Định hƣớng phát triển của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 66)

Tác động của quá trình mở cửa nền kinh tế, tự do hóa thị trường tài chính, những cuộc các mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm cho ngành ngân hàng thương mại đang phải trải qua những cuộc thay đổi về cấu trúc, chức năng, loại hình tổ chức,… Những thay đổi này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Những xu hướng tác động đến sự phát triển của ngân hàng thương mại như:

- Định hướng mô hình cho ngân hàng thương mại: Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng về mô hình phát triển cho ngành ngân hàng. Chính vì thế, các ngân hàng thương mại nên tự định hướng một con đường riêng cho bản thân. Tùy vào thế mạnh cũng từng ngân hàng mà chọn những mô hình phát triển để có thể tập trung chuyên sâu vào các lĩnh vực như: mảng kinh doanh bán lẻ, mảng kinh doanh bán buôn, ngân hàng đầu tư, cho vay tiêu dùng,… Nhờ vậy, các ngân hàng thương mại có thể tối ưu hóa về chi phí và lợi nhuận trên lĩnh vực chuyên biệt hóa của mình. Phân khúc thị trường bán lẻ vẫn còn nhiều tiềm năng và đây sẽ là thị trường cho các ngân hàng nhỏ hướng đến.

- Hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng mở rộng sự tham gia, hợp tác và liên kết với các cơ quan thanh tra giám sát các bộ phận của thị trường tài chính trong nền kinh tế, khu vực và quốc tế. Trong đó, các quy định thanh tra giám sát tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Năng lực dự báo, định lượng rủi ro bằng các mô hình được nâng cao nhằm dự đoán, cảnh báo sớm để có thể ngăn chặt kịp thời những bất ổn và đảm bảo sự kinh doanh lành mạnh cho hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.

- Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: Trước sức ép cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần phải cải tiến công nghệ, phát triển các hoạt động dịch vụ tài chính phi tín dụng cung cấp cho khách hàng như: hoạt động chuyển tiền, tài trợ xuất nhập

khẩu, bảo lãnh, tư vấn,… Đây cũng là những nguồn thu nhập ổn định, ít rủi ro cho sự phát triển bền vững của ngân hàng thương mại.

- Sáp nhập các ngân hàng: đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam đều có số vốn khá thấp so với các ngân hàng trong khu vực. Để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng nhỏ nên sát nhập với nhau để thành lập một tổ chức tài chính mới có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Còn các ngân hàng lớn thì nên tìm kiếm các đối tác phù hợp nhất, nhằm đẩy mạnh phát triển, mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.

- Xu hướng thu hẹp hoạt động về mặt địa lý: Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của Internet và Smartphone đã mở ra cơ hội mới cho ngành ngân hàng. Với sự phát triển công nghệ này, khách hàng sẽ không cần trực tiếp đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch. Vì không phải tốn kém cho việc duy trì và điều hành chi nhánh, các ngân hàng có thể cung cấp những sản phẩm rẻ hơn hoặc đưa ra mức lãi suất cao hơn cho người gửi tiền trực tuyến.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)