Chương trình và sách giáo khoa sinh học 9 phần Sinh thái học

Một phần của tài liệu Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học - Sinh học 9 (Trang 32)

Ở cấp tiểu học, tri thức sinh thái học được cung cấp cho học sinh qua một số môn học “tìm hiểu tự nhiên và xã hội”, “tiếng Việt”. Cấp THCS, các tri thức sinh thái học được cung cấp theo các phần: hình thái giải phẫu và sinh lý thực vật, động vật không xương sống, động vật có xương sống, sinh lý người. Trong tất cả các phần trên, các tri thức sinh thái về mối quan hệ tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường, vấn đề bảo vệ thiên nhiên và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đều đã được tích luỹ một cách hợp lý và phần nào đã được hệ thống lại trong mấy bài cuối của chương trình động vật ở cuối lớp 7. Sinh học lớp 8 giới thiệu giải

Toàn Thể Thành phần Cấu Tạo Bộ Phận Hệ thống Cấu trúc

26

phẫu và sinh lý người. Những vấn đề cơ bản về giáo dục giới tính và đời sống gia đình, giáo dục dân số đã được đề cập đến. Lên lớp 9, chương trình sinh thái học được trình bày ở dạng nâng cao với các kiến thức mang tính tổng hợp, trừu tượng và khái quát, kiến thức được trình bày ở dạng khái niệm và quy luật.

Học sinh phổ thông nói chung, học sinh cấp trung học cơ sở nói riêng, là lớp thế hệ ngay tiếp sau này, các em là người “thừa hưởng” chính yếu nhất những tác động của môi trường, vậy trách nhiệm giữ gìn môi trường chính thuộc về các em. Chúng ta đã dạy cho các em biết yêu quý thiên nhiên, các sinh vật khác, biết tôn trọng và bảo vệ chúng; như để chắc chắn phần 2 chương trình Sinh học 9, phần “Sinh thái học” được viết, như là kiến thức sinh học phổ thông để các em hiểu về Sinh thái học và là tiền đề để các em tiếp tục học nội dung sinh thái học ở phần bảy sinh học 12. Nội dung phần sinh thái học là một trong những nội dung trọng tâm trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố - Sinh học 9. Nhưng vấn đề lại được đặt ra, làm sao học sinh học phần sinh thái thật “dễ”, thật “sâu”, nhớ lâu, dễ áp dụng và thi HSG đạt điểm cao? Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần sinh thái học ra đời nhằm giải quyết tận gốc các vấn đề trên. Bởi vì chuyên đề vừa có tính hệ thống lại vừa có tính khái quát, trừu tượng và hệ thống cao lí thuyết đồng thời có hệ thống bài tập vận dụng cơ bản và nâng cao với từng đơn vị kiến thức. Qua chuyên đề, người học sẽ thấy được từng chi tiết cụ thể trong hệ thống toàn diện, tránh cái nhìn phiến diện cục bộ hay quá “vĩ mô”. Dạy học theo chuyên đề luôn bám sát quá trình học tập từ việc: hình thành kiến thức mới, củng cố hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá thức sau mỗi bài, mỗi chương hay mỗi phần một cách sáng tạo, buộc học sinh luôn đặt tư duy trong hoạt động vì vậy dạy theo chuyên đề còn gián tiếp rèn luyện tư duy logic cho học sinh. Phần sinh thái học cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức khoa học vững chắc về môi trường, các thành tố môi trường, sự tương tác, vận động phát triển và kết quả của chúng. Vì vậy các tri thức sinh thái rất thuận lợi được hệ thống bằng chuyên đề, trong đó giới thiệu các đơn vị kiến thức được liệt kê các với nội dung ngắn gọn, có logic, thể hiện mối quan hệ toàn thể bộ phận, giữa “ giống – loài”, giữa cái chung – cái riêng... Như vậy các ngôn ngữ nội dung trong sinh thái học đều diễn đạt trong chuyên đề một cách ngắn gọn, logic và dễ hiểu. Vì vậy chúng ta cần tăng sử dụng chuyên đề trong dạy học sinh học nói chung và dạy phần sinh thái học nói riêng để nâng cao chất lượng dạy học phần sinh thái.

27

Trong quá trình học tập ở trong và ngoài nhà trường cũng như quá trình lớn lên trong gia đình và xã hội, học sinh đã có vốn phong phú về thiên nhiên, về xã hội và các mối quan hệ tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường, cụ thể: phân tích nội dung, cấu trúc chương trình sinh thái học Chương trình sinh học 9 THCS hiện hành bao gồm 3 chương, trình bày các cấp độ tổ chức sống từ cá thể sinh vật lên quần thể, quần xã, hệ sinh thái và bảo vệ môi trường. Trong đó chú ý đến các mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống sống, các quy luật và các quá trình xảy ra trong các hệ thống sống đó: Chương I: Sinh vật và môi trường: Trình bày những vấn đề cơ bản của các mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường: khái niệm môi trường, các loại môi trường và các nhân tố sinh thái của môi trường, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật ; Chương II: Hệ sinh thái: Trình bày quần thể các đặc trưng của quần thể. Mỗi cá thể đều bị tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp và hình thành quy luật về giới hạn sinh thái. Trên cơ sở các yếu tố sinh thái cùng tác động lên sinh vật xem xét sự tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Các khái niệm quần xã, các đặc trưng cơ bản cảu quần xã sinh vật. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã. Hiểu biết khái quát về hệ sinh thái, các thành phần của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái trên trái đất. Các kiểu hệ sinh thái được giới thiệu với các nội dung tập trung vào mối quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái: chuỗi và lưới thức ăn. Trao đổi chất và năng lượng trong hệ sinh thái ; Chương III: Con người, dân số và môi trường: Trình bày những tác động của con người tới môi trường, biết các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, tìm hiểu tình hình thực trạng môi trường ở địa phương.

28

Sơ đồ 1: Lôgic cấu trúc nội dung chương trình STH

( Mũi tên hai chiều chỉ sự tương tác, VS: vô sinh, HS: hữu sinh, CN: con người) Sơ đồ trên phản ánh rõ tính hệ thống của các cấp độ tổ chức sống; chúng luôn có mối quan hệ tương hỗ với nhau và với môi trường thể hiện ở những quy luật sinh thái cơ bản. Quá trình dạy học STH nếu tuân theo lôgic cấu trúc - hệ thống và có kế thừa hợp lý các tri thức sinh học ở các lớp dưới, thì sẽ nâng cao hiệu quả DH bộ môn. Theo cấu trúc đó, sau khi xác định rõ đối tượng và mục đích nghiên cứu của môn STH, nội dung chương trình giới thiệu khái quát về môi trường trong đó có những NTST, cần cho HS lấy các ví dụ về các hiện tượng sinh thái để chứng minh cho sự tác động qua lại của các NTST trong môi trường với nhau và với SV. Những mối tác động qua lại giữa các cấp độ tổ chức sống với môi trường được lần lượt nghiên cứu ở mức đơn giản nhất là mức cá thể, tiếp đó ở mức độ QT QX  HST. Khi hướng dẫn HS nghiên cứu các cấp độ tổ chức sống nhất thiết phải đặt chúng trong MTS của nó để tìm hiểu các điều kiện cân bằng và biến động, đặc biệt luôn luôn phải chú ý đặt con người là thành viên của các HST để thấy rõ vai trò và những tác động của họ làm mất cân bằng sinh thái. Trên cơ sở nội dung bài giảng được nghiên cứu một cách nhuần nhuyễn, giáo viên có thể mạnh dạn nâng cao vai trò của chủ thể của học sinh trong quá trình học tập qua chuyên đề sinh thái học với những dự

kiến có định hướng, tạo điều kiện cho học sinh gỏi tham gia đạt kết quả cao.

Phần sinh thái học là một phần học mới ở THCS, do đó kết quả dạy học của nó càng phụ thuộc vào sự giảng dạy của giáo viên. Mặt khác những khái niệm sinh

Môi trường

Hữu sinh Con người Vô sinh

Các nhân tố sinh thái

Các cấp độ tổ chức sống

29

thái học được trình bày theo một hệ thống chặt chẽ, có tính kế thừa cao, học sinh không nắm vững khái niệm của các chương trình sinh thái học cá thể thì sẽ ảnh hưởng đến sự tiếp thu khái niệm ở chương sau là quần xã và hệ sinh thái. Chính vì vậy khi giáo viên nắm vững các khái niệm sinh thái học một cách hệ thống và thực hiện bài giảng theo một quá trình hay chương trình hoá một cách linh hoạt nôi dung bài giảng mang lại hiệu quả dạy học cao. Chuyên đề này sẽ giúp chúng ta nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học sinh thái học chính là ở gốc độ đó. Để sử dụng chuyên đề trong dạy học sinh thái học, trước hết người giáo viên phải nắm vững cấu trúc hệ thống của chương trình sinh thái học và tính hệ thống của từng chương, từng

bài, từng mục.

Một phần của tài liệu Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học - Sinh học 9 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)