Khái quát về hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và sự cần thiết

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 31)

phải phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại

1.3.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Qua hơn 25 năm đổi mới, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế. Với hệ thống ngân hàng 2 cấp đa dạng về sỡ hữu (nhà nước, tập thể, liên doanh, 100% vốn nước ngoài, cổ phần) được phân chia làm nhiều loại hình như: ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh. Đến nay, các ngân hàng thương mại đã phát triển rất nhanh về số lượng, quy mô tài chính và hoạt động, bao gồm: 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh và 55 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đặc điểm đa dạng của hệ thống các ngân hàng thương mại phù hợp với nền kinh tế đang chuyển đổi với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đa sở hữu, đa ngành nghề và các nhóm đối tượng phục vụ khác nhau. Trong đó các ngân hàng thương mại nhà nước mặc dù chỉ với 5 ngân hàng nhưng lại chiếm hơn 50% thị phần tín dụng, các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm khoảng 36% và 14% là thị phần của các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Như vậy, các ngân hàng nhà nước nắm vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính Việt Nam. Hệ thống công nghệ và quản trị ngân hàng đang từng bước được đổi mới theo các quy định và chuẩn mực quốc tế. Hoạt động của ngân hàng không chỉ còn giới hạn trong phạm vi các hoạt động truyền thống huy động vốn và cấp tín dụng mà còn có nhiều hoạt động cung cấp nhiều loại dịch vụ ngân hàng hiện đại như: thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, kinh doanh ngoại tệ, … Hệ thống mạng lưới ngân hàng ngày càng được mở rộng tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận

các dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh phương thức giao dịch trực tiếp thì phương thức giao dịch điện tử cũng ngày càng phát triển nhanh. Việc gia nhập WTO đã làm thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam được tự do hóa đáng kể, có độ mở tương đối cao và mức độ thâm nhập của ngân hàng nước ngoài lớn. Các ngân hàng Việt Nam cũng từng bước gia nhập thị trường tài chính quốc tế và khu vực.

1.3.2. Sự cần thiết phải phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại

Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó các dòng lưu chuyển vốn và luân chuyển thông tin đến người vay và người cho vay một cách dễ dàng. Và các ngân hàng nằm ở vị trí trung tâm của thị trường tài chính có vai trò sống còn đối với các hoạt động kinh tế, bởi vì ngân hàng phân bổ dòng tiền từ người tiết kiệm - những người có thặng dư tiền tạm thời, tới người đi vay - những người có thể sử dụng tiền một cách tốt hơn. Ngân hàng thương mại còn là nơi tập trung các nguồn tiết kiệm nhỏ lẻ trong khu vực dân cư nhằm cho vay các dự án lớn mang lại tỷ suất sinh lời cao. Bằng cách này, ngân hàng là nơi điều phối các nguồn vốn ngắn và trung hạn để tài trợ cho các dự án dài hạn. Không những thế, ngân hàng còn là trung tâm của hệ thống thanh toán bù trừ. Bằng cách phối hợp để thanh toán, các ngân hàng giúp các cá nhân và doanh nghiệp thực hiện giao dịch thông qua các hình thức thanh toán khác nhau. Lý do quan trọng khác khiến vai trò của ngân hàng thương mại ngày càng được xem trọng đó là khả năng đánh giá mức độ rủi ro đạo đức của người đi vay. Việc đánh giá rủi ro đạo đức này chính là thông qua việc phân tích, đánh giá thông tin của họ. Trên thị trường tài chính, người đi vay và người cho vay là những người nắm nhiều thông tin hơn những người khác, chính điều này đã làm giảm hiệu quả của thị trường. Nhưng nhờ các chuyên gia phân tích đầu tư tài chính giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này mà ngân hàng có thể chọn những khoản đầu tư có tỷ suất sinh lợi cao và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, việc này tạo ra lợi nhuận cho chính ngân hàng và khách hàng của mình. Như vậy, hoạt động của ngân hàng thương mại luôn là huyết mạch của nền kinh tế, sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và ổn định nền kinh tế.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vào năm 2010 đã làm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam bộc

lộ nhiều điểm yếu của mình: năng lực tài chính nội tại của các ngân hàng còn thấp, sự phát triển tín dụng quá nhanh dẫn đến các rủi ro thanh khoản, nợ xấu ngày càng tăng nhanh… Chính vì điều này đã buộc Chính phủ quan tâm, đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Hiện nay, việc tái cấu trúc ngành ngân hàng là cần thiết để các ngân hàng thương mại có thể thích nghi với nhu cầu phát triển mới trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy biến động. Các ngân hàng cung cấp tín dụng và vận hành hệ thống thanh toán cho hầu hết các doanh nghiệp trong nước, nên sự sụp đổ của một ngân hàng sẽ kéo theo hệ lụy cho cả hệ thống ngân hàng và những nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng như các hộ gia đình trong việc gửi tiền và cho vay. Từ đó thấy được việc đảm bảo cho ngân hàng hoạt động một cách hiệu quả và lành mạnh là cần thiết cho sự phát triển của thị trường tài chính. Để làm được điều này ta phải xem xét và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng và mức độ ảnh hưởng như thế nào để từ đó nâng cao lợi nhuận còn ở mức thấp của một số ngân hàng và lành mạnh hóa các hoạt động của ngân hàng đã có lợi nhuận cao. Điều này tạo ra sự phát triển bền vững cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tương lai.

Sơ kết chƣơng 1

Như vậy, qua chương 1 tác giả đã giới thiệu tổng quát về ngân hàng thương mại và định nghĩa về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại như là khả năng tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sử dụng các nguồn lực đã có để đạt được kết quả cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu các chỉ tiêu đo lường và đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại thông qua các nhân tố cơ bản sau:

- Nhân tố khách quan: Trong một nền kinh tế, mọi cá thể đều bị ảnh hưởng ít nhiều bởi tác động của nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là đối với lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng thì chỉ một thay đổi trong chính sách kinh tế xã hội cũng sẽ làm ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Nhân tố chủ quan: Những nhân tố này phụ thuộc vào hành vi, chính sách và chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng và có những tác động nhất định lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó. Hai chỉ số ROE và ROA được ưu tiên sử dụng như một tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2012

Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua việc sử dụng hai chỉ số ROE và ROA. Như vậy, để phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam tác giả sẽ phân tích những biến động tác động lên ROE và ROA, từ đó khái quát hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại trong thời gian qua.

Bảng 2.1: Phân tích ROE theo mô hình DuPont của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012

(Đơn vị: %)

Năm ROE = NPM x ATO x EM

2004 14,44 = 31,71 x 2,84 x 1.606,28 2005 13,84 = 17,04 x 3,65 x 2.222,73 2006 13,22 = 25,67 x 3,88 x 1.326,00 2007 14,67 = 27,75 x 4,21 x 1.254,54 2008 10,16 = 25,44 x 4,10 x 972,73 2009 12,67 = 31,22 x 3,80 x 1.066,96 2010 13,03 = 29,67 x 3,83 x 1.146,88 2011 12,50 = 27,25 x 4,24 x 1.080,96 2012 9,39 = 25,22 x 3,56 x 1.046,98

(Nguồn: Tổng hợp dựa trên báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Việt Nam)

Trước tiên, ta phân tích chỉ tiêu lợi nhuận ROE. Giai đoạn 2004 - 2007, ROE trung bình của toàn ngành đều trên 13% và ROE giữa các ngân hàng chênh lệnh rất lớn. Điển hình trong năm 2007 thì ROE toàn ngành đạt mức cao nhất là 14,67%, riêng các ngân hàng thương mại cổ phần đã có mức tăng ROE ấn tượng như ACB đạt mức 44,49%, Sacombank đạt 27,36%. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2008 đến nay, khi khủng hoàng kinh tế xảy ra chỉ tiêu lợi nhuận ngành ngân hàng đã giảm mạnh xuống còn 10,16% vào năm 2008, nhiều ngân hàng thương mại có mức sụt giảm đáng kể, nổi bật trong số đó là VietCapitalBank chỉ đạt 0,55%,

NamABank với 0,99%... Hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và điều này làm các ngân hàng thương mại Việt Nam bộc lộ nhiều điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của mình dẫn đến ROE năm 2012 giảm xuống mức 9,39%. Nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng mất thanh khoản và phải sát nhập với nhau như: TinNghiaBank, Ficombank và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn hợp nhất vào năm 2011; Habubank và SHB sát nhập vào năm 2012. Để tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng sụt giảm ROE của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong thời gian qua, tác giả sẽ phân tích và tính toán các thành tố tạo nên tỷ lệ ROE.

Nhìn vào bảng 2.1, ROE trung bình của các ngân hàng thương mại Việt Nam suy giảm mạnh trong giai đoạn 2008 - 2012. Giai đoạn này các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối mặt với các hệ lụy do sự tăng trưởng tín dụng “nóng” trong năm 2007 đạt mức 53,89%. Lợi nhuận giảm do các chính sách kiềm chế tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, việc gia tăng chi phí hoạt động thể hiện qua việc tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp cho các khoản nợ xấu có xu hướng gia tăng từ năm 2008 và đạt cao nhất vào năm 2012 với mức 8,8%. Điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của ngân hàng thể hiện ở việc tỷ suất suất lợi nhuận của hầu hết ngân hàng thương mại có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận NPM của Vietcombank giảm từ 41,76% vào năm 2007 xuống còn 27,41% vào năm 2008, tương tự Techcombank với mức giảm từ 50,61% vào năm 2007 xuống 37,70% vào năm 2008, ACB giảm từ 41,95% vào năm 2011 xuống còn 15,94% vào năm 2012… Nếu trong giai đoạn 2004 - 2007, hiệu suất sử dụng tài sản ATO có xu hướng tăng dần từ 2,84% vào năm 2004 lên đến 4,21% vào năm 2007 thì hiệu suất sử dụng tài sản ATO lại có xu hướng giảm từ năm 2008 cho đến nay, điều này thể hiện hiệu quả quản lí danh mục đầu tư còn khá yếu. Cũng trong thời gian này tình hình kinh tế có nhiều biến động theo chiều hướng không tốt như: tốc độ tăng trưởng GDP bắt đầu giảm, lạm phát duy trì ở mức cao và có diễn biến bất thường không thể dự đoán, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cũng gây ra khó khăn cho các ngân hàng thương mại, thị trường bất động sản và chứng khoán đi xuống, … Không những thế, các ngân hàng thương mại đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro do việc lạm dụng các chính sách đòn bẩy tài chính thể hiện qua hệ số nhân vốn. Hay

nói cách khác tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng tài sản. Cụ thể, SHB tăng từ 2,59 lần vào năm 2004 lên đến 10,07 lần vào năm 2012, tương tự Navibank tăng từ 1,4 lần trong năm 2004 lên đến 8,12 lần vào năm 2012… Trong khi đó, các ngân hàng thương mại nhà nước lại có xu hướng tăng vốn điều lệ nhằm giữ ổn định hệ số vốn chủ sở hữu, cụ thể như: Vietinbank giảm từ 23,15 lần vào năm 2005 xuống còn 12,21 vào năm 2012, Vietcombank giảm từ 16,61 lần vào năm 2004 xuống còn 9,71 lần vào năm 2012,…

Tiêu chí thứ hai dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam là chỉ tiêu ROA. Trong giai đoạn 2004 - 2007, tỷ lệ ROA của hầu hết các ngân hàng thương mại đều tăng liên tục và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2007, cụ thể MDB tăng 7,4%, VietCapitalBank tăng 7,3%... Nhưng ROA lại giảm mạnh trong những năm 2008 và 2012 do tác động từ cuộc khủng hoảng. Chỉ một số ít ngân hàng duy trì được xu hướng tăng ROA: LienVietPostBank với mức tăng 6,02% vào năm 2008, Vietcombank đạt mức tăng 4,18% vào năm 2012,… Nhìn chung, sự biến động của ROA và ROE là tương tự nhau và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của ROA và ROE như thế nào sẽ được phân tích cụ thể hơn tại mục 2.2.

2.2. Phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2012 hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2012

2.2.1. Nhóm nhân tố khách quan 2.2.1.1. Thị trƣờng tài chính 2.2.1.1. Thị trƣờng tài chính

Theo nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Huizinga (1999), khi nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo thị trường tài chính phát triển. Thu nhập từ các ngân hàng thương mại chủ yếu là từ hoạt động tín dụng. Khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định thì các doanh nghiệp sản xuất trong nước có nhu cầu về vốn để mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy các ngân hàng thương mại dễ dàng phát triển hoạt động tín dụng, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, đồng thời hạn chế được rủi ro nợ xấu và giảm thiểu được chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Ngược lại khi nền kinh tế đi xuống, các doanh nghiệp sản xuất sẽ thu hẹp quy mô hoạt động, từ đó nhu cầu vốn vay giảm,

chi phí cho dự phòng tín dụng có nguy cơ tăng từ đó dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm. Thực tế cũng cho thấy khi GDP giảm xuống mức 5,03% vào năm 2012 thì chỉ tiêu lợi nhuận ROE của ngân hàng giảm xuống mức thấp là 9,39%.

Biểu đồ 2.1: Tình hình tăng trƣởng kinh tế và tăng trƣởng xuất nhập khẩu trung bình của Việt Nam trong giai đoạn 2004 – 2012

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như đề cập ở chương 1, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi khủng hoảng kinh tế xảy ra tại Hoa Kỳ sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, tác giả phân tích tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam nhằm phản ánh sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao nhất vào năm 2007 đạt 39,63%, đánh dấu một năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO và tăng

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 31)