Đặc điểm nghệ thuật của thơ Tố Hữu từ Việt Bắc đến Một Tiếng Đờn

65 3.5K 2
Đặc điểm nghệ thuật của thơ Tố Hữu từ Việt Bắc đến Một Tiếng Đờn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài To Hữu là nhà thơ lớn, nhà cách mạng, là ngọn cờ đầu của thi ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông gắn bó máu thịt với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng; được quần chúng yêu thích đón đọc và thuộc nhiều, do đó tạo nhiều xúc cảm đồng điệu, mạnh mẽ với người đọc. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức nhận xét: “Tổ Hữu là nhà thơ thời sự nhất nhưng lại sáng tạo được nhiều giá trị bền vững với thời gian, nhà thơ luôn hòa nhập với cuộc đời chung, lại khắng định được bản sắc riêng độc đáo” (To Hữu - Cách mạng vả thơ). Nghệ thuật thơ ông bình dị, có sức cảm hóa, có khả năng truyền cảm vả hiệu ửng xã hội cao. Ổng đã được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu các đặc điểm nghệ thuật của thơ ông vào thời điểm này vừa có ý nghĩa khắng định lại giá trị của thơ ông, vừa có thế mang lại những bài học, những kinh nghiệm nghệ thuật cho sự cách tân nội dung và hình thức thơ đang diễn ra trong lĩnh vựe sáng tác văn học hiện nay. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, việc đánh giá thơ ông và vị trí của ông trong lịch sừ văn học Việt nam hiện đại chưa được đánh giá đúng mức. Từ góc độ cá nhân, chúng tôi thấy thơ Tố Hữu vẫn là một hiện tượng cần được khẳng định và nghiên cứu tiếp với quan điểm lịch sử - cụ thể rõ ràng, nhất là từ khía cạnh quan hệ giữa thơ ca với quần chúng nhân dân, với lịch sử đất nước, với dân tộc và thời đại. Thực hiện đề tài luận văn này chủng tôi muốn thêm một nữa khẳng định giá trị thơ ông, tù' đó đóng góp kinh nghiệm giảng dạy văn học trong nhà trường phổ thông trung học hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các đặc điểm nghệ thuật của thơ Tố Hữu từ Việt Bắc đến Một tiểng đờn khẳng định lại giá trị nghệ thuật, chỉ ra những nét đặc sắc, giải thích vì sao thơ Tố Hữu trong một thời kỳ dài luôn là đối tượng thu hút các nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm. 1 Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận văn tạo thêm cơ sở vững chắc trong việc đưa ra những nhận định xác đáng về tài năng, vị trí và những đóng góp lớn lao của Tố Hữu cho thơ ca hiện đại Việt Nam. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu, phân tích để chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật của thơ Tố Hữu; đưa ra những két luận khoa học về hiện tượng này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Những tài liệu công trinh và nghiên cứu có liên quan đến đặc điếm nghệ thuật của thơ ca. 4.2.Những bài viết và các công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu. 4.3.Phạm vi khảo sát của luận văn là tác phẩm thơ Tố Hữu từ tập thơ: - Việt Bẳc (1946 - 1954) - Giỗ lộng (1955 - 1961) - Ra trận (1962 - 1971) - Mảu và hoa (1972 - 1977) - Một tiếng đờn (1979 - 1992) 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê, phân loại. Phương pháp tiếp cận thi pháp học. Phương pháp xã hội học Mác xít. Phương pháp cấu trúc hệ thống. 6. Đóng góp của luận văn Trong tình hình có nhiều quan điểm đánh giá, nhìn nhận về thơ Tổ Hữu như hiện nay, nghiên cứu Đặc điếm nghệ thuật của thơ Tố Hữu từ Việt Bắc đến Một tiếng đừn, luận văn hy vọng sẽ đóng góp một tiếng nói riêng trong việc khắng định giá trị thơ và vị trí của Tố Hữu trong lịch sử văn học. Đồng thời, góp phần làm sáng tỏ các nguồn mạch cảm hửng trong thơ, giọng điệu thơ, phong cách nghệ thuật của Tố Hữu. 2 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chirơng 1. Các nguồn mạch cảm hứng trong thơ Tổ Hữu Chương 2. Phong cách thơ Tổ Hữu Chương 3. Giọng điệu thơ Tổ Hữu NỘI DUNG Chương 1 CÁC NGUỒN MẠCH CẢM HỨNG TRONG THO TỐ HỮU 1.1.Vai trò của cảm hửng trong thơ Thơ là một thể loại vãn học nảy sinh từ rất sớm trong đời sống con người, là một thê loại văn học nằm trong phương thức trữ tình nhưng bản chất của thơ lại rất đa dạng, với nhiều biển thái và màu sắc phong phú. Tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sổng vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thế, vừa gián tiếp qua liên tưởng, vừa theo mạch cảm nghĩ, vừa bằng rung động của ngôn từ giàu nhạc điệu. Thơ gắn với cuộc sống khách quan; chiều sâu vả sự phong phú trong đời sống xã hội. Thơ gắn với chiều sâu thế giới nội tâm của con người. Thơ là những rung động và cảm xúc của con người trước cuộc sống được bộc lộ một cách chân tình, tự nhiên. Tình cảm trong thơ nảy sinh từ những rung động trực tiếp của nhà thơ. Lê Quý Đôn cho rằng: “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”, “Thơ là bút ký trung thành của trái tim” (Đuy Belây), Bêlinxki cũng cho rằng: “Tất cả nhũng gì làm cho phải quan tâm, gây xúc động với niềm vui, nỗi buồn, thú say mê, sự đau khổ, nỗi lo lắng, niềm an tâm tóm lại tất cả những gì tạo nên trong cuộc sống tinh thần của chủ thể, hoà nhập và nảy sinh trong tác giả”. Tố Hữu cũng chỉ ra rằng: “Nói cho cùng thơ là kết quả của sự nhập tâm đời sống trí tuệ, tài năng của nhân dân, nhập tâm được bao nhiêu là nhờ ở cuộc đời của minh gắn bó được bao nhiêu với nhân dân mình. Nhập tâm từ tâm hon, tình cảm, đến dáng đi, giọng nói, tiểng khóc, tiếng cười. Nhập tâm đến một mức độ nào đó thì thơ ẩy hình thành, cỏ thế nói thơ chỉ ừàn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thực đầy” [Sđd, tr.439] (7o Hữu, Xây dựng một nền vãn nghệ lớìĩ xủng đáng 3 với nhân dần ta, với thời đại ta). 1.2.Các nguồn mạch cảm hứng trong thơ Tố Hữu 1.2.1. Tình yêu và niềm tự hào về Tồ quốc, về nhân dân, về lịch sử đất nước Cảm hứng về Tổ quốc, về nhân dân, về lịch sử đất nước trong thơ Tố Hữu là dòng chảy lớn xuyên suốt trong sự nghiệp sáng tác của ông. Cảm hứng được bắt nguồn từ cuộc đời thực, gần gũi, thường nhật với thiên nhiên, cây đa, bến nước, con đò cội rễ sâu xa trong truyền thong dân tộc, với những chiến công, với những con người làm nên lịch sử trong nền thơ kháng chiến, tập thơ Việt Bẳc là thành công lớn nhất, tiêu biểu nhất." Chỉ có nhà thơ lớn mới có thế hiêu thau chat thơ cùa thời đại mình vì chất thơ của mọi thời đại trước đó bao giờ cũng dề hiếu hơn" (H. Hainơ), Tập thơ Việt Bắc (1946-1954) thể hiện sự chuyển biển mạnh mẽ của thơ Tố Hữu theo hướng dân tộc và đại chúng, phù hợp với phương châm của nền văn nghệ mới, như được ghi trong Đe cương về văn hoá Việt Nam - 1943. Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc bùng nổ long trời lở đất, chấm dút ách đô hộ gần 100 năm của thực dân Pháp, mở ra một thời đại vẻ vang cho dân tộc: thời đại Hồ Chí Minh, thời đại của độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Cách mạng tháng Tám đã đáp ứng nguyện vọng sâu xa của toàn thế dân tộc, mở ra trước mắt mọi người những chân trời bao la, niềm phấn khởi dâng trào, khí thế của quần chúng thật là hào hùng quyết liệt khi nước nhà giành được chính quyền. Từ nhũng bài thơ ra đời ngay sau ngày Cách mạng thành công cho đến bài thơ cuối cùng: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, chào đón hoà bình, từ biệt Việt Bắc về xuôi, có thể nói Tố Hữu đã giương cao lá cờ chiến đấu của thơ, tô thắm cho nó và giữ tươi thắm cho nó trong suốt chín năm, để nói lên những tình cảm lớn của con người cách mạng; là tiếng thơ sớm nhất và lớn nhất nói lên thấm thìa những sự đổi đời của dân tộc. Một số bài thơ tiếp nối Từ ấy và Việt Bắc như: Huế thảng Tám (1945), Xuân nhân loại (1946), Vui bất tuyệt (1946) là những bài được Tố Hữu ca ngợi đất nước được viết trong niềm vui chiến thắng khi nước nhà giành được chủ quyền dân tộc. Sự ra 4 đời của tập thơ Việt Bắc tiếp nối cảm hứng giải phóng dân tộc của tập thơ Từ ấy. Cái vui của thơ Tố Hữu trong nhũng ngày tháng Tám vẫn lôi cuốn chúng ta rất mãnh liệt và cảm hứng giải phóng khi nước nhà độc lập được ghi lại sâu đậm trong những vần thơ mới: Lòng môi anh bất giác cũng thèm thèm ơi các em, những người lính mới! Đi, đi, đi! ôi nhịp đời phơi phới Trăng sáng, đường dài Ta đều chân : Một! Hai! Ta đều ca Lời ca bất tuyệt Ôi đất Việt Yêu dấu Ngàn năm (Đêm xanh, 1946j Đó cũng là lời thiêng liêng, là tình cảm kết đọng trong bản nhạc Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi - "ôi đất Việt yêu dấu ngàn năm". Thiên nhiên đất nước hiện lên trong thơ Tố Hữu với nhiều cảnh sắc đa dạng, phong phú khi thì "Hat hiu ỉau xám đậm đà lòng son", khi lại ''trăng lên đẩu núi nắng chiều lung nương", khi lại có những cảnh rộn rã, tấp nập trong sinh hoạt kháng chiến, những cảnh hào hùng của từng đoàn dân công, bộ đội đi chiến dịch tạo nên bức tranh thật phong phú, sinh động, Có thể nói Tổ Hữu còn là một người rất am hiểu nhiều địa danh của đẩt nước, mỗi một địa danh đều gắn với những chiến công, lịch sử đấu tranh cách mạng. Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào (Việt Bắc) Tổ quốc đẹp vô cùng khi Tố Hữu viết về “mùa thu xanh thắm”, “may hồng nhởn nhơ bay”, khi thì say mê màu sắc hồng, xanh, vàng, lam,trắng của Tổ quốc.Niềm vui thật trong trẻo khi đất nước được giải phóng Tố Hữu đã chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đẩt 5 nước: Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt. Tình cảm bao trùm và sâu đậm nhất trong tập thơ Việt Bắc là lòng yêu quê hương đất nước. Tình cảm ấy được biếu hiện phong phú, sâu sắc trong nhiều trạng thái đa dạng. Đó là tình nghĩa gắn bó giữa hậu phương với tiền tuyến, là mối tình gắn bó thân thiết giữa người miền xuôi với người miền ngược, là lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ với đồng bào Việt Bắc và trên hết là lòng kính yêu của nhân dân với lãnh tụ Tất cả được thế hiện trong một mối tỉnh "cá nước" thắm thiết tình nghĩa, cùng hoà trong niềm tự hào dân tộc và niềm vui chiến thắng. Tôi ở Vĩnh Yên lên Anh trên Sơn Cốt xuống Gặp nhau lưng đèo Nhe Bóng tre trùm mát rượi Tập thơ Việt Bắc là bản hợp ca của một dân tộc anh hùng không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào, trước bất cứ khó khăn, gian khố nào đế dành cho được độc lập, tụ' do. Cảm hứng noi bật là hình tượng quần chúng nhân dân kháng chiến. Có thế nói tập thơ Việt Bắc là hình ảnh, tâm tình, tiếng nói của quần chúng kháng chiến. Nhà thơ tập trung thể hiện hình ảnh những con người đại diện cho quần chúng với những chi tiết chân thực mà bình dị của đời sống, trong mọi hoạt động kháng chiến với tâm tình, ý nghT và tiếng nói của họ. Đó là anh Vệ quốc quân đã làm nên chiến thắng Việt Bẳc vang dội: Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ Anh Vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế! (Cả nước, 1947) Tác giả đã đến được với quần chúng một cách thoải mái và nói về họ bằng thứ ngôn ngữ giản dị, trực tiếp của chính bản thân họ. Trong bài thơ hình ảnh người con gái Bắc Giang đảm đang, giỏi giang, yêu chồng, yêu nước là chị nông dân con mọn vượt lên những gian khổ, thiếu thốn, hăng hái tham gia tiêu thổ kháng chiến, " phá đường" 6 chặn bước đi của giặc: Em là con gái Bắc Giang Rét thì mặc rét, nước làng em lo Nhà em phơi lúa chưa khô Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong Nhà em con bế con bồng Em cũng theo chồng đi phá đường quan. (Phá đường, 1948) Đẩt nước Việt Nam, con người Việt Nam rất anh hùng. Từ lâu Tố Hữu đã nói đến con người kiên cường, bất khuất, sẵn sàng hi sinh vì cách mạng, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn nhưng đến chiến thắng Điện Biên, lòng tụ' hào dân tộc mới vụt lên: “Dân tộc ta dân tộc anh hùng” Ngòi bút Tố Hữu không chỉ là lòng biết Oll sâu sắc, mà ở đó còn bộc lộ niềm tự hào lớn vì truyền thống lịch sử với những người mẹ anh hùng. Là những người mẹ nông dân chất phác gắn bó tình nghĩa với kháng chiến, hòa làm một tình thương con với lòng yêu nước: Bà bủ không ngủ, bà nằm Càng lo càng nghĩ, càng căm càng thù Ngoài phên gió núi ù ù Mưa đêm mưa tự chiến khu mưa về (Bàbủ, 1948; Người mẹ Việt Nam - Mẹ của triệu triệu người con trên đất Việt, mẹ là mẹ của con và cũng là mẹ của muôn đời. Mẹ thương con, nhớ con, mẹ thương yêu, đùm bọc, chở che cho đồng chí của con. Trên đất nước Việt Nam này con gặp biết bao nhiêu bà mẹ, những người có trái tim bao la, rộng lớn như mẹ, là mẹ của con, là mẹ của quê hương đất nước. Viết về người mẹ Việt Nam, Tố Hữu bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lòng cảm phục của những đứa con xưa đã được mẹ chở che Ai về thăm mẹ quê ta Chiểu nay có đứa con xa nhớ thầm 7 Nhớ về mẹ, về người mẹ vệ quốc quân với trái tim vàng: Bầm của con. Mẹ vệ quổc quân. Con đi xa cũng như gần Anh em đồng chí quây quần là con Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí Bầm quý con, bầm quý anh em. (Bầm ơi) Tổ Hữu đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người mẹ Việt Nam. Mẹ sẽ mãi là ngọn đuốc sáng mãi trong lòng mồi đứa con trên những bước đường gian nguy của cuộc kháng chiến. Tổ Hữu đã vô cùng xúc động và đã có những vẫn thơ rất hay về chú bé liên lạc hồn nhiên, anh dũng ngã xuống trên cánh đồng quê dưới làn đạn giặc mà linh hồn và hình ảnh của em vẫn còn mãi với quê hương đất nước: Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Nói tới các em bé liên lạc, nhiều nhà thơ cũng đã có những vần thơ thật xúc động. Lê Đức Thọ cũng dành tình cảm men yêu cho một em bé liên lạc, nhưng ở trong một hoàn cảnh khác không hẳn như em Lượm: Đêm nay gió táp mưa xa Mái lều xơ xác dăm ba lá gồi Gió lùa chi mẩy gió ơi Em đi tron gió lại ngồi bên anh. (Em ỉiên lạc ) Niềm tự hào của một em bé được "theo anh Vệ quốc", được đi cùng anh, qua các địa danh rồi đây sẽ đi vào lịch sử: Bác Hồ ơi! Cháu là em bé phương xa 8 Theo anh Vệ quốc xa nhà từ lâu Cháu qua Sông Đuống, Sông cầu Phủ Thông, Đèo Khách, An Châu, Lũng Vài. Đến Lượm của Tố Hữu thì hình ảnh một thế hệ trẻ thơ gắn bó với sự nghiệp kháng chiến mới được thể hiện trong những đường nét linh hoạt, sổng động và thật xúc động. Có thế nói Lượm là bài thơ hiếm hoi để lại một ẩn tượng sâu sắc cho thiếu nhi Việt Nam qua bao thế hệ; có lẽ cũng là bài thơ dài đầu tiên nói về sự hy sinh, cái chết của người lính trên chiến trường, trong một âm điệu hào hùng, bi tráng và cũng đầy chất thơ. Những con người bình thường, cụ thế đó bồng được nâng lên thành biếu tượng của nhân dân, của To quốc. Lịch sử thơ ca Việt Nam từ cố đại đen hiện đại, có lẽ chưa đâu có những hình ảnh sinh động và thấm thìa yêu thương như thế về những con người binh thường mà làm nên lịch sử. Thơ Tố Hữu đã thực sự chín và ngang tầm với đề tài như được thể hiện qua bốn câu thơ: Nhân dân là bể Văn nghệ là thuyền Thuyền xô sóng dậy Sóng đẩy thuyền lên Cái bể nhân dân được cách mạng lay dậy tự đáy sâu, dâng lên cuồn cuộn đã đấy sáng tác thơ ca lên một trình độ cao. Có một sự chuyến hướng rõ rệt trong sảng tác của Tố Hữu. Nhà thơ không còn tự nói về mình, việc tự biếu hiện trực tiểp hầu như không còn nữa, thay vào những trữ tình riêng tư là sự thể hiện trục tiếp cảm nghĩ của quần chúng cách mạng. Anh Vệ quốc quân lần đầu xuất hiện trong thơ dễ thương đến lạ lùng; tiếp xúc với anh ai mà không cùng đồng lòng thốt lên như Tố Hữu: Anh Vệ quốc quàn ơi Sao mà yêu anh thế! (Cả nước, 1947; Với chiến thắng Điện Biên phủ, hồn thơ Tố Hữu như được nâng bổng, vươn xa trong cảm hửng sử thi hào hùng và tầm khái quát lịch sử. Bài Hoan hô chiển sĩ Điện Biên mang đậm tính thời sự, ghi lại một cách đậm nét khí thế của thời đại trong bước 9 ngoặt đi lên của lịch sừ dân tộc. Kế tiếp, Tố Hữu viết Ta đi tới với khí thế hùng mạnh, tương ứng với bước đi không có gì ngăn nổi của dân tộc. Những bước đi hào hùng từ “Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên”, những chặng đường dài chín năm vượt mọi gian khố hy sinh đế hôm nay đến được niềm vui lớn: Ta đi giữa ban ngày Trên đường cái, ung dung ta bước Đường ta rộng thênh thang tám thước (Ta đi tới, 1954) Trong không khí náo nức, hào hùng, càng tự hào về Tổ quốc và nhân dân, ta càng yêu quê hương, đất nước: Đẹp vô cùng, Tố quốc ta ơi ! Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt Nắng chói Sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca. (Ta đi tới, 1954 ) Và còn cảnh nào đẹp hơn khi chiến sĩ chien thắng trở về : Anh về, cối lại vang rừng Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân. Anh về, sáo lại ái ân Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca Tập thơ Gió lộng được Tố Hữu viết trong khoảng thời gian miền Bắc đang xây dựng xã hội chủ nghĩa và miền Nam đang tiếp tục đấu tranh chổng Mỹ. Nãm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, những kế hoạch 5 nãm xây dựng đất nước được triến khai. “Điều đặc biệt To Hữu không cần ngoái nhìn ve quả khứ mới có cảm hứng lịch sử từ trong đời sống thực tại, ngay từ trong hiện thực đẩu tranh dữ dội, anh hùng của đất nước mình” [16, tr.27]. Tập thơ Gió lộng thể hiện nỗi niềm phấn chấn của người xây dựng đất nước: 1 0 [...]... vào suy nghĩ và tưởng tượng của mồi người Bài Việt Bắc mang tên chung của tập thơ là thi phấm xuất sắc nhất của thơ Tố Hữu thời kỳ kháng chien chống Pháp và là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca hiện đại Bài thơ là cuộc đối thoai giữa mình và ta, ta và mình, giữa người cán bộ về xuôi với Việt Bắc ở lại: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng (Việt Bắc, \954) Mười lăm năm ấy... nước mắt Đọc câu thơ lên ta vẫn như thấy có nỗi đau của mình trong nỗi đau của Tố HŨ41, có nỗi đau chung của dân tộc trong nỗi đau riêng ấy Và hình tượng Bác hiện lên trong thơ To Hữu thiêng liêng, cao cả biết bao Tố Hữu giành nhiều tình cảm của mình khi viết về Bác vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, khi Bác mất, ông đó thay mặt cả dân tộc Việt Nam thắp lên một nén hương thơm viếng Bắc với tất cả... ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ ngụy, thống nhất đất nước ở miền Nam Thơ ta ơi! Hãy cất cao tiếng hát Ca ngợi trăm lần Tố quốc chúng ta! Trong hoàn cảnh mới, lòng tự hào dân tộc trong thơ Tổ Hữu mang một sắc thái mới, tính chất mới Bên cạnh sức cuốn hút của dòng sự kiện trong đời sống hiện tại, thơ Tố Hữu còn bắt rễ sâu và khơi nguồn từ đời sống hang ngày của dân tộc Có tiếng nói chân thành của bạn... và thơ Từ ấy hồn tôi vui mãi đến giờ Mái tóc pha sương chưa cạn ý Con tằm rút ruột vẫn còn tơ thuyền con vượt sóng không nghiêng ngả Nghĩa lớn xuôi dòng lộng ước mơ Mới nửa đường thôi Còn bước tiếp Trăm năm duyên kiếp Đảng và thơ (Đảng và thơ) Tố Hữu là nhà thơ chi viết để phục vụ cách mạng từ trước đến sau Thơ ông là vũ khí đấu tranh cách mạng Đó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của TỐ Hữu. .. độc đáo của TỐ Hữu trong thơ ca Với Tố Hữu, nghệ thuật không hề mâu thuẫn với đời sổng, con người làm thơ với con người hành động chỉ là một, sống là hành động, thơ cũng là hành động Cảm húng về cách mạng, kháng chiển luôn là nguồn mạch trong hồn thơ Tố Hữu qua tập: - Việt Bắc (1946 - 1954) - Gió lộng (1955 - 1961) - Ra trận (1962 - 1971) - Máu và hoa (1972 - 1977) - Một tiểng đờn (1979 - 1992) Cách... xuân, Một khúc ca xuân Trong cảm nhận của Tố Hữu, Việt Nam là riêng mà cũng là chung của loài người, là sức mạnh thần kỳ, là đại diện cho triệu triệu trái tim hồng: Việt Nam! Người là ta mà ta chưa bao giờ hiểu hết Người là ai ? mà sức mạnh thần kỳ Giữa cái chết, không phút nào chịu chết Lửa quanh mình, một tấc cũng không đi! (Với Đảng, mùa xuân) Tập thơ gần đây nhất của Tố Hữu là tập Một tiếng đờn Ông... tới một điều gì riêng tư của tuổi cuối đời nhìn lại “Đêm cuối nằm riêng một ngọn đèn” Ở tập thơ này, Tố Hữu trở về bút pháp nội tâm, rất gần với thời kỳ Từ ẩy Có một sự đẩu tranh nội tâm rất mạnh “Mới bảy mươi sao đã gọi là giàBút pháp không tung hoành, 1 9 hào sảng nhưng mà trầm xuống trong chiêm nghiệm Pham chất nội tâm von có của To Hữu vẫn nguyên vẹn Lắng nghe trong Một tiếng đờn thấy bóng dáng một. .. những vần thơ viết về Đảng, chúng ta thấy từ ngày được "Mặt trận chân lí chói qua tim" cho đến khi viết Một nhành xuân, Tố Hữu ngày một dâng Đảng nhiều vần thơ thiết tha, nghía tình Từ tình cảm lành mạnh, cao đẹp, công ơn, vẻ đẹp và sức mạnh của Đảng đã được ngợi ca một cách khá toàn diện, sâu lắng tận tâm can Những vẩn thơ ấy nhanh chóng gợi niềm đồng cảm rộng rãi, trở thành tiếng ca chung của nhiều... cạnh những vàn thơ viết về chiến khu xưa, những người mẹ anh hùng với sự bày tỏ lòng biết ơn về những ân tình cách mạng, Tố Hữu còn có những vần thơ rất hay bày tỏ lòng biết ơn Đảng, ƠỈ1 Lãnh tụ Phải thừa nhận một điều là, trong thơ ca Việt Nam hiện đại, không có một nhà thơ nào viết về Bác Hồ xúc động bằng Tổ Hữu ở các chặng đường trước giải phóng, hình tượng Bác Hồ hiện lên trong thơ Tố Hữu vừa giản... nhà thơ luôn hòa nhập với cuộc đời chung, lại khắng định được bản sắc riêng độc đáo ” ĩ.2.2 Cảm hứng về Đảng và lãnh tụ Thơ Tố Hữu sống mãi với thời gian, là mốc son chói lọi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là dấu ẩn của quê hương và cách mạng, là tiếng nói "đồng tình, đồng ý, đồng chí" Trong nguồn cảm hứng của thơ, nhà thơ Tố Hữu đã "dành cho Đảng phần nhiều", luôn luôn đứng trên lập trường của . cứu các đặc điểm nghệ thuật của thơ Tố Hữu từ Việt Bắc đến Một tiểng đờn khẳng định lại giá trị nghệ thuật, chỉ ra những nét đặc sắc, giải thích vì sao thơ Tố Hữu trong một thời kỳ dài luôn là đối. thống. 6. Đóng góp của luận văn Trong tình hình có nhiều quan điểm đánh giá, nhìn nhận về thơ Tổ Hữu như hiện nay, nghiên cứu Đặc điếm nghệ thuật của thơ Tố Hữu từ Việt Bắc đến Một tiếng đừn, luận. liên quan đến đặc điếm nghệ thuật của thơ ca. 4.2.Những bài viết và các công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu. 4.3.Phạm vi khảo sát của luận văn là tác phẩm thơ Tố Hữu từ tập thơ: - Việt Bẳc (1946

Ngày đăng: 17/06/2015, 14:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lí do chọn đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • Ra trận (1962 - 1971)

      • 5. Phương pháp nghiên cứu

      • 6. Đóng góp của luận văn

      • 7. Cấu trúc của luận văn

      • NỘI DUNG Chương 1

        • 1.2. Các nguồn mạch cảm hứng trong thơ Tố Hữu

        • (Việt Bắc)

        • (Bàbủ, 1948;

          • (Ta đi tới, 1954)

          • (Ta đi tới, 1954 )

          • Xưa là rùng núi, là đêm

          • (Phạm Hồng Thái)

          • (Tẩm ánh, ì967)

          • Long lanh Như Áng, rừng vang tiếng cồng...

            • (Tĩnh Gia)

            • Đến những khái quát:

              • Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người.

              • Việt Bắc (1946 - 1954)

              • Gió lộng (1955 - 1961)

              • Ra trận (1962 - 1971)

                • (Bàbủ, 1948;

                • (Việt Bắc, 954)

                  • (Phút giây)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan