Một số công tác để thực hiện tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh

62 111 0
Một số công tác để thực hiện tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiện ma tuý và tội phạm ma túy đã và đang hoành hành ở mọi nơi trên khắp thế giới, bất kể thành phố hay nông thôn, ở vùng núi hay đồng bằng, ở các nước tư bản giàu có hay các nước chậm phát triển

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HĐLĐ : Hợp đồng lao động UBND : Uỷ ban nhân dân NQ16 : Nghị quyết 16 DN : Doanh nghiệp TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh BHYT, BHXH : Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội TT : Trung tâm. LỜI MỞ ĐẦU Nghiện ma tuý tội phạm ma túy đã đang hoành hành ở mọi nơi trên khắp thế giới, bất kể thành phố hay nông thôn, ở vùng núi hay đồng bằng, ở các nước tư bản giàu có hay các nước chậm phát triển. Trong vòng 15 năm qua, mặc dù đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội góp phần tạo nên những thay đối đáng kể trong đời sống vật chất tinh thần cũng như tạo cho con người nhiều nếp sống hiện đại, nhưng rất đông những người còn lại, đặc biệt là giới trẻ, còn thiếu việc làm, lười lao động, đã rơi vào tình cảnh bế tắc tìm đến với ma túy. Bên cạnh đó, không ít gia đình giàu có sẵn sàng cung cấp tiền bạc cho các cô cậu ấm mà không biết tiền đó tiêu vào việc chính những đối tượng này đã trở thành con mồi cho bọn buôn bán ma túy. Tệ nạn ma túy đã trở thành quốc nạn với nhiều nước, gây cản trở lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội; gây ra tác hại to lớn đối với mọi mặt của cuộc sống, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục của dân tộc cần được lên án, loại bỏ. Trong đó, nghiện ma túy là mối đe dọa đến hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình. Với những tác hại vô cùng to lớn mà ma túy đem lại Thành phố Hồ Chí Minh, một trọng điểm kinh tế - xã hội ở phía Nam không chỉ có những thành tựu vượt bậc về mặt kinh tế mà còn phải đối mặt giải quyết với nhiều tệ nạn xã hội, trong đó có nghiện ma túy. Số lượng 30.000 con nghiện ma túy hiện nay đang tập trung trong các trường, trung tâm cai nghiện của thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM )đã nói rõ sự thật trớ trêu ấy. Việc đấu tranh chống hiểm họa ma túy giúp người cai nghiện có hiệu quả để tái hòa nhập cộng đồng là một nhiệm vụ cấp bách nặng nề không chỉ của riêng TP. HCM. Sau một thời gian tổ chức cai nghiện tập trung 2 năm cho hàng vạn người nghiện, tỷ lệ tái nghiện còn rất cao (90%), TP.HCM đã đưa ra sáng kiến được Quốc hội ra Nghị quyết thực hiện đề án sau cai nghiện, kéo dài từ 2-3 năm, giúp họ có đủ điều kiện đoạn tuyệt với ma túy, hòan thiện nhân cách, có nghề nghiệp để hòa nhập cộng đồng. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong cả nước về việc tổ chức quản lý, dạy nghề tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy được Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp thứ 3, khóa 11 tháng 11/2003. Là sinh viên thực tập tại Phòng chính sách 06 (Phòng chính sách cai nghiện phục hồi ), Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, thuộc Bộ Lao động – Thương binh xã hội, em xin nêu “ Một số công tác để thực hiện tổ chức quản lý, dạy nghề tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh”. Đề tài của em sẽ là phần tham khảo, đóng góp ý kiến giúp các nhà quản lý xã hội các nhà hoạch định chính sách tìm ra các giải pháp khả thi để giải quyết tình trạng người sau cai nghiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các địa phương trên cả nước. Báo cáo gồm ba phần chính: Chương I: Cơ sở lý luận. Chương II: Thực trạng về công tác tổ chức quản lý, dạy nghề tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương III: Phương hướng, mục tiêu một số giải pháp kiến nghị . Để hoàn thành báo cáo này, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp thu thập, thống kê, đánh giá tài liệu. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp phân tích tổng hợp. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, góp ý nhiệt tình của cô giáo Hồ Thị Bích Vân cũng như sự hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện của các chú, các cô anh chị, toàn thể cán bộ, công chức của Phòng chính sách 06, Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh xã hội đã giúp em hoàn thành báo cáo này! NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Tổng quan về tình hình nghiện ma túy ở Việt Nam. 1.1. Các khái niệm liên về ma túy. 1.1.1. Ma túy Con người đã phát hiện sử dụng các chất ma túy từ cách đây 6000 năm. Việc trồng sử dùng các cây có chứa hoạt chất ma túy tự nhiên đã trở thành thói quen tập tục của nhiều dân tộc trên thế giới. Từ thời thượng cổ, người Ba tư người Ai Cập đã biết dùng nhựa mủ cây thuốc phiện để hút, tạo cảm giác say sưa dễ chịu cho con người. Đến sau đó, cây cần sa được trồnng nhiều ở khu vực Nam Á ( Ấn Độ, I Ran, Thổ Nhĩ Kỳ…). Ma túy đã tồn tại tư rất lâu đời, bởi vậy tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về ma túy: Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO ) thì “Ma túy là bất kì chất gì khi đưa vào cơ thể sống có thể thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể”. (1) Theo các chuyên gia về ma túy của Liên Hiệp Quốc thì “Ma túy là những chất có nguồn gốc tự nhiên nhân tạo, khi thâm nhập vào cơ thể con người sẽ làm thay đổi tâm trạng, ý thức trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào ma túy gây nên những tổn thương cho cá nhân cộng đồng”.(2) Nhưng theo cách hiểu chung nhất thì ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, có khả năng ức chế thần kinh, có tính chất gây nghiện khi đưa vào cơ thể quá liều thì sẽ làm thay đổi các chức năng sinh lý, tâm lý bình thường của con người. 1.1.2. Nghiện ma túy đôi nét về lịch sử nghiện ma túy ở Việt Nam. Trước hết, ta cần phân biệt giữa việc sử dụng ma túy, lạm dụng ma túy vấn đề nghiện ma túy: - Sử dụng ma túy là việc dùng ma túy với mục đích chữa bệnh, đúng liều lượng, đúng lúc theo hướng dẫn chỉ định của bác sỹ. Việc sử dụng ma túy như vậy mang lại một số lợi ích cho sức khỏe của người dùng. - Lạm dụng ma túy là sử dụng ma túy một cách quá liều hoặc không theo sự hướng dẫn của chuyên gia, bác sỹ để nhằm mục đích tiêu khiển, có hại đối với cơ thể. - Khái niệm về nghiện ma túy cũng được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau: Nghiện ma túy từ góc độ y học được tổ chức Y tế thế giới định nghĩa là “ Trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần, một chất độ tự nhiên hay tổng hợp nào đó. Sự nhiễm độc này thể hiện ở sự tăng dần liều dùng sự lệ thuộc tâm sinh lý của người dùng vào tác dụng của chất đó ”.( 1) Theo quan điểm xã hội thì “ Nghiện ma túy là tệ nạn xã hội làm tổn hại đến sức khỏe, nhân cách, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt trật tự an toàn xã hội ”.(15) Tóm lại, nghiện ma túy là hiện tượng phụ thuộc cả về thể xác tinh thần vào ma túy do sử dụng thường xuyên với liều lượng ngày càng tăng dẫn đến mất khả năng kiểm soát bản thân ở người nghiện ma túy, có hại cho cá nhân cho xã hội. Quá trình nghiện ma túy diễn ra với các mức độ ngày càng tăng, đầu tiên là những khoái cảm hoàn toàn mang tính cá nhân, rồi đến những khổ sở, đau đớn vật vã, của chính cá nhân người nghiện cuối cùng là những hành vi gây nguy hiểm cho gia đình xã hội. Chính vì vậy, nghiện ma túy đã bị coi là tệ nạn xã hội cần phải lên án loại bỏ. Quá trình hình thành nghiện ma túy ở Việt Nam: Lịch sử nghiện hút các chất ma túy ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Tác hại của việc dùng ma túy cũng được phát hiện từ năm 1665, đã có đạo luật cấm trồng cây anh túc.(15) Năm 1802, trước tình trạng lộn xộn do việc hút thuốc phiện gây ra, luật phòng, chống ma túy đầu tiên ra đời. Sau đó, Thực dân Pháp khi xâm lược nước ta nhận thấy món lợi kếch xù do ma túy đem lại, chúng đã khuyến khích dân ta nhổ lúa trồng thuốc phiện. Từ Cách Mạng tháng Tám trở đi, với những nỗ lực của Chính phủ, diện tích trồng cây thuốc phiện đã bị thu hẹp nhiều. Trước kia, người nghiện ma tuý chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc, nơi đồng bào có tập tục trồng cây thuốc phiện hút thuốc phiện với tổng số khoảng 30.000 người. Miền Nam dưới chế độ cũ, tệ nạn ma tuý phát triển tràn lan; theo thống kê, vào trước năm 1975, có khoảng 170.000 người nghiện tập trung ở các thành phố, thị xã. Sau ngày hoà bình lập lại ở Miền Bắc năm 1954, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, dưới chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nền kinh tế phát triển theo hướng kế hoạch hoá tập trung, xã hội được quản lý nghiêm ngặt, do đó tệ nạn ma tuý được đẩy lùi rõ rệt. Năm 1980, cả nước chỉ còn 30.000 – 40.000 người nghiện. Từ cuối nhưng năm 1980 đến nay, nước ta chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại nhiều thành tựu to lớn về kinh tế xã hội. Tuy nhiên những năm gần đây, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, trong xã hội đã có nhiều biến đổi nhất định, phát sinh một số vấn đề xã hội đáng quan tâm, đặc biệt là tệ nạn nghiện ma tuý. Tình hình nghiện ma túy không ngừng gia tăng ngày càng phức tạp đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu hiểu sâu hơn về vấn đề này. Nghiện ma túy ở Việt Nam hiện nay mang một số đặc điểm sau: - Số lượng người nghiện ma túy ngày càng tăng qua các năm. Qua số liệu thống kê của các tỉnh, thành phố trong cả nước từ năm 1994 đến nay, số lượng người nghiện liên tục gia tăng. Năm 1994, cả nước mới chỉ có 55.445 người nghiện, đến nay có trên 130.000 người, bình quân mỗi năm tăng hơn 7.000 người nghiện, chiếm 13,5%. Đặc biệt là năm 2000 cho đến nay, mỗi năm số người nghiện tăng trên 10.000 người. Theo số liệu báo cáo tình hình nghện ma túy từng năm của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội thì số người nghiệnhồ quản lý đã tăng nhanh từ năm 2000 đến nay. Cụ thể ở bảng sau: Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Số đối tượng 92.682 101.408 116.112 127.776 130.387 129.054 130043 Bảng số liệu trên cho thấy, số đối tượng nghiện ma túy đã tăng 37.376 đối tượng từ năm 2000 đến năm 2006, tức là tăng 40,31%. Tính đến tháng 11/2007, con số này là 198.000 đối tượng. Đây có thể coi là con số đáng báo động về tệ nạn nghiện ma túy ở nước ta. - Tỷ lệ tái nghiện cao. Theo số liệu của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội thì có hơn 90% số người đã cai nghiện rồi mắc nghiện lại. - Vào những năm đầu thập kỷ 90 người nghiện chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc một số thành phố lớn: Theo số liệu năm 1994, cả nước có 49/53 tỉnh, thành phốngười nghiện. - Số người nghiện chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Năm 1994, số người nghiện ở độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 42% trong số người nghiện thì đến nay tính trong cả nước những người nghiện ở độ tuổi từ 18-30 chiếm tới khoảng trên 75% tổng số người nghiện. Một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương … tỷ lệ người nghiện dưới 30 tuổi chiếm từ 80 – 90%. Con số này cho thấy mối quan hệ giữa người nghiện lứa tuổi thanh thiếu niên với lực lượng lao động của xã hội. Ta dễ dàng thấy, với tỷ lệ mắc nghiện ở đối tượng thanh thiếu niên như trên thì xã hội sẽ mất đi một lực lượng lao động đông đảo phục vụ cho sản xuất phát triển kinh tế đất nước. - Đa dạng về chủng lọai ma túy được sử dụng. Nếu như trước kia, thuốc phiện là dạng ma túy phổ biến thì ngày nay ma túy tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: từ Heroin, cocain, hồng phiến, bạch phiến, thuốc an thần, thuốc ngủ, ma tuý tổng hợp ATS… với những tác dụng kích thích rất khác nhau. Năm 1994, có 85% số người nghiện sử dụng thuốc phiện, đến nay có 70% đã chuyển sang dùng Hêroin, 2% sử dụng ma tuý kích thích thần kinh như Amphêtamin, Estasy… Một số địa phương có số người sử dụng Hêroin rất cao như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương…trên 90% sử dụng Hêroin. - Người nghiện ma tuý dùng bằng đường tiêm chích ngày càng phổ biến, đó là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh lây truyền qua đường máu như bệnh viêm gan B, HIV/AIDS. Qua điều tra khảo sát, năm 1994, tỷ lệ người nghiện tiêm chích ma tuý là 28%, đến nay, tỷ lệ đó là 28%. - Đa dạng về thành phần xã hội của các đối tượng nghiện. Hiểm họa ma túy không loại trừ bất kỳ ai, bất kỳ gia đình nào, từ thành thị đến nông thôn, từ tội phạm, gái mại dâm đến công nhân, viên chức hay ngay cả học sinh, sinh viên. - Nghiện ma túy gắn với tội phạm ngày càng tăng. Với những đặc điểm như trên, ma túy đã đang gây những tác hại to lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội: - Về mặt kinh tế: Nghiện ma tuý làm tăng nhiều khoản chi phí xã hội. Theo khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh xã hội, bình quân một người nghiện tiêu tốn cho việc mua ma tuý là 120.000đ/ ngày, một năm nước ta có gần 130.000 người nghiện thì tiêu tốn hết trên 1.000 tỷ đồng cho việc dùng ma tuý. Bên cạnh đó, hàng năm nhà nước tiêu tốn một khoản lớn cho việc khắc phục hậu quả do ma tuý để lại. Nghiện ma tuý hàng năm làm giảm lực lượng lao động, giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, môi trường du lịch dẫn đến giảm thu ngân sách. Tệ nạn ma túy khiến hàng năm nhà nước phải dành một khoản ngân sách khá lớn cho công tác phòng chống ma túy: + Chi phí cho công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy + Chi phí cho công tác vận động tuyên truyền xóa bỏ cây thuốc phiện + Chi phí cho công tác tổ chức cai nghiện cộng đồng, xây dựng quản lý các trung tâm cai nghiện. + Chi phí cho hoạt động kiểm soát ma túy ở biên giới, điều tra truy tố, xét xử tội phạm về ma túy. + Chi phí cho hoạt động hợp tác quốc tế về phòng chống ma túy + Chí phí về giam giữ cải tạo số người phạm tội về ma túy. - Tệ nạn ma túy ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Qua số liệu báo cáo cho thấy, trên 70% số vụ phạm tội hàng năm là do người nghiện ma túy gây nên. - Về mặt xã hội, tệ nạn ma túy làm tăng số người bị nhiễm HIV/AIDS, gần 70% số người nhiễm HIV là do nghiện ma túy. Tệ nạn ma túy làm tăng tệ nạn mại dâm, làm tăng tai nạn giao thông, trong đó nhiều người nghiện ma túy không làm chủ được tốc độ gây ra. Tệ nạn ma túy lan rộng trong thế hệ trẻ làm sói mòn về đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây tác động xấu đến lối sống, sức khỏe, tri thức của hàng vạn thanh niên……… 1.2.3 Người nghiện ma túy. Người nghiện ma túy là người sử dụng các chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần dưới các hình thức khác nhau như hút, hít, tiêm chích, bị lệ thuộc vào các chất này. Người nghiện ma túy có một số đặc điểm: - Có sự ham muốn không kìm chế được phải sử ma túy với bất kỳ giá nào. Luôn có những bức xúc về mặt tâm lý muốn sử dụng lại ma túy. - Có khuynh hướng tăng dần liều dùng. - Tâm sinh lý bị lệ thuộc chịu tác động của ma túy. Khi ngừng sử dụng ma túy sẽ gây ra hội chứng cai, khiến người nghiện đau đớn, vật một số phản ứng sinh lý khác, bị lệ thuộc thể xác tinh thần nên dễ bị mất khả năng kiểm soát, có thể làm bất cứ điều gì để có ma túy dùng. - Người nghiện ma túy gây nguy hiểm cho gia đình đe dọa đến xã hội. 2. Công tác phòng chống ma túy ở nước ta. Trước tác hại to lớn của tệ nạn ma túy đến mọi mặt của đời sống xã hội, Đảng Nhà nước nhận thức sâu sắc vấn đề này, coi buôn bán ma túy là tội phạm, còn nghiện ma túy là tệ nạn xã hội, chính vì vậy mà nhiều sách lược trong việc phòng chống ngăn chặn tệ nạn này. Việc phòng chống ma túy được coi là nhiệm vụ của toàn xã hội. Đảng nhà nước đã nhận định rằng đấu tranh giải quyết tội phạm ma túy tệ nạn ma túy là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức của toàn thể xã hội, tham gia phòng chống tội phạm ma túy sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghiệp vụ, tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy, kết hợp với phòng, chống các lọai tội phạm HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội khác. [...]... quyết việc làm cho người sau cai nghiện nên khi trở lại cộng đồng dễ bị tái nghiện - Công tác quảnngười sau cai nghiện chưa chặt chẽ, đối tượng không có việc làm ổn định cuộc sống nên quay trở lại với ma túy 2 Cơ sở pháp lý của công tác tổ chức, quản lý, dạy nghề tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành phố Hồ Chí Minh Xuất phát từ thực tế trên, theo tờ trình của Chính phủ, tại kỳ họp 3, Quốc... NGHỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1 Sự cần thiết tổ chức quản lý, dạy nghề tạo việc làm cho người sau cai nghiện 1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh 1.1.1 Đặc điểm kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh với số dân trên 7 triệu người phần diện tích lên tới trên 2600km2, bao gồm 19 quận 5 huyện, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế Bởi vậy,... chức đoàn thể, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hỗ trợ để tổ chức sản xuất sản phẩm sử dụng trong ngành sử dụng cho vệc dạy nghề 3.1.1 Tiếp nhận Tổ chức quản lý, dạy nghề tạo việc làm cho người sau cai nghiện Các trung tâm tiếp nhận đối tượng sau cai nghiện bằng nhiều hình thức: - Các trung tâm có cả hai chức năng cai nghiện quảnsau cai nghiện thì chuyển tiếp giai đoạn ngay... bữa ăn 3.1.2 Công tác dạy nghề Tất cả các trung tâm đều rất quan tâm tổ chức dạy nghề cho người cai nghiện ngay khi họ mới tập trung Dạy nghề cho các đối tượng là một nội dung quan trọng trong việc tổ chức quản lý, dạy nghề tạo việc làm cho người sau cai nghiện vì có đến 50% số đối tượng trước khi đi cai nghiện không có chuyên môn kỹ thuật Ban lãnh đạo các trung tâm đã rất năng động sáng tạo, tìm mọi... Quyết số 16/2003/QH11 (gọi tắt là NQ 16) “Về thực hiện thí điểm về tổ chức quản lý, dạy nghề tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý ở TPHCM một số tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương” Nghị quyết 16 đề cập đến các nội dung chủ yếu sau: - Giao Chính phủ chỉ đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minhmột số tỉnh thành phố khác trực thuộc Trung Ương thực hiện thí... ít người tốt nghiệp tú tài Tóm lại, có khoản 70% số người cai nghiện tập trung không đủ trình độ học vấn tối thiểu để theo học một nghề kỹ thuật Về trình độ nghề nghiệp, có tới 43% tổng số người nghiện không có một nghề kiếm sống khi vào trung tâm Có khoảng 35% tổng số người cai nghiện là lao động phổ thông, chưa từng được đào tạo một ngành nghề cơ bản nào Số người cai nghiện từng là công nhân viên chức. .. năng đào tạo nghề dài hạn vì khả năng đầu tư trang thiết bị đa dạng hiện đại, cũng như thời lượng của đối tượng dành cho học nghề trong thời gian lưu lại trung tâm là không dài 3.2.3 Tổ chức việc làm cho người sau cai nghiện Tạo việc làm cho người sau cai nghiệnmột nhiệm vụ của các trung tâm quảnngười sau cai nghiện, góp phần tạo thu nhập, ổn định đời sống vừa rèn luyện nhân cách có được... nguyện cai nghiện ma túy; áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy, tổ chức các cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc khuyến khích cá nhân gia đình các cơ quan, tổ chức thực hiện các hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình cộng đồng; khuyến khích các tổ chức cá nhân trong nước nước ngoài hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy” Qua đó đã thể hiện nhận thức sâu sắc đúng đắn của Đảng và. .. đối tượng sau cai nghiện không có đủ điều kiện hòa nhập cộng đồng dễ bị tái nghiện - Môi trường còn nhiều ma túy, không trong sạch tạo điều kiện thuận lợi để bọn tội phạm ma túy lôi kéo ép buộc các đối tượng sau cai nghiện Các khái niệm công cụ liên quan việc quản lý, dạy nghề tạo việc làm cho người sau cai nghiện Một là, khái niệm về quản lý Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý: - Quản lý... điểm tổ chức quản lý, dạy nghề giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy, chuẩn bị các điều cần thiết để tái hòa nhập cộng đồng - Quy định các đối tượng được áp dụng các biện pháp tổ chức quản lý, dạy nghề giải quyết việc làm - Thời gian áp dụng là từ 1 – 2 năm, trường hợp cần thiết có thể kéo dài nhưng không quá 3 năm - Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề tạo . binh và xã hội, em xin nêu “ Một số công tác để thực hiện tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh .. II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ, DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Sự cần thiết tổ chức quản lý,

Ngày đăng: 09/04/2013, 11:36

Hình ảnh liên quan

Bảng trên cho thấy, trình độ văn hóa của các đối tượng đã được cải thiện đáng kể. Số mù chữ và chỉ có trình độ tiểu học giảm mạnh và thay vào đó là  sự gia tăng của đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. - Một số công tác để thực hiện tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Bảng tr.

ên cho thấy, trình độ văn hóa của các đối tượng đã được cải thiện đáng kể. Số mù chữ và chỉ có trình độ tiểu học giảm mạnh và thay vào đó là sự gia tăng của đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng4: Cơ cấu việc làm của đối tượng sau khi kết thúc giai đoạn quản lý về các doanh nghiệp đặc biệt. - Một số công tác để thực hiện tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Bảng 4.

Cơ cấu việc làm của đối tượng sau khi kết thúc giai đoạn quản lý về các doanh nghiệp đặc biệt Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 6: Số liệu thống kê về tình hình ký hợp đồng lao động: - Một số công tác để thực hiện tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Bảng 6.

Số liệu thống kê về tình hình ký hợp đồng lao động: Xem tại trang 44 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan