Biện pháp sử dụng chuyên đề trong dạy HSG nghiên cứu tài liệu phục vụ bà

Một phần của tài liệu Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học - Sinh học 9 (Trang 82)

bài học mới

Chương II "Hệ sinh thái " được đề cập sau khi HS học xong chương I "Sinh vật và môi trường". Vì vậy việc xây dựng và sử dụng chuyên đề để dạy nội dung kiến thức chương mới cần đảm bảo sự lôgic hệ thống. Bởi vì : Chương I đề cập đến môi trường và cá nhân tố sinh thái. Có thể hình dung lôgíc nội dung chương trình STH ở trường THCS như sau:

76

Sơ đồ 1: Lôgic cấu trúc nội dung chương trình STH

Theo cấu trúc đó, trong chương 1 giới thiệu khái quát về MT trong đó có những NTST, cần cho HS lấy các ví dụ về các hiện tượng sinh thái để chứng minh cho sự tác động qua lại của các NTST trong MT với nhau và với SV. Những mối tác động qua lại giữa các cấp độ tổ chức sống với MT được lần lượt nghiên cứu ở mức đơn giản nhất là mức cá thể. Tiếp đến chương 2 “Hệ sinh thái” kiến thức đi từ mức độ cá thể ở chương 1 sang các mức độ QT QX  HST. Để làm rõ mối quan hệ logic kiến thức đã học và sẽ được học GV có thể đặt hệ thống câu hỏi, bài tập trong chuyên đề khi vào bài mới. Ví dụ:

Câu hỏi cấp 1: Điều kiện để hình thành một quần thể là gì? Câu hỏi cấp 2: Quần thể là gì? Cho ví dụ?

Câu hỏi cấp 3: Vì sao mật độ quần thể lại được coi là đặc trung cơ bản của quần thể?

Như vậy, GV đã tạo được mạch logic kiến thức đã học trước đó với kiến thức mới. Những câu hỏi, bài tập được xây dựng trong chuyên đề theo cách tiếp cận cấu trúc - hệ thống sẽ kích thích tư duy của HS, yêu cầu HS vận dụng được kiến thức đã học để trả lời cho câu hỏi mà GV đưa ra ngay khi bắt đầu một vấn đề mới. Hơn nữa khi đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập dưới dạng chuyên đề, lôgic với kiến thức đã học trước đó sẽ giúp cho việc vào bài mới, chương mới hiệu quả hơn.

Môi trường

Hữu sinh Con người Vô sinh

Các nhân tố sinh thái

Các cấp độ tổ chức sống

77

Những câu hỏi, bài tập trong chuyên đề để dạy bài mới có thể yêu cầu HS giải thích, tách ra từ các quy tắc, quy luật, khái niệm đã học trước đây những dấu hiệu cơ bản nhất làm cơ sở cho các kiến thức mới. Ví dụ:

Để sử sụng chuyên đề một cách hiệu quả cho HS ngoài hình thức tổ chức học toàn lớp, nên tăng cường tổ chức cho HS học tập theo nhóm và cá nhân. Do đặc thù lớp học ở trường các em HS ở khá xa nhau thì hình thức học cá nhân vẫn được trú trọng hơn cả. Đối với những vấn đề khó chúng tôi sẽ chia 2 nhóm để các em thảo luận rồi đánh giá kết quả dựa vào khả năng lập luận của các em. Cách tổ chức dạy học theo nhóm và cá nhân được tiến hành theo các bước như sau:

*Đối với học tập cá nhân

- Giáo viên nêu vấn đề bằng câu hỏi, bài tập đã xây dựng trong chuyên đề, xác định nhiệm vụ nhận thức và hướng dẫn HS làm việc (có thể gợi ý bằng các câu hỏi phụ).

- HS ghi kết quả và báo cáo. GV có thể kết hợp đàm thoại dẫn dắt HS đến với kiến thức mới.

- GV chỉnh lý, bổ sung để đi đến đáp án đúng nhất. - GV ra bài tập bổ sung để củng cố kiến thức mới. * Đối với học tập theo nhóm

- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm và hướng dẫn các nhóm làm việc - Nhóm trao đôi và viết ý kiến độc lập rồi thống nhất thành ý kiến chung - Nhóm trình bày ý kiến

- Giáo viên nhận xét, bổ sung và tổng kết câu trả lời của các nhóm

Đối với biện pháp này chúng tôi sẽ sử dụng chủ yếu các câu hỏi bài học, cụ thể là theo từng bài trong SGK đã được xây dựng trong chuyên đề. Trong quá trình giảng dạy chúng ta có thể lồng ghép các kiến thức HS đã được học để dẫn HS tìm ra được câu trả lời nhanh hơn, dễ hiểu hơn. Cụ thể :

Với học tập cá nhân các câu hỏi, bài tập để lĩnh hội kiến thức mới chúng tôi sử dụng ở dạng mục tiêu bậc một, bậc hai (theo bậc mục tiêu của Bloom). Ví dụ:

78

Yêu cầu HS quan sát tranh về sinh vật và các yếu tố bao quanh và trả lời câu hỏi "Sinh vật đó chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?

Với học tập theo nhóm chúng tôi sử dụng tư duy và ý kiến của các thành viên trong nhóm. Ví dụ như :

Dạy bài 41. Môi trường và các nhân tố sinh thái

Sau khi HS đọc nội dung phần I – Môi trường sống của sinh vật, học sinh nêu được khái niệm môi trường. Yêu cầu hoạt động nhóm để giải quyết câu hỏi: "Có mấy loại môi trường sống? Cho ví dụ”?

Trong quá trình giảng dạy GV có thể sử dụng các câu hỏi phụ để giúp học sinh đạt được mục tiêu mà người GV đề ra trong từng tiết học, nội dung kiến thức của môn học.

Với lý do trên chúng tôi đề xuất sử dụng những câu hỏi, bài tập trong chuyên đề được xây dựng ở mục 2.1.6. như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên bài Sử dụng các câu hỏi và bài tập trong chuyên đề Bài 41. Môi

trường và các nhân tố sinh thái

Câu 1: Hãy cho biết môi trường là gì? Có mấy loại môi trường? Môi trường có những thành phần nào? Trình bày vai trò của môi trường?

Câu 2: Nhân tố sinh thái là gì? Hãy cho biết có những NTST nào? Các NTST có sự thay đổi như thế nào?

Câu 3: Hãy nêu định nghĩa là giới hạn sinh thái (GHST)? VD v GHST? Ý nghĩa của GHST? Hãy cho viết giới hạn sinh thái có quan hệ như thế nào với sinh vật?

Câu 6. Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:

- Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00C đến +900C, trong đó điểm cực thuận là +550C.

- Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 00C đến +560C, trong đó điểm cực thuận là +320C.

Bài 42. Ảnh hưởng của ánh

sáng lên đời sống sinh vật

Câu 8: Hãy phân biệt cây ưa sáng và cây ưa bóng? Vì sao cây ưa sáng có mô giậu rất phát triển?

Câu 9: Ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào? Ánh sáng có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống sinh vật?

79 Bài 43. Ảnh

hưởng của nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật

Câu 10: Nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?

Câu 13. Nhiệt độ có ảnh hưởng lên hoạt động sống của sinh vật như thế nào?

Câu 11: Sinh vật hằng nhiệt, biến nhiệt là gì? Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?

Câu 16. Độ ẩm có những ảnh hưởng nào lên sinh vật? Câu 19. Hãy kể tên:

a) Một số loài động vật thuộc hai nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô mà em biết? (Kể ít nhất 5 loài thuộc mỗi nhóm).

b) Một số loài thực vật thuộc hai nhóm thực vật ưa sáng, ưa bóng?

c) Một số loài thực vật thuộc hai nhóm ưa ẩm, chịu hạn? d) Một số loài động vật thuộc hai nhóm ưa sáng, ưa tối. Câu 26: Hãy xác định những sinh vật sau đây hình thành những đặc điểm thích nghi theo những nhân tố môi trường nào?

1. Chim di cư về phương Nam khi mùa đông tới . 2. Cây xương rồng tiêu giảm lá và thân mọng nước. 3. Cây bàng rụng lá vào mùa đông.

4. Con dơi ban ngày ngủ, ban đêm đi kiếm mồi.

5. Những cây họ cúc, phần lớn quả, hạt có túm lông hoặc có cánh.

Bài 44. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Câu 27: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?

Câu 28: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để không làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?

80

Câu 30. Thế nào là quan hệ khác loài?

Câu 32 : Các cá thể khác loài sống trong cùng một khu vực có những mối quan hệ nào? Đặc điểm của các mối quan hệ đó? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 47. Quần thể sinh vật

Câu 37: Quần thể là gì? Lấy VD minh họa?

Câu 38: Hãy nêu các đặc trưng cơ bản của quần thể? Trong các đặc trưng cơ bản đó thì đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao? Câu 39: Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào? Vì sao mật độ quần thể lại được coi là đặc trưng cơ bản của quần thể?

Câu 40. Mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể? Câu 50: Cho một quần thể cỏ sống 1 năm, chỉ số sinh sản là 25 (một cây cỏ mẹ sẽ cho 25 cây cỏ trong một năm) .

a) Mật độ cỏ trồng trên 1m2 đầu là 3 cây. Hãy tính mật độ cỏ sẽ như thế nào sau 1 năm, 2 năm, 10 năm ?

b) Mật độ có có thể gia tăng mãi như vậy được không? vì sao ?

Bài 49. Quần xã sinh vật

Câu 42: Thế nào là một quần xã? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?

Câu 43: a) Hãy nêu những đặc điểm cơ bản về số lượng – thành phần các loài sinh vật trong quần xã?

b) Diễn thế sinh thái là gì? Nguyên nhân, phân loại và ý nghĩa của diễn thế sinh thái?

Câu 44: Thế nào là cân bằng sinh học? Lấy ví dụ minh họa? Bài 50. Hệ sinh

thái

Câu 46: Thế nào là một hệ sinh thái? Kể tên các nhóm hệ sinh thái? Cho ví dụ minh họa? Thế nào là chuỗi thức ăn? Thế nào là lưới thức ăn?

Câu 48: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần cơ bản nào?

Câu 60. Cho các chuỗi thức ăn sau: 1. Lúa  Châu chấu  A  Rắn. 2. Lúa  B Cáo  Hổ.

81 3. Lúa  C A  BaBa 4. Lúa  D  Mèo.

5. Chất mùn bã  E  A  Người. 6. Chất mùn bã  Mối  B  Cáo.

a. Cho biết các mắt xích A, B, C, D, E có thể là những sinh vật nào?

b. Từ các chuỗi thức ăn trên hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn. Câu 62. Trong một quần xã ruộng lúa gồm nhiều quần thể sinh vật cùng sinh sống. Trong đó: tảo là thức ăn của các loài cá nhỏ, lúa là thức ăn châu chấu và chuột. Các loài cua, ếch và cá nhỏ ăn mùn bã hữu cơ.

Đến lượt mình cá nhỏ, châu chấu, cua trở thành mồi của ếch. Cá ăn thịt có kích thước lớn, chúng sử dụng cua, cá nhỏ, châu chấu và cả ếch nữa làm thức ăn cho mình. Rắn là loài ưu thế nhất chúng ăn cua, ếch, cá ăn thịt và chuột.

a.Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã.

b. Có mấy loại lưới thức ăn trong quần xã này? Cho ví dụ minh họa?

c. Sắp xếp các loài sinh vật trong các lưới thức ăn trên theo bậc dinh dưỡng sao cho hợp lý nhất.

d. Các chuỗi trong lưới thức ăn trên rất ngắn. Điều đó có ý nghĩa gì?

Một phần của tài liệu Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học - Sinh học 9 (Trang 82)