Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 117 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
117
Dung lượng
1,16 MB
Nội dung
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM THỊ HẢO XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 9 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Sinh học) Mã số : 60 14 01 11 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đinh Quang Báo HÀ NỘI – 2015 i LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn GS.TS Đinh Quang Báo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tác giả xin cảm ơn BGH, các đồng chí tổ Tự nhiên, nhóm trưởng nhóm Sinh học ở các trường THCS thuộc địa bàn huyện Thanh Trì đã tạo điều kiện thuận lợi và hợp tác cùng tác giả thực hiện tốt đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã có những ý kiến góp ý cho tôi hoàn chỉnh luận văn, ủng hộ tôi về mặt tinh thần và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Học viên Phạm Thị Hảo ii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DH: Dạy học ĐC: Đối chứng ĐHSP: Đại học sư phạm ĐHTH: Đại học tổng hợp ĐV: Động vật ĐVKXS: Động vật không xương sống TV: Thực vật GV: Giáo viên HS: Học sinh HSG: Học sinh gỏi HST: Hệ sinh thái NTST: Nhân tố sinh thái GHST: Giới hạn sinh thái QT: Quần thể QX: Quần xã PPDH: Phương pháp dạy học SGK: STH: TCHT: TCS Sách giáo khoa Sinh thái học Tiếp cận hệ thống Tổ chức sống THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TN: Thực nghiệm TNKQ: Trắc nghiệm khách quan TNTL: VC&NL Trắc nghiệm tự luận Vật chất và năng lượng VD: Ví dụ iii MỤC LỤC Lời cảm ơn i Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt ii Mục lục iii Danh mục bảng v Danh mục sơ đồ, hình vẽ, biểu đồ vi MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5 1.1. Tổng quan về bồi dưỡng học sinh giỏi 5 1.1.1. Về bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS 5 1.1.2. Lược sử nghiên cứu việc xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi - Sinh học 9 7 1.2. Cơ sở lý luận 9 1.2.1. Học sinh giỏi 9 1.2.2. Học sinh giỏi sinh học lớp 9 với kiến thức phần Sinh thái học 12 1.2.3. Khái niệm chuyên đề 16 1.2.4. Bồi dưỡng 17 1.2.5. Vai trò của chuyên đề trong bồi dưỡng học sinh giỏi 18 1.2.6. Tiếp cận hệ thống trong dạy học Sinh học 19 1.3. Cơ sở thực tiễn 25 1.3.1. Chương trình và sách giáo khoa sinh học 9 phần Sinh thái học 25 1.3.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại huyện 29 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 9 35 2.1. Xây dựng cấu trúc, nội dung chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần sinh thái học 35 2.1.1. Căn cứ xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi 9 môn Sinh học . 35 2.1.2. Nguyên tắc xây dựng nội dung chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi 9 môn Sinh học 36 2.1.3. Yêu cầu sư phạm của chuyên đề trong dạy HSG sinh học 9 38 2.1.4. Quy trình xây dựng chuyên đề 39 iv 2.1.5. Cấu trúc chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần sinh thái học – Sinh học 9 43 2.2. Biện pháp sử dụng chuyên đề trong dạy HSG sinh học 9 phần STH 75 2.2.1. Biện pháp sử dụng chuyên đề trong dạy HSG nghiên cứu tài liệu phục vụ bài học mới 75 2.2.2. Biện pháp sử dụng chuyên đề trong ôn tập, hệ thống hóa kiến thức 81 2.2.3. Biện pháp sử dụng chuyên đề trong kiểm tra, đánh giá HSG 82 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 84 3.1. Mục đích thực nghiệm 84 3.2. Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm 84 3.2.1. Chọn trường thực nghiệm 84 3.2.2. Chọn học sinh thực nghiệm 84 3.3.3. Chọn giáo viên dạy thực nghiệm 84 3.3. Nội dung thực nghiệm: 85 3.4. Bố trí thực nghiệm 85 3.5. Xử lý số liệu 85 3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm 86 3.6.1. Phân tích định lượng các bài kiểm tra 86 3.6.2. Phân tích định tính 92 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 98 v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. So sánh nội dung dạy học phần Sinh thái học ở lớp HS đại trà và lớp HSG 13 Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng công tác bồi dưỡng HSG của GV 29 Bảng 1.3 Kết quả điều tra thực trạng học tập của HSG trong đội tuyển 32 Bảng 2.1. So sánh các câu hỏi, bài tập dành cho lớp đại trà và lớp học sinh giỏi 64 Bảng 2.2. Bảng mối quan hệ giữa nội dung kiến thức và câu hỏi, bài tập 73 Bảng 3.1. Thống kê điểm các bài kiểm tra trong TN 86 Bảng 3.2. Tần suất điểm các bài kiểm tra lần 1 trong TN 87 Bảng 3.3. Tần suất điểm các bài kiểm tra lần 2 trong TN 88 Bảng 3.4. Kiểm định X điểm các bài kiểm tra trong TN lần1 89 Bảng 3.5. Phân tích phương sai điểm các bài kiểm tra trong TN lần 1 90 Bảng 3.6. Kiểm định X điểm các bài kiểm tra trong TN lần2 91 Bảng 3.7. Phân tích phương sai điểm các bài kiểm tra trong TN lần 2 91 Bảng 3.8. Tổng hợp điểm các bài kiểm tra độ bền kiến thức sau TN 92 vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.3. Mối quan hệ giữa hệ thống và môi trường 24 Hình 1.4. Các thành tố của hệ thống sống 25 Sơ đồ 1: Lôgic cấu trúc nội dung chương trình STH 28 Sơ đồ 1: Lôgic cấu trúc nội dung chương trình STH 76 Hình 3.1. Đồ thị điểm trung bình các bài kiểm tra lần 1 trong TN 87 Hình 3.2. Đồ thị tần suất điểm các bài kiểm tra lần 1 trong TN 87 Hình 3.3: Đồ thị điểm trung bình các bài kiểm tra lần 2 trong TN 88 Hình 3.4. Đồ thị tần suất điểm các bài kiểm tra lần 2 trong TN 89 Hình 3.5. Đồ thị điểm trung bình các bài kiểm tra sau TN 92 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát vai trò quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Chúng ta đang ở những năm đầu của thế kỷ 21, giữa kỷ nguyên của thời đại bùng nổ thông tin với nền kinh tế tri thức. Trước sự phát triển của thế giới, ngành giáo dục Việt Nam đang mang trên vai một trọng trách nặng nề, cần có những bước phát triển đúng hướng và nhảy vọt để tạo ra được nguồn nhân lực trình độ và hàm lượng chất xám cao, đó là yêu cầu cấp bách của đất nước nhằm đáp ứng các yêu cầu trong nước và hội nhập quốc tế. Báo cáo của Ban chấp hành TW toàn quốc lấn thứ IV đã chỉ rõ “Nâng cao chất lượng giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách XHCN của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có văn hóa, có kỹ thuật và giàu tính sáng tạo, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với phân công lao động của xã hội”. 1.2. Xuất phát từ thực trạng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS Thực tế cho thấy rằng, nền giáo dục có ảnh hưởng rất to lớn đến sự hình thành và phát hiện nhân tài của quốc gia. Các trường THCS là bước khởi nguồn, nơi phát hiện và đào tạo nhân tài cho đất nước. Vì nhân tài không chỉ là những những phẩm chất bẩm sinh mà cần phải được bồi dưỡng, tạo điều kiện để các em phát huy được tối đa phẩm chất và thiên hướng đó ngay trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông, trong đó cấp THCS là giai đoạn rất bản lề. 1.3. Xuất phát từ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS của môn Sinh học Trong chương trình Sinh học cấp THCS lượng kiến thức được đưa ra khá nhiều nhưng chỉ dừng lại ở mức thông hiểu là chính, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác giáo dục có tính mũi nhọn đào tạo chất lượng cao của mọi cấp học. Thực tế cho thấy việc bồi dưỡng học sinh giỏi thường chú trọng ở một số điểm: - Phát hiện và lựa chọn học sinh, thành lập đội tuyển. - Tìm phương pháp bồi dưỡng phù hợp và hiệu quả. Phát hiện và chọn nhân tố thường được tiến hành ngay từ năm lớp 8, nhờ đó người giáo viên có thể lập một kế hoạch và chiến lược cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi, đồng thời bước đầu tạo cho các em sự định hướng và hứng thú đối với môn Sinh học Bên cạnh việc phát hiện và chọn nhân tố, việc lựa chọn nội dung, tìm phương pháp bồi dưỡng có tính quyết định đối với chất lượng đội tuyển. Trong đó nội dung, bài tập phần môi trường và hệ sinh thái là một trong những nội dung trọng tâm thi 2 lựa chọn và phát hiện những học sinh có năng khiếu môn Sinh học, cũng là nguồn học sinh giỏi cho cấp học tiếp theo. Sinh học là môn học đặc thù có những tính chất rất riêng trong phương pháp nhận thức và phương pháp dạy học, đòi hỏi người giáo viên sinh học phải có những năng lực và kỹ năng đặc thù tương ứng. Đặc biệt, với công việc dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học lớp 9, đỏi hỏi người giáo viên cần có trình độ, không chỉ chuyên môn sâu mà còn cần có khả năng sư phạm tốt, đòi hỏi sự chịu khó, tìm tòi và sự nhạy bén trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên hiện nay, không phải bất kì giáo viên nào khi mới vào nghề hay khi giảng dạy cũng đáp ứng được những điều này, đa số giáo viên ôn Sinh học cấp THCS còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, con đường thực hiện còn mang tính tự phát, dựa vào kinh nghiệm là chính. Mặt khác, ở cấp THCS chưa có chương trình, tài liệu do cấp quản lý quy định chính thức mà chủ yếu do sự tìm tòi và tự biên soạn nội dung bồi dưỡng của giáo viên các trường. Do đó công tác bồi dưỡng học sinh giỏi gặp những khó khăn, hạn chế nhất định. Để tháo gỡ phần nào những khó khăn ấy và nhằm đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học với nội dung quan trọng của phần sinh thái học, tôi chọn đề tài luận văn là: “Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9 nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Cơ sở lý luận của đề tài. Trong phần này, đề tài sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về: chuyên đề, xây dựng chuyên đề; học sinh giỏi và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Thứ hai: Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố, đặc biệt là nội dung ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học. Thứ ba: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9. Thứ tư : Xây dựng mục tiêu, nội dung, quy trình tổ chức thực nghiệm sử dụng chuyên đề đã soạn để bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Dạy học Sinh thái học cho HSG lớp 9. 3 4.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9 5. Vấn đề nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau: - Làm thế nào để có thể nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9? - Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9 như thế nào? 6. Giả thuyết khoa học - Chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9 sẽ được nâng cao nếu học sinh được học theo một chuyên đề được xây dựng theo tiếp cận cấu trúc hệ thống. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành trên phạm vi trường THCS Liên Ninh và THCS Tứ Hiệp huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội. Số liệu sử dụng để nghiên cứu đề tài này được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013, những số liệu khảo sát mới được điều tra trong năm 2014. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận của đề tài : Cung cấp một cách rõ ràng và hệ thống cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi. - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài : Chuyên đề trên có thể được áp dụng rộng rãi với các trường THCS cả nước và đáp ứng được yêu cầu đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9 trong giai đoạn hiện nay. 9. Phương pháp nghiên cứu 9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu các công trình nghiên cứu để phân tích, lựa chọn những nội dung làm cơ sở lý luận cho đề tài. 9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 9.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát [...]... thi Đặc biệt nên xây dựng các chuyên đề để bồi dưỡng học sinh chuyên sâu 1.2.5 Vai trò của chuyên đề trong bồi dưỡng học sinh giỏi Chuyên đề được xây dựng với mục đích hệ thống hóa, mở rộng và nâng cao kiến thức Sinh học phần Sinh thái học – Sinh học 9 nhằm rèn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi để tham dự các kỳ thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 Thực hiện công 18 việc bồi dưỡng học sinh giỏi tức là giáo... Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9 Chương 2: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về bồi dưỡng học sinh giỏi 1.1.1 Về bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt nam,... cứu việc xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 9 - Nghiên cứu về vai trò của chuyên đề như một biện pháp dạy học: Bàn về vấn đề nghiên cứu việc xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi trong dạy học Sinh học 9, đã có không ít các nhà nghiên cứu quan tâm Trong đó phải kể đến tác giả Huỳnh Quốc Thành với cuốn Bồi dưỡng học sinh giỏi 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên môn Sinh học năm... đội tuyển bồi dưỡng, bởi thiếu nguồn tài liệu cũng như sách tham khảo cụ thể Chính vì vậy, với đề tài "Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học - Sinh học 9" , chúng tôi mong muốn có thể góp phần bổ sung nguồn tư liệu, làm tiền đề cho việc biên soạn một hệ thống chuyên đề dành cho đội tuyển HSG trong dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi cho môn Sinh học 9 sau này, đồng thời góp phần nâng... các sinh vật khác, biết tôn trọng và bảo vệ chúng; như để chắc chắn phần 2 chương trình Sinh học 9, phần Sinh thái học được viết, như là kiến thức sinh học phổ thông để các em hiểu về Sinh thái học và là tiền đề để các em tiếp tục học nội dung sinh thái học ở phần bảy sinh học 12 Nội dung phần sinh thái học là một trong những nội dung trọng tâm trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố - Sinh học 9. .. một chương, một phần Vậy để xây dựng chuyên đề cần căn cứ vào những cơ sở nhất định, như chúng ta biết môn Sinh học 9 - sách cơ bản được chia làm hai phần: phần I là di truyền và biến dị, phần II là Sinh vật và môi trường Trong đó, phần II có thể xây dựng thành chuyên đề Sinh thái học để bồi dưỡng HSG Đối với các em học lớp 9, trước khi dạy chuyên đề cần dạy cho các em các kĩ năng học tập, chẳng hạn:... dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Trung học cơ sở, Nghị quyết số 44/20 09/ NQ- HĐND ngày 02/12/20 09 của HĐND - UBND huyện Thanh Trì đã thông qua 03 Đề án, trong đó có Đề án Bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trong các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Thanh Trì giai đoạn 200 9- 2015”, với mục tiêu phấn đấu mỗi năm huyện Thanh Trì đạt được số lượng học sinh giỏi các cấp là: - Cấp Thành... học sinh, đặc biệt là các em học sinh giỏi để ôn luyện, bồi dưỡng đạt kết quả cao trong học tập và cá kỳ thi học sinh giỏi Như vậy, ở Việt Nam đã có rất nhiều tác giả đề cập đến vai trò của chuyên đề và vấn đề dạy học nội dung kiến thức phần Sinh thái học trong dạy học Sinh học Tuy nhiên việc xây dựng nội dung dạy học mang tính chuyên biệt dành riêng cho đối tượng HSG lớp 9 hiện nay còn rất hạn chế,... sách giáo khoa sinh học 9 phần Sinh thái học Ở cấp tiểu học, tri thức sinh thái học được cung cấp cho học sinh qua một số môn học “tìm hiểu tự nhiên và xã hội”, “tiếng Việt” Cấp THCS, các tri thức sinh thái học được cung cấp theo các phần: hình thái giải phẫu và sinh lý thực vật, động vật không xương sống, động vật có xương sống, sinh lý người Trong tất cả các phần trên, các tri thức sinh thái về mối... dạy học cao Chuyên đề này sẽ giúp chúng ta nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học sinh thái học chính là ở gốc độ đó Để sử dụng chuyên đề trong dạy học sinh thái học, trước hết người giáo viên phải nắm vững cấu trúc hệ thống của chương trình sinh thái học và tính hệ thống của từng chương, từng bài, từng mục 1.3.2 Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại huyện 1.3.2.1 Thực trạng công tác bồi dưỡng . tác bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9? - Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9 như thế nào? 6. Giả thuyết khoa học - Chất lượng bồi. bồi dưỡng học sinh giỏi tại huyện 29 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 9 35 2.1. Xây dựng cấu trúc, nội dung chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi. tuyển học sinh giỏi môn Sinh học với nội dung quan trọng của phần sinh thái học, tôi chọn đề tài luận văn là: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9 . 2.