Nghiªn cøu khoa häc
®Æc ®iÓm nghÖ thuËt cña truyÖn thÇn tho¹i hµn quèc
L-u thÞ hång viÖt*
Tóm tắt: Sự hấp dẫn của thần thoại là một sự hấp dẫn của nghệ thuật nảy nở trên những
điều kiện xã hội sơ khai. Ở thần thoại, tính lãng mạn kết hợp với tính hiện thực. Trong thần
thoại Hàn Quốc, những sinh vật, những hiện tượng tự nhiên và cả những vật thể vô tri vô
giác mà con người không hiểu nổi đều được gán cho một sức sống, một sức mạnh thần bí.
Không gian vũ trụ ba tầng: thiên giới - hạ giới - địa phủ là một khía cạnh của yếu tố thần kỳ
được tác giả dân gian Hàn sử dụng nhuần nhuyễn để đạt đến giá trị nội dung và nghệ thuật
của truyện. Các mô-típ như mô-típ sinh nở thần kỳ, mô-típ gói thiêng, trứng thiêng... thể hiện
trí tưởng tượng phong phú của người Hàn xưa, đồng thời tạo nên nét đặc trưng của thần
thoại Hàn Quốc.
Từ khoá: Hàn Quốc, Đặc điểm nghệ thuật, Truyện thần thoại
T
hần thoại là những câu chuyện
truyền từ đời này sang đời khác và
có xu hướng củng cố đức tin trong các thành
viên của một*nhóm người nào đó. Thần
thoại vượt lên trên thực tiễn sống hàng ngày,
và vì chúng đưa ra cách lý giải việc một vị
thần quá khứ hay hiện tại hoặc một thế lực
siêu nhiên khác đã thống trị xã hội và tự
nhiên ra sao nên chúng gắn với một tộc
người quá khứ hay hiện tại. Thần thoại mang
tính siêu nhiên khi muốn vượt lên thực tại
thường nhật, mang tính phổ quát khi muốn
truyền đạt một thông điệp đạo lý lâu đời, và
mang tính cộng đồng khi trình bày đời sống
và lý tưởng tập thể của một tộc người đặc
thù. Các tộc người khác nhau về nguồn gốc
và lối sống sẽ có những thần thoại khác nhau.
Sự hưng thịnh và suy vong của các thần
thoại trùng khớp với sự xuất hiện của các tộc
người và các quốc gia mới hơn là do sự giao
*
ThS, Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Đà Lạt
66
lưu và chinh phục giữa các tộc người khác
nhau. Giai đoạn hình thành của thần thoại
Hàn Quốc trùng khớp với sự tạo lập ba
vương quốc Koguryo, Paekche và Shilla, từ
thế kỷ thứ II trước công nguyên đến thế kỷ I
sau công nguyên, tiếp tục diễn ra những thay
đổi khi chúng được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác, những thay đổi diễn ra trên cơ
sở thần thoại đã ra đời ở ba vương quốc này.
Các truyện thần thoại phản ánh một cách kỳ
diệu nhận thức về vũ trụ, về công cuộc đấu
tranh với thiên nhiên, quá trình dựng nước
và sinh hoạt xã hội của người Hàn thời cổ.
Bằng tư duy suy nguyên thần thoại, người
Hàn xưa đã sáng tạo những hình tượng đẹp
đẽ, kỳ vĩ. Một số truyện thần thoại của người
Hàn mang tính liên tục, hấp dẫn. Các nhân
vật trong nhiều truyện có quan hệ với nhau
khiến chúng ta có cảm giác mỗi truyện vừa
là một truyện độc lập nhưng cũng là các tiểu
truyện trong một truyện lớn với một chuỗi
các sự kiện khó có thể tách rời.
Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(149) 7-2013
Nghiªn cøu khoa häc
1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Truyện kể dân gian không thể thiếu nhân
vật bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó
tác giả phản ánh thế giới một cách hình
tượng. Nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua
sự trần thuật, miêu tả bằng phương tiện nghệ
thuật. Các phương thức thể hiện nhân vật hết
sức đa dạng. Trong thần thoại Hàn Quốc, sự
xuất thân cùng với những hành động, tính
cách và sức mạnh của nhân vật đã tạo nên sự
hấp dẫn của truyện. Nhân vật thần Mặt Trời
và thần Mặt Trăng được miêu tả trong truyện
Mặt Trời và Mặt Trăng có những suy nghĩ,
hành động và mâu thuẫn, xung đột như con
người. Thần Mặt Trăng biết e thẹn trước cái
nhìn của con người, còn thần Mặt Trời thì
tính tình nóng nảy. Ngoài ra, các thần còn
được miêu tả có sự khao khát tình cảm, đó là
nàng công chúa - con của Ngọc Hoàng
thượng đế không thể che giấu tình cảm, sự
rung động của mình trước ánh mắt của
chàng trai Kuho, tình yêu giữa họ đã nảy nở.
Khi bị vua cha chia rẽ, họ đau khổ và luôn lo
lắng cho nhau. Tình cảm sâu sắc ấy được
khẳng định qua lời của nàng công chúa:
“Nhưng cha ơi, tình yêu của chúng con sâu
sắc vô cùng và trong trắng không chút vẩn
đục. Trời và đất còn có thể có ngày lụi tàn
nhưng tình yêu của chúng con thì không bao
giờ thay đổi.” (Kyun Hyun và thiên mã) 1 .
Tác giả dân gian kể về những sự việc xảy ra
ở một thế giới xa xôi, nơi thượng giới,
nhưng chính là kể chuyện về cuộc sống đời
thường của những con người bình thường.
Đó là thủ pháp nghệ thuật để tác giả dân
1
Đặng Văn Lung (chủ biên) (1998), Truyện cổ Hàn
Quốc, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, tr.37.
Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(149) 7-2013
gian nói lên những ước mơ, khao khát về
một cuộc sống tốt đẹp và có quyền lựa chọn,
quyết định hạnh phúc riêng của bản thân.
Qua việc xây dựng các nhân vật với sự
đối lập về phẩm chất, đạo đức và tính cách,
người Hàn xưa muốn nhấn mạnh đến mối
quan hệ giữa người với người từ xa xưa đã
mang tính chất phong phú, đa dạng và phức
tạp. Nhân vật Mokdo Ryung và nhân vật
chàng trai trong truyện Mokdo Ryung và nạn
hồng thuỷ với hai tính cách khác biệt.
Mokdo Ryung là một người lương thiện,
luôn làm việc tốt, giúp đỡ mọi người nhưng
chàng trai được Mokdo Ryung cứu lại là
người xấu xa, gian xảo. Để thực hiện mục
đích của bản thân, anh ta đã dùng nhiều thủ
đoạn để hãm hại ân nhân đồng thời cũng là
người bạn duy nhất của mình là Mokdo
Ryung. Hai nhân vật là đại diện cho cái thiện
và cái ác luôn tồn tại, đối lập trong cuộc
sống của con người. Dù là những con người
bình thường hay thần tiên, dù ở trần gian hay
thượng giới, ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu,
cái thiện, cái ác.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thần
thoại còn được thể hiện qua việc xây dựng
nhân vật có nguồn gốc xuất thân thần kỳ.
Nhà nghiên cứu Cho Dong-in và Kim
Yolgyu đã khái quát các đặc điểm của nhân
vật trong thần thoại khai thiên lập địa như
sau: “(1) xuất thân cao quý, (2) xuất thân
siêu phàm, (3) quyền năng siêu nhiên, (4) sự
chịu đựng đau khổ về thể xác và tinh thần,
(5) gặp quý nhân phù trợ, (6) vượt qua mọi
gian khổ, (7) giành vinh quang trong chiến
trận, (8) hoá thân.”2. Thần thoại Tan Gun đã
2
Kim Hung Gyu (Trần Hải Yến dịch), Tìm hiểu văn học
Triều Tiên, bản dịch chưa công bố, tr.60.
67
Nghiªn cøu khoa häc
xây dựng nhân vật Huan Ung là người trời,
nhân từ, đức độ, xuống hạ giới với đầy đủ ba
trăm sáu mươi loại phép để cai quản thế
gian, điều khiển các thần: Gió, Mưa, Mây,
Sấm, Chớp... Huan Ung có thể giúp cho loài
vật trở thành người (Gấu thành cô gái xinh
đẹp). Do có khả năng biến hoá nên Huan
Ung biến thành chàng trai xinh đẹp đến xin
kết hôn với Hùng Nữ (tên cô gái Gấu), sinh
ra người con trai tên gọi Tan Gun Wang
Keum. Nhân vật Kim Al Chi ở truyện Kim
Al Chi sinh ra từ gói màu vàng và nhân vật
Kim Sooro trong truyện Đất nước Kaya
cũng được quan tâm miêu tả về sự ra đời từ
một gói màu vàng, từ trứng thiêng. Trong
thần thoại Nhà thiện xạ Koguryo, nhân vật
không những được miêu tả với nguồn gốc
xuất thân thần kỳ mà còn được miêu tả là
một người có tài năng phi thường: “một cậu
bé tách vỏ trứng bước ra. Cậu bé rất khôi
ngô. Cậu được đặt tên là Koguryo. Lên bẩy
tuổi, cậu tự biết làm cung tên để bắn mà mỗi
khi bắn thì trăm phát trăm trúng. Vì theo
phong tục của Pu-yo thì người bắn cung giỏi
được gọi là Choo Mong nên người ta gọi cậu
bé ấy là Choo Mong”3. Phẩm chất đạo đức,
tính cách của nhân vật được bộc lộ qua hành
động và qua xung đột, mâu thuẫn giữa các
nhân vật. Những người anh cùng cha khác
mẹ luôn tìm mọi cách để hãm hại Choo
Mong bởi họ ghen ghét, đố kỵ với tài năng
và phẩm chất của chàng. Choo Mong đã phải
trải qua sự truy đuổi ráo riết của họ và chứng
minh tài năng của bản thân bằng khả năng tự
vượt gian khó, xây dựng một quốc gia mới,
3
Đặng Văn Lung (chủ biên) (1998), Truyện cổ Hàn Quốc,
Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, tr.17.
68
làm vua trị vì đất nước. Nhân vật Choo
Mong trong truyện Oncho và Biryu tiếp tục
được tác giả dân gian kể về tình cảm cha con
giữa Choo Mong và Yoori, Yoori được
Choo Mong truyền ngôi vua. Như vậy, các
nhân vật trong hai truyện: Nhà thiện xạ
Koguryo, Oncho và Biryu có quan hệ với
nhau, các tình tiết của truyện có sự tiếp nối,
đây là một trong những đặc điểm tạo nên giá
trị của truyện thần thoại Hàn Quốc.
Cùng kể về sự xuất thân của một nhân vật
nhưng trong mỗi truyện khác nhau, tác giả
dân gian lại kể với nhiều chi tiết khác nhau,
không trùng lặp. Có hai truyện kể về nhân
vật Kyun Huyn, truyện Kyun-Huyn và thiên
mã xây dựng nhân vật Kyun Huyn là con
của thần Kuho và cô gái hạ giới tên gọi Abi.
Còn trong truyện Kyun Huyn và con giun đất
thì nhân vật Kyun Huyn lại là con của một
cô gái xinh đẹp, đoan trang sống trong một
gia đình giàu có với chàng trai là hoá thân
của con giun đất. Trí tưởng tượng phong phú
của người Hàn xưa đã tạo nên sự hấp dẫn
của truyện. Các nhân vật thần thoại mang
những đặc điểm khác thường, nhân vật là
thần thường chung sống với người phàm trần
hay là sự kết hợp giữa người với thần thánh,
ngoài ra còn có sự kết hợp giữa thần với linh
vật. Và những nhân vật người con trai khoẻ
mạnh, tài năng, đức độ được sinh ra từ sự kết
hợp ấy cho thấy từ xa xưa, người Hàn đã đề
cao vai trò của nam giới. Chỉ có nam giới những người hội tụ đầy đủ tài năng và phẩm
chất đạo đức mới đảm nhiệm vai trò quan
trọng của một nước. Tuy là thần với những
nét kỳ diệu vốn có của thế giới, những nhân
vật ấy cũng đã mang đậm dấu ấn trần thế của
con người, biểu hiện không chỉ ở hành động
Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(149) 7-2013
Nghiªn cøu khoa häc
mà còn thể hiện ở những nét tâm tình sâu kín
ở bên trong, tất cả đều biết buồn, vui và khát
khao hạnh phúc.
Bên cạnh các nhân vật có nguồn gốc xuất
thân thần kỳ, một số truyện thần thoại còn
nói đến tài năng siêu việt của những nhân
vật không có nguồn gốc xuất thân thần kỳ.
Đó là vua cha của Saso và nhân vật Saso
trong truyện Thánh mẫu Seondo: “vua cha
của Saso đã làm một vị vua thần thánh, đầy
năng lực, không những chỉ chăm lo việc
chính sự hay việc làm nông nghiệp mà còn
nhận coi sóc tất cả mọi việc trong nước từ sự
biến hoá của tự nhiên đến sự chuyển vận của
khí hậu”4. Còn Saso sau khi vượt qua những
thử thách, khó khăn ở vùng đất thiêng, nàng
đã nhận được năng lực thần kỳ: có thể nhìn
thấy những thứ vốn không thể nhìn thấy và
nghe được, hiểu được mọi âm thanh trong tự
nhiên. Như vậy, khi miêu tả nhân vật là
những con người trần gian, tác giả dân gian
Hàn cũng xây dựng nhân vật với khả năng
và sức mạnh phi thường. Con người đã được
thần thánh hoá. Trong tâm trí của người Hàn
xưa, thần phải là hiện tượng đặc biệt, phải có
trí tuệ và hình thể khác thường nhưng tất cả
sự tưởng tượng đều xuất phát từ những điều
bình thường trong cuộc sống thực.
2. Thời gian và không gian
Thời gian và không gian bao giờ cũng có
vai trò quan trọng trong các tác phẩm văn
chương. Trong các truyện thần thoại Hàn
Quốc, thời gian được nói tới thường là thời
gian quá khứ. Truyện có mở đầu bằng cách
kể “Khi trời và đất mới mở ra”, “Ngày xửa
ngày xưa”, “Một ngày xa xưa” và không
gian cũng là không gian mang tính khái quát,
cổ xưa: dân gian Hàn thường kể về câu
chuyện xảy ra ở “phía bắc của Kwangju…”5,
“ở phía bắc của bán đảo Hàn Quốc…”6. Mặc
dù không nói tới địa danh cụ thể nhưng điều
này không ảnh hưởng gì đến nội dung của
truyện. Ngược lại, nó tạo ra một sự tưởng
tượng, liên hệ phong phú cho người nghe.
Ngoài những đặc điểm nêu trên, thời gian
và không gian trong một số truyện thần thoại
Hàn Quốc còn mang tính xác định. Một số
truyện thần thoại về lập nước có mở đầu giới
thiệu về sự việc được kể diễn ra vào triều đại
nào, đi liền với mỗi tên truyện có nói tới thời
gian như Tan Gun (Năm 2333 trước CN),
Nhà Thiện xạ Koguryo (Năm 37 trước CN),
Oncho và Biryu (Năm 18 trước CN), đó là
thời gian các quốc gia trên bán đảo Hàn
Quốc được hình thành. Các truyện tuy không
thực sự rõ ràng về niên đại nhưng hầu hết
đều được xác định xảy ra vào triều đại nào,
giúp người nghe, người đọc hiểu hơn về
mạch lịch sử của dân tộc Hàn dưới các triều
đại cổ: “Đây là câu chuyện xảy ra vào thời
vua Thal He khi vua còn đang trị vì.” (Kim
Al Chi sinh ra từ gói màu vàng) 7 , hay
“Chuyện xảy ra vào thời vua Kyung - Moon,
vua đời thứ 48 của Silla mới lên ngôi chưa
được bao lâu” (Vua Kyung-Moon và
Bokdujanggi) 8 . Do đó, chúng ta thấy được
thần thoại là văn hoá nguyên thuỷ, là nghệ
thuật nguyên thuỷ và biểu hiện rõ đặc trưng
nguyên hợp của văn học dân gian “văn-sử5
4
Đặng Văn Lung (chủ biên) (1998), Truyện cổ Hàn
Quốc, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, tr. 82.
Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(149) 7-2013
Đặng Văn Lung (1998), Sách đã dẫn, tr.50.
Đặng Văn Lung (1998), Sách đã dẫn, tr.60.
7
Đặng Văn Lung (1998), Sách đã dẫn, tr.23.
8
Đặng Văn Lung (1998), Sách đã dẫn, tr.26.
6
69
Nghiªn cøu khoa häc
triết bất phân”. Là những truyện rất gần với
lịch sử, được sáng tạo bằng tư duy suy
nguyên thần thoại nên các truyện này vừa
mang những chi tiết phản ánh sự thiết lập,
tồn tại của các triều đại cổ lại có rất nhiều
yếu tố kỳ ảo, hoang đường khi lý giải các
vấn đề.
Một số truyện có không gian xác định như
truyện Tan Gun, không gian được nói tới là
một ngọn núi cụ thể, núi T’aebaek (Thái
Bạch), ngày nay gọi là núi Mohyang. Mở
đầu truyện Cheung Kyun, thần mẫu Kaya,
người Hàn xưa cũng kể rằng: “Ở tỉnh
Namdo, nơi tiếp giáp của ba huyện
Hapcheun, Seungchu và Keumreung thuộc
miền Nam của bán đảo Hàn có ngọn núi
Kayasan rất linh thiêng” 9 . Thần thoại Hàn
Quốc đã vẽ ra trước mắt chúng ta không gian
vũ trụ ba tầng: thiên giới - hạ giới - âm giới.
Dù ở bất kỳ không gian nào, ở cõi Tiên, cõi
Phật, cõi trần hay thuỷ phủ, địa ngục, các
không gian thần kỳ này cũng được miêu tả
mang nét giống như trần thế. Theo quan
niệm của người Hàn Quốc cổ đại, trên thiên
giới cũng có rất nhiều quốc gia khác nhau.
Mỗi một ngôi sao lấp lánh trên bầu trời cao
là một quốc gia riêng biệt trong thiên giới.
Trị vì cả thiên giới là Ngọc Hoàng thượng đế
và mỗi quốc gia lại có một đức vua riêng
(Nhật thực và nguyệt thực). Nếu như người
trị vì cả thiên giới là Ngọc Hoàng thượng đế
thì Long Vương là người cai quản thuỷ phủ,
ngoài ra còn có các vị thuỷ thần khác.
Truyện Nhà thiện xạ Koguryo có kể về Yoo
Hwa (Liễu Hoa) là con của thần nước có
quan hệ với nam thần trên trời là Hemosula
9
Đặng Văn Lung (1998), Sách đã dẫn, tr.94.
70
(con của Thiên Đế), chứng tỏ sự liên hệ giữa
các không gian này không mấy phức tạp,
khó khăn. Các nhân vật có thể từ cõi trần lên
cõi tiên hay xuống thuỷ phủ một cách dễ
dàng như một sự đi lại bình thường. Nhân
vật đại sư Phyohun ở truyện Vua KyungDyuk và Phyo-Hun có thể từ hạ giới lên
thượng giới một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Phyohun đã theo một đám mây ngũ sắc bay
lên trời, vào thiên đình gặp thượng đế để xin
cho vua dưới hạ giới có một hoàng tử nối
ngôi. Truyện Mokdo Ryung và nạn hồng
thuỷ nói tới quan hệ giữa nàng tiên trên trời
với cây quế cổ thụ dưới trần gian…
Các không gian thần kỳ không tách biệt
riêng rẽ, nó luôn có quan hệ qua lại mật thiết
với nhau trong cùng một không gian vũ trụ.
Không gian vũ trụ kỳ ảo, huyền diệu là sản
phẩm của cái nhìn khúc xạ qua lăng kính suy
nguyên thần thoại của người Hàn xưa.
3. Yếu tố thần kỳ
Yếu tố thần kỳ đóng vai trò quan trọng,
nó vừa là thủ pháp nghệ thuật để xây dựng
truyện, vừa là niềm tin của nhân dân. Yếu tố
thần kỳ rất đậm nét trong thần thoại, có
nguồn gốc từ tín ngưỡng, phong tục cổ như
tín ngưỡng thờ cây, thờ vật tổ, vật thiêng…
Nhân vật là thần hay những con người bình
thường được thần thánh hoá với những sự
biến hoá thần kỳ. Các nhân vật luôn nhận
được sự trợ giúp của vật thần kỳ như ngựa
thần, kiến thần, muỗi thần hay lá ngải thần,
nhánh tỏi thần… Đó là những biểu hiện của
yếu tố thần kỳ, tạo nên sự lung linh, kỳ ảo,
hấp dẫn của các truyện thần thoại Hàn Quốc.
Trong truyện Tan Gun, cây đàn trên núi
Thái Bạch là cây linh đàn, nơi ở của các vị
thần trên trời xuống hạ giới cai quản trần
Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(149) 7-2013
Nghiªn cøu khoa häc
gian. Nhờ thần Huan Ung đưa cho một lá
ngải và hai mươi nhánh tỏi thần mà con Gấu
đã trở thành một cô gái xinh đẹp. Như vậy,
các sự vật, đồ vật luôn được gắn thêm vào
một sức mạnh thần bí. Ánh sáng mặt trời
cũng mang sức mạnh thần kỳ: “Một lần vua
nhìn vào buồng cô gái bỗng nhiên thấy ánh
sáng rực rỡ tràn ngập. Yoo Hwa cố che
người thì ánh sáng vẫn chiếu theo.Thế rồi
Yoo Hwa mang thai.” (Nhà thiện xạ
Koguryo)10. Yếu tố thần kỳ giúp người Hàn
xưa giải quyết mọi vấn đề mà trong thực tế
không thể giải quyết được. Truyện Nhà thiện
xạ Kguryo không chỉ xây dựng nhân vật
Choo Mong được ra đời một cách thần kỳ
(ra đời từ trứng thiêng) mà tài năng, sức
mạnh của nhân vật cũng phi thường. Khi gặp
khó khăn, hiểm nguy thì cá thần, rùa thần đã
cùng hợp sức lại tạo nên cây cầu chắc chắn
cho đoàn người của Choo Mong vượt sông,
thoát nạn.
Các loài vật thần kỳ còn có ngựa thần,
con ngựa quý mà nhân vật Kyunhyun có
được có thể phi nhanh hơn tên bắn được nói
tới trong truyện Kyun-Hyun và thiên mã.
Đến với truyện Vua Wangkeun thời Koryo,
con vật thần kỳ được tác giả dân gian Hàn
xây dựng nên là một con lợn thần có thể
nghe và hiểu tiếng người. Lợn thần đã chọn
cho vợ chồng Chakchegeun mảnh đất tốt để
sinh sống. Các vật thần kỳ không chỉ giúp
cho những nhân vật chính thoát khỏi khó
khăn, hiểm nguy hay có được mảnh đất tốt
mà nó còn giúp cho nhân vật có thể tìm được
hạnh phúc đích thực của cuộc đời. Đó là
kiến thần, muỗi thần trong truyện Mokdo
Ryung và nạn hồng thuỷ. Kiến thần đã giúp
đỡ chàng trai Mokdoryung nhặt tất cả hạt kê
trên cát. Khi Mokdoryung băn khoăn, lo lắng
không biết đâu là phòng của cô gái mình yêu
thương thì một con muỗi mà trước đây
Mokdoryung đã cứu khi xảy ra nạn hồng
thuỷ đã giúp đỡ chàng.
Sự mang thai thần kỳ và nguồn gốc xuất
thân thần kỳ của nhân vật là một trong
những yếu tố thần kỳ nổi bật trong các
truyện thần thoại của người Hàn. Nhân vật ra
đời từ trứng thiêng, mảnh vải bọc trứng cũng
được gắn vào một sức mạnh diệu kỳ: “Yoo
Hwa dùng vải bọc trứng lại đặt vào chỗ ấm.
Thế rồi, một cậu bé tách vỏ trứng bước ra.”
(Nhà thiện xạ Koguryo) 11 . Còn trong thần
thoại Đất nước Kaya lại xuất hiện sáu quả
trứng trong một gói từ trên trời thả xuống,
đó là sáu quả trứng màu vàng đã nở ra sáu
cậu bé khôi ngô, tuấn tú đều trở thành vua
các vùng Kaya. Các biểu tượng thần thoại
như trứng thiêng, gói thiêng đều phản ánh tư
duy, cách giải thích mang màu sắc kỳ ảo,
hoang đường của người nguyên thuỷ. Ngoài
ra, họ còn xây dựng nên biểu tượng về các vị
thần không có hình thù rõ rệt, giọng nói kỳ
lạ cũng trở thành biểu tượng của thần thoại.
Ở truyện Đất nước Kaya, dân chúng khi
nghe thấy giọng nói nghiêm khắc vang lên
trên đỉnh núi thì đều run sợ. Đó là giọng nói
của thần nhưng lại không thể nhìn thấy hình
dáng thần. Qua đây, tác giả dân gian Hàn
muốn nhấn mạnh về thế giới tự nhiên với
những bí ẩn, nằm ngoài tầm hiểu biết của
con người. Trí tưởng tượng của dân gian pha
trộn với mê tín, hoang tưởng, đã gắn cho
10
11
Đặng Văn Lung (1998), Sách đã dẫn, tr.17.
Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(149) 7-2013
Đặng Văn Lung (1998), Sách đã dẫn, tr.17.
71
Nghiªn cøu khoa häc
nhiều hiện tượng thiên nhiên những quy mô
kỳ vĩ, những hình trạng quái lạ… tạo nên
một thế giới vừa hư vừa thực, có sự khác
biệt, xa lạ với thế giới con người đang sống.
Sự biến hoá của các nhân vật trong truyện
đã thu hút sự chú ý và đem đến một thế giới
mới cho mỗi người nghe. Nhân vật chàng
trai trong truyện Kyun Huyn và con giun đất
là hoá thân của con giun đất. Ban đêm giun
đất hoá thành chàng trai, ban ngày thì nó trở
lại nguyên hình. Còn nhân vật công chúa
Chamin-eui ở truyện Vua Wangkeun thời
Koryo là con của Long Vương có hình dạng
là một con Rồng vàng. Cô gái hiện nguyên
hình khi trở về long cung.
Ngoài ra, hoàn cảnh thần kỳ cũng là yếu
tố tạo nên sự gặp gỡ giữa các nhân vật ở
những không gian khác nhau: “Ở trên trời
cao, nam thần Abiga đang ngắm nhìn hạ giới
bỗng chàng phát hiện ra nữ thần Cheung
Kyun đang tắm trong hồ tiên của núi thiêng
Kayasan.” (Cheung Kyun, thần mẫu Kaya)12.
Sự gặp gỡ giữa vị vua người trần gian với
một người con gái của thần nước tên gọi
Yoo Hwa là một sự bất ngờ: “Một hôm
Keum Wa đi săn ở vùng Ubalon sau núi
T’aekaek gặp một cô gái đẹp” (Nhà thiện xạ
Koguryo)13. Sự gặp gỡ này đã tạo nên các
diễn biến tiếp theo của câu chuyện về nàng
Yoo Hwa và sự ra đời thần kỳ của nhân vật
Choo Mong cũng như quá trình lập nước
Koguryo.
Yếu tố thần kỳ không phải chỉ để giải trí
mà chủ yếu để giải quyết các yêu cầu của
nội dung, giải thích những vấn đề mà trong
thực tế lúc bấy giờ sự hiểu biết của con
12
13
Đặng Văn Lung (1998), Sách đã dẫn, tr.96.
Đặng Văn Lung (1998), Sách đã dẫn, tr.17.
72
người còn có giới hạn. Do đó, yếu tố thần kỳ
thể hiện sự phát triển ở một chừng mực nhất
định của tư duy con người.
4. Một số mô-típ chủ yếu
Nổi bật trong truyện thần thoại Hàn Quốc
là các mô-típ: sự kết hôn, sinh nở thần kỳ,
trứng thiêng, gói thiêng, bắn cung giỏi và
mô-típ sự nối ngôi … Dưới đây, chúng tôi
tìm hiểu chi tiết mô-típ sinh nở thần kỳ và
mô-típ gói thiêng.
- Sinh nở thần kỳ
Trong 15 truyện thần thoại được giới
thiệu trong Truyện cổ Hàn Quốc có năm
truyện xuất hiện mô-típ sinh nở thần kỳ.
Nhân vật Yoo Hwa ở truyện Nhà thiện xạ
Koguryo do các ánh sáng rực rỡ chiếu quanh
người nên mang thai và sinh ra một quả
trứng to bằng năm cái đấu. Qủa trứng được
bọc lại trong vải rồi một cậu bé khôi ngô
tách vỏ trứng bước ra. Nhân vật nữ thần núi
Kayasan, tên gọi Cheung Kyun trong truyện
Cheung Kyun, thần mẫu Kaya cũng mang
thai sau khi nàng ngước nhìn lên trời, bắt
gặp một ánh mắt nồng nàn chiếu xuống đồng
thời với tia nắng mặt trời. Ánh mắt nồng nàn
ấy chiếu thẳng vào người và dường như nó
tan biến vào người nàng. Truyện thần thoại
Kyun-Hyun và thiên mã, mô-típ sinh nở thần
kỳ còn xuất hiện qua chi tiết nữ nhân vật Abi
mang thai hơn mười tháng mà vẫn chưa thể
sinh. Nàng còn bị hóa đá khi đang mang
thai. Hòn đá mà Abi biến thành tách ra làm
đôi và một tráng sỹ từ đó bước ra. Có trường
hợp nhân vật mang thai do sự chung chạ với
vật hóa người. Nhân vật cô gái trong truyện
Kyun Huyn và con giun đất sau thời gian gần
gũi với một chàng trai hóa thân của con giun
đất, nàng đã mang thai, sinh ra một cậu bé
Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(149) 7-2013
Nghiªn cøu khoa häc
có dáng vẻ và hành động khác hẳn với
những cậu bé bình thường. Hầu hết sự hôn
phối với thần linh đều sinh ra những người
con trai khôi ngô, tuấn tú, tài năng hơn
người. Nàng tiên được miêu tả trong truyện
Mokdo Ryung và nạn hồng thuỷ cảm nhận
được những rung động của thân, cành cây
quế duy nhất trên trần gian mọc hướng thẳng
lên trời. Nàng có mang và sinh ra một người
con trai khôi ngô, lanh lợi. Như vậy mô-típ
sinh nở thần kỳ là một trong những mô-típ
xuất hiện khá phổ biến trong thần thoại của
dân tộc Hàn, gắn liền với mô-típ trứng
thiêng tạo nên nét đặc trưng của truyện thần
thoại.
- Gói thiêng
Cùng với sự xuất hiện của mô-típ trứng
thiêng trong các truyện thần thoại: Nhà thiện
xạ Koguryo (Yoo Hwa sinh ra một quả trứng
to lạ thường), Đất nước Kaya (sáu quả trứng
nở ra sáu cậu bé tức là sáu vị vua của
Kaya)… là sự xuất hiện của mô-típ gói
thiêng. Hình ảnh những quả trứng thần kỳ
đều được bọc lại (gói) cẩn thận bằng vải để
trứng có thể hấp thụ khí thiêng và từ đó
những cậu bé (con trời) tách vỏ trứng bước
ra. Vải để bọc trứng lại chỉ là một hình ảnh
đơn giản, sự vật bình thường nhưng đã được
tác giả dân gian Hàn gắn vào đó một sức
mạnh diệu kỳ (Nhà thiện xạ Koguryo). Gói
thiêng thường là gói tơ lụa, màu vàng.
Truyện Kim Al Chi sinh ra từ gói màu vàng,
gói thiêng xuất hiện trong rừng sâu, được
treo trên cành cây: “Hocong nhìn kỹ trong
rừng thấy trên cành cây có treo lơ lửng một
gói nhỏ màu vàng (…) Khi mở gói ra thì
thấy một cậu bé nhỏ nhắn, khôi ngô” 14 .
Tương tự, ở truyện Đất nước Kaya cũng
xuất hiện mô-típ gói thiêng, gói thiêng xuất
hiện nơi con người sinh sống. Sự xuất hiện
của gói thiêng ấy đem đến bất ngờ, ngạc
nhiên và một cuộc sống mới cho con người:
“Một lát sau, từ trên trời một sợi dây mảnh
màu tím được thả xuống chạm đất. Cuối sợi
dây có buộc một gói tơ lụa (…) Trong đó có
sáu quả trứng màu vàng. Mọi người vừa
ngạc nhiên vừa vui sướng gói bọc vải lại
(…) mở gói vải ra xem thì tất cả trứng đã trở
thành những đứa trẻ” 15 . Mô-típ gói thiêng
phản ánh ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp
của người bình dân, góp phần làm tăng sự
hấp dẫn của truyện thần thoại Hàn Quốc và
thể hiện trí tưởng tượng phong phú của tác
giả dân gian Hàn.
5. Kết luận
Thần thoại là một bộ phận của văn học
dân gian ra đời sớm nhất trong các thể loại.
Thần thoại Hàn Quốc đã gắn bó mật thiết
với sinh hoạt tinh thần của người dân Hàn,
mặc dù những câu chuyện đầu tiên còn chất
phác, ngây thơ nhưng đã chứa dung lượng trí
tuệ và nhận thức sâu sắc, đẹp đẽ. Dân gian
Hàn đã sáng tạo ra những câu chuyện thần
thoại để gửi gắm nhận thức về chính mình,
về thế giới. Nổi bật trong thần thoại Hàn
Quốc là các nhân vật có nguồn gốc xuất thân
thần kỳ - con trời hay những con người bình
thường được thần thánh hoá có sức mạnh và
tài năng phi thường, luôn dũng cảm, vượt
qua mọi gian khó để giữ gìn sự bình yên,
thịnh vượng của vương quốc. Sức mạnh, trí
tuệ, tài năng và những chiến thắng của nhân
14
15
Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(149) 7-2013
Đặng Văn Lung (1998) , Sách đã dẫn, tr.23.
Đặng Văn Lung (1998) , Sách đã dẫn, tr.25.
73
Nghiªn cøu khoa häc
vật là niềm tự hào, là ước mơ, khát vọng của
tác giả dân gian Hàn. Các hệ thống sự kiện
được kể lại gọn gàng, đơn giản, tập trung
vào hành động, tính cách của nhân vật. Thời
gian và không gian trong truyện vừa mang
tính xác định, cụ thể lại vừa mang tính
phiếm chỉ, ước lệ không xác định. Yếu tố
thần kỳ trong truyện thần thoại Hàn Quốc
đóng vai trò một thủ pháp quan trọng hỗ trợ
nhân vật chính và phản ánh nhận thức của
người Hàn xưa về thế giới xung quanh.
Những sinh vật, những hiện tượng tự nhiên
và cả những vật thể vô tri vô giác mà con
người không hiểu nổi đều được gán cho một
sức sống, một sức mạnh thần bí. Nhiều môtíp cùng xuất hiện trong truyện thần thoại
của người Hàn là sản phẩm của trí tưởng
tượng, của sự quan sát cuộc sống xã hội của
người Hàn xưa, các mô-típ làm nổi bật đặc
trưng của thể loại truyện thần thoại Hàn
Quốc.
6. Đặng Văn Lung (chủ biên) (1998),
Truyện cổ Hàn Quốc, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà
Nội.
7. Đặng Văn Lung (2002), Tiếp cận văn
hoá Hàn Quốc, Nxb Văn hoá –Thông tin, Hà
Nội.
8. Kim Hung Gyu (Trần Hải Yến dịch),
Tìm hiểu văn học Triều Tiên, bản dịch chưa
công bố.
9. Lê Hồng Phong (2001), Văn học dân
gian Việt Nam (Bài giảng tóm tắt), (lưu hành nội
bộ), Trường Đại học Đà Lạt.
10. Cơ quan thông tin hải ngoại Hàn Quốc
(1995), Hàn Quốc lịch sử và văn hoá, Nxb
Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
11. Komisook, Jungmin, Jung Byung Sul
(2006), Văn học sử Hàn Quốc (từ cổ đại đến
cuối TK XIX), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
12. Nguyễn Bá Thành (1996), Tương đồng
văn hoá Việt Nam - Hàn Quốc, Nxb Văn hoáThông tin, Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kim Seong Beom - Đào Vũ Vũ (2006),
Câu chuyện Hàn Quốc, Nxb Thế Giới, Hà Nội.
2. Nguyễn Long Châu (2000), Tìm hiểu văn
hoá Hàn Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn
Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Huh Nam-jin Huh Nam-Jin (2005), Lịch
sử Hàn Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Seoul,
Seoul.
5. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2001), Văn
học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
74
Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(149) 7-2013
Nghiªn cøu khoa häc
Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(149) 7-2013
75