2.1.1. Khái niệm
Khái niệm phong cách có nguồn từ thuật ngữ Stylos (Hy Lạp), Stylus (La Mã), “style” (Pháp) chỉ dụng cụ để viết. Sau nó phát triển nghĩa, chỉ nét chữ, cách viết, rồi bút pháp, văn phong, phong cách. Đen nay,córấtnhiều cách hiếu khác nhau về phong cách.
Phong cách nghệ thuật nói chung, phong cách nhà văn nói riêng là một trong những vấn đề lí luận cơ bản, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của một nền văn học ở bất kì thời đại và quốc gia nào.
Nghiên cún phong cách nghệ thuật là nghiên cứu phong cách tác giả, tác phẩm, trào lưu, khuynh hướng, dân tộc và mối quan hệ giữa chúng...qua đó góp phần khẳng định vị trí của một nền văn học, bởi một nền văn học chỉ được khẳng định khi trong đó xuất hiện và tồn tại nhiều nhà văn có phong cách.
Trong thực tể, có nhiều vấn đề về phong cách vẫn đang được đặt ra và cần có sự trả lời như phong cách là gì? Có bao nhiêu khuynh hướng nghiên cứu phong cách? Phong cách có bao nhiêu cấp độ? Thế nào được gọi là nhà văn có phong cách? Những yếu tố nào tạo nên phong cách nhà văn?...
Phong cách là một khái niệm rộng không chỉ được dùng trong văn học nghệ thuật mà còn được dùng cả trong đời sổng xã hội. Trong cuộc sống, phong cách được hiểu là phong cách sống, lối sống, cách làm việc... của mồi cá nhân, mỗi tập thể. ở các ngành khoa học khác nhau, thuật ngữ này mang một ý nghĩa riêng biệt, tuỳ thuộc vào đối tượng của khoa học đó.
Trong ngôn ngữ, phong cách được hiểu là cách dùng từ, dùng câu nhằm thực hiện các chức năng khác nhau như phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngũ' văn học...
Trong văn học, phong cách dùng đế chỉ sự độc đáo, cái riêng trong sáng tác của nhà văn (thế hiện ở cái nhìn, khí chất, cá tỉnh, bút pháp là sự thống nhất các yểu
Phong cách là sự độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thấm mỹ thế hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú, nhà văn phải đem lại một tiếng nói mới cho văn học, đem lại cho người đọc một sự hưởng thụ thẩm mỹ dồi dào, Vì vậy, không phải nhà văn nào cũng có phong cách.
Phong cách tuy là cá tính sáng tạo nhưng nó vẫn mang dấu ấn dân tộc và thời đại. Bởi hai yếu tố này là phấm chất của văn học. Bất kỳ một nhà văn nào, trong quá trình sáng tác cũng muốn tạo nên phong cách riêng cho mình. Song điều đó không phải dễ dàng. Chi có những tài năng thực sự lớn mới có điều kiện hình thành phong cách riêng (Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân...), trong thực tế có rất nhiều nhà văn có tác phẩm nhưng lại chưa tạo được phong cách riêng. Có thể thấy một số phương diện biểu hiện khác nhau của phong cách như:
Phong cách có the biểu hiện ở hình thức tác phẩm, tức là cách thức biếu đạt (A. N. Sokolov, V. Dneprov...).
Phong cách cũng có thể biểu hiện qua ý thức nghệ thuật, qua cái nhìn, cách cảm nhận thế giới độc đáo của nhà văn, tóc là biếu hiện ở nội dung (Marxel Pruxt, Montaigne...)
Phong cách biểu hiện ở cả nội dung và hình thức của tác phẩm (D. X. Likhachev, A. R. Grigorian...).
Phong cách tức là hình thức có tính nội dung (Ya. Elxberg, Phan Ngọc...). Như vậy có thế coi phong cách như một phạm trù tham mỹ, một hiện tượng văn học nghệ thuật, bao gồm trong đó tất cả sự đa dạng và phức tạp của nó. Phong cách được nghiên cứu trong mối quan hệ với tư tướng, với nhà văn, với thòi đại.
Đã có rất nhiều cách hiểu, các định nghĩa khác nhau về phong cách. Theo Khraptrenkô thì định nghĩa này xoè ra như một cái quạt mà một phía thì thừa nhận phong cách là một phạm trù lịch sử - thẩm mỹ rộng nhất, bao quát nhất. Còn phía khác thì nhìn nhận phong cách như những đặc điếm của tác phấm văn học riêng lẻ.
thống nhất, hay nói cách khác, đó là cách thức biểu đạt nội dung nghệ thuật bằng nghệ thuật ngôn từ (Xôcôlổp, Tritêin, Xiđôrốp). Nhưng khái niệm phong cách cũng phải được hiểu rộng hơn, bao gồm các yểu tố khác như cơ cấu hình tượng, chủ đề được thể hiện trong tác phẩm. Tất cả các yếu tố đó góp phẩn tạo nên phong cách của nhà văn. Sự lựa chọn ban đẩu cũng như cách thể hiện chúng là điểm phân biệt phong cách của nhà văn này với phong cách của nhà vãn khác (E.Xiđôrôp).
Có thể đưa ra quan niệm cụ thể về phong cách của một số nhà lí luận như sau: trong Tuyển tập Những vẩn đề về những moi liên hệ văn học quốc tế có đoạn viết: “Phong cách nghệ thuật của nhà văn là sự biểu hiện thế giới quan của anh ta, thế giới quan đó được thể hiện trong những hình tượng bằng các phương tiện ngôn ngũ’. Bởi vậy không thể nghiên cứu phong cách nghệ thuật của nhà văn trong tính mục đích chức năng của nó mà tách rời nội dung tư tưởng - hình tượng của tác phẩm. Đồng thời phong cách của tác phẩm văn học không phải là tu từ học: đề tài, hình tượng, bố cục của tác phẩm văn học, nội dung nghệ thuật của nó (nội dung này được thế hiện bằng những phương tiện ngôn ngữ nhưng không giới hạn ở từ ngũ') cũng là những yếu tố qua trọng của phong cách và có thể khá quan trọng, bởi vì chúng xác định cả những nguyên tắc nghệ thuật của việc lựa chọn chất liệu tù' ngữ, tức là tu tù' học hiếu theo nghĩa hẹp của từ đó” [15, tr.50].
Nhà nghiên cứu V.Kovalev trong cuổn vấn đề phong cách vãn học Xô Viết,
trong tuyến tập Thời đại, cảm hửng, phong cách cho rằng: “Phong cách - đó là sự thống nhất chỉnh thể của nhà văn..., đó là liên hệ qua lại giữa những yếu tố trong hệ thống nghệ thuật của nhà văn, là sự quy định lẫn nhau của những yếu tố đó ” [16, tr. 13-14].
Nhà nghiên cứu L.Novichenkô trong tiểu luận: về sự đa dạng của những hình thức nghệ thuật và của những phong cách trong vãn học hiện thực xã hội chủ nghĩa
theo nghĩa chung nhất là vẻ đặc thù trong những tác phấm của n hà văn (hoặc của một nhóm nhà văn), vẻ đặc thù này được quy định bởi những quan điểm có tính chất đặc trung về nội dung và hình thức của những tác phẩm ấy” [17, Ừ.302].
Ya. Elxberg trong Phong cách cá nhân và vấn đề nghiên cứu chúng về mật lịch sử ỉỉ ỉuận [23] đã nhấn mạnh phong cách cá nhân của nhà văn là khái niệm cơ bản của thi pháp. Luận điểm có tính chất khái quát của ông đề cập tới thực chất của phong cách được trình bàỵ như sau: “Phong cách biểu hiện sự toàn vẹn của hình thức có tính nội dung được hình thành trong sự phát triến, trong tác động qua lại và trong sự tống hợp các yếu tố của hình thức nghệ thuật, dưới ảnh hưởng của đối tượng và nội dung tác phẩm, của thế giới quan của nhà văn và của phương pháp của anh ta vốn thống nhất với thế giới quan. Phong cách được hình thành từ tất cả nhũng yểu tố ẩy, nảy sinh từ chúng mà ra. Phong cách - đó là sự thống trị của hình thửc nghệ thuật, là sức mạnh tố chức của nó
Theo M. B. Khrapchenkô trong Cá tính sáng tạo của nhà vãn và sự phát triên văn học: ‘Thong cách của một nhà văn thực sự có tài dung tích bên trong rất lớn cỏ khả năng ảnh hưởng tới những tầng lớp độc giả khác nhau của thời đại lúc bấy giờ cũng như những thời đại sau này” và ông kết luận phong cách: “cần phải được định nghĩa như thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối vói cuộc sống như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả” [18, tr. 151-152].
Khi bàn về phong cách, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến nhiều yếu tố, nhiều cấp độ khác nhau: từ những cấp độ hẹp như phong cách tác giả, phong cách tác phấm, phong cách tác giả và tác phấm... cho đến nhũng cấp độ bao quát như phong cách trào lun, trường phái, phong cách thời đại, phong cách dân tộc... Trong các cấp độ trên thì phong cách tác giả là phạm trù được thừa nhận phổ biến hơn cả và được áp dụng rộng rãi nhất.
phong cách cá nhân và cá tính sáng tạo thì lại phủ nhận sự tồn tại của phong cách tác giả, Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng cho rằng phong cách cá nhân chỉ là những yếu tố cá biệt, ít có ý nghĩa xã hội. Nếu một tác giả có thể có nhiều phong cách thì không thể coi phong cách cá nhân là một cấp độ quan trọng của phong cách văn học. Song đó cũng chỉ là một vài ý kiến mang tính cá biệt, bởi nếu không thế không tính đến phong cách tác phấm với ý nghĩa là yếu tố trung tâm của phong cách học thì cũng không thể bỏ qua phong cách cá nhân với ý nghTa là biểu hiện cụ thể của phong cách trào lưu, phong cách thời đại... Tuy nhiên, cững khó có thế nói đến một thời đại văn chương nếu như thời đại đó không sản sinh ra những cá nhân xuất sắc.
Trong nghiên cứu văn học, cũng không nên đồng nhất hai khái niệm phong cách và cá tính sáng tạo. Bởi mỗi nhà văn khi sáng tác lên tác phẩm ít nhiều đều có cá tính sáng tạo, tửc là đều có đặc điếm riêng về quan điếm sáng tác, nhung không phải cá tính nào cũng trở thành phong cách, Người ta chỉ đề cập đến phong cách sáng tác của những nhà văn nào đạt trình độ sáng tác mang tính ưu việt, ưu tú, và đặc biệt là trong tác phẩm cũng phải có những đặc điểm độc đáo, riêng biệt, có giả trị thẩm mỹ cao, có bản sắc riêng biệt không trộn lẫn trong quá trình sáng tạo của nhà văn.
Neu như trong phong cách tác phấm, phong cách tác giả chủ yếu được thể hiện thông qua tác phẩm, thì biểu hiện của phong cách tác giả trong tác phầm là hết sức đa dạng và phức tạp. Điều được thể hiện không chỉ là những nội dung đặc sắc, độc đáo, giàu tính thấm mỹ, mà con là cách thức nhà văn thực hiện nhằm đưa đến một hiệu quả nghệ thuật mang giá trị biếu đạt cao nhất. Đó cũng không chỉ là yếu tố của hình thức riêng lẻ mà còn là sự phổi hợp, thống nhất giữa cá yếu tố này theo một phương thức nhất định và theo những quy luật thâm mỹ riêng như: hình tượng nghệ thuật, yếu tố ngôn ngữ, giọng điệu...
được những kết luận mang tính thuyết phục trong việc đánh giá phong cách của nhà văn đó.
Sự thế hiện của phong cách tác giả trong văn học được coi như một chình thế toàn vẹn, hữu cơ. Bởi đặc trưng của phong cách nằm ở tính thống nhất hữu cơ trong mỗi chình thể mà nhờ nó, ta có thể nhìn một bộ phận mà đoán được cái toàn thể. Trong cơ chế thống nhất đó có sự tham gia của hầu hết các yếu tố bộ phận. Hoạt động của mỗi bộ phận dù ít hay nhiều đều góp phần tạo nên phong cách. Theo nhà nghiên cún Nguyễn Đăng Mạnh, phong cách của một nhà vãn khi đã định hình thì thường có tính bền vững vì tạo ra phong cách, ngoài thế giới qua, còn rất nhiều yếu tố khác như truyền thống gia đình, hoàn cảnh sống, môi trường văn hoá, thói quen suy nghĩ...mà những yếu to đó không dễ gì thay đối, Bởi vậy, khi hoàn cảnh song thay đồi, thế giới quan cũng thay đổi theo, điểu này ít nhiều ảnh hưởng đến phong cách nhưng không thể làm cho nó biến dạng, về cơ bản, phong cách vẫn giữ được những nét riêng độc đáo đã được định hình từ trước: Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Huy Cận... là những trường hợp tiêu biểu. Từ bở con đường của chú nghĩa lãng mạn để đến với cách mạng, thay đối hoàn cảnh sổng, thế giới quan cũng thay đổi, nhưng Nguyễn Tuân vẫn tinh tế và tài hoa, Chế Lan Viên vẫn giữ được nét lãng mạn nhưng đầy trí tuệ. Cũng cỏ thể nói như vậy với Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài... Như vậy, có thế nói tính thống nhất trong phong cách nhà văn còn được thế hiện trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thể hiện. Yêu cầu về nội dung phản ánh phải mới lạ nhưng sự mới lạ đó phải được thể hiện trong một hình thức tương xứng. Sự không tương xứng giữa hội dung và hỉnh thức thế hiện có thế khiến cho tác phấm, dù thể hiện được nhiều cái mới nhưng vẫn nhợt nhạt, thiếu sức sống. Do đó, điều qua trọng đối với một tác phẩm không chỉ ở chỗ nhà vãn thể hiện cái gì mà còn là ở chỗ anh ta thể hiện nỏ như thể nào. về thực chất đó là mổi quan hệ giữa vốn sống, kinh nghiệm sống và tài năng của nhà văn.
nhau trong sự thống nhất. Sự thống nhất của nội dung và hình thức là đặc trưng cơ bản của phong cách. Phong cách còn có thế được hiện rộng hơn đó là khái niệm của một nền văn hoá lớn.
Các cấp độ khác nhau của phong cách