 Hệ số hiệu quả quản trị của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012 42 Danh mục sơ đồ STT Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1 Sơ đồ 1.1 Chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng thương mại 5 2 Sơ đồ 1.2 Khái quát các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 7 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ký Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS, 1995), Hiệp định song phương Việt Nam - Hoa Kì (BTA, 2001), Cam kết gia nhập WTO (2006). Theo lộ trình cam kết với WTO, thị trường tài chính ngân hàng sẽ được tự do hóa dần dần, tất cả các biện pháp phân biệt đối xử với các ngân hàng nước ngoài sẽ được loại bỏ vào năm 2011. Việc mở cửa thị trường tài chính đem lại rất nhiều lợi ích như: thúc đẩy các ngân hàng nội địa đa dạng hóa và chuyên nghiệp hóa các hoạt động dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng nội địa có cơ hội tiếp cận với công nghệ ngân hàng hiện đại cũng như kinh nghiệm quản lý thông qua sự tham gia của các đối tác chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội là không ít những khó khăn như: năng lực tài chính thấp, sản phẩm dịch vụ cung cấp còn nghèo nàn, hoạt động kinh doanh còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, năng lực quản trị còn nhiều bất cập, tình trạng nợ xấu ngày càng gia tăng và chưa có hướng giải quyết… Trong bối cảnh ấy, các ngân hàng thương mại không đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường sẽ dần được thay thế bằng các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Như vậy, hiệu quả hoạt động trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng thương mại trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Khóa luận này với đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” nghiên cứu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động này bảo đảm cho các nhà quản trị ngân hàng thương mại có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức trong bối cảnh có nhiều biến động trong nền kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế trong nước nói riêng để hình thành hệ thống ngân hàng thương mại vững mạnh và đóng góp vào sự phát triển của thị trường tài chính. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những lí thuyết cơ bản về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại, các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. 2 Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012, qua đó làm rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại dựa trên phân tích thông thường và sử dụng mô hình định lượng xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng xem nhân tố nào có ý nghĩa thống kê. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, góp phần phục vụ cho các mục tiêu tăng trưởng của ngành ngân hàng trong những năm tới. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hiệu quả là một phạm trù rộng do đó tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động theo quan điểm: khả năng cực đại hóa lợi nhuận của ngân hàng và lợi nhuận đó được đo lường một cách tổng quát thông qua tỷ lệ giữa lợi nhuận đối với tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu; qua đó phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ tập trung vào hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong đó mẫu được chọn bao gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước và 31 ngân hàng thương mại cổ phần không bao gồm các ngân hàng thương mại nước ngoài và ngân hàng liên doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, thời gian khảo sát từ năm 2004 đến năm 2012. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê và phương pháp phân tích định lượng, nhờ sự trợ giúp của phần mềm Eviews 6.0 để chạy mô hình hồi quy tuyến tính dạng panel data, Microsoft Excel 2010, Microsoft Visio 2010. Nguồn số liệu trong mô hình hồi quy được thu thập từ các báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước, trang điện tử của Tổng Cục Thống Kê và các báo cáo tài chính hoặc thường niên của 36 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2012. 3 5. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, khóa luận này được chia làm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về ngân hàng thƣơng mại và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, tổng quan về hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Chƣơng 2: Phân tích các nhân tố trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Chƣơng 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam dựa trên các nhân tố ảnh hƣởng Tác giả xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thu Hằng - Giảng viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở 2 - vì những sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Cô trong thời gian từ 12/2012 đến tháng 5/2013 đã tạo điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa luận này. Do sự hạn chế trong thời gian chuẩn bị và tài liệu tham khảo nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong Thầy/Cô, người đọc góp ý để khóa luận này hoàn chỉnh hơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013 Tác giả Nguyễn Hoàng Nam [...]... dụng như một tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại 27 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1 Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2012 Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua việc sử dụng... ROE để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam 1.2.3 Các nhóm nhân tố ảnh hƣởng và nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Hoạt động hiệu quả luôn là điều kiện tiên quyết trong sự sống còn của ngân hàng thương mại, vì vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng có nghĩa là tăng cường năng lực tài chính, khả năng quản lý, quản trị rủi ro... các quốc gia khác nhau trên thế giới Do Việt Nam là quốc gia đang phát triển và có nhiều nét tương đồng về văn hóa lẫn chính trị với Trung Quốc, vì thế tác giả dựa vào hai kết quả nghiên cứu là Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Trung Quốc” của Shelagh Heffernan, Maggie Fu (2008) và Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. .. làm hai nhóm: nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan, tùy theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng mà hai nhóm nhân tố này có những ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả hoạt động của chính các ngân hàng thương mại Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu đã tìm ra các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại, điển hình là các tác giả như:... cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh và củng cố, nâng cao thương hiệu của mình Tuy nhiên, để ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả hơn, đòi hỏi phải xác định chính xác những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm quản trị được các nghiệp vụ mang tính rủi ro cao, bảo toàn vốn và nâng cao thu nhập và lợi nhuận từ việc kinh doanh đa dạng của ngân hàng Các nhân tố. .. LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI, TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 1.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại Lịch sử phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với lịch sử phát triển của nền kinh tế hàng hóa Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động quan trọng đến nền kinh tế hàng hóa,... thông qua việc sử dụng hai chỉ số ROE và ROA Như vậy, để phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam tác giả sẽ phân tích những biến động tác động lên ROE và ROA, từ đó khái quát hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại trong thời gian qua Bảng 2.1: Phân tích ROE theo mô hình DuPont của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012 (Đơn vị: %) Năm 2004 2005 2006... được phân chia làm nhiều loại hình như: ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh Đến nay, các ngân hàng thương mại đã phát triển rất nhanh về số lượng, quy mô tài chính và hoạt động, bao gồm: 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh và 55 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân. .. nhuận, vì vậy ngân hàng thương mại thường tối đa hóa lợi nhuận của mình bằng cách giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất lao động trên cơ sở tự động hóa và nâng cao trình độ nhân viên Các thước đo phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng thương mại và năng suất lao động của nhân viên bao gồm: Tổng chi phí hoạt động/ Tổng thu từ hoạt động; Năng suất lao động (Thu nhập hoạt động/ Số nhân viên làm... ngân hàng cổ điển, ngân hàng thương mại ngày nay ngoài các hoạt động truyền thống như huy động tiền gửi, sử dụng tiền gửi huy động còn thực hiện các dịch vụ tài chính khác Dựa trên chức năng của ngân hàng thương mại, chúng ta có thể chia các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại như mô hình tóm tắt trong Sơ đồ 1.2 dưới đây Sơ đồ 1.2: Khái quát các nghiệp vụ của ngân hàng thƣơng mại Các hoạt động . hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại 25 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 27 2.1. Hiệu quả hoạt động. cứu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động này bảo đảm cho các nhà quản trị ngân hàng thương mại có thể nâng cao hiệu quả hoạt động. ngân hàng thƣơng mại và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, tổng quan về hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Chƣơng 2: Phân tích các nhân tố trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động

Ngày đăng: 23/06/2015, 08:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan