Trong Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng đã chỉ đạo "Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện
nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường". Việc xây
dựng các chuyên đề ở môn học nói chung và môn Sinh học nói riêng phải nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông, qua đó giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; làm quen với hình thức tập huấn, bồi dưỡng [9].Căn cứ vào văn bản chỉ đạo công tác chuyên môn đầu năm học hàng năm của Sở GD&ĐT, công văn số 9847/SGD&ĐT-GDTrH ngày 19 tháng 9 năm 2014 của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc định hướng hoạt động chuyên môn năm học 2014 – 2015, với nội dung và giới hạn chương trình thi HSG môn Sinh học 9 cấp thành phố hết chương II: Hệ sinh thái – phần Sinh thái học [10]; qua nghiên cứu cấu trúc, nội dung các đề thi học sinh giỏi môn Sinh học 9 qua các năm của Sở GD&ĐT Hà Nội và của phòng GD&ĐT huyện. Căn cứ Nghị quyết số 44/2009/NQ- HĐND ngày 02/12/2009 của HĐND - UBND huyện Thanh Trì về việc thông qua 03 Đề án trong đó có Đề án “Bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trong các
36
trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Thanh Trì giai đoạn 2009- 2015”. Để đạt
và vượt mục tiêu đề án, huyện đã tổ chức các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi ở 10 môn học từ năm 2009, trong đó có môn Sinh học 9 tại trường THCS Tứ Hiệp trong huyện và chọn cử giáo viên cốt cán, có kinh nghiệm tham gia dạy bồi dưỡng. Với kinh nghiệm thực tế giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi tại huyện và tại trường Liên Ninh nhiều năm qua, chúng tôi đã xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học - Sinh học 9. Chuyên đề được soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa Sinh học lớp 9 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngoài ra còn tham khảo thêm một số tài liệu khác như sách giáo viên Sinh học 9 của nhà xuất bản giáo dục, sách bồi dưỡng học sinh giỏi 9 và luyện thi vào 10 chuyên môn sinh học của tác giả Huỳnh Quốc Thành và một số tài liệu tham khảo khác.
2.1.2. Nguyên tắc xây dựng nội dung chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi 9 môn Sinh học
2.1.2.1. Quán triệt mục tiêu dạy học
- Mục tiêu dạy học được hiểu là mục tiêu cụ thể đến từng bài học ứng với các nội dung nhất định ở các lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng, thái độ.
- Thực chất của mục tiêu dạy học là đề ra được cái cần đạt tới của người học sau khi học xong một bài, một chương hay cả chương trình của một cấp học. Theo quan niệm dạy học hiện đại phải có sự kết hợp chặt chẽ cái có trong SGK, nhu cầu của người học. Tuy nhiên, nếu GV chỉ dạy cái có trong sách giáo khoa thì chưa đủ. Do đó, GV cần dạy HS cách học, cách tự nghiên cứu, từ đó người học tiếp cận tri thức theo cách hiểu của bản thân để làm nảy sinh, phát hiện những tri thức mới.
- Xét trong cấu trúc hệ thống thì mục tiêu là yếu tố đơn vị cấu thành chương trình dạy học bao gồm: mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học, nội dung dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra- đánh giá kết quả dạy học. Trong đó, mối quan hệ giữa mục tiêu dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học là vấn đề đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng và sử dụng phương pháp dạy học. Do đó khi xây dựng các chuyên đề cần phải bám sát các mục tiêu, nội dung kiến thức bồi dưỡng HSG.
37
2.1.2.2. Đảm bảo tính chính xác, khoa học
Chuyên đề phải tổng hợp được nội dung chính xác, gọn nhẹ không thừa, không thiếu. Trong đó những có các nội dung phát triển sự tìm tòi phải chiếm tỷ lệ cao giúp người học luôn có sự cố gắng vươn lên, động não để giảm bớt sức ỳ trong học tập.
Để xây dựng được chuyên đề chính xác khoa học GV cần nắm vững được cốt lõi kiến thức cần dạy. Đặc biệt trong quá trình bồi dưỡng HSG tính chính xác, khoa học của hệ thống kiến thức cần phải được chú trọng.
2.1.2.3. Đảm bảo tính hệ thống
Nội dung kiến thức trong từng phần, từng chương, từng bài đều được trình bày theo một trật tự logic có hệ thống. Tính hệ thống đó được quy định bởi chính nội dung khoa học và bởi logic hệ thống của bản thân hoạt động tư duy của người học. Do đó, chuyên đề xây dựng được, khi đem ra sử dụng phải theo một trật tự logic hệ thống cho từng nội dung SGK, cho một bài, một chương, một phần, hay cả chương trình môn học.
Mỗi chuyên đề phải xây dựng sao cho khi HS học sẽ nhận được một lượng kiến thức nhất định và theo một hệ thống về một chủ đề trọn vẹn và chuyên sâu.
2.1.2.4. Phát huy được tính tích cực học tập của HS
Chuyên đề phải tạo hứng thú cho học sinh, phát huy tính tích cực tìm tòi khám phá kiến thức mới, nâng cao năng lực tự học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Nội dung của chuyên đề phải chứa đựng nhiều tiềm năng có thể rèn luyện các kỹ năng, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Các bài tập, câu hỏi trong chuyên đề phải đa dạng về nội dung kiến thức, hình thức thể hiện, phương pháp giải quyết, trọng tâm nhưng bao quát hết các nội dung cơ bản của sinh thái học. Đặc biệt GV phải biến đổi linh hoạt từ các dạng quen thuộc trở thành các bài tập để kích thích tính hứng thú và sáng tạo của HS giúp HS tìm ra những điều mới mẻ, lý thú. GV phải luôn đặt HS vào những hoạt động, những tình huống có vấn đề, tạo ra những mâu thuẫn trong nhận thức mà khi giải quyết được thì một mặt giúp các em lĩnh hội được kiến thức, một mặt hình thành được kỹ năng học tập tương ứng.
38
2.1.2.5. Phù hợp với trình độ, đối tượng của HS
Tùy thuộc vào từng trình độ, đối tượng của HS mà xây dựng chuyên đề về nội dung, số lượng cũng như chất lượng cho phù hợp. Đặc biệt đối với dạy HSG việc xây dựng chuyên đề phải vừa nâng cao, kích thích được khả năng tư duy sáng tạo của HS, vừa bám sát mục tiêu dạy học chương trình đại trà.
2.1.2.6. Đảm bảo tính thực tiễn
Theo chủ trương đường lối giáo dục của Đảng "Học đi đôi với hành", "Lý luận gắn với thực tiễn", "Nhà trường gắn liền với xã hội", vì vậy thực tiễn dùng để kiểm chứng lý thuyết. Do đó, chuyên đề phải được xây dựng sao cho việc vận dụng lý thuyết vào thực tế một cách tối ưu, từ đó giúp người học hình thành những kỹ năng giải quyết vấn đề cuộc sống.