1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công tác bảo vệ chăm sóc dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật, trẻ em nghèo, mồ côi tỉnh thừa thiên huế, giải pháp và thực trạng

56 607 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

UBND TNH THA THIấN HU TRNG CAO NG NGH THA THIấN HU BAO CAO THệẽC TAP TOT NGHIEP Chuyờn : CễNG TC BO V CHM SểC DY NGH V TO VIC LM CHO NGI TN TT, TR EM NGHẩO, M CễI TNH THA THIấN HU, GII PHP V THC TRNG H v tờn: Trng ỡnh Phng Khúa 1 - Lp: Cụng tỏc xó hi 1B a im thc tp: Trung tõm Dy ngh v to vic lm cho ngi tn tt tnh Tha Thiờn Hu Hu, 07/2012 Lời Cảm Ơn Để hoàn thành tốt việc thực hiện đề tài này tôi xin thành thật cảm ơn: Ban giám đốc, phòng giáo dục đào tạo, phòng tổ chức hành chính quản trị, cán bộ, giáo viên, công nhân viên tại trung tâm giáo dục hướng nghiệp trẻ em mù tỉnh Thừa Thiên Huế. Giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Vân và các thầy cô giáo trường Đại học Lao động xã hội, Khoa Công tác xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tận tình chu đáo để tôi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Sinh viên thực hiện: Trương Đình Phương Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Đó là tư tưởng, là phương châm hành động của nhiều quốc gia trên thế giới, của Đảng và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trẻ em là lớp măng non, là nguồn hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của dân tộc. Các em sẽ là người kế nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhưng khi các em còn chưa phát triển đầy đủ, còn non nớt về thể chất tinh thần dễ bị tổn thương thì việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục cho trẻ em luôn là mối quan tâm đặc biệt hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt là trẻ em khuyết tật, là những người bị thiệt thòi với mọi dịch vụ xã hội vì khả năng của các em có hạn. Chính vì vậy mà trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống bình thường. Trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục để phát triển một cách toàn diện xứng đáng là người chủ tương lai của xã hội. Đó là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Đặc biệt là trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ tàn tật nói riêng đó là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Một xã hội văn minh tiến bộ là một xã hội đảm bảo sự bình đẳng phát triển của một người trong đó đối tượng cần quan tâm nhất là trẻ em, trẻ em khuyết tật. Các em là những người thiệt thòi nhất, các em thường gặp những khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em có khả năng vươn lên hoà nhập với cuộc sống cộng đồng. Đã từ lâu nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần nhằm cải thiện cuộc sống cho trẻ khuyết tật, giúp trẻ có cơ hội được vui chơi, được học tập, được thực hiện những ước mơ và hoài bão của mình. Tuy nhiên dù đã được Đảng và Nhà Nước cùng với các quốc gia trên thế giới quan tâm nhưng vẫn còn có rất nhiều và rất nhiều trẻ khuyết tật vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa được chăm sóc chu đáo. Ở đâu đó vẫn còn có những trẻ khuyết tật không người nuôi dưỡng, lâm vào cảnh thất học, đói rét. Do đó các em đã gặp khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Vì vậy vấn đề chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng đang là một vấn đề bức xúc đối với các quốc gia trên thế giới cũng như ớ nước ta. Sinh viên: Trương Đình Phương 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Theo số liệu thống kê năm 2004 toàn Tỉnh Thừa Thiên Huế có 3.650 em là trẻ khuyết tật. Trong đó có khoảng 300 em là trẻ mù đang nằm trong độ tuổi học đường. Phần lớn các em là con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và được phân bố rãi rác khắp các Huyện trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Trung tâm giáo dục hướng nghiệp tre em mù Tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi tập trung nuôi dạy trẻ em mù trong Tỉnh. Hiện nay trung tâm đang nuôi dạy 58 em chiếm 19,3% tổng số tre em mù trên địa bàn. Mặc dù đây là một số lượng không lớn so với toàn Tỉnh nhưng đó cũng là một vấn đề nhức nhối đặt ra cho gia đình và xã hội, đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, Đảng uỷ chính quyền và nhân dân toàn Tỉnh. Trên tinh thần "Hãy giành những gì tốt nhất cho trẻ". Là một nhân viên công công tác xã hội tương lai. Để đóng góp một phần nhỏ trách nhiệm của mình vào công tác chăm sóc giáo dục hướng nghiệp cho trẻ em khuyết tật nói chung và trẻ em mù nói riêng theo tiếng gọi của toàn xã hội. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài" Công tác chăm sóc giáo dục hướng nghiệp" cho trẻ em mù tại Trung Tâm giáo dục hướng nghiệp trẻ em mù Tỉnh Thừa Thiên Huế. Thực trạng và giải pháp cho báo cáo tốt nghiệp của mình. Đây là lần đầu tiên trực tiếp đi sâu vào cơ quan để thực tập, nghiên cứu về vấn đề nên từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách cùng với khả năng viết của em cũng còn nhiều hạn chế không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong nhận được sự đóng góp, phê bình của thầy cô giáo đặc biệt là giáo viên hướng dẫn Tư.S Nguyễn Thị Vân là người đã hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này. Em xin thành thật cám ơn. Huế, ngày 20 tháng 9 năm 2005 Sinh viên: Trương Đình Phương 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC - HƯỚNG NGHIỆP TRẺ EM MÙ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ I. Khái quát đặc điểm tình hình chung và kết quả hoạt động công tác xã hội ở Trung Tâm GD- HN trẻ em mù Tỉnh TT Huế 1. Đặc điểm tình hình của trung tâm giáo dục hướng nghiệp trẻ em mù Tỉnh Thừa Thiên Huế 1.1. Vài nét sơ lược vế sự hình thành và phát triển 1.1.1. Lịch sử hình thành Thừa Thiên Huế nằm ở giữa miền trung một mảnh đất vốn nghèo trải qua những cuộc chiến tranh ác liệt, nhân nhân ta đã gánh chịu bao hậu quả nặng nề và những di chứng để lại cùng với thời tiết thiên tai khá khắt nghiệt hạn hán lũ lụt thưởng xuyên. Chính vì vậy tỷ lệ người tàn tật nói chung và người mù nói riêng chiếm tỷ lệ khá cao. Qua điều tra số người mù trong tỉnh có trên 3.000 người chiếm tỷ lệ 0,28% dân số trong đó có khoảng 40% là phụ nữ, 50% là số người nằm trong độ tuổi lao động và có gần 300 trẻ em mù đang nằm trong độ tuổi học đường. Phần lớn đều là những người thuộc diện đói nghèo nên vốn đã khó khăn giở lại khó khăn hơn, cuộc sống của chỉ phụ thuộc vào người thân và gia đình. Đây là những người bất hạnh và chịu nhiều thiệt thòi nhất trong cuộc sống đời thường. Nguyện vọng thiết tha lớn nhất của họ là được học tập, được lao động, có việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định từng bước vươn lên hoà nhập cuộc sống cộng đồng. Thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh "Tàn nhưng không phế". Xuất phát từ tâm tư nguyện vọng của người mù trong tỉnh. Ngày 28/10/1993 UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định thành lập hội người mù tỉnh nhà. Trong tất cả số người mù trong Tỉnh có gần 300 trẻ em mù do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các em phải gặp nhiều thiệt thòi bất hạnh, các chương trình xã hội ít đến được với em. Các em cần được đào tạo về văn hoá giáo dục, phục hồi chức năng, hướng nghiệp tạo việc làm giúp các em chiến thắng tật nguyền vươn lên hoà nhập cuộc sống cộng đồng sau này. Sinh viên: Trương Đình Phương 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Với tình thương và trách nhiệm, để giúp đỡ các em ngày 20/11/1995 hội người mù tỉnh đã thành lập cơ sở nuôi dạy trẻ em mù nhằm tập trung các em mù trên địa bàn tỉnh để đào tạo về văn hoá, hướng nghiệp, phục hồi chức năng cho các em mù ở Tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.1.2. Quá trình phát triển Trong thời gian đầu, với những khó khăn từ cơ sở vật chất, dung cụ học tập, giáo viên giảng dạy, kinh phí hoạt động tất cả đều dựa vào sự vận động giúp đỡ của toàn xã hội, nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn đầu là dạy chữ braille, dạy phục hồi chức năng, bước đầu làm quen với cuộc sống tự lập. Số lượng ban đầu là 10 em từ các đơn vị chiêu sinh về và chỉ có một nhân viên phục vụ, một giáo viên đứng lớp chưa qua trường lớp đào tạo chính quy, chưa có kinh nghiệm sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ. Cơ sở mượn tạm ngôi nhà số 21 Yết Kiêu - Huế là tài sán ngân hàng công thương để triển khai hoạt động. Tháng 4/1998 được sự quan tâm giúp đỡ của UBND Tỉnh cấp cho hội 200m2 đất tại phường Trường An đồng thời được sự giúp đỡ của hiệp hội Tuổi thơ hy vọng Pháp (Enfant Espoir) tài trợ nguồn kinh phí xây dựng, trang thiết bị, cơ sở vật chất làm nơi triển khai dạy chữ, dạy nghề phục hồi chức năng cho trẻ em mù và là nơi làm việc của văn phòng tỉnh hội người mù. Qua gần 4 năm, các em ngày càng trưởng thành được trang bị những kiến thức cơ bản về học tập, không ngừng vươn lên, cơ sở phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong năm học 1999 - 2000 cơ sở nuôi dạy 30 em trong đó có 8 em học lớp 6 tại trường THCS Hùng Vương. Đứng về góc độ tổ chức, cơ cấu bộ máy hoạt động phát triển phù hợp với sự lớn mạnh của cơ sở. Hiện nay đội ngũ giáo viên gồm 5 người có chuyên môn nghiệp vụ đã qua trường lớp đào tạo, có đầy đủ cán bộ, nhân viên phục vụ cấp dưỡng, bảo mẫu dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban thường vụ tỉnh hội người mù Thừa Thiên Huế. Theo điều kiện hiện nay, cơ sở nuôi dạy hướng nghiệp phục hồi chức năng cho trẻ em mù Tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển về chiều sâu, chất lượng. Lúc đầu cơ sở đã gặp rất nhiều khó khăn, kinh phí ngân sách hàng năm được UBND tỉnh ủng hộ một phần, chế độ chính sách xã hội cho trẻ em mù không có việc nuôi dạy chi trả lương, mọi khoản khác đều dựa vào sự vận Sinh viên: Trương Đình Phương 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp động của xã hội. Thời gian đó cơ sở chưa có quyết định thành lập trung tâm chuyên biệt, do đó mọi kế hoạch rất khó triển khai. Giờ đây việc chăm sóc giáo dục trẻ em mù không chỉ là nhu cầu của bản thân các em và gia đình mà còn là trách nhiệm của các cấp các ngành có liên quan và của toàn xã hội. Căn cứ vào lệnh của Chủ Tịch nước số 06/1/CTN ngày 08/08/1998 công bố pháp lệnh về người tàn tật đã được uỷ ban thường vụ quốc hội nước CHXHVN khoá X thông qua ngày 30/7/1998 tại điều 3,8,15,16,17 nêu rõ quyền lợi của trẻ em khuyết tật về học nghề, việc làm, học văn hoá và quyền được mở trường lớp, đồng thời được hưởng chính sách ưu đãi xã hội. Căn cứ vào quyết định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10/07/1999 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều lệ pháp lệnh về người tàn tật. Căn cứ vào điều lệ hội người mù Việt Nam quy định nhiệm vụ của hội, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ em mù, giúp các em học chữ, học nghề, phục hồi chức năng, hoà nhập cuộc sống cộng đồng sau này. Đồng thời tạo điều kiện cho sự lớn mạnh của cơ sở nuôi dạy phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ hiện tại, có đầy đủ tư cách pháp nhân pháp lý mang tính chuyên biệt, độc lập và có đầy đủ kinh phí, ngân sách đối với Trung tâm để chi trả cho bộ máy quản lý điều hành, giáo viên, nhân viên và chế độ chính sách trợ cấp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo tinh thần pháp lệnh về người tàn tật và nghị quyết 55 của chính phủ Hội người mù Tỉnh Thừa Thiên Huế đề ra chương trình kế hoạch hoạt động và giải pháp xúc tiến thành lập Trung Tâm nuôi dạy trẻ em mù Tỉnh Thừa Thiên Huế. Kính gởi UBND Tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, Sở tài chính vật giá, Sở hội có tư cách pháp nhân, pháp lý để hưởng được mọi khoảng ưu đãi của nhà nước giúp trẻ em mù có các quyền như mọi trẻ em khác trong xã hội và tạo điều kiện tiếp nhận các em mù trong cộng đồng. Với đường lối và chính sách của Nhà Nước, với tấm lòng nhân ái của nhân dân ta, trẻ em mù sẽ được hưởng hạnh phúc và có ích cho xã hội. Qua quá trình hoạt động, Tỉnh Hội người mù Thừa Thiên Huế đã xây dựng đề án trình UBND Tỉnh và các nghành chức năng. Ngày 27/07/2000 UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định số 1912/QĐ-UB về việc thành lập Trung Tâm với tên gọi: Trung Tâm Giáo Dục Hướng Nghiệp Trẻ Em Mù Sinh viên: Trương Đình Phương 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp thuộc Tỉnh Hội người mù Thừa Thiên Huế, đã tạo cho Trung Tâm có tư cách pháp nhân để triển khai hoạt động từ đó đến nay ngày càng phát triển. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tế chức bộ máy 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ - Làm công tác tiếp nhận. - Quản lý, giáo dục - Chăm sóc, nuôi dưỡng. - Hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm cho trẻ khuyết tật. - Công tác đối ngoại. - Công tác phục hồi chức năng. 1.2.2. Hệ thống tổ chức bộ mày * Sơ đồ: * Nhiệm vụ cụ thể. Cán bộ lãnh đạo: - Giám Đốc: + Phụ trách chung, là chủ tài khoản của Trung Tâm. + Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, đối ngoại, thi đua, khen thưởng. Sinh viên: Trương Đình Phương 6 Giám đốc P. Giám đốc Trưởng phòng HC tổng hợpTrưởng phòng đào tạo Giáo viên Kết toán Thủ quỹ YT, cấp dưỡng Bảo vệ Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Trực tiếp quyết định các vấn đề về quán lý, sử dụng tài chính, tài sản theo quy định của Nhà Nước, của Hội và Trung Tâm. + Xây dựng chương trình kế hoạch tháng, quý, năm Trung Tâm trình BTV và thông qua Ban Giám Đốc quyết định, giải quyết các công việc theo nghị quyết BCH, BTV. Có thể quyết định và giải quyết các công việc đột xuất hoặc cần thiết mà BCH, BTV chưa bàn nhưng sau đó phải báo cáo lại với BCH, BTV. + Với các vấn đề lớn và quan trọng chưa có nghị quyết thì cần phải triệu tập để họp BGĐ hoặc trao đổi ý kiến với các bộ phận trước khi quyết định. + Là người ký các văn bản, giấy tờ gởi đi trong và ngoài cơ quan. - Phó Giám Đốc: + Phụ trách công tác chiêu sinh, giáo dục, hướng nghiệp, việc làm, đời sống của Trung Tâm. + Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về quản lý, triển khai, thực hiện công việc được phân công, đôn đốc kiểm tra các phòng ban chuyên môn hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra. + Thay mặt Giám Đốc giải quyết các công việc của Trung Tâm khi Giám Đốc đi vắng. + Triển khai giải quyết các công việc nêu trên và các công việc do Giám Đốc giao hoặc uỷ quyền. Định kỳ hàng tháng, quý, báo cáo công việc được giao cho Giám Đốc biết và quán lý. Những vấn đề phát sinh chưa có nghị quyết của BGĐ, phó GĐ phái thực hiện theo quyết định của GĐ. + Tăng cường làm việc với các ban nghành chức năng để tranh thủ chế độ cho CB, GV, CNV cũng như học sinh. Tranh thủ sự giúp đỡ của Bệnh viện TW Huế, các Trung Tâm y tế, phòng khám từ thiện để chăm sóc và phát triển thể lực cho toàn Trung Tâm. + Chịu trách nhiệm triển khai tốt các mặt hoạt động văn hoá xã hội, truyền thông dân số, các phong trào, công tác đoàn đội, các mang hoạt động xã hội khác. • Cán bộ chuyên môn: Cán bộ chuyên môn cửa các phòng ban trong Trung Tâm có nhiệm vụ chung là giúp BGĐ triển khai các hoạt động cửa Trung Tâm. Tuỳ theo năng lực chuyên môn mà bố trí công việc phù hợp. Do đặc thù của Hội người mù Sinh viên: Trương Đình Phương 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cũng như Trung Tâm cán bộ chuyên môn ngoài công việc chính ra còn đảm nhiệm thêm nhiều công việc khác. - Trưởng phòng đào tạo: + Phụ trách công tác tuyên truyền, văn hoá, giáo dục, hướng nghiệp phục hồi chức năng cho trẻ em ở Trung tâm. + Kiểm tra đôn đốc việc chuẩn bị giáo án chữ nỗi, chữ sáng cho năm học. Lên lịch công tác, thời gian biểu dạy từng môn, phân công, phân nhiệm rõ ràng với từng giáo viên văn hoá, hướng nghiệp, thính giảng nghiên cứu tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, phát minh, sáng chế những dụng cụ trợ giáo để giảng dạy phù hợp với việc học tập của các em, phù hợp với nội dung giảng dạy. + Đảm bảo chất lượng giảng dạy đáp ứng với trình độ tiếp thu của các em. + Hoàn thành chức năng giao phó, chịu trách nhiệm về sự tiến bộ của các em trong học tập, đạo đức, tác phong trong sinh hoạt, trong phục hồi chức năng. + Theo dõi nhận xét, đánh giá và báo cáo BGĐ Trung Tâm về tiến độ học tập, sức khoẻ nhu cầu sinh hoạt của các em theo định kỳ vào cuối tháng. + Tham mưu cho BGĐ, năng động đề xuất các hoạt động, các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng hoạt động của Trung Tâm. + Tăng cường phối hợp các nghành liên quan theo sự chỉ đạo của BGĐ để làm tốt công tác giáo dục, hướng nghiệp. Kế hoạch định hướng nghề tạo việc làm cho các em sau khi trưởng thành. + Đảm nhiệm các công việc khác khi được phân công. - Trưởng phòng hành chính tổng hợp: + Thu thập thống kê, ghi chép các thông tin, tư liệu trong cơ quan và ngoài xã hội. Tham mưu BGĐ đề ra các chủ trương, biện pháp hoạt đông có hiệu quả. + Tổng hợp mọi hoạt động của cơ quan, của các đơn vị, báo cáo BGĐ theo đúng định kỳ quy định. + Tổng hợp làm báo cáo theo mẫu biểu, các báo cáo bằng văn bản về công tác tổ chức, lao động, sản xuất, văn hoá, giáo dục, cùng các công tác khác. Sinh viên: Trương Đình Phương 8 [...]... thang đường phố, trẻ em nghèo, trẻ em mồ côi, trẻ em bị lạm dụng sức lao động, trẻ em nghiện ma tuý trẻ em làm trái pháp luật và trẻ em tàn tật Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt cũng được Trung Tâm chú ý đến nhưng vì điều kiện của Trung Tâm cũng chưa dược thuận lợi nên chưa làm tốt công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mà chỉ tập trung nuôi dạy trẻ em mù được chiêu... chính, kết hợp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong đó có trẻ em khuyết tật Sinh viên: Trương Đình Phương 28 Báo cáo thực tập tốt nghiệp * Gắn liền phát triển nguồn lực với công tác bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, coi các em là bộ phận của phát triển nhân lực * Xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tàn tật nói riêng và trẻ em có hoàn... hệ pháp luật do Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em điều chỉnh Trẻ em cần được chăm sóc, bảo vệ được giáo dục để trở thành những công dân tốt, những chủ tương lai của đất nước Việc bảo vệ ,chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được Đảng và Nhà nước coi là mối quan tâm hàng đầu và được xác định ghi vào luật mà toàn xã hội phải có trách nhiệm thực hiện 1.1.4 Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và phân loại trẻ em. .. vật chất, tinh thần cho hoạt động của trung tâm Sinh viên: Trương Đình Phương 20 Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN II: CÔNG TÁC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC VÀ HƯỚNG NGHIỆP CHO TRẺ EM MÙ TẠI TRUNG TÂM GD-HN TRẺ EM MÙ TỈNH TT HUẾ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP * Sự cần thiết của việc chăm sóc, giáo dục và hướng nghiệp cho trẻ em khuyết tật Với phương châm "Trẻ em là mầm non của xã hội" Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn... Bí Thư về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã tạo ra một bước chuyển biến tốt trong lĩnh vực công tác này Trước những yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng, phải thật sự trở thành một trong những chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta Bởi vì trẻ em chính là nguồn hạnh... em khuyết tật dạy nghề và tạo việc làm cho những trẻ khuyết tật nhưng còn khả năng lao động, nghiên cứu sản xuất và cung cấp các phương tiện lao động chuyên dùng cho các em - Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo trẻ em trong chương II Các quyền và biện pháp + Điều 06: Trẻ em tàn tật, trẻ em có khuyết tật được Nhà Nước xã hội giúp đỡ trong việc đầu tư, phục hồi chức năng để hoà nhập vào các trường lớp đặc... khác - Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em tàn tật nói riêng là trách nhiệm của mọi cá nhân, gia đình và xã hội Với những quy định cụ thể được thể hiện trong các văn bản pháp quy Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã thể hiện nhiều chính sách góp phần nâng cao đời sống của trẻ em khuyết tật nói riêng và đại bộ phận trẻ em nói chung Các em được bảo đảm quyền lợi và bảo vệ lợi... niệm về trẻ em và người chưa thành niên là đồng nhất Theo luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam, trẻ em được hiểu là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi Bộ luật Tố tụng hình sự lại dùng khái niệm "người chưa thành niên" và được hiểu là người đủ 14 tuổi đến 18 tuổi Từ những khái niệm đã nêu, trên phương diện pháp lý có thể thống nhất khái niệm trẻ em theo pháp luật Việt Nam là: "Trẻ em là người. .. trọng phát triển qua các hoạt động như: Công tác XĐGN, Công tác phòng chống các tệ nạn xã hội, Công tác cứu trợ thưởng xuyên, Công tác cứa trợ xã hội đột xuất, Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt, Công tác trợ giúp người khuyết tật Các hoạt động đã có những nội dung, kết quả và công tác lại khác nhau nhưng Trung Tâm đã tạo mọi điều kiện để thực hiện tốt chính sách chính sách Cứu... thì việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục cho trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng phải thực sự trở thành một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước ta Quan điểm phát triển chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay: * Gắn liền mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội * Tạo môi trường xã hội lành mạnh cho việc . phố, trẻ em nghèo, trẻ em mồ côi, trẻ em bị lạm dụng sức lao động, trẻ em nghiện ma tuý trẻ em làm trái pháp luật và trẻ em tàn tật. Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt cũng. thực hiện chính sách Cứu trợ xã hội. - Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt. Trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt bao gồm: trẻ em lang thang đường phố, trẻ em nghèo, trẻ em mồ. vì vậy mà em đã chọn đề tài" Công tác chăm sóc giáo dục hướng nghiệp" cho trẻ em mù tại Trung Tâm giáo dục hướng nghiệp trẻ em mù Tỉnh Thừa Thiên Huế. Thực trạng và giải pháp cho báo

Ngày đăng: 10/11/2014, 08:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w