Cảm húng về thế sụ; nhân sinh

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật của thơ Tố Hữu từ Việt Bắc đến Một Tiếng Đờn (Trang 39)

Thơ trữ tình thực chất là sự chiếm lĩnh bằng nghệ thuật các loại kinh nghiệm đời sống qua một cá nhân. Do đó, một mặt thiểu sự ý thức về cá nhân, không thề có được thơ trữ tình. Mặt khác, cách ý thức về cá nhân quan niệm vể cá nhân lại qui định chiều sâu và đặc sẳc trữ tình của thơ. Không phải ngẫu nhiên mà trong lịch sử văn học, cuộc đời, nhân cách, cái chết của các nhà thơ dẫu là ở thời xa xưa thường được lưu truyền hậu thế, lắm khi trở thành huyền thoại, còn tác giả sử thi thường là vô danh, có khi lưu danh thì lai lịch vẫn là mờ mịt. Còn như kiểu nói về kiểu quan niệm cá nhân thì đó luôn là điểm phân biệt các hệ thống thơ với nhau, bởi vì trong thơ trữ tình cuộc sống cá nhân trở thành hệ qui chiếu (đo đếm, nhận thức), là khởi điểm của tồn tại, là thước đo giá trị, là điểm tựa cho một đòn bẩy Acsimét của ý thức hướng tới đời sống [10, tr.76],

Cảm hứng về thế sự, đời tư ở tập thơ Việt Bắc (1946 - 1954), Gió lộng (1955 - 1961), Ra trận (1962 - 1971), Máu và hoa (1972 - 1977), Một tiếng đờn (1979 - 1992). TỔ Hữu không bao giờ đề cập đển đời sống cá nhân, hướng tói cuộc sống hiện tại. Có chăng thì chỉ làm nền để làm nổi bật nên cái tôi cống hiến, cái ta dân tộc. Từ cái tôi cá nhân cá thể cống hiến cho lí tưởng cộng sản đến cái tôi nhập vai quần chúng và cái tôi sử thi trong thơ Tổ Hữu các chặng đường trước, ta thấy cái tôi Tố Hữu hướng tới cuộc sống hiện tại quả là mói mẻ trong đời thơ Tố Hữu mà các chặng đường trước không có nói đen, Điều đó cho thấy Tổ Hữu đã mở rộng cái tôi trữ tình của mình trong khía cạnh mới. Không còn cái tôi reo vui với niền vui giác ngộ li tưởng cộng sản, không còn là cái

tôi với nhiệt huyết kháng chiến và sẵn sàng hy sinh như các chặng đường thơ trước nữa. Đen chặng đường này, cái tôi Tố Hữu khám phá những nét riêng, những khí a cạnh cụ thể trong đời sổng hiện tại. Từ những khám phá, những cảm nhận riêng của mình, ông đã bộc lộ cái tôi buồn vui của mình trước cuộc sống hiện tại.

Thơ trữ tình đời tư đòi hỏi thể hiện các cảm xúc, tâm trạng đặc biệt cá nhân của cái “tôi”. Để diễn tả nhừng khó khăn, gian nguy, vất vả của cuộc đời, thơ Tố Hữu chặng đường này sử dụng nhiều hình ảnh khái quát cỏ tính chất ước lệ như: Sóng gió, bình minh, hoàng hôn, cuồng phong, nước mắt... Những hình ảnh này có tác dụng khắc sâu thêm những cảm nhận, cách nhìn cái tôi Tố Hữu trưóc cuộc đời.

Đất nước chặng đường sau giải phóng thật hỗn lộn, rối ren biết bao. Có biết bao việc, biết bao điều mà khiến người ta ngỡ ngàng không thể hiểu nổi tại sao lại như vậy. Tố Hữu là một trong số những người ấy.

Chứng kiến đất nước trên con đường đổi mới, nhìn vào xã hội, nhìn vào những bước đi của con người, ông cứ bâng khuâng, day dứt bởi những bước đi lầm lạc của con người. Từ chuyện bị lạc đường theo đúng nghĩa thực, ông đó nâng nó lờn thành vấn đề đi lạc đường, lầm đường của con người. Và ông cú cách nhìn, cách đánh giá rat bi quan trong vấn đề này:

Ôi! Bâng khuâng sống giữa đời này Biết mấy người đi lạc bước đây?

Say tỉnh, tỉnh say, nào thấy hướng Càng đi càng lún xuống đầm lầy!

(Lạc đường)

Một câu hỏi lớn dành cho cuộc đời: “Biết mấy người đi lạc bước đường”? Câu hỏi như lời cảnh báo về cuộc đời này bây giờ nhiều người lầm lạc quá. Cú cái gì đau đớn, xót xa khi nhìn vào cuộc đời của một cái tôi đầy nhiệt huyết cổng hiến cho lí tưởng cao đẹp. Con người say rồi lại tỉnh nhưng tỉnh rồi lại say. Nỏ cứ như một cái vòng luẩn quẩn làm cho người ta bể tắc, cùng quẫn không nhận được hướng đi cho mình và càng đi thì dường như lại càng lún sâu xuống đầm lầy. vấn để đặt ra ở đây là hướng nào là

hướng đi cho cuộc đời, Tố Hữu đã có lần khắng định: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

(Một khúc ca)

Hướng đi đúng đắn của loài người đó là hướng đi tới những chân lí đẹp đẽ, con người phải biết sống vì mọi người, sổng cho mọi người. Đấy là con đường bước tới tương lai, xây dựng cuộc đời ngày một tươi đẹp hon.

Việt Nam những năm đầu giải phóng, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế thì kiệt quệ, xã hội hồn độn... Nhìn cuộc đời nhà Tố Hữu có những suy ngẫm về lẽ đời:

Có anh bộ đội sắm đồng hồ Thật giả không rành bụng cứ lo Bèn hỏi cô hàng. Cô tủm tỉm Giả là như thật. Khó chi mô.

(Thật giả)

Từ chuyện mua đồng hồ của anh bộ đội, Tố Hữu đã khái quát nên thành một vấn đề cấp bách trong xã hội Việt Nam những năm đầu giải phóng, Đọc những câu thơ trên ta thấy được ở đây có cái gì như không thể chấp nhận được, thấy được thái độ phê phán gay gắt của tác giả trước những thay đổi của giá trị đạo đức giữa cuộc đời thường.

Tổ Hữu còn bị dị ứng vói những lẽ đời thay đoi. Với ông, ông thấy đối mới là đi xuống, thấy đối mới mà lòng không vui:

Đêm cuối năm. Riêng một ngọn đèn Dở hay, khôn dại những chê khen Làm ăn, hai chữ, quen mà lạ Thế cuộc, nhân tình, rõ trắng đen,

(Đêm cuối năm)

Công cuộc đổi mới trên đất nước cứ diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Tố Hữu không thê bắt kịp được nhịp sống sôi động của đời thường. Ông thấy chuyện làm ăn sinh sống nó vừa như quen lại vừa như xa lạ với mình, ông bi quan nhận thấy “thế cuộc, nhân tình, rõ trắng đen”. Cái tôi Tố Hữu ở đây là cái tôi bi quan, trăn trở trước sự đổi mới.

Nó không còn là cái tôi cống hiển cho lí tưởng cộng sản như lóp lớp những thể hệ thời của ông nữa. Bởi vậy nên ông cảm thấyxa lạ, ngờ ngàng

và có cái gỉ như không thể chấp nhậnđược với

lối sống thựcdụng. Cũng chính vì thế nên ông cảm thấy buồn một nồibuồn bàng bạc không tài nào giải thích nối:

Mới bình minh đó, đã hoàng hôn Đang nụ cười tươi, bỗng lệ tuôn Đời thường sớm nắng chiều mưa vậy Khuấy động lòng ta biết mấy buồn.

(Một tiếng đờn)

Một nỗi buồn, nỗi cô đơn không người chia sẻ. Cũng chính bởi nhìn cuộc đời toàn thấy những sự đổi thay như vậy nên Tố Hữu đã nhận ra được cả những khỏ khăn ,vất vả, những sự thay đổi ngay trong khi được hưởng thụ “trái chín”, một cái nhìn bi quan trước cuộc đời:

Mùa trái chín, cũng là mùa lá rụng Trong giá sương, đông ủ nụ mầm xuân Ngày mai... Ai biết xa gần Biến đời sóng gió, mấy thân nối chìm.

(Xuân hành 92)

Nhìn cuộc đời bằng con mắt bi quan như vậy, hồn thơ Tố Hữu không tránh khỏi những đau buồn, bế tắc. Ngày hôm nay có thể là ngày vui, ngày hạnh phúc ngày được hưởng “mùa trái chín” đi liền với nó, song hành với nó cũng là “mùa lá rụng”, trong sương giá nhưng vẫn ủ những mầm xuân, Có cái gì chua xót trong cải tôi Tố Hữu bi quan nhìn vào cuộc đời, không thích ứng được với sự thay đổi bất ngờ của cuộc đời này. sống giữa cuộc đời này mà sao thấy tê tái, xót xa đển thế.

Bên cạnh cái nhìn đời, Tố Hữu còn có những chiêm nghiệm về cuộc đời. Trong một lần trò chuyện với cháu, khi nghe cháu hỏi đời là gì vậy ông? Thì Tố Hữu đã trả lời cháu như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đời như cái bánh ngon thơm ẩy Cháu cũng như ông có một đời...

Ông khẳng định đời của mỗi con người chỉ có một mà thôi. Và cuộc đời cũng như cái bánh, con người cứ ăn dần, ăn dần cho đến lúc hết. Nhưng khi biết cái bánh đời của ông gần hết, cháu hiếu thảo muốn chia cho ông một nửa chiếc bánh của cháu thì:

Ôi cháu của ông, cháu thật ngoan Nhưng đời lại không thể ăn gian Bánh đời của cháu CÒỈ1 to lắm Nhớ để ăn chung bạn một bàn!

Quả thật cuộc đời này rất công bằng. Đời của mồi con người chỉ có một mà thôi và cuộc đời thì không thế đoi trao cho nhau được, Cái quan trọng ở đây là phải làm thế nào để cho cuộc đời của mình có ý nghĩa. Với lời căn dặn của ông trước cái bánh đời còn to của cháu “Nhở để ãn chung bạn một bàn!” như lời nhắn nhủ con người sống phải biết cống hiển biết sẻ chia với đồng loại. Nhung tại sao cái bánh đời của cháu lại không thế chia sẻ cùng ông được mà phải là “Bạn một bàn vậy”. Có lẽ điều này cũng dễ hiểu. Bời lẽ xưa ông cũng có cái bánh đời to như cháu, ông cũng đã chia sẻ cùng bạn đường của mình rồi. cái bánh đời của cháu cũng cần chia sẻ với những bạn cùng đường của mình, như ông đó tùng làm vậy. Và từ cuộc đời của Tố Hữu, ta thay cái tôi Tố Hữu quả thực là cái tôi đầy nhiệt huyết cống hiến cả cuộc đời cho lí tưởng cách mạng. Những chiêm nghiệm này được đúc kết từ chính cuộc đời của tác giả.

Tố Hữu còn nhìn thấy những giá trị của con người qua một công việc làm ăn. Trong một lần đến thăm trại nuôi trăn ở Thù Đức, chứng kiến mô hình nuôi trăn của những người làm nghề kinh doanh, Tố Hữu xót xa khi nhận ra: Da trăn đẹp làm ví Xương trăn quý, làm cao Ôi trăn sao hiểu được Giá trị mình là bao?

(Nuối trăn)

Giá trị của con trăn được đo bang giá trị của những chiếc ví đẹp, những bình cao quý giá, đắt tiền. Tổ Hữu đã nhận thấy việc làm ăn đó trái với tự nhiên. Loài vật trên

trái đẩt được sinh sôi, nảy nở để làm phong phú thêm cho vốn tự nhiên, nó phải được sống một cuộc sống của bao loài vật. Vậy mà ở đây, người ta nuôi trăn để phục vụ cho tợi ích của chính mình. Từ đó, tác giả liên hệ đến giá trị của đời người. Liệu giá trị của con người được đo bằng gì nhỉ? Có phải nó được đo bằng giá trị của đồng tiền không. Giữa xã hội hỗn độn, chúng ta không dám khắn định bẩt cứ một điều gì cả,

Tổ Hữu cảm thấy xót xa, đau buồn trước những việc làm trái với quy luật tụ’ nhiên đó.Qua đấy, ông đã bày tỏ thái độ phê phán gay gắt, phản ứng quyết liệtvới cuộc đời đã đặt giá trị của con người bằng thước đo đồng tiền, phàn ứng với xã hội bởi những giá trị được nhìn nhận ở những phương diện khác nhau.

Nhưng có lẽ, một thành công lớn trong thơ Tố Hữu chặng đường hoà bình là đã phát hiện ra những vẻ đẹp giản dị trong đời thường, trong lao động sản xuất. Điểm này khác hẳn với thơ Tố Hữu các chặng đường trước. 0 các chặng đường trước Tố Hữu phát hiện ra vẻ đẹp của con người trong vẻ đẹp khái quát kỳ vĩ:

Có những phút làm lên lịch sử Cỏ cái chết hoá thành bất tử Có những lời hơn mọi lời ca CÓ con người như chân lí sinh ra.

(Hãy nhớ lẩy lời tói)

Đó chính là những anh hùng chiến sĩ - hình ảnh của những anh giải phóng quân, những chiến sĩ Điện Biên những cô con gái xóm Lai Vu, chị dân quân, О du kích... tất cả họ đều đẹp, một vẻ đẹp bất tử trên nền lịch sử dân tộc, cái đẹp mang tầm vóc khái quát lịch sử.

Còn ở thời kỳ hoà bình, thơ Tố Hữu lại ngợi ca vẻ đẹp của con người trong cuộc sống đời thường, một vẻ đẹp giản dị biểt bao. Ớ đây giá trị của con người không phải được đo bằng hành động phi thường, đột xuất mà là được nhìn nhận, đánh giá những công việc rất đỗi bình thường. Qua việc nuôi tằm ươm tơ, Tố Hữu đã nhận ra con người với những vẻ đẹp rất giản dị, đời thường, với những ước mơ nhỏ bé nhưng lại vô cùng ý nghĩa, lớn lao:

Một nong tằm là năm nong kén Một nong kén là mấy nén tơ?

Một nét tơ là mấy dòng thơ

Mồi dòng thơ, mấy ước mơ, hỡi minh!

(Tơ tam Bảo Lộc)

Qua đó, tác giả ngợi ca những vẻ đẹp cúa con người lao động giản dị, đời thường:

Đời thường, chiếc lá dâu xanh Đôi bàn tay nhỏ múa quanh lưng đồi Con tăm rút ruột, im hơi Mà nên tấm lụa cho đời đó em.

(Tơ tam Bảo Lộc)

Dễ gì ai cũng nhận ra được những vẻ đẹp giản dị, đời thường của con người khi cầm tấm lụa trên tay. Chính bởi những lẽ đó mà Tố Hữu đã ngợi ca vẻ đẹp cúa người lao động bình thường nhằm tôn vinh vẻ đẹp của họ với tất cả lòng biết ơn, trân trọng.

Việc khẳng định bản lĩnh cá nhân của Tố Hữu có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó thế hiện được lòng nhiệt huyết, khát vọng cống hiển không mệt mỏi của cái tôi chiến sĩ - thi sĩ cho lí tưởng cộng sản. Trước cuộc đời mới, Tố Hữu có những cảm nhận riêng về con đường cách mạng. Ồng đã thể hiện được niền lạc quan, tin tưởng, bất chẩp mọi khó khăn gian khố, vững bước bước vào cuộc đời mới.

Trước hết ta thấy Tố Hữu không hề khuẩt phục trước những khó khăn, gian khổ. Dù biết rằng cuộc đời này còn biết bao chông gai cám dỗ nhưng con người vẫn vững lái con đường cách mạng tiến lên phía trước:

Dù ai quay hướng đổi lòng Con thuyền ta, với cờ hồng cứ đi.

Có thể khẳng định rằng Tố Hữu luôn luôn biết vượt qua, biết chấp nhận và sẵn sàng chấp nhận mọi sóng gió của cuộc đời đế công hiến cho lí tưởng của mình. Ông coi nhẹ khó khăn, gian khổ:

đâu đó chiều tà Bình minh đang dậy đỏ Tim ta cùng chim ca...

(Có mật ngày như thế)

Vững tin vào con đường cách mạng, tin vào lí tưởng cộng sản mà mình đã lựa chọn, Tố Hữu càng đi, càng bước những bước vững chắc, Dầu cuộc sống có thế nào, dẫu cuộc đời này còn có những đối thay, dẫu cho quanh ta còn là “sóng gió” là “chiều tà” thì ta vẫn luôn giữ gìn “tấm lòng son” của mình:

Mỗi chặng đường đi ngoảnh lại nhìn Càng đi, càng vững, lại càng tín Hai bàn tay trắng, nên cơ nghiệp Một tẩm lòng son quyết giữ gìn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Ngẫu hứng)

“Một tấm lòng son” của Tố Hữu ở đây là biểu hiện của cái tôi sục sôi kháng chiển, cái tôi sẵn sàng cổng hiển cả đời mình cho lí tưởng cộng sản, cho con đường giải phóng dân tộc.

Trở lại với thơ Tổ Hữu chặng đường Một tiểng đờn (1979 - L 992), ta nhận thấy một điếm rõ nhất là ông không bị ảnh hưởng bởi nỗi lo tuổi tác, bệnh tật. Ông có cái nhìn lạc quan, tin tưởng trước cuộc đời. Tuổi già nhưng tâm hồn không già, tẩm lòng không khô cằn. Dường như thơ Tổ Hữu càng về gần những nãm tháng cuối đời thì càng nói nhiều đến bản lĩnh cá nhân, đến cái tôi cống hiến không biết mệt mỏi cho cuộc sống đời này:

Mới bảy mười, sao đã gọi già?

Lưng còng thẳng đứng, vững gân da Bạc phơ mái tóc, mây đưa mộng Thanh bạch hồn thơ, nắng nở hoa.

Phải trái, dại khôn, đầu vẫn sáng,

chi khúc khuỷu đường muôn dặm Ta vẫn là ta, ta với ta.

(Bảy mươi)

Có lẽ đây là những vần thơ của người già, của người ý thức được tuổi tác của mình. Nhưng phải thừa nhận nhận rằng biết về tuổi già, những vần thơ Tổ Hữu lạ kỳ thay vẫn hừng hực khí thể sôi nổi của một cái tôi cống hiển. Có những lúc cái ý nghĩ về tuổi tác cũng xuất hiện nhưng cũng chính lúc ấy cái ỷ thức vể cái tôi cá nhân cống hiến lại càng nối bật:

Bày mươi bảy tuối. Cuối thu rồi Trời vẫn xanh. Và ta vẫn vui Còn bao năm tháng đời cho sống Còn chống chèo, mặc nước ngược xuôi.

(Cuối thu)

1.3. Tiểu kết

Tố Hữu luôn tâm niệm “Đối với tôi làm thơ là làm cách mạng bằng

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật của thơ Tố Hữu từ Việt Bắc đến Một Tiếng Đờn (Trang 39)