Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 42)

2.2.2.1. Rủi ro thanh khoản

Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính đặc biệt với vốn tự có chiếm tỷ trọng tổng tài sản là rất thấp và kinh doanh chủ yếu dựa trên nguồn vốn huy động. Chính vì thế, hoạt động kinh doanh có rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng và có thể dẫn đến phá sản. Khi đó nguồn vốn tự có chính là biện pháp phòng ngừa rủi ro cuối cùng giúp cho các khách hàng không bị mất vốn khi gửi tiền tại ngân hàng.

Bảng 2.2: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số ngân hàng thƣơng mại giai đoạn 2004 - 2012

(Đơn vị: %)

Năm VCB CTG ARGB BIDV TCB STB ACB DAB

2005 9,57 4,36 4,36 3,36 15,72 15,40 12,10 8,94 2006 12,60 5,18 5,18 5,50 17,28 11,82 10,89 13,57 2007 9,20 11,62 11,62 6,67 14,30 11,07 16,19 14,36 2008 8,90 12,02 12,02 6,50 13,99 12,16 12,44 10,75 2009 8,11 8,06 8,06 7,55 9,60 11,41 9,97 15,80 2010 9,00 8,02 6,09 9,32 13,11 9,97 10,40 10,84 2011 11,14 10,57 8,00 10,28 11,43 11,66 9,24 11,70 2012 14,83 10,33 9,49 10,42 12,6 9,53 12,89 12,18

Trong những năm 2006 - 2008, vốn tự có của các ngân hàng thương mại đã gia tăng nhanh chóng nhờ sự thuận lợi của môi trường kinh doanh cũng như sự bùng nổ của thị trường chứng khoán thời kỳ 2006 - 2008. Bảng 2.2 cho thấy trong thời kì này đã có nhiều ngân hàng thương mại đạt được yêu cầu về hệ số an toàn vốn 8% như quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, chính sách kích cầu cũng như việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước làm cho hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại tăng đột biến. Điều này dẫn đến hệ lụy tổng tài sản rủi ro của ngân hàng tăng lên và kết quả là các ngân hàng thương mại có xu hướng sụt giảm tỷ lệ an toàn vốn.

Giai đoạn 2010 - 2011 là giai đoạn khó khăn đối với các ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏ, theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 thì đến cuối năm 2010, các ngân hàng thương mại cổ phần phải đạt mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ VND cùng với Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 10/05/2010 quy định nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9% nhằm nâng cao năng lực tài chính và giúp các ngân hàng thương mại có “sức đề kháng” tốt hơn đối với các biến động của thị trường tài chính. Việc này đã giúp tỷ lệ an toàn vốn của toàn ngành Ngân hàng tăng từ 11,02% năm 2010 lên đến 13,6% vào năm 2012. Và theo thống kê trong báo cáo tài chính ngân hàng thương mại, tính đến cuối năm 2012 thì chỉ còn ba ngân hàng là: SaigonBank, PGBank và BaoVietBank có vốn đều lệ dưới 3.000 tỷ VND, và 14 ngân hàng có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ VND.

Trong sự bất ổn của thị trường tài chính Việt Nam như hiện nay, việc quy định nâng cao vốn điều lệ hay tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, buộc ngân hàng phải tăng vốn điều lệ, giảm dư nợ tín dụng vào các tài sản rủi ro cao và hạn chế góp vốn đầu tư ra ngoài, như vậy sẽ giúp ngân hàng củng cố được nội lực, mở rộng khả năng cho vay và hạn chế gặp phải nợ xấu. Với các ngân hàng, đồng vốn tự có càng lớn thì khả năng huy động, hạn mức tín dụng cho vay được cấp càng cao và củng cố niềm tin của người dân và nâng vị thế cạnh tranh của mình. Ngoài ra đứng trước làn sóng M&A trên thị trường tài chính, việc tăng vốn điều lệ phần nào giúp các ngân hàng tránh được câu chuyện hợp nhất, sáp nhập và nếu có bị sáp nhập thì với ưu thế vốn chủ sở hữu cao sẽ giúp ngân hàng có nhiều lợi thế hơn trong thương thuyết.

Biểu đồ 2.3: Tính thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Tổng hợp dựa trên báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Việt Nam)

Tỷ lệ tài sản lưu động trên tiền gửi của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trung bình là 35,17% và cao nhất là trên 40%, tỷ lệ này khá cao so với trung bình của các ngân hàng trên thế giới là khoảng 16,43%. Tuy nhiên, điều này giải thích cho nền kinh tế Việt Nam còn nhiều bất ổn như: lạm phát cao, tỷ giá hối đoái không ổn định, lãi suất kinh doanh phụ thuộc vào lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước…Vì vậy các ngân hàng thương mại Việt Nam đưa ra mức lãi suất huy động hấp dẫn ở thời hạn dưới 1 năm và hầu hết nguồn huy động của ngân hàng đều là ngắn hạn. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu ngân hàng không duy trì tài sản lưu động ở mức cao sẽ khiến cho ngân hàng lao vào tình trạng “đói” thanh khoản.

Có ba nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam:

- Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để đầu tư vào các tài sản dài hạn hoặc cấp tín dụng trung và dài hạn dẫn đến tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

- Sự thay đổi về lãi suất trên thị trường sẽ tác động đến cả người gửi tiền và người vay vốn. Khi lãi suất thấp, một số người gửi tiền sẽ rút vốn ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lời cao hơn, còn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì lãi suất thấp. Khi lãi suất cao, người gửi tiền sẽ có tâm lí

38,83% 28,49% 40,23% 38,32% 37,79% 35,45% 34,85% 38,38% 24,21% 14,44% 13,84% 13,22% 14,67% 10,16% 12,67% 13,03% 12,50% 9,39% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% 45,00% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 LIQ ROE

rút vốn để gửi vào các ngân hàng có lãi suất cao hơn bất chấp việc chịu lãi suất tiền gửi không kỳ hạn do yêu cầu rút trước hạn. Như vậy, việc thay đổi lãi suất sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cầu của người gửi tiền lẫn người vay tiền làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản của ngân hàng thương mại.

- Hầu hết các tài sản đảm bảo cho tín dụng đều là bất động sản, và khi thị trường bất động sản suy giảm mạnh về giá cả lẫn giao dịch, các tài sản đảm bảo này sẽ giảm giá trị lẫn tính thanh khoản trong nhiều năm và trở thành gánh nặng nợ xấu cho các ngân hàng thương mại.

Nếu một ngân hàng gặp phải rủi ro thanh khoản thì sẽ làm cho người dân mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng, ồ ạt rút tiền ra khỏi các ngân hàng để đầu tư vào các tài sản an toàn hơn. Khi đó, ngân hàng sẽ không còn vốn cho các hoạt động kinh doanh của mình, chủ yếu là hoạt động cấp tín dụng, sẽ làm giảm đi lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, vì lo sợ gặp phải rủi ro thanh khoản mà ngân hàng dự trữ lượng tiền mặt hay các tài sản có tính thanh khoản cao nhưng khả năng sinh lời thấp cũng làm mất đi lợi nhuận từ các cơ hội đầu tư hay cấp tín dụng cho các dự án có khả năng sinh lời cao. Thực tế cũng cho thấy, khi có những biến động mạnh về lãi suất thì hệ số thanh khoản của các ngân hàng luôn ở mức cao như: 40,23% và 38,38% vào các năm 2006 và 2011. Từ đó, ROE cũng giảm từ 13,84% xuống còn 13,22% vào năm 2006 và giảm từ 13,03% xuống còn 12,50% vào năm 2011. Tuy nhiên, nếu hệ số thanh khoản ngân hàng ở mức thấp vào năm 2005 và 2012 tương ứng là 28,49% và 24,21% thì chỉ tiêu lợi nhuận ROE của ngân hàng cũng giảm từ 14,44% xuống còn 13,84% vào năm 2005 và từ 12,5% xuống còn 9,39% vào năm 2012. Hệ thống ngân hàng luôn được xem là huyết mạch của nền kinh tế, vì thế tính thanh khoản của ngân hàng sẽ phản ánh tính thanh khoản của toàn nền kinh tế, và khi một ngân hàng mất tính thanh khoản sẽ dẫn đến hệ lụy toàn hệ thống ngân hàng và nền kinh tế đi vào khủng hoảng.

2.2.2.3. Rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại và đây cũng là hoạt động mang nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam, tài sản bảo đảm tín dụng chủ yếu vẫn là bất động sản và việc thị trường này

suy yếu dẫn đến hệ lụy khách hàng mất khả năng trả nợ và giá trị tài sản bảo đảm tín dụng bị giảm sâu kèm theo tính thanh khoản thấp. Thực tế cho thấy những năm gần đây, nợ xấu toàn ngành ngân hàng liên tục tăng và đạt mức 3,2% trong năm 2011 và tăng lên mức gần 8,8% trong năm 2012. Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản và các khoản tín dụng được đảm bảo bằng tài sản bất động sản gộp thành dư nợ tín dụng đối với bất động sản là 1.331.032 tỷ VND, tương đương 53,3% tổng dự nợ tín dụng toàn ngành.

Rủi ro tín dụng không chỉ xảy ra ở thị trường bất động sản mà còn liên quan đến thị trường chứng khoán. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2006 - 2007 đã làm tăng nhu cầu về vốn để đầu tư, kinh doanh chứng khoán thông qua nghiệp vụ cho vay vốn cầm cố chứng khoán. Và khi thị trường chứng khoán “xuống sắc” từ cuối năm 2007 đã làm tài sản đảm bảo bằng chứng khoán giảm mạnh về giá trị, dẫn đến nợ xấu ngân hàng tăng lên 3,5% và ROE giảm mạnh xuống 10,16% vào năm 2008. Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước đã ra Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN khống chế tỷ lệ dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán chỉ ở mức 3% so với tổng dư nợ của ngân hàng thương mại.

Do chất lượng các khoản vay bị sụt giảm nên các ngân hàng buộc phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Qua bảng 2.3, ta thấy tỷ lệ LLP/TL luôn thay đổi cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại.

Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu, chỉ tiêu dự phòng rủi ro tín dụng và hệ số rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012

(Đơn vị: %)

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tỷ lệ nợ xấu 2,85 3,18 2,54 2,00 3,50 2,20 2,50 3,20 8,8

LLP/TL 0,59 1,17 0,73 0,56 0,65 0,57 0,65 0,83 1,32

NLA 0,56 0,62 0,55 0,54 0,54 0,55 0,48 0,46 0,58

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại Việt Nam)

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận từ hoạt động của ngân hàng thương mại. Vì vậy, khi ngân hàng có tốc độ tăng

trưởng cao thì sẽ làm gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, sự tăng trưởng quá cao sẽ gây ra các hậu quả như: gây lạm phát cao, gia tăng nợ xấu và nợ khó đòi, … Rủi ro tín dụng tăng lên đồng nghĩa với việc các khoản nợ khó đòi và nợ không thể thu hồi tăng. Tài sản sinh lời giảm dẫn tới chất lượng tài sản đảm bảo giảm làm cho chi phí dự phòng tăng lên, giảm đi tính thanh khoản của ngân hàng từ đó ăn mòn lợi nhuận và giảm vốn tự có của ngân hàng do trích lập các quỹ dự phòng. Thực tế cho thấy sau quá trình tăng trưởng nóng vào những năm 2007 và 2010 đã gây ra lạm phát cao đạt mức 19,89% vào năm 2007 và 18,13% năm 2011. Hệ lụy của những đợt tăng trưởng tín dụng cao này là sự gia tăng của nợ xấu và giảm lợi nhuận của các ngân hàng thương mại: năm 2008 tỷ lệ nợ xấu lên đến 3,5% và ROE chỉ còn 10,16%, năm 2012 với tỷ lệ nợ xấu lên mức cao nhất 8,8% thì ROE giảm còn 9,39%.

2.2.2.4. Thu nhập lãi ròng biên và thu nhập ngoài lãi ròng biên

Biểu đồ 2.4: Thu nhập từ lãi ròng biên và thu nhập ngoài lãi ròng biên của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Tổng hợp dựa trên báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Việt Nam) Ngày nay, hoạt động kinh doanh ngoài lãi ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng trên thế giới. Hoạt động tín dụng có thể tạo ra

2,32% 3,97% 3,25% 3,10% 2,93% 2,92% 2,80% 3,51% 3,17% 0,79% 0,30% 1,19% 1,40% 1,00% 1,09% 0,92% 0,46% 0,50% 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 3,00% 3,50% 4,00% 4,50% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 NIM NNIM

nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng tuy nhiên luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao từ các biến động của nền kinh tế. Nhằm đa dạng hóa các nguồn thu nhập của ngân hàng và phân tán rủi ro thì các ngân hàng có xu hướng phát triển các hoạt động thu nhập ngoài lãi như: đầu tư, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ, các dịch vụ tư vấn môi giới chứng khoán,… Theo biểu đồ 2.4, các thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tuy nhiên, dưới sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2006 - 2007 thì các hoạt động thu nhập ngoài lãi bắt đầu phát triển mạnh dẫn đến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ròng biên tăng và đạt cao nhất là 1,4% vào năm 2007. Từ năm 2008 đến nay, thị trường chứng khoán, bất động sản bị giảm giá trị nhanh chóng và mất tính thanh khoản do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh ngoài lãi bị thua lỗi và làm giảm đi lợi nhuận của ngân hàng dẫn đến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ròng biên liên tục giảm và giảm xuống còn 0,5% vào năm 2012.

Biểu đồ 2.5: Thu nhập hoạt động dịch vụ và thu nhập các hoạt động ngoài lãi ròng biên còn lại của các

ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012

(Đơn vị: Triệu VND)

(Nguồn: Tổng hợp dựa trên báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Việt Nam)

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Những hoạt động ngoài lãi còn lại Hoạt động dịch vụ

Trong điều kiện nền kinh tế mở, tự do hóa thương mại và tài chính, nhu cầu về các hoạt động dịch vụ sẽ ngày càng tăng. Vì vậy, các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang tích cực phát triển và nâng cao các sản phẩm dịch vụ nhằm khai thác thị trường ngân hàng bán lẻ như: thanh toán quốc tế, các sản phẩm dịch vụ E-Banking, các sản phẩm tư vấn, môi giới chứng khoán, bảo hiểm,… nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và tạo ra nguồn thu ổn định trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, và đây cũng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập ổn định và ít rủi ro nhất trong các hoạt động kinh doanh ngoài lãi. Thực tế cũng cho thấy, sau cuộc khủng hoảng kinh tế các hoạt động kinh doanh ngoài lãi bị thua lỗ, các ngân hàng thương mại bắt đầu phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp trong nước. Theo biểu đồ 2.5, tỷ trọng các thu nhập từ hoạt động dịch vụ trong thu nhập từ các hoạt động kinh doanh ngoài lãi ngày càng tăng và chiếm hơn 50% trong những năm gần đây.

2.2.2.5 Hoạt động quản trị của ngân hàng thƣơng mại

Biểu đồ 2.6: Hệ số hiệu quả quản trị của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Tổng hợp dựa trên báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Việt Nam)

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)