Quy trình xây dựng chuyên đề

Một phần của tài liệu Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học - Sinh học 9 (Trang 46)

Bước 1. Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý về bồi dưỡng học sinh giỏi

Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Nghiên cứu là một quá trình có các bước thu thập và phân tích thông tin nhằm gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về một chủ đề hay một vấn đề.

Nghiên cứu văn bản của các cấp quản lý giáo dục về bồi dưỡng HSG là quá trình thu thập, tìm hiểu các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý về nội dung, kế hoạch bồi dưỡng HSG, để nắm được định hướng nội dung, kế hoạch thực hiện về bồi dưỡng HSG các cấp và phân tích các nội dung, để thực hiện công tác bồi dưỡng HSG theo đúng tinh thần trong các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục, từ việc xác định nội dung, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch đến việc tổ chức và kết quả thực hiện bồi dưỡng HSG.

Bước 2. Xác định mục tiêu bồi dưỡng HSG

- Mục tiêu bồi dưỡng HSG được hiểu là kết quả đạt được khi bồi dưỡng HSG theo chuyên đề.

- Thực chất của mục tiêu bồi dưỡng HSG là đề ra được cái cần đạt tới của người học sau khi học xong một bài, một chương hay cả chương trình của một cấp học. Trong đó, mối quan hệ giữa mục tiêu dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học là vấn đề đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng và sử dụng phương pháp dạy học. Do đó khi xây dựng các chuyên đề cần phải bám sát các mục tiêu, nội dung kiến thức bồi dưỡng HSG.

- Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của HS. Cần chỉ rõ học xong bài này HS phải đạt được những gì chứ không phải là trong bài này GV phải làm những gì.

- Mục tiêu phải nói rõ đầu ra của bài học chứ không phải là tiến trình bài học. Mục tiêu không phải là chủ đề của bài học mà là cái đích bài học phải đạt tới. Mỗi

40

mục tiêu chỉ nên phản ánh một đầu ra để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả. Mỗi đầu ra trong mục tiêu nên được diễn đạt bằng một động từ được lựa chọn để xác định rõ mức độ HS phải đạt được bằng hành động.

Như vậy có thể hiểu xác định mục tiêu bồi dưỡng HSG là trả lời câu hỏi: Sau khi học xong chuyên đề thì HS phải tiếp thu được những kiến thức gì, có những kĩ năng gì và hình thành những thái độ gì, với mức độ đạt được kết quả thi tuyển học sinh giỏi như thế nào? Nó sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng và hiệu quả giảng dạy, điều chỉnh hoạt động dạy của thầy và hiệu quả của chuyên đề bồi dưỡng. Trò tự đánh giá kết quả học, điều chỉnh hoạt động học, từng bước thực hiện hoạt động dạy học một cách vững chắc.

Bước 3. Phân tích nội dung chương trình bồi dưỡng HSG môn Sinh học cấp THCS

Phân tích nội dung chương trình bồi dưỡng HSG môn Sinh học cấp THCS là nghiên cứu nội dung, chương trình của bài trong sách giáo khoa để xác định chuyên đề. Xác định các nội dung trong chuyên đề, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi nội dung, xác định quan hệ của các nội dung, xác định khả năng hệ thống hoá và vận dung. Nhưng trong bước này không phải để viết lại những điều đã phân tích mà để tìm câu hướng dẫn hay câu hỏi mang tính hướng dẫn để chỉ cho người học trình tự thực hiện thao tác tìm ra kiến thức, đặc biệt tìm ra mức độ kiến thức, giá trị của kiến thức. Từ đó xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng HSG môn Sinh học cấp THCS phù hợp, linh hoạt, đạt hiệu quả cao.

Chương trình bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS được xây dựng tập trung vào nội dung chương trình Sinh học 9. Phân tích nội dung chương trình Sinh học lớp 9 cụ thể là trong nội dung chương trình Sinh học 9 gồm 2 phần :

Phần I: Di truyền và biến dị với 6 chương, nội dung kiến thức đi từ cấp độ phân tử tế bào  cơ thể.

Phần II: Sinh vật và môi trường với 3 chương, nội dung kiến thức từ QT - loài  QX  HST.

Bước 4. Phân tích nội dung chương trình bồi dưỡng HSG phần Sinh thái học trong chương trình và sách giáo khoa Sinh học 9

Phân tích nội dung chương trình bồi dưỡng HSG phần Sinh thái học trong

41

dưỡng HSG và nội dung của bài trong sách giáo khoa Sinh học 9 phần Sinh thái học để xác định chuyên đề. Xác định các nội dung trong chuyên đề, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi nội dung, xác định quan hệ của các nội dung, xác định khả năng hệ thống hoá và vận dung. Trong bước này không phải để viết lại những điều đã phân tích mà để tìm câu hướng dẫn hay câu hỏi mang tính hướng dẫn để chỉ cho người học trình tự thực hiện thao tác tìm ra kiến thức, đặc biệt tìm ra mức độ kiến thức, giá trị của kiến thức. Từ đó xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng HSG phần Sinh thái học – Sinh học 9 phù hợp, đạt hiệu quả cao.

Chương trình sinh học bậc trung học được xây dựng theo trình tự tổ chức của thế giới sống, bắt đầu từ: Tế bào -> Cơ thể -> QT - loài -> QX - HST - > Sinh quyển. Sơ đồ trên phản ánh rõ tính hệ thống của các cấp độ tổ chức sống; chúng luôn có mối quan hệ tương hỗ với nhau và với môi trường thể hiện ở những quy luật sinh thái cơ bản. Theo cấu trúc đó, sau khi xác định rõ đối tượng và mục đích nghiên cứu của môn STH, trên cơ sở nội dung bài giảng được nghiên cứu một cách nhuần nhuyễn, giáo viên có thể mạnh dạn nâng cao vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình học tập qua chuyên đề sinh thái học với những dự kiến có định hướng, tạo điều kiện cho học sinh gỏi tham gia đạt kết quả cao. Để sử dụng chuyên đề trong dạy học sinh thái học, trước hết người giáo viên phải nắm vững cấu trúc hệ thống của

chương trình sinh thái học và tính hệ thống của từng chương, từng bài, từng mục. Bước 5. Xác định nội dung bồi dưỡng HSG phần Sinh thái học cấp THCS

Nội dung công việc của bước này là xác định được nội dung, phạm vi kiến thức chi tiết để có thể diễn đạt xây dựng chuyên đề với hệ thống kiến thức, câu hỏi, bài tập giúp người học tự học, tự kiểm tra kiến thức đã lĩnh hội. Qua phân tích nội dung chương trình bồi dưỡng HSG phần Sinh thái học trong chương trình và sách giáo khoa Sinh học 9, chúng tôi xác định nội dung bồi dưỡng HSG phần Sinh thái học cấp THCS như sau:

*Chương 1. Sinh vật và môi trường:

Kiến thức chương 1 - Sinh vật và môi trường trong SGK - Sinh học 9 đã trình bày về:

- Khái niệm và phân loại về môi trường sống, cho ví dụ . - Khái niệm và phân loại về nhân tố sinh thái.

42

- Ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lý và tập tính của sinh vật. Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường. Liên hệ vận dụng giải thích một số hiện tượng về đặc điểm sinh lý và tập tính của sinh vật.

- Những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài, cho ví dụ và nêu ý nghĩa mối quan hệ, gồm các mối quan hệ: cùng loài có quan hệ cạnh tranh, hỗ trợ; quan hệ khác loài có quan hệ cộng sinh, hội sinh, kí sinh, ăn thịt sinh vật khác.

Qua phân tích nội dung chúng tôi nhận thấy, nội dung ở SGK mới chỉ trình bày những nét cơ bản, do đó khi bồi dưỡng GV phải nâng cao trình bày thêm các vấn đề sau:

- Nêu và giải thích cơ chế sinh lí, các đặc điểm hình thái, tập tính biểu hiện sự thích nghi của sinh vật với môi trường và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường. Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế về đặc điểm sinh lý và tập tính của sinh vật, áp dụng vào thực tế hiệu quả.

- Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái, phân tích các số liệu, giải thích sự phân bố rộng hay hẹp của một loài.

- Trình bày một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái.

- Phân tích, so sánh, xác định được các mối quan hệ sinh thái cùng loài và khác loài, trong đó quan hệ khác loài gồm quan hệ hỗ trợ (Cộng sinh, hội sinh, hợp tác), quan hệ đối địch (Kí sinh, nửa kí sinh,cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật khác hay vật dữ - con mồi, ức chế cảm nhiễm)

*Chương 2. Hệ sinh thái

Kiến thức chương 2 – Hệ sinh thái trong SGK - Sinh học 9 đã trình bày về: - Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần thể và ví dụ minh hoạ về một số quần thể sinh vật.

- Một số đặc điểm cơ bản của quần thể người, phân biệt quần thể người với quần thể sinh vật khác. Nhận thức về vấn đề dân số và phát triển xã hội.

- Khái niệm quần xã; phân biệt được quần xã và quần thể. Nêu được các tính chất cơ bản của quần xã và cho ví dụ: Số lượng và thành phần loài trong quần xã. Các mối quan hệ sinh thái trong quần xã.

- Học sinh mô tả được một số dạng biến đổi phổ biến trong quần xã, thấy được sự biến đổi  ổn định và chỉ ra một số biến đổi có hại do tác động của con

43 người gây nên.

- Khái niệm hệ sinh thái, chuỗi thức ăn và lưới thức ăn; ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn.

Nội dung phần này được trình bày khá đơn giản phù hợp với đối tượng học sinh đại trà. Tuy nhiên đối với HSG khi dạy giáo viên cần bổ sung thêm và làm rõ một số nội dung kiến thức sau:

- Xác định các điều kiện hình thành quần thể, quần xã. Cần phải phân biệt quần thể với một tập hợp cá thể ngẫu nhiên.

- Giải thích được đặc trưng nào của quần thể là cơ bản nhất

- Nêu được các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật và nguyên nhân gây biến động.

- Nêu được thế nào là diễn thế sinh thái.

- Phân loại chuỗi thức ăn. Xây dựng và xác định các bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn. Dự đoán diễn thế sinh thái có thể xảy ra và giải thích.

- Nêu và giải thích được sự chuyển hóa năng lượng trong chuỗi thức ăn. - Vận dụng linh hoạt công thức tính hiệu suất sinh thái để giải bài tập liên quan.

- Nêu được quy luật tháp sinh thái và biết tính toán số liệu, vẽ các dạng tháp sinh thái.

Bước 6. Biên soạn chuyên đề

Dựa vào cấu trúc, các yêu cầu sư phạm và nguyên tắc, quy trình mà tài liệu phải quán triệt, biên soạn chuyên đề đạt đủ các mục và đúng nội dung các mục theo cấu trúc.

2.1.5. Cấu trúc chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần sinh thái học – Sinh học 9

2.1.5.1. Mục tiêu kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi phần sinh thái học – Sinh học 9

Dựa vào nội dung đã được phân tích ở trên ta có thể xây dựng mục tiêu cho nội dung kiến thức bồi dưỡng HSG phần Sinh thái học –Sinh học 9 như sau:

*Chương 1. Sinh vật và môi trường:

- Nêu được các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái

- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế về đặc điểm sinh lý và tập tính của sinh vật, áp dụng vào thực tế hiệu quả. Giải thích cơ chế sinh lí, các đặc

44

điểm hình thái, tập tính biểu hiện sự thích nghi của sinh vật với môi trường và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.

- Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm) đến sinh vật. Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm). Nêu được một số ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường

- Vận dụng kiến thức làm bài tập vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái, phân tích các số liệu, giải thích sự phân bố rộng hay hẹp của một loài.

- Trình bày được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái.

- Phân tích, so sánh, xác định được các mối quan hệ sinh thái cùng loài và khác loài, trong đó quan hệ khác loài gồm quan hệ hỗ trợ (Cộng sinh, hội sinh, hợp tác), quan hệ đối địch (Kí sinh, nửa kí sinh, cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật khác hay vật dữ - con mồi, ức chế cảm nhiễm)

*Chương 2. Hệ sinh thái:

- Nêu được định nghĩa quần thể, quần xã, hệ sinh thái và cho ví dụ.

- Xác định các điều kiện hình thành quần thể, quần xã. Cần phải phân biệt quần thể với một tập hợp cá thể ngẫu nhiên.

- Nêu được đặc trưng nào của quần thể là cơ bản nhất và giải thích.

- Nêu được các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật và nguyên nhân gây biến động.

- Nêu được thế nào là diễn thế sinh thái.

- Nêu khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. Biết phân loại chuỗi thức ăn. Xây dựng và xác định các bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn. Dự đoán diễn thế sinh thái có thể xảy ra và giải thích.

- Trình bày hiện tượng cân bằng sinh học, khống chế sinh học.

- Nêu và giải thích được sự chuyển hóa năng lượng trong chuỗi thức ăn. - Vận dụng linh hoạt công thức tính hiệu suất sinh thái để giải bài tập liên quan. - Nêu đặc điểm và phân loại các dạng tháp sinh thái. Nêu được quy luật tháp sinh thái và biết tính toán số liệu, vẽ các dạng tháp sinh thái.

45

2.1.5.2. Nội dung chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần sinh thái học – Sinh học 9

Dựa vào sự phân tích nội dung và việc xây dựng mục tiêu ở trên chúng tôi đã tiến hành xây dựng chuyên đề như sau: Chuyên đề được chia thành 2 phần:

- Phần 1- Kiến thức cơ bản: Những nội dung cơ bản trong chương trình Sinh vật và môi trường – Sinh học 9 được trình bày ngắn gọn, khoa học.

- Phần 2 - Câu hỏi, bài tập và hướng dẫn trả lời: Xây dựng các câu hỏi, bài tập trong chương trình SGK và bổ sung thêm một số câu hỏi nâng cao. Các câu hỏi được chia nhỏ, thuận tiện cho việc ôn tập.

*Phần 1: Kiến thức cơ bản

Chương 1: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Khái niệm.

* Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố

vô sinh và hũu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.

Có 4 loại môi trường phổ biến : môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật.

* Nhân tố sinh thái là các nhân tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc

gián tiếp lên sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật. Có 2 nhóm nhân tố sinh thái:

- Nhân tố vô sinh: bao gồm tất cả các yếu tố không sống của thiên nhiên có ảnh

Một phần của tài liệu Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học - Sinh học 9 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)