1.3.2.1. Thực trạng công tác bồi dưỡng HSG ở một số trường THCS
Thực tế giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, công đoàn… đó là một thực tiễn. Do vậy, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần hạn chế. Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 15 GV tham gia công tác bồi dưỡng HSG lớp 9 của 5 trường THCS thuộc huyện Thanh Trì – Hà Nội. Chúng tôi tập trung tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi dưỡng HSG, phương pháp bồi dưỡng HSG, mức độ rèn luyện kỹ năng học tập cho HS… thông qua 2 hình thức:
- Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trang công tác bồi dưỡng HSG - Trao đổi trực tiếp với GV tham gia bồi dưỡng
Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng công tác bồi dưỡng HSG của GV
TT Vấn đề Các phương án trả lời Kết quả
SL %
1 Thời gian GV tham gia bồi dưỡng
Từ 1 – 3 năm 6 40
Trên 3 năm 9 60
2 Số lượng HS tham gia bồi dưỡng do GV dạy ở trường
4- 5 HS 11 73,3
6-10 HS 4 26,7
Trên 10 HS 0 0
3 Số ngày bồi dưỡng trong một tuần
1 buổi 7 46,7
30
3 buổi 0 0
Trên 3 buổi 0 0
4 Những thuận lợi khi tham gia bồi dưỡng
HS ham học 8 53,3
Được nhà trường quan tâm 10 66.7 Nâng cao trình độ chuyên môn 15 100 Có sự phối hợp giữa các GV, giữa
GV và HS
11 73,3
Có nhiều tài liệu tham khảo 5 33,3
5 Những khó khăn khi tham gia bồi dưỡng
Chưa có sách, giáo trình chuẩn cụ thể để bồi dưỡng HSG
15 100
Ít có thời gian nghiên cứu chuyên sâu
10 66,7
Nội dung kiến thức nhiều mà thời gian ít
13 86,7
6 Các loại sách tham khảo sử dụng khi bồi dưỡng
Sách giáo khoa 15 100
Sách giáo viên 15 100
Sách bài tập sinh học 15 100 Sách tham khảo về câu hỏi TNKQ
sinh học 9
15 100
Sách tham khảo chuyên đề 10 66,7 Không sử dụng sách tham khảo 0 0
7 Theo thầy (cô) chuyên đề có vai trò trong bồi dưỡng:
Ít quan trọng 0 0
Quan trọng 5 33,3
Rất quan trọng 10 66,7
8 Thầy (cô) đã từng xây dựng chuyên đề theo:
Bài học 0 0
Theo chương 0 0
Theo chủ đề 0 0
9 Tần xuất sử dụng chuyên đề trong bồi dưỡng:
Không sử dụng 5 33,3
Ít sử dụng 2 13,3
Thường xuyên 4 26,7
31 10 Chuyên đề thầy (cô ) sử
dụng được lấy từ
Sách tham khảo 10 66,7
GV tự biên soạn 0 0
11 Theo thầy (cô) hiệu quả của việc sử dụng chuyên đề
Ít hiệu quả 0 0
Hiệu quả 3 20
Rất hiệu quả 12 80
Như vậy qua phần điều tra thực trạng giảng dạy của các GV tham gia bồi dưỡng HSG chúng ta thấy rằng:
- 100% GV đánh giá cao vai trò của chuyên đề trong dạy HSG, trong đó có 66,7% GV đánh giá rất cao vai trò của chuyên đề trong bồi dưỡng.
- Trong quá trình bồi dưỡng có 66,7% giáo viên sử dụng chuyên đề trong dạy học ở mức độ thường xuyên trở lên.
- Tuy nhiên 100% GV tham gia bồi dưỡng đang gặp vấn đề khó khăn trong bồi dưỡng HSG là thiếu sách và giáo trình chuẩn cụ thể. Do đó khi bồi dưỡng các GV thường xuyên phải sử dụng các sách tham khảo (100% GV sử dụng), hay sử dụng chính nội dung đề thi HSG các năm trước (100% GV tham khảo) để lập một bộ kiến thức trọng tâm ôn tập cho HS đi thi. Điều này nhiều khi khiến cho cả GV và HS mông lung về mặt kiến thức, nhất là những GV mới tham gia bồi dưỡng từ 1- 3 năm (40% GV).
- Bên cạnh đó GV cũng gặp phải khó khăn khi bồi dưỡng chính là thời gian bồi dưỡng cho các em còn hạn chế. Đa số GV dành 2 buổi/ tuần để bồi dưỡng cho HS. Một phần chính là do các em HS phải tốn quá nhiều thời gian vào việc học thêm ở trường cũng như ở bên ngoài.
- Tuy nhiên GV tham gia bồi dưỡng cũng có những thuận lợi như: được nhà trường quan tâm; HS ham học hỏi kiến thức; có sự giúp đỡ, hợp tác của đồng nghiệp.
Như vậy, qua phần điều tra thực trạng của các GV chúng tôi nhận thấy rằng: GV đánh giá rất cao vài trò của chuyên đề trong quá trình bồi dưỡng, nhưng việc sử dụng chuyên đề trong dạy học vẫn còn một số hạn chế như chưa có nhiều thời gian mà kiến thức thì nhiều, hay việc biên soạn các chuyên đề cũng gặp khó khăn do không có thời gian.
1.3.2.2. Thực trạng học tập của HSG lớp 9 môn Sinh học ở một số trường THCS
Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 40 HS tham gia đội tuyển HSG năm học 2013 – 2014 của 4 trường THCS thuộc huyện Thanh Trì – Hà Nội.
32
Chúng tôi đã tập trung tìm hiểu các lý do mà các em tham gia đội tuyển, những thuận lợi, khó khăn trong khi học theo chuyên đề thông qua 2 hình thức:
-Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng công tác bồi dưỡng HSG -Trao đổi trực tiếp với HS tham gia đội tuyển.
Bảng 1.3 Kết quả điều tra thực trạng học tập của HSG trong đội tuyển
TT Vấn đề Các phương án trả lời Kết quả
SL %
1
Những lý do mà bạn tham gia lớp bồi dưỡng
Yêu thích môn Sinh 15 37.5
Có thêm kiến thức để sau này thi đại học
5 12.5
Có cơ hội tiếp xúc với nhiều kỳ thi GV cử đi 35 87.5 2 Trong quá trình học tập bạn có những thuận lợi
Được nhà trường quan tâm 40 100
Giáo viên nhiệt tình 30 75
Có nhiều tài liệu tham khảo 16 40 Được bạn bè, thầy cô, gia đình động
viên, ủng hộ
27 67.5
3
Những khó khăn mà bạn gặp phải khi tham gia học tập
Lượng kiến thức nhiều 40 100
Ít tài liệu tham khảo 24 60
Thời gian không phù hợp 20 50
Kiến thức đòi hỏi mức độ tư duy cao 35 87.5 Chưa được gia đình ủng hộ (gia đình
muốn HS học các môn toán, văn..)
13 32.5
4 Khi học bạn thích học theo phương pháp
Tự học, tự nghiên cứu tài liệu 2 5 GV đọc chép và hướng dẫn trả lời các
câu hỏi và bài tập theo chuyên đề
18 45
GV hướng dẫn và luyện giải các bài tập theo chuyên đề
38 95
Rèn luyện các kỹ năng cần thiết 27 67.5
5 Khi học bạn thấy GV sử dụng chuyên đề
Không sử dụng 0 0
33
Thường xuyên sử dụng 40 100
6
Tần suất sử dụng sách tham khảo về chuyên đề sinh học của bản thân Không sử dụng 3 7.5 Ít sử dụng 21 52.5 Thường xuyên sử dụng 16 40 7 Cách bạn sử dụng sách chuyên đề Tự nghiên cứu và tự học 15 37.5 Có GV hướng dẫn sử dụng sách để ôn tập 35 87.5 8 Bạn thích chuyên đề trong sách viết theo hướng Theo bài 20 50 Theo chương 15 37.5 Theo chủ đề 15 37.5 Hướng khác 1 2.5 9
Hiệu quả của việc sử dụng chuyên đề đối với bản thân trong quá trình học tập
Không đạt hiệu quả 0 0
Đạt hiệu quả ít 2 5
Đạt hiệu quả cao 38 95
Qua phần điều tra thực trạng học tập của các em trong các đội tuyển chúng ta thấy rằng:
- Bên cạnh nhất nhiều thuận lợi mà các em có được khi tham gia đội tuyển HSG môn Sinh học thì theo ý kiến đại đa số các em một trong những khó khăn mà các em gặp phải là lượng kiến thức nhiều, rộng, đòi hỏi mức độ tuy duy cao.
- Cũng như các GV hầu hết các em HS cho rằng hiệu quả của chuyên đề trong học tập là vô cùng quan trọng, nếu biết cách sử dụng hợp lý thì hiệu quả đạt được là rất cao.
- Tuy nhiên, những sách viết chuyên đề các em HS chưa được tiếp xúc nhiều. Hầu hết các em đều được GV hay các anh chị đi trước giới thiệu những quyển sách hay, còn bản thân các em ít tìm được những cuốn sách phù hợp trong vô số sách tham khảo.
- Việc trả lời các câu hỏi, bài tập trong chuyên đề tương đối khó hiểu với học sinh, nhất là những dạng dành cho HSG. Do đó các em thích được học tập theo phương pháp GV gợi ý hoặc lập dàn ý cho các câu hỏi và bài tập trong chuyên đề.
34
Điều này giúp bản thân các em hiểu được lý thuyết và tự mình nghiên cứu thêm để trả lời được một cách hoàn chỉnh.
Như vậy, việc tìm ra biện pháp xây dựng và sử dụng chuyên đề một cách hợp lý để giúp GV và HS sử dụng được trong dạy và học là vô cùng cần thiết để góp phần vào nâng cao chất lượng dạy và học trong bồi dưỡng HSG.
35 CHƯƠNG 2
X Â Y D Ự N G C H U Y Ê N Đ Ề B Ồ I D Ư Ỡ N G H Ọ C S I N H G I Ỏ I