Kiến nghị về việc hỗ trợ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 79)

ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

3.4.1. Kiến nghị đối vối Ngân hàng Nhà nƣớc

Ngân hàng Nhà nước cần điều chỉnh lãi suất gắn với thị trường trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích cho cả người gửi tiền, tổ chức tín dụng và người vay tiền, tạo điều kiện tập trung tối đa các nguồn vốn để tài trợ cho sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi và tiền vay cần phải căn cứ vào các nhân tố: lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp, sự biến động của quan hệ cung cầu, vốn đầu tư, lạm phát và diễn biến lãi suất trên thị trường. Ngân hàng Nhà nước cần phải điều chỉnh lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn nhằm huy động vốn dài

hạn đầu tư cho nền kinh tế và việc xác định lãi suất cho vay dài hạn cần tính đến xu hướng tăng hay giảm lãi suất ngắn hạn trong từng thời kì.

Ngân hàng Nhà nước nên gỡ bỏ trần lãi suất huy động vì không thể ép các ngân hàng thương mại tuân thủ lãi suất trần trong khi ngân hàng đang thiếu thanh khoản. Việc này sẽ làm ngân hàng huy động được các khoản tiền gửi ngắn hạn trong khu vực dân cư nhằm bù đáp thiếu hụt tạm thời của mình chứ không chỉ những khoản tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước nên áp dụng công cụ hạn mức tín dụng trong các giai đoạn cụ thể nhằm ngăn chặn việc phát triển “nóng” của tín dụng gây ra các hệ lụy nợ xấu như hiện nay, tuy nhiên không nên xem đây là công cụ thường xuyên mà cần phân tích tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại và có sự can thiệp khi cần thiết.

Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng lộ trình hợp lí để áp dụng Basel II dựa trên thực trạng của hệ thống ngân hàng cũng như mức độ phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, để theo kịp các tiêu chuẩn quốc tế, Ngân hàng Nhà nước nên áp dụng từng bước với Basel III song song với quá trình xây dựng này, do Basel III trên thực chất là sự chỉnh sửa và bổ sung một số nội dung của Basel II.

Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt động của các ngân hàng thương mại. Công tác giám sát từ xa hiện nay vẫn chỉ được chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố thực hiện, nhưng tính chính xác chưa cao, chưa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động của các ngân hàng. Vì vậy cần phải xây dựng, phát triển hệ thống cảnh báo sớm, sử dụng dữ liệu hệ thống thanh khoản để phân tích thanh khoản, xây dựng hệ thống chỉ số tài chính,…

Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng và xếp hạng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng cách hoàn thiện Trung tâm CIC (Trung tâm Thông tin tín dụng) Ngân hàng Nhà nước theo mô hình công ty cổ phần có sự góp vốn của các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc của Trung tâm CIC. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các Công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.

3.4.2. Kiến nghị đối với Chính phủ

Chính phủ ần có một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động quản trị ngân hàng. Hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng thương mại trao đổi, hợp tác, tiếp cận các luồng vốn và trợ giúp kĩ thuật quốc tế cho ngân hàng Việt Nam, góp phần làm cho quản trị của hệ thống ngân hàng Việt Nam phù hợp hơn với trình độ và chuẩn mực quốc tế. Song, quản trị ngân hàng thương mại cần đứng trên góc độ tổng thể từ quản trị mục tiêu – chiến lược đến tổ chức – hoạt động và đặc biệt là quản trị rủi ro mới đem lại sự an toàn cho ngân hàng thương mại. Để tạo ra những thay đổi có tính chiến lược thì một Bộ Luật rành rẽ là vô cùng cần thiết.

Nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh để giúp các ngân hàng thương mại phát triển, Chính phủ nên mở cửa thị trường tài chính trên cơ sở xóa bỏ chế độ bảo hộ đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, cũng như xóa bỏ các giới hạn về loại hình tổ chức, phạm vi hoạt động, tỷ lệ vốn góp của nước ngoài, đảm bảo quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài theo cam kết đa phương và song phương. Không những thế, cần có một lộ trình hội nhập tài chính thích hợp để đảm bảo hệ thống tài chính có sự chuẩn bị cho việc hội nhập được hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh, lành mạnh hóa các ngân hàng Việt Nam và tránh không bị rơi vào khủng hoảng tài chính – ngân hàng.

Chính Phủ cần nâng cao tính độc lập và tự chủ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để Ngân hàng Nhà nước có vai trò và chức năng của một Ngân hàng Trung ương thực sự. Có như vậy, Ngân hàng Nhà nước mới có thể quản lý tốt các hoạt động tiền tệ, tín dụng khi mà nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang cơ chế thị trường với quá trình tiền tệ hóa diễn ra mạnh mẽ.

Chính phủ cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả giám sát tài chính để có thể thiết lập mô hình giám sát tài chính phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội. Giám sát tài chính là hoạt động theo dõi và kiểm tra thường xuyên tình hình tài chính - tiền tệ nhằm thực hiện ba mục tiêu cơ bản: Đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính, đặc biệt là sự an toàn và lành mạnh hóa của hệ thống thanh toán; Nâng cao hiệu quả của thị trường tài chính; Và bảo vệ người tiêu dùng khi sử dụng các dịch vụ tài chính.

Tóm lại chương 3 đã khái quát được định hướng phát triển cũng như những cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thời kì hậu hội nhập WTO, qua đó khóa luận cũng đã giới thiệu bốn giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thứ nhất các ngân hàng thương mại cần phải quản trị tốt rủi ro tín dụng bằng cách nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng. Thứ hai, cần thiết phải mở rộng và nâng cao các hoạt động phi tín dụng, đặc biệt là việc phát triển và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ E-Banking, thẻ thanh toán,… Thứ ba các ngân hàng đảm bảo tính thanh khoản bằng các biện pháp quản trị Tài sản Nợ - Tài sản Có, thiết lập các kế hoạch dự phòng khi xảy ra rủi ro thanh khoản. Cuối cùng, các ngân hàng thương mại cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị của mình thông qua việc mở rộng mạng lưới, chi nhánh, thu hút nhà đầu tư nước ngoài, niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán. Ngoài ra khóa luận cũng đưa ra các kiến nghị cho Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng cho các loại hình ngân hàng, nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước, nghiên cứu thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về chế độ hạch toán, tỷ lệ an toàn vốn,… Do đặc điểm của đề tài là khảo sát chung toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nên các giải pháp và kiến nghị trong phần này tương đối ngắn gọn và tổng quát. Đối với mỗi ngân hàng cụ thể cần có những phân tích sâu hơn để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp với mình nhất.

KẾT LUẬN

Nhằm góp phần tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại, phân tích hiệu quả hoạt động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị ngân hàng. Khóa luận với đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”

đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại và áp dụng vào đánh giá 36 ngân hàng thương mại ở Việt Nam bao gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 31 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2012. Trên cơ sở phân tích định lượng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị để nâng cao lợi nhuận cho các ngân hàng hoạt động yếu kém và lành mạnh hóa các ngân hàng có chỉ tiêu lợi nhuận cao, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cho phù hợp với yêu cầu đổi mới và đòi hỏi của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Các nội dung chính mà khóa luận đạt được:

- Dựa trên các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về ngân hàng thương mại, tác giả đã xây dựng được mô hình định lượng đánh giá sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận với mức độ giải thích cao. Ngoài ra, tác giả cũng phân tích sự biến động của các nhân tố chủ quan và các rủi ro bên trong ngân hàng để làm rõ thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam chịu sự tác động của các nhân tố khách quan: tốc độ tăng trường kinh tế, sự biến động của lãi suất; cùng với các nhân tố chủ quan như: hệ số an toàn vốn, hệ số thanh khoản, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, thu nhập lãi ròng biên, thu nhập ngoài lãi ròng biên, hệ số hiệu quả quản trị, mạng lưới chi nhánh, niêm yết chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài, trong đó đáng quan tâm nhất là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh mức nợ xấu ngày càng gia tăng đang là vấn đề căng thẳng tồn tại trong nhiều năm và vẫn chưa có một giải pháp hiệu quả để có thể xử lí một cách triệt để vấn đề nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Tưng ứng với các vấn đề trên, khóa luận cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đó là: (1) nhóm giải pháp về rủi ro tín dụng; (2) nhóm giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động phi tín dụng của các ngân hàng thương mại; (3) nhóm giải pháp về rủi ro thanh khoản và (4) nhóm giải pháp nâng cao hoạt động quản trị tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, ngoài ra tác giả cũng đã đề xuất và kiến nghị các giải pháp từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt nam.

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức người viết có hạn nên khóa luận chưa thể đưa vào mô hình những nhân tố khác có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng hoặc sử dụng các chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Vì vậy, khóa luận hy vọng cũng gợi mở những hướng nghiên cứu kế tiếp sẽ đưa nhiều biến khác vào mô hình với thời gian dài hơn, hoặc sử dụng các chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhằm đưa ra các mô hình hồi quy phức tạp hơn và có độ chính xác cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Lê Dân, 2004, Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Vũ Thị Dậu, 2008, Hoàn thiện và phát triển thị trường tín dụng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 25/2009, tr.17-24.

3. Nguyễn Kim Đức, 2012, Hoạt động thẩm định giá trong việc quản lý nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 7/2012, tr.14-21.

4. Nguyễn Trí Đức, 2012, Xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 2/2012, tr.18-25.

5. Nguyễn Thị Thu Hiếu, 2012, Đôi điều suy ngẫm về cơ chế điều hành lãi suất Việt Nam hiện nay, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 2/2012, tr.13-17.

6. Nguyễn Việt Hùng, 2008, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Nguyễn Minh Kiều, 2012, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hồ Chí Minh.

8. Đặng Hữu Mẫn, 2010, Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và những đề xuất cải thiện, Tạp chí khoa học và công nghệ, Số 6/2010, tr.164-173.

9. Hồ Thiên Thanh và Nguyễn Trí Đức, 2012, Vấn đề tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 6/2012, tr.46-49.

10. Nguyễn Văn Tiến, 2009, Quản trị Rủi ro trong Kinh doanh Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2004,2005,2006,2007,2008,2009,2010,2011, Báo cáo thường niên.

12. Ngân hàng thương mại Việt Nam (5 ngân hàng thương mại nhà nước, 31 ngân hàng thương mại cổ phần), 2004,2005,2006,2007,2008,2009,2010,2011,2012, Báo cáo tài chính hoặc Báo cáo thường niên.

13. Nguyễn Tuấn Anh, 28/11/2011, Mối quan hệ giữa hoạt động ngân hàng thương mại và tăng trưởng kinh tế,

http://vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&id=1647&catid=43&Itemid =90, truy cập ngày 25/02/2013.

14. Đình Bách, 01/01/2013, Thực trạng 9 ngân hàng yếu kém sau sáp nhập, http://dantri.com.vn/kinh-doanh/thuc-trang-9-ngan-hang-yeu-kem-sau-sap-nhap- 680258.htm, truy cập ngày 19/04/2013.

15. Minh Đức, 11/06/2012, Giảm lãi suất và tác động: Giới ngân hàng nói gì?, http://vneconomy.vn/20120610113344480P0C6/giam-lai-suat-va-tac-dong-gioi- ngan-hang-noi-gi.htm, truy cập ngày 09/03/2013.

16. Minh Đức, 30/03/2012, Tăng trưởng tín dụng âm sau nhiều năm: Vẫn chuyện lãi suất, http://vneconomy.vn/20120330095457503P0C6/tang-truong-tin-dung-am- sau-nhieu-nam-van-chuyen-lai-suat.htm, truy cập ngày 16/03/2013.

17. Nguyễn Đức, 28/05/2007, Ba xu hướng phát triển của dịch vụ ngân hàng, http://vneconomy.vn/69649P0C6/ba-xu-huong-phat-trien-cua-dich-vu-ngan-

hang.htm, truy cập ngày 27/03/2013.

18. Thùy Dương, 24/04/2012, Điều chỉnh lãi suất và sự ảnh hưởng đến lạm phát, http://www.baomoi.com/Dieu-chinh-lai-suat-va-su-anh-huong-den-lam-

phat/126/8336859.epi, truy cập ngày 10/03/2013.

19. Gafin, 24/01/2012, Vốn điều lệ ngân hàng tăng hơn 46.000 tỷ đồng trong 2011, http://gafin.vn/20120117113756569p0c34/von-dieu-le-ngan-hang-tang-hon- 46000-ty-dong-trong-2011.htm, truy cập ngày 13/03/2013.

20. Lê Hồng Giang, 2010, Tăng vốn điều lệ ngân hàng: Cần nhưng chưa đủ, http://www.kinhte24h.com/view-gh/70/57464/, truy cập ngày 13/03/2013.

21. Thúy Hà, 20/05/2011, Cuộc đua lãi suất huy động bao giờ mới kết thúc, http://www.vietnamplus.vn/Home/Cuoc-dua-lai-suat-huy-dong-bao-gio-moi-ket- thuc/20115/90345.vnplus, truy cập ngày 09/03/2013.

22. Ngô Hải, 29/10/2012, Nợ xấu ngân hàng: Điểm nghẽn nền kinh tế, http://vneconomy.vn/20121029090716559P0C6/no-xau-ngan-hang-diem-nghen- nen-kinh-te.htm, truy cập ngày 22/03/2013.

23. Lê Văn Hinh, 03/12/2010, Lời giải thích cho lãi suất tăng, http://cafef.vn/tai- chinh-ngan-hang/loi-giai-thich-cho-lai-suat-tang-20101203103712739ca34.chn, truy cập ngày 09/03/2013.

24. Nguyễn Hoài, 19/2/2013, Báo động đỏ về suy giảm tín dụng,

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 79)