Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 62)

hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn 2004 – 2011

Mục đích chính của khóa luận là tìm hiểu và nghiên cứu các nhân tố có ý nghĩa thống kê đối với chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng thương mại là ROE và ROA, từ đó tìm ra các phương pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Trong đó tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội với phương pháp hồi quy panel date dạng bảng không cân bằng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 14 biến đưa vào mô hình thì có 11 biến có ý nghĩa thống kê đối với ROE và ROA.

Các nhân tố khách quan tác động lên lợi nhuận của ngân hàng thương mại: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế càng nhanh thì lợi nhuận của ngân hàng thương mại càng lớn vì khi nền kinh tế tăng trưởng thì các khu vực trong nền kinh tế có điều kiện mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh của mình, từ đó nhu cầu về vốn gia tăng, các ngân hàng thương mại có điều kiện tăng trưởng hoạt động cấp tín dụng và các hoạt động dịch vụ.

- Nhằm nhấn mạnh sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, biến CRI lại không có ý nghĩa thống kê. Để giải thích điều này thì sau khủng hoảng kinh tế xảy ra, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đã có sự can thiệp kịp thời bằng các chính sách kích thích nền

kinh tế, nên ngay sau năm 2009 nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi và kéo theo thị trường tài chính cũng dần lấy lại đà phát triển.

- Lãi suất cơ bản càng tăng thì ngân hàng sẽ càng gặp khó khăn trong nỗ lực tối đa hóa lợi nhuận. Khi lãi suất cơ bản tăng, các ngân hàng dễ rơi vào tình trạng mất tính thanh khoản nên tham gia vào cuộc đua “lãi suất” từ đó làm giảm đi lợi nhuận của mình, hơn nữa lãi suất tăng sẽ kéo theo lạm phát cao gây khó khăn cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Qua sự phân tích về các nhân tố khách quan cho thấy hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại luôn gắn liền với nền kinh tế, với vai trò là người điều phối trên thị trường tài chính nên ngân hàng thương mại luôn quan hệ mật thiết với các thành phần kinh tế thông qua dòng lưu chuyển vốn. Chính vì thế, chỉ cần một biến động nhỏ trong nền kinh tế cũng như các chính sách điều hành nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến các ngân hàng thương mại. Ngoài những nhân tố khách quan mà ngân hàng không thể kiểm soát thì các nhân tố chủ quan mới chính là những yếu tố quyết định trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thông qua việc gia tăng các chỉ tiêu lợi nhuận. Các nhân tố bao gồm:

- Hệ số an toàn càng cao sẽ càng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Do các ngân hàng thương mại Việt Nam đa số là nhỏ với quy mô vốn tự có thấp, khi bị bắt buộc phải tăng vốn tự có theo quy định của Ngân hàng Nhà nước dẫn đến tình trạng các ngân hàng thương mại chưa có các biện pháp tăng vốn hợp lí và một lộ trình thích hợp, điều này đã làm giảm đi lợi nhuận của ngân hàng.

- Hệ số thanh khoản có tác động cùng chiều với chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng chứng tỏ các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay luôn có nguy cơ rơi vào tình trạng thiếu tính thanh khoản. Do những biến động liên tục về lãi suất nên hầu hết các ngân hàng thường huy động nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu, sau đó lấy nguồn vốn ngắn hạn này cho vay dài hạn nên rất dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng giữa thời hạn giữa vốn huy động và vốn cho vay. Vì vậy, các ngân hàng thường dự trữ một lượng lớn tài sản lưu động nhằm giảm chi chí vay trên thị trường liên ngân hàng và dùng tài sản này cho các ngân hàng khác vay khi rơi vào rủi ro.

- Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tác động ngược chiều lên chỉ tiêu lợi nhuận của các ngân hàng thương mại chứng tỏ tình hình nợ xấu tại các ngân hàng

ngày càng gia tăng và có thể đe dọa đến toàn hệ thống ngân hàng. Tóm lại, rủi ro trong hoạt động cho vay ngân hàng xảy ra ở các mức độ khác nhau: nhiều nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận do không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất là khi ngân hàng không thu hồi được vốn vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

- Cả hai biến thu nhập từ lãi ròng biên và thu nhập ngoài lãi ròng biên đều có ý nghĩa tích cực đối với cả hai chỉ tiêu ROA và ROE cho thấy tầm quan trọng của chúng trong việc cải thiện lợi nhuận của các ngân hàng thương mại, khi NIM và NNIM tăng 1 đồng thì ROE tăng lần lượt là 1,9744 và 1,8830 và ROA tăng lần lượt là 0,6027 và 0,5758.

- Hệ số hiệu quả quản trị đều có tác động ngược chiều lên cả hai biến ROE và ROA. Điều này cho thấy việc cắt giảm chi phí trong hoạt động của ngân hàng thương mại sẽ làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại luôn cố gắng mở rộng hoạt động của mình, chính điều này làm chi phí hoạt động của ngân hàng luôn có xu hướng tăng. Để giảm hệ số hiệu quả quản trị (CI) thì ngân hàng thương mại phải cân nhắc đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh sao cho đem lại nguồn thu nhập cao nhất thì mới có thể gia tăng chỉ tiêu lợi nhuận của mình. - Mạng lưới chi nhánh ngân hàng được đại diên thông qua biến LOGDEPO có tác động cùng chiều với chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Điều này nghĩa là các ngân hàng có mạng lưới chi nhánh lớn sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn huy động lẫn cho vay hơn các ngân hàng còn lại. Từ đó hoạt động tăng trưởng tín dụng vốn đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng tăng dẫn đến lợi nhuận ngân hàng tăng.

- Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài hay các cổ đông chiến lược lại làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Thực tế cũng cho thấy, trong những năm qua vai trò của các cổ đông chiến lược chưa thật sự nổi bật như mong đợi. Chỉ với 20% cổ phần thì các cổ đông chiến lược vẫn chưa thật sự có quyền quyết định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại mà chỉ đóng vai trò là người tư vấn, hỗ trợ các ngân hàng thương mại.

- Yếu tố cuối cùng là sự phát hành và niêm yết chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán (DL) có tác động tích cực lên chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng

cho thấy những ngân hàng niêm yết trên sàn có thể huy động nguồn vốn với chi phí thấp hơn từ đó duy trì mức lợi nhuận như mong muốn.

Tổng quát thì hoạt động của ngân hàng thương mại chịu tác động của cả nhân tố khách quan là bản thân của nền kinh tế và chủ quan là những yếu tố liên quan đến tình hình hoạt động ngân hàng. Qua đó cho thấy ngân hàng thương mại luôn phải đối đầu với những thách thức trong một thị trường cạnh tranh đầy biến động. Biết được quy luật này các nhà chính sách vĩ mô sẽ quan tâm và cân nhắc nhiều hơn trước khi ban hành hay điều chỉnh một chính sách và các nhà quản trị ngân hàng sẽ biết cách điều chỉnh hoạt động của tổ chức sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Sơ kết chƣơng 2

Tóm lại, trong chương 2, tác giả đã khái quát được thực trạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại thông qua việc phân tích ROE và ROA dựa vào các thành tố có trong tỷ lệ này, đồng thời phân tích thực trạng các các nhân tố vi mô lẫn nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, bao gồm:

Đối với các nhân tố khách quan

- Tốc độ tăng trường kinh tế càng cao thì lợi nhuận ngân hàng càng tăng. - Lãi suất cơ bản càng tăng thì lợi nhuận ngân hàng càng giảm

Đối với các nhân tố chủ quan

- Vốn tự có trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận ngân hàng càng giảm - Hệ số thanh khoản của ngân hàng càng cao thì lợi nhuận càng lớn.

- Dự phòng rủi ro tín dụng càng tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. - Thu nhập từ lãi ròng biên và thu nhập ngoài lãi ròng biên càng cao thì lợi nhuận ngân hàng càng lớn.

- Hệ số hiệu quả quản trị càng tăng thì lợi nhuận ngân hàng càng giảm - Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ làm gia tăng lợi nhuận.

- Tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phần càng nhiều làm giảm đi lợi nhuận của ngân hàng.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM DỰA TRÊN CÁC

NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 62)