Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 36)

2.2.1.1. Thị trƣờng tài chính

Theo nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Huizinga (1999), khi nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo thị trường tài chính phát triển. Thu nhập từ các ngân hàng thương mại chủ yếu là từ hoạt động tín dụng. Khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định thì các doanh nghiệp sản xuất trong nước có nhu cầu về vốn để mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy các ngân hàng thương mại dễ dàng phát triển hoạt động tín dụng, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, đồng thời hạn chế được rủi ro nợ xấu và giảm thiểu được chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Ngược lại khi nền kinh tế đi xuống, các doanh nghiệp sản xuất sẽ thu hẹp quy mô hoạt động, từ đó nhu cầu vốn vay giảm,

chi phí cho dự phòng tín dụng có nguy cơ tăng từ đó dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm. Thực tế cũng cho thấy khi GDP giảm xuống mức 5,03% vào năm 2012 thì chỉ tiêu lợi nhuận ROE của ngân hàng giảm xuống mức thấp là 9,39%.

Biểu đồ 2.1: Tình hình tăng trƣởng kinh tế và tăng trƣởng xuất nhập khẩu trung bình của Việt Nam trong giai đoạn 2004 – 2012

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước)

Như đề cập ở chương 1, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi khủng hoảng kinh tế xảy ra tại Hoa Kỳ sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, tác giả phân tích tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam nhằm phản ánh sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao nhất vào năm 2007 đạt 39,63%, đánh dấu một năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO và tăng trưởng thấp nhất ở mức -8,92% vào năm 2009 do cuộc ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cùng với sự tăng trưởng của xuất khẩu trong giai đoạn 2004 - 2007, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nền kinh tế liên tục tăng và luôn đạt ở mức cao, tăng trưởng trung bình đạt 8,23%/năm. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất vào năm 2007 với mức 8,46%. Năm 2009 là năm Việt Nam bị ảnh hưởng rất

7,79% 8,44% 8,23% 8,46% 6,31% 5,32% 6,78% 5,89% 5,03% 31,50% 22,48% 22,78% 21,92% 29,10% -8,92% 26,51% 34,15% 18,22% 26,60% 15,68% 21,39% 39,63% 28,77% -13,33% 21,29% 25,83% 6,59% -20,00% -10,00% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 RGDP Xuất khẩu Nhập khẩu

lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và giá cả quốc tế giảm sút mạnh. Đồng thời, các nước ngày càng đặt ra nhiều rào cản phi thuế quan nhằm tăng sự bảo hộ cho nền sản xuất trong nước, do đó hoạt động xuất khẩu chịu tác động tiêu cực trên nhiều phương diện như: số lượng đơn đặt hàng giảm do khó khăn về tài chính, nhu cầu tiêu dùng giảm; giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm; doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính… Chính những điều này đã làm ảnh GDP Việt Nam giảm xuống còn 5,32%. Nhằm khôi phục nền kinh tế và thoát khỏi cuộc khủng hoảng, chính phủ Việt Nam liên tục đưa ra các chính sách kích thích tăng trưởng nền kinh tế. Nhìn vào đồ thị 2.1, ta thấy nền kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu phục hồi như: tăng trưởng GDP đạt 6,78%, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt đạt mức 34,15% và 25,83%. Vào cuối 2010, khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu lan rộng ra các nước trong cộng đồng châu Âu và ảnh hưởng lên nền kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu làm giảm tốc tộ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu xuống mức thấp lần lượt là 18,22% và 6,59%. Chính vì điều này đã góp phần làm GDP Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất 5,03%.

Theo phân tích ở trên, tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng cùng chiều với chỉ tiêu lợi nhuận ngân hàng thương mại, vì thế khủng hoảng tài chính toàn cầu qua việc phân tích hoạt động xuất nhập khẩu đã ảnh hưởng gián tiếp đến ROE thông qua tăng trưởng kinh tế. Hay nói cách khác, trước khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu phát triển các quốc gia tăng dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu toàn thế giới phát triển. Khi đó, các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến nhu cầu vốn vay tăng làm ROE ngân hàng tăng. Nhưng khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm, dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu giảm làm cho doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất. Từ đó nhu cầu vốn vay giảm, nợ xấu gia tăng và làm giảm chỉ tiêu lợi nhuận ngân hàng.

2.2.1.2. Chính sách tiền tệ

Trong những năm vừa qua tình hình lạm phát ở Việt Nam liên tục tăng mạnh và không ổn định, nhất là hai giai đoạn 2007 - 2008 và 2010 - 2011. Có nhiều lý do giải thích cho sự tăng mạnh của lạm phát trong những năm 2007 - 2008 như: việc điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 450.000 VND lên 540.000 VND vào đầu năm

2008, giá cả hàng hóa tăng mạnh, chính sách tiền tệ và quản lý tỷ giá thiếu sự linh hoạt, sự mở cửa của Việt Nam với thế giới từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 khiến cho tổng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD , đẩy giá chứng khoán và giá tài sản lên rất cao. Để giữ ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã phải bơm một lượng tiền lớn vào nền kinh tế, đặc biệt là năm 2007 cung tiền tệ tăng với tốc độ 47% góp phần làm trầm trọng hơn tình hình lạm phát. Đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng từ 18.932 VND lên 20.693 VND, tương đương tăng 9,3% nhằm thúc đẩy xuất khẩu hạn chế nhập khẩu để đạt tăng trưởng GDP mục tiêu. Nhưng việc giảm giá đồng nội tệ dẫn đến giá cả các mặt hàng nhập khẩu tăng và việc tăng giá một số mặt hàng thiết yếu như điện, than, xăng dầu vào năm 2010 đã dẫn đến tình trạng lạm phát cao ở những năm 2010 - 2011, đặc biệt là năm 2011 với tỷ lệ lạm phát là 18,13%. Để kiềm chế lạm phát cao, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các chính sách như: điều chỉnh mức tăng trưởng tín dụng, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% đối với các ngân hàng thương mại, phát hành 20.300 tỷ VND tín phiếu bắt buộc để giảm lượng tiền cung ứng vào thị trường. Với những chính sách trên, tỷ lệ lạm phát đã giảm đi đáng kể chỉ còn 6,81% vào năm 2012. Nhưng chính sách thắt chặt tiền tệ cũng làm tăng chi phí vốn của các ngân hàng thương mại, từ đó giảm lợi nhuận. Thực tế cho thấy, lạm phát có tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại, chỉ số ROE giảm từ 14,67% năm 2007 còn 10,16% vào năm 2008 và 12,5% vào năm 2011 xuống 9,39% vào năm 2012. Tỷ lệ lạm phát cao đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại vì:

- Khi lạm phát cao, giá cả các mặt hàng thiết yếu trong sản xuất và tiêu dùng tăng nên doanh nghiệp và người dân sẽ cần nhiều tiền mặt chi tiêu hơn, dẫn đến hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng gặp nhiều khó khăn do lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư giảm. Để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản. Chính vì điều này dẫn đến cuộc đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng thương mại vì lo sợ nguồn vốn từ ngân hàng mình chạy sang ngân hàng khác. Lãi suất huy động được đẩy lên sát với lãi suất tín dụng làm giảm lợi nhuận kinh doanh ngân hàng. Ngoài ra, do sức mua của đồng nội tệ giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn dài hạn càng gặp nhiều khó khăn. Trong khi

nhu cầu vay trung và dài hạn của khách hàng khá lớn nhưng nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, vì vậy gia tăng tình trạng ngân hàng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, gây ra rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng thương mại.

Biểu đồ 2.2: Diễn biến lãi suất cơ bản, lạm phát và tốc độ tăng trƣờng tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước)

- Lãi suất huy động cao sẽ làm cho giá chứng khoán giảm, huy động vốn của doanh nghiệp trên thị trường tài chính khó khăn. Mặt khác, chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước để giảm khối lượng tiền lưu thông làm cho các ngân hàng thương mại hạn chế danh mục cho vay, tập trung vốn cho các dự án mang tính ổn định. Điều này làm cho nền kinh tế bị mất tính thanh khoản, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng trước nguy cơ phá sản, đẩy gánh nợ xấu về phía các ngân hàng. Quy mô tín dụng bị hạn chế và chất lượng tín dụng suy giảm dẫn đến tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận ngân hàng.

Đầu năm 2008, cùng với sự bất ổn trên thị trường tài chính thế giới và sự gia tăng mạnh của lạm phát từ cuối năm 2007, Ngân hàng Nhà nước quyết định thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên mức 8,75%/năm. Và chưa đầy 4 tháng, theo quyết định 1317/QĐ-NHNN ngày 11/6/2008

9,50% 8,40% 6,60% 12,63% 19.89% 6,52% 11,75% 18,13% 6,81% 41,65% 31,04% 25,44% 53,89% 25,43% 37,53% 31,19% 14,33% 8,91% 7,50% 7,81% 8,25% 8,25% 11,25% 7,21% 8,15% 9,00% 7,50% ,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 INF Tăng trưởng tín dụng BLR

Ngân hàng Nhà nước đưa lãi suất cơ bản lên mức 14%/năm dẫn đến “cuộc đua” lãi suất giữa các ngân hàng thương mại. Trước sự hồi phục của nền kinh tế, “cuộc đua” lãi suất giữa các ngân hàng thương mại cũng chững lại sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cơ bản về mức 8,5% (Quyết định số 3161/QĐ-NHNN ngày 22/12/2008). Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu kích thích nền sản xuất trong nước và giải quyết tình trạng hạn chế tín dụng của các ngân hàng thương mại, Chính phủ đã ra quyết định 131/QĐ/TTg quy định thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 4% với các khoản vay ngắn hạn trong vòng 8 tháng vào đầu năm 2009 và hỗ trợ lãi suất 2% với các khoản vay trung và dài hạn trong vòng 24 tháng trong năm 2010. Chính sách trên đã đưa lãi suất cho vay VND thực tế của các doanh nghiệp và người dân xuống còn 5% - 6%/năm. Trước tháng 3/2011, chính sách lãi suất của Việt Nam không có nhiều biến động khi nền kinh tế đang trên đà hồi phục. Nhờ các gói hỗ trợ của chính phủ nên các mức lại suất được duy trì ở mức khá thấp, do vậy, Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư số 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. Sau tháng 3/2011 tỷ lệ lạm phát tăng cao với sự gia tăng mạnh về giá cả và nguyên liệu, năng lượng và các hàng hóa khác. Sự yếu kém về tính thanh khoản của các ngân hàng nhỏ đã dẫn đến “cuộc đua” lãi suất tương tự năm 2008. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định về mức lãi suất trần huy động tiền gửi là 14% cho các ngân hàng thương mại, nhưng các ngân hàng thương mại nhỏ vẫn tìm mọi cách để “lách” các quy định của Ngân hàng Nhà nước bằng cách chấp nhập lãi suất huy động 14%/năm cho những kỳ hạn rất ngắn (24 giờ, 2 ngày, 1 tuần, 2 tuần,…). Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9/2011 quy định các mức lãi suất ứng với các thời hạn tương ứng như: kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%/năm. Ngoài ra, nhằm tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập nhóm G12 + 1 bao gồm 12 ngân hàng thương mại lớn cùng với Ngân hàng Nhà nước nhằm xây dựng các chính sách quản lý tiền tệ hiệu quả. 85% thị phần của 12 ngân hàng thương mại này sẽ có thể tạo ra những chính sách phản ánh đúng thực tế và diễn biến của thị trường hơn. Thực tế cũng cho thấy khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, lãi suất cơ bản tăng sẽ làm chỉ

tiêu lợi nhuận của ngân hàng giảm. ROE giảm từ 14,67% vào năm 2007 xuống còn 10,16% vào năm 2008 và giảm từ 13,03% năm 2010 xuống còn 12,5% trong năm 2011. Những lý do sau đây khiến cho lãi suất cơ bản có ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng: khi lãi suất gia tăng, với tâm lý lo sợ rủi ro thanh khoản do người dân rút tiền sang các ngân hàng khác, nên các ngân hàng thương mại tăng mạnh lãi suất huy động trong khi các lãi suất và các khoản phí dịch vụ trong hoạt động cho vay bị khống chế làm cho hoạt động tín dụng không mang lại lợi nhuận cao. Ngược lại, khi lãi suất cơ bản hạ, với sự hỗ trợ lãi suất của Chính phủ lãi suất cho vay thực tế chỉ còn 5% - 6%/năm , các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay để mở rộng kinh doanh sản xuất tránh rơi vào tình trạng phá sản. Như thế, ngân hàng tránh được các khoản nợ xấu, giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và lợi nhuận từ hoạt động cho vay, vốn được xem là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 36)