Phong cách trong thơ

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật của thơ Tố Hữu từ Việt Bắc đến Một Tiếng Đờn (Trang 59)

- Phong cách dân tộc

2.1.3. Phong cách trong thơ

đó nói lên niềm hy vọng của một dân tộc, những ước mơ của nhân dân, vẽ lên những nhịp đập của trái tim quần chúng và XII thế chung của lịch sử loài người... Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và ý chỉ kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật

Tố Hữu đã nhiều lần xác định quan niệm về thơ qua đặc điếm này. “Thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu”. “Thơ là chuyện đồng điệu”. “Thơ là tiếng nói tri ân”. Tiếng thơ tuy nhẹ nhàng, thẩm kín nhưng có một năng lực tập hợp nhanh chóng trên một lí tưởng xã hội chung, những tâm trạng gần gũi quen thuộc. Tiếng nói tha thiết này nhiều khi như một bằng chửng rõ rệt xác minh nhũng mối liên hệ đồng cảm giữa những trận tuyến tinh cảm, yêu thương, căm giận của con người. Trên ý nghĩa đó, tiếng thơ là một lời kêu gọi hưởng ứng, đồng tình; tiếng thơ là một lời tâm sự thầm kín được mở rộng như một tiếng nói bạn bè thân thương; tiểng thơ là một âm vang dội đi dội lại, ngày càng lắng sâu trong đời sống tâm hồn con người, tiếng thơ là nơi giao cảm và hội ngộ của những tâm tình, tiếng thơ là sự giao hoà giữa thế giới riêng tư của cá nhân và xã hội. ‘Thơ là một hành động giao cảm, một hành động tín nhiệm”, hay nói thêm một khía cạnh khác: “Thơ phải là một cổ gắng hoà hợp tình cảm của cá nhân với hiện thực của thế giới chúng ta”. Nói đến vẩn đề đồng cảm trong thơ trên CO' sở xác rõ rệt ranh giới về giai cấp. Nói như nhà thơ Tố Hừu: “Thơ là tiếng nói đồng ý đồng tình, tiếng nói đồng chí. Thơ tư sản thì tìm tới lỗ tai, cái bụng tư sản. Thơ của nhân dân lao động thì tìm tới trái tim của người lao động”.

Cuốn Từ điên thuật ngữ vãn học trên cơ sở thừa nhận hai phạm trù: phong cách ngôn ngữ và phong cách nghệ thuật đã định nghĩa “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thấm mỹ chịu sự thống nhểt tương đối ốn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biếu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn trong một tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay vãn học

cách cảm nhận ẩy".

Phong cách nhà thơ là một quá trình vận động, phát trien không ngừng qua mỗi giai đoạn sáng tác. Mặc dù vậy, cái riêng cái độc đáo có giá trị mang tính thẩm mỹ “ cốt lõi của phong cách, dù ở điều kiện hoàn cảnh nào cũng ổn định, thống nhất. Nó phải được “lặp đi lặp lại” một cách có hệ thống và luôn bị chi phối bởi cái nhìn độc đáo của nhà văn. Chúng thường xuyên ở thế vận động, phát triển và chịu ảnh hưởng của thế giới quan, môi trường xã hội và xu thế chung của thời đại. Nhưng dù ở môi trường nào, xu thế xã hội nào thì yếu tổ thường xuyên được ‘7ặp đi lập ỉạF ấy vẫn xuất hiện cho dù chúng ở thế lộ thiên hay dưới mạch ngầm.

Từ những nhận thức lí luận chung về phong cách tác giả, chúng tôi muốn liên hệ đến những nét cơ bản trong phong cách thơ Tố Hữu.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật của thơ Tố Hữu từ Việt Bắc đến Một Tiếng Đờn (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w