Vai trò của nguồn lao động nông thôn đối với sự phát triển đất nước Theo Thư viện Học liệu Mở Việt Nam Vietnam Open Education Resources[5] lao động là một trong ba nhân tố của bất cứ một
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
TRẦN THỊ PHƯƠNG
Khóa học: 2012- 2016 ĐẠI HỌC HUẾ
Trang 2KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Phương Giáo viên hướng dẫn: Lớp: K46B- KTNN Th.S Đào Duy Minh Niên khóa:2012- 2016
Huế, 05/2016
Trang 3Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, trong quá trình nghiên cứu, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức:
Đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn tới quý thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế, các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & Phát triển đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo và trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong 4 năm ngồi trên ghế nhà trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S Đào Duy Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi với tất cả tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt tình trong suốt quá trình tôi hoàn thành khoá luận của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả anh chị đang công tác tại Phòng LĐ-TBXH Huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu cũng như chia sẻ những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành khoá luận này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng lòng biết ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khoá luận của mình.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thanh Chương, ngày 17 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Phương
Trang 4TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Thanh Chương là một huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An.Dân cư ở đây khá đông Đó vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn của huyện về nguồn laođộng cũng như giải quyết việc làm Quá trình tìm hiểu tại địa phương mình, tôi quyết
định chọn đề tài: “Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu.
Mục đích chính của việc thực hiện đề tài này là phân tích, đánh giá được thựctrạng về lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Chươnggiai đoạn 2013- 2015, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp góp phần tạo việc làm vànâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện Quá trình thực hiện đề tài, tôi đãtiến hành thu thập số liệu từ nhiều phòng ban khác nhau ở UBND huyện ThanhChương Ngoài ra, để nghiên cứu chính xác hơn, tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp ở
60 hộ trên địa bàn nghiên cứu
Kết quả đạt được qua quá trình nghiên cứu:
- Về mặt lý luận: đề tài đã khái quát được một số khái niệm như: lao động, nguồnlao động, việc làm, thu nhập, các chỉ tiêu đánh giá,
- Về mặt nội dung: số liệu thứ cấp của đề tài đã làm rõ được một số thông tin cơbản của huyện về: đất đai, các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội, tổng số nhân khẩu,tổng số lao động, Số liệu sơ cấp được điều tra ở 60 hộ thuộc 2 xã trên địa bàn huyệnvới 136 lao động đã cho thấy rõ hơn về tình hình, quy mô lao động của địa bàn nghiêncứu Đề tài còn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian làm việc của lao độngqua các mặt: giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa Cuối cùng, đề tài đã đưa ra một sốgiải pháp và kinh nghiêm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn
Trang 5
MỤC LỤC PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM 4
1.1 Cơ sở lý luận về lao động - việc làm 4
1.1.1 Một số khái niệm 4
1.1.1.1 Lao động 4
1.1.1.2 Việc làm 6
1.1.2 Đặc điểm, vai trò của nguồn lao động nông thôn 7
1.1.2.1 Đặc điểm của nguồn lao động nông thôn 7
1.1.2.2 Vai trò của nguồn lao động nông thôn đối với sự phát triển đất nước 8
1.1.3 Vai trò của tạo việc làm trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước 11
1.1.4 Phân loại việc làm 12
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động và việc làm của lao động nông thôn .14
1.1.5.1 Các nhân tố tự nhiên 14
1.1.5.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội 15
1.1.5.3 Các nhân tố thuộc về cơ chế chính sách 18
1.1.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá lao động việc làm của lao động nông thôn 18
1.1.6.1 Năng suất lao động 18
1.1.6.2 Tỷ lệ thất nghiệp 19
Trang 61.1.6.3 Thu nhập của lao động nông thôn 20
1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề lao động, việc làm 20
1.2.1 Tình hình lao động, việc làm của lao động nông thôn 20
1.2.1.1 Dân số và lao động nông thôn Việt Nam 20
1.2.1.2 Thực trạng việc làm của lao động nông thôn 22
1.2.2 Bài học kinh nghiệm về vấn đề tạo việc làm cho người lao động nông thôn .26
1.2.2.1 Trên thế giới 26
1.2.2.2 Việt Nam 28
1.2.2.3 Ở Nghệ An 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN 32
2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 32
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 32
2.1.1.1 Vị trí địa lý 32
2.1.1.2 Địa hình 33
2.1.1.3 Khí hậu 33
2.1.1.4 Thuỷ văn 34
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 35
2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 35
2.1.2.2 Đất đai 36
2.1.2.3 Dân số lao động 39
2.1.2.4 Cơ sở hạ tầng 41
2.1.2.5 Văn hóa-xã hội 41
2.1.2.6 Quốc phòng, an ninh 42
2.1.3 Đánh giá chung 43
2.2 Tình hình chung về lao động việc làm của huyện thanh chương trong năm 2015 43
2.3 Thông tin về lao động việc làm của các hộ điều tra 44
2.3.1 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra 44
Trang 72.3.2 Quy mô, cơ cấu lao động của các hộ điều tra 46
2.3.3 Tình hình sử dụng lao động của các hộ điều tra 48
2.3.4 Tình hình sử dụng thời gian lao động của các hộ điều tra 49
2.3.5 Tình hình thu nhập của các hộ điều tra 51
2.3.6 Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian làm việc của lao động 52
2.3.6.1 Ảnh hưởng của độ tuổi 52
2.3.6.2 Ảnh hưởng của giới tính 54
2.3.6.3 Ảnh hưởng của trình độ văn hoá 55
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TĂNG THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN 57
3.1 Phương hướng và mục tiêu 57
3.1.1 Phương hướng 57
3.1.2 Mục tiêu 57
3.2 Một số giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An 58
3.2.1 Xây dựng cơ cấu nông thôn toàn diện và hợp lý 58
3.2.2 Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn 59
3.2.3 Tăng cường cho người dân vay vốn kết hợp với công tác khuyến nông, khuyến công 59
3.2.4 Tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất kết hợp với đẩy mạnh cơ giới hóa 60
3.2.5 Tăng cường xuất khẩu lao động nông thôn, đặc biệt là xuất khẩu lao động tại chỗ 61
2.3.6 Tăng cường hợp tác trong tiêu thụ nông sản 62
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
1 Kết luận 64
2 Kiến nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 9DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
GDTX Giáo dục thường xuyên
HĐND Hội đồng nhân dân
LĐBQ Lao động bình quân
LĐ- TBXH Lao động - Thương binh xã hội
NSLĐ Năng suất lao động
TĐTTBQ Tốc độ tăng trưởng bình quân
UBND Ủy ban nhân dân
XDGN Xoá đói giảm nghèo
Trang 10XKLĐ Xuất khẩu lao động
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo thành thị, nông thôn .7
Bảng 2: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2012- 2014 22
Bảng 3: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 23
Bảng 4: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo khu vực thành thị và nông thôn giai đoạn 2012-2014 25
Bảng 5: Một số chỉ tiêu phát triển KT- XH của huyện Thanh Chương giai đoạn 2013 - 2015 36
Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Thanh Chương giai đoạn 2013- 2015 40
Bảng 8: Thông tin chung của các hộ điều tra 45
Bảng 9: Bình quân lao động của các hộ điều tra phân theo giới tính, độ tuổi và trình độ văn hoá 46
Bảng 10: Tình hình sử dụng thời gian lao động của các hộ điều tra 51
Bảng 11: Tình hình thu nhập của các hộ điều tra 52
Bảng 12: Ảnh hưởng của độ tuổi tới thời gian làm việc của lao động 54
Bảng 13: Ảnh hưởng của giới tính đến thời gian làm việc của lao động 55
Bảng 14: Ảnh hưởng của trình độ văn hoá tới thời gian làm việc của lao động 56
Trang 12PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lao động và việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, làmối quan tâm lớn của hầu hết các quốc gia, hơn hết là một đất nước đang phát triểnnhư Việt Nam Việc làm ở nước ta là một trong những vấn đề xã hội gốc rễ căn bảncần được các cấp chính quyền quan tâm và theo dõi thường xuyên
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, trong những năm qua, Đảng và Nhànước ta đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế, do đó đã làm thay đổi đáng kể quy
mô, cơ cấu lao động và vấn đề về giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho ngườilao động Giải quyết đủ việc làm cho người lao động chính là giải quyết tận gốc nhữngcăn nguyên, nguồn gốc sâu xa nhất của các vấn đề xã hội gay cấn, đảm bảo giữ gìn trật
tự kỷ cương và an toàn xã hội Tuy nhiên, dân số nước ta đang tăng lên nhanh chóng.Theo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, hằng năm, nước ta bổ sung từ 1,2- 1,6triệu lao động Nguồn nhân lực được bổ sung lớn về số lượng nhưng chất lượng khôngđược đảm bảo, nhất là lao động nông thôn dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, tỷ lệlao động nông nhàn và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn đang diễn ra nhiều nămqua Theo báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2015 của Tổng cục thống kê, laođộng từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành nghề kinh tế năm 2015 đạt 52,9triệu người Trong đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt chỉ đạt 21,9%( khu vực thànhthị là 38,3% và khu vực nông thôn là 13,9%), tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn là 1,83%
Vì vậy, làm thế nào để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang là bài toán lớncần được chính quyền quan tâm và giải quyết trong khi trình độ đào tạo chuyên môncủa người lao động còn khá hạn chế
Thanh Chương là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ Anvới diện tích đất tự nhiên là 1126,92 km2, dân số 224.272 người (Chi cục thống kê
huyện Thanh Chương, 2015) Người dân của Huyện sống chủ yếu bằng nông nghiệp
và một số nghành nghề phi nông nghiệp có thể làm tăng thu nhập Hằng năm có một
số lượng lớn người dân bước vào độ tuổi lao động song chất lượng nguồn lao động cònhạn chế như không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, không biết ngoại ngữ, tin học
Trang 13nên gặp khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho người dân Thêm vào đó là việcdân số tăng nhanh, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh diễn ra hằng năm nên việc giải quyết việclàm đã khó nay càng khó hơn Do đó, việc đưa ra các chính sách nhằm nâng cao chấtlượng nguồn lao động và giải quyết việc làm là cần thiết và quan trọng.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đó, tôi đề xuất thực hiện đề tài : “Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài nhằm đánh giá được thực trạng nguồn lao động và việclàm của huyện Thanh Chương, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượngnguồn lao động, tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cũngnhư tinh thần của người dân huyện Thanh Chương
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề lao động, việc làm;
- Phân tích, đánh giá thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn từ
đó cho biết những nhân tố ảnh hưởng đến lao động và việc làm của người dân
- Đề xuất định hướng và giải pháp giải quyết nguồn lao động dư thừa, tạo việclàm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thônhuyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: huyện Thanh Chương, tỉnh nghệ An
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: trong quá trình thực tập tại UBND huyện Thanh Chương, tôi đã
tiến hành thu thập được các số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài Cụ thể, số liệu đượcthu thập tại phòng LĐTBXH, phòng TNMT, phòng Tài chính- kế hoạch, Chi cụcthống kê của huyện, UBND các xã được điều tra
- Số liệu sơ cấp:
Trang 14+ Quy mô mẫu: nguồn sơ cấp của đề tài tôi lấy từ việc đi điều tra thực tế ở 60
hộ dân trong 2 xã trên địa bàn huyện
+ Phương pháp chọn mẫu: việc chọn 60 hộ điều tra trên địa bàn 2 xã là ngẫunhiên Do điều kiện thời gian bị hạn chế trong quá trình làm đề tài nên tôi chỉ chọnđiều tra trong 60 hộ
Trang 15CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
1.1 Cơ sở lý luận về lao động - việc làm
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người trong đời sống nhằm tạo racủa cải, vật chất phục vụ nhu cầu, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất
Có nhiều khái niệm khác nhau về lao động
Trong giáo trình phân tích lao động xã hội [1] của Khoa Kinh tế lao
động-Trường ĐH Kinh tế quốc dân viết: “Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạt động đó con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích phục vụ nhu cầu của con người”
Trong giáo trình Kinh tế học chính trị Mác- Lênin [2] viết: "Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống con người" Theo C Mác, lao động là hoạt động cơ bản của con
người trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,… Tuỳ theolĩnh vực, tính chất hoạt động mà lao động được phân chia thành lao động sản xuất kinhdoanh, lao động khoa học, lao động văn hoá, nghệ thuật,… Những người tham giahoạt động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được gọi là người lao động
Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [3] viết: “ Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước”
Trong giáo trình Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp [4] của Tiến sĩ Phùng Thị
Hồng Hà định nghĩa: “Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của mình và của xã hội”.
Trang 16Từ các quan điểm trên, ta có thể kết luận chung về lao động như sau: Lao động
là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành củacải vật chất cần thiết cho đời sống của mình Trong quá trình sản xuất, con người sửcông cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cholợi ích của con người Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người,
là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hoá và xã hội Nó là nhân tố quyết định của bất
cứ quá trình sản xuất nào Như vậy động lực của quá trình triến kinh tế, xã hội quy tụlại là ở con người Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâmcủa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, phải thực sự giải phóng sức sản xuất,khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng người lao động,phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con người Vai trò của người laođộng đối với phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng
là rất quan trọng
Lao động nông thôn: lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng laođộng và tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt,chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trongnông thôn
Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nôngthôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ đủ 15 đến 60 tuổi, nữ
từ đủ 15 đến 55 tuổi) có khả năng lao động
Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông thôn baogồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang có việc làm vànhững người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm
Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn mà lựclượng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao động
mà còn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất với nhữngcông việc phù hợp với mình Từ khái niệm nguồn lao động ở nông thôn mà ta thấy laođộng ở nông thôn rất dồi dào, nhưng đây cũng chính là thách thức trong việc giải quyếtviệc làm ở nông thôn
Trang 171.1.1.2 Việc làm
Theo điều 13 chương 2 Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam [3] năm 1994 đã ban hành: "Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm" Với quan niệm về việc làm như trên
sẽ làm cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn để giảiphóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người Với khái niệm trên,các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm:
- Các công việc được trả công dưới dạng tiền mặt hoặc hiện vật
- Những công việc tự làm để tạo thêm thu nhập cho bản thân hoặc cho gia đìnhnhưng không được trả công cho công việc đó
Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế ILO ( International LabourOrganization), người có việc làm là người làm trong các lĩnh vực, nghành nghề, dạnghoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân
và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội Nói chung bất cứ ngành nghềnào cần thiết cho xã hội mang lại thu nhập cho bản thân và không bị pháp luật nghiêmcấm thì đó gọi là việc làm
Như chúng ta đã biết hai phạm trù việc làm và lao động có liên quan với nhau vàcùng phản ánh một loaị lao động có ích của một người, nhưng hai phạm trù đó hoàntoàn không giống nhau vì :
Có việc làm thì chắc chắn có lao động nhưng ngược lại có lao động thì chưachắc đã có việc làm vì nó phụ thuộc vào mức độ ổn định của công việc mà người laođộng đang làm
Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng
và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội cần thiết khác để kết hợpsức sản xuất và sức lao động Như vậy để tạo việc làm cần 3 yếu tố cơ bản: tư liệu sảnxuất, sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp sức sản xuất và sứclao động
Trang 181.1.2 Đặc điểm, vai trò của nguồn lao động nông thôn
1.1.2.1 Đặc điểm của nguồn lao động nông thôn
- Lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng Đặc điểm nàylàm cho việc tổ chức hiệp tác lao động và việc bồi dưỡng đào tạo, cung cấp thông tincho lao động nông thôn là rất khó khăn
- Lao động nông thôn có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn thấp hơn sovới lao động thành thị
Bảng 1: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo
thành thị, nông thôn
Đơn vị tính: %
Năm Vùng 2012 2013 2014 13/12 14/13 TĐTTBQ
- Thành thị 31.7 33,7 34,3 106,31 101,78 4,02
- Nông thôn 10,1 11,2 11,2 110,89 100 5,30
( Nguồn: Tổng cục thống kê dân số và lao động Việt Nam năm 2012- 2014)
Nhìn vào số liệu trên, ta nhận thấy được tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạochiếm một tỷ lệ thấp( chỉ bằng 1/3 so với thành thị) Qua từng năm, tỷ lệ đào tạo ở cảthành thị và nông thôn đều tăng lên nhưng vẫn chưa cao, nhất là ở khu vực nông thôn
Do vậy , Nhà nước cần đẩy mạnh và quan tâm hơn nữa tới chất lượng lao động ở nôngthôn khi mà họ chủ yếu học nghề thông qua việc hướng dẫn của thế hệ trước hoặc tựtruyền cho nhau nên lao động theo truyền thống và thói quen là chính Điều đó làmcho lao động nông thôn có tính bảo thủ nhất định, tạo ra sự khó khăn cho việc thay đổiphương hướng sản xuất và thực hiện phân công lao động, hạn chế sự phát triển kinh tếnông thôn
- Lao động nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt Đây là đặc điểm đặc thù khôngthể xóa bỏ được của lao động nông thôn Nguyên nhân của nét đặc thù trên là do đốitượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi Chúng là những cơ thể sốngtrong đó quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau Cùng mộtloại cây trồng vật nuôi ở những vùng khác nhau có điều kiện tự nhiên khác nhau chúngcũng có quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau Tính thời vụ trong nông nghiệp
Trang 19là vĩnh cửu và không thể xoá bỏ được trong quá trình sản xuất Chúng ta chỉ có thể tìmcách làm giảm tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp Tính thời vụ làm phức tạp thêmquá trình sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả nguồnlao động Do vậy, việc sử dụng lao động trong nông thôn kém hiệu quả, hiện tượngthiếu việc làm là phổ biến Vì vậy, muốn giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho laođộng nông thôn thì phải bằng mọi biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa tính thời vụbằng cách phát triển đa dạng nghành nghề trong nông thôn, thâm canh tăng vụ, xâydựng cơ cấu cây trồng hợp lý.
- Lao động nông thôn có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém, thiếu khảnăng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường, khả năng hạch toán hạn chế Do đó, khảnăng giao lưu và phát triển sản xuất hàng hoá cũng bị hạn chế
- Lao động nông thôn tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa cao
Chất lượng của người lao động được đánh giá qua trình độ học vấn, chuyên môn
kỹ thuật và sức khoẻ
+ Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật: nguồn lao động của nước ta đông về
số lượng nhưng sự phát triển của nguồn nhân lực nước ta còn nhiều hạn chế nhiều mặtchưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong bối cảnh đất nước đang hội nhập kinh tếquốc tế Do đó, để có một nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thìnhà nước cần phải có chính sách đào tạo bồi dưỡng để có nguồn nhân lực đủ trình độ
để phát triển đất nước
+ Về sức khoẻ: Sức khoẻ của người lao động nó liên quan đến lượng calo tốithiểu cung cấp cho cơ thể mỗi ngày, môi trường sống, môi trường làm việc,vv Nhìnchung lao động nước ta do thu nhập thấp nên dẫn đến các nhu cầu thiết yếu hàng ngàychưa đáp ứng được một cách đầy đủ Vì vậy, sức khỏe của nguồn lao động cả nước nóichung và của nông thôn nói riêng là chưa tốt
1.1.2.2 Vai trò của nguồn lao động nông thôn đối với sự phát triển đất nước
Theo Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Education Resources)[5] lao động là một trong ba nhân tố của bất cứ một quá trình sản xuất nào và trongthời đại ngày nay khi mà các nguồn lực trở nên khan hiếm thì nó được xem xét là yếu
tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, vai trò của nguồn lao động nói chung và
Trang 20nguồn lao động nông thôn nói riêng là rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế đất nước
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang thực hiện CNH - HĐH đấtnước trong đó CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn được đặc biệt quan tâm Vì vậy laođộng nông thôn có vai trò hết sức quan trọng nó được thể hiện qua các mặt sau:
Thứ nhất, nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình phát triển các ngànhtrong nền kinh tế quốc dân
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, nguồn lực trong nông nghiệp
có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động xã hội Song, cùng với sựphát triển của quá trình công nghiệp hoá, nguồn nhân lực trong nông nghiệp vận độngtheo xu hướng giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối Quá trình biến đổi đó diễn ratheo hai giai đoạn sau:
Giai đoạn đầu: diễn ra khi đất nước bắt đầu công nghiệp hoá, nông nghiệpchuyển sang sản xuất hàng hoá, năng suất lao động nông nghiệp được giải phóng trởnên dư thừa và được các ngành khác thu hút, sử dụng vào hoạt động sản xuất- dịch vụ.Nhưng do tốc độ tăng tự nhiên của lao động trong khu vực công nghiệp còn lớn hơntốc độ thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp, do đó ở thời kỳ này tỷ trọng lao độngnông nghiệp mới giảm tương đối, số lượng lao động tuyệt đối còn tăng lên Giai đoạnnày dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế của đất nướcquyết định Chúng ta có thể nhìn thấy hiện tượng này ở Việt Nam hiện nay đó là hiệntượng có nhiều nông dân bỏ ruộng và đi làm các việc phi nông nghiệp khác hoặc đilàm thuê với thu nhập cao hơn là làm nông nghiệp
Giai đoạn thứ hai: nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao, năng suất lao độngnông nghiệp tăng nhanh và năng suất lao động xã hội đạt trình độ cao Số lao động dôi
ra do nông nghiệp giải phóng đã được ngành khác thu hút hết Vì thế giai đoạn này sốlượng lao động ở nông thôn giảm cả tương đối và tuyệt đối Chúng ta đang trong quátrình công nghiệp hoá hiện đại hoá và chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá nôngthôn, hi vọng sẽ nâng cao được năng suất lao động ở nông thôn, từ đó sẽ từng bước rútbớt được lao động ở nông thôn để tham gia vào các ngành sản xuất khác
Trang 21Thứ hai, nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất lương thực thực phẩm.Nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời dân số sống chủ yếubằng nghề nông Vì vậy, nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất nông nghiệp
là rất đông đảo Cùng với sự đi lên của nền kinh tế và sự gia tăng về dân số thì nhu cầu
về lương thực thực phẩm ngày càng gia tăng
Việc sản xuất lương thực thực phẩm chỉ có thể đạt được trong ngành nôngnghiệp và sức lao động để tạo ra lương thực, thực phẩm là do nguồn lao động nôngthôn cung cấp
Nền kinh tế phát triển gắn với sự phát triển của quá trình đô thị hoá, thu nhậpcủa người dân tăng lên đòi hỏi khối lượng lương thực, thực phẩm ngày càng lớn vàyêu cầu về chất lượng cũng ngày càng cao Để có thể đáp ứng đủ về số lượng và đápứng yêu cầu về chất lượng thì nguồn lao động nông thôn phải được nâng cao về trình
độ tay nghề và kinh nghiệm sản xuất
Như chúng ta đã biết vào những năm 1980 của thế kỷ trước hàng năm chúng taphải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực, và trong những năm đó bình quân lươngthực đầu người của chúng ta chỉ đạt 268,2 kg/người/năm Nhưng do chất lượng nguồnlao động nông thôn ngày càng được nâng cao trong những năm sau đó, đặc biệt trongthời gian gần đây như : số lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, học vấn củangười lao động ngày càng được nâng lên nên năng suất và sản lượng lương thực tăngnhanh cả về số lượng và chất lượng Không những cung cấp lương thực, thực phẩm ổnđịnh cho nhu cầu trong nước mà hằng năm chúng ta đã xuất khẩu nông sản, thu đượcngoại tệ đáng kể cho đất nước trong thời gian qua đã tạo điều kiện vật chất cho quátrình CNH - HĐH đất nước Để việc cung cấp lương thực, thực phẩm ổn định và chấtlượng không ngừng được nâng cao thì nguồn lao động nông thôn đóng vai trò hết sứcquan trọng
Thứ ba, nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệucho công nghiệp chế biến Nông - Lâm - Thuỷ sản Công nghiệp chế biến nông, lâm,thuỷ sản với các yếu tố đầu vào là các sản phẩm mà người lao động nông thôn làm ra.Trong thời kỳ CNH - HĐH thì phát triển công nghiệp chế biến là rất quan trọng đểnâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp
Trang 22Thứ tư, lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành khác.Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn của các ngành khác vàcủa chính bản thân ngành nông nghiệp Năm 2013, lực lượng lao động của cả nước là53.245,6 nghìn người Trong đó, khu vực nông thôn có 37.203,1 nghìn lao động chiếm69,9% lực lượng lao động toàn quốc Đến thời điểm 2014, lực lượng lao động cả nước
có 53.748,0 nghìn lao động Trong đó lực lượng lao động nông thôn có 37.222,5 nghìnngười, chiếm 69,3% lực lượng lao động cả nước Với dân số trên 50 triệu người thì cóthể nói nông thôn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn cần phải được khai thác triệt để (
Theo nguồn số liệu của tổng cục thống kê về dân số và việc làm năm 2013- 2014)
1.1.3 Vai trò của tạo việc làm trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối vớitừng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạtđộng kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọihoạt động của cá nhân và xã hội
Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thânmình, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân Việclàm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cá nhân, thực
tế cho thấy những người không có việc làm thường tập trung vào những vùng nhấtđịnh (vùng đông dân cư khó khăn về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng), vào nhữngnhóm người nhất định (lao động không có trình độ tay nghề, trình độ văn hoá thấp, ).Việc không có việc làm trong dài hạn còn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nângcao trình độ kĩ năng nghề nghiệp làm hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có.Đối với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu vàokhông thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh
tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu và việc làm cho từng
cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hoà giữa việc làm và kinh tế, tức làluôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phát triển bền vững, ngược lại nó cũng duytrì lợi ích và phát huy tiềm năng của người lao động
Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội,
vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặt
Trang 23khác nó tác động tiêu cực Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó đượcduy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội, không tạo ra các tiêucực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ…Ngược lại khi nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm cho người lao động cóthể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự phát triểnnhân cách con người Con người có nhu cầu lao động ngoài việc đảm bảo nhu cầu đờisống còn đảm bảo các nhu cầu về phát triển và tự hoàn thiện, vì vậy trong nhiềutrường hợp khi không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến lòng tự tin của con người, sự xalánh cộng đồng và là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội Ngoài ra khi không có việclàm trong xã hội sẽ tạo ra các hố ngăn cách giàu nghèo, là nguyên nhân nảy sinh ra cácmâu thuẫn và nó ảnh hưởng đến tình hình chính trị của một quốc gia.
Vai trò việc làm đối với từng cá nhân, kinh tế, xã hội là rất quan trọng Vì vậy đểđáp ứng được nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi nhà nước phải có những chiếnlược, kế hoạch cụ thể đáp ứng được nhu cầu này
1.1.4 Phân loại việc làm
Có nhiều cách phân loại việc làm theo các chỉ tiêu khác nhau
* Phân loại việc làm theo mức độ sử dụng thời gian lao động :
+ Việc làm đầy đủ: với cách hiểu chung nhất là người có việc làm là ngườiđang có hoạt động nghề nghiệp, có thu nhập từ hoạt động đó để nuôi sống bản thân
và gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm Tuy nhiên việc xác định số người cóviệc làm theo khái niệm trên chưa phản ánh trung thực trình độ sử dụng lao động xãhội vì không đề cập đến chất lượng của công việc làm Trên thực tế nhiều người laođộng đang có việc làm nhưng làm việc nửa ngày, việc làm có năng suất thấp thunhập cũng thấp
Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là : mức độ sử dụng thờigian lao động và thu nhập Mọi việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao động phải sử dụngđầy đủ thời gian lao động theo luật định (Việt nam hiện nay quy định 8 giờ một ngày),mặt khác việc làm đó phải mang lại thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểucho người lao động (nước ta hiện nay quy định mức lương tối thiểu cho một người laođộng trong một tháng là :1.210.000 đồng)
Trang 24Vậy với những người làm việc đủ thời gian qui định và có thu nhập lớn hơn tiềnlương tối thiểu hiện hành là những người có việc làm đầy đủ.
+ Thiếu việc làm: với khái niệm việc làm đầy đủ như trên thì thiếu việc làm lànhững việc làm không tạo điều kiện cho người lao động tiến hành nó sử dụng hết quỹthời gian lao động, mang lại thu nhập cho họ thấp dưới mức lương tối thiểu và ngườitiến hành việc làm không đầy đủ là người thiếu việc làm
Theo tổ chức lao động thế giới ILO thì khái niệm thiếu việc làm được biểu hiệndưới hai dạng sau:
- Thiếu việc làm vô hình: là những người có đủ việc làm làm đủ thời gian, thậmchí còn quá thời gian qui định nhưng thu nhập thấp do tay nghề, kỹ năng lao động thấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém, cho năng suất lao động thấp thường cómong muốn tìm công việc khác có mức thu nhập cao hơn
Thước đo của thiếu việc làm vô hình là :
K = 100% x Thu nhập thực tế
Mức lương tối thiểu hiện hành-Thiếu việc làm hữu hình: là hiện tượng người lao động làm việc với thời gian íthơn quỹ thời gian qui định, không đủ việc làm và đang có mong muốn kiếm thêm việclàm và luôn sẵn sàng để làm việc
Thước đo của thiếu việc làm hữu hình là:
K= 100% x Số giờ làm việc thực tế
Số giờ làm việc theo quy định
+ Thất nghiệp: người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động nhưng không
có việc làm, có khả năng lao động, hay nói cách khác là sẵn sàng làm việc và đang đitìm việc làm
Thất nghiệp được chia thành nhiều loại:
- Thất nghiệp tạm thời: phát sinh do di chuyển không ngừng của sức lao độnggiữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống
- Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động ,việc làm Sự không ăn khớp giữa số lượng và chất lượng đào tạo và cơ cấu về yêu cầucủa việc làm, mất cân đối giữa cung và cầu lao động
Trang 25- Thất nghiệp chu kỳ : phát sinh khi mức cầu chung về lao động thấp và không ổnđịnh Những giai đoạn mà cầu lao động thấp nhưng cung lao động cao sẽ xảy ra thấtnghiệp chu kỳ
* Phân loại việc làm theo vị trí lao động của người lao động:
+Việc làm chính : là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời gian
nhất và đòi hỏi yêu cầu của công việc cầnqq trình độ chuyên môn kỹ thuật
+Việc làm phụ : là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời giannhất sau công việc chính
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động và việc làm của lao động nông thôn
1.1.5.1 Các nhân tố tự nhiên
Thu nhập của lao động nông thôn một phần rất lớn là thu từ nông nghiệp, do đócác yếu tố về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, từ đó ảnhhưởng lớn đến thu nhập của lao động nông thôn
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên gồm:
+ Vị trí địa lý
Những vùng thuận lợi là những vùng gần các trung tâm đô thị, các trung tâmkinh tế và văn hoá sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các thông tin khoa học kỹthuật, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cũng như mua sắm các tư liệu sản xuấtphục vụ cho sản xuất kinh doanh Ngược lại, những vùng nông thôn sâu, cách xa cáctrung tâm kinh tế và văn hoá sẽ rất khó khăn trong việc phát triển sản xuất hàng hoá,sản xuất thuần nông là chính, trình độ sản xuất hạn chế dẫn tới thu nhập thấp
+ Điều kiện về đất đai, địa hình
Như ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xethời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đai
từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người Đất đai làmột tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tínhquyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất ViệtNam là một nước nông nghiệp, hơn 70% dân số sống ở nông thôn dựa vào nôngnghiệp để sinh sống Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu chủ yếu và không thể thay
Trang 26thế được Nó có vai trò hết sức quan trọng, tuy nhiên do bị giới hạn về mặt diện tíchnên đề người lao động nông thôn có việc làm thì Đảng và Nhà nước cần có các chínhsách hỗ trợ, khuyến khích, tuyên truyền để người dân biết quý trọng từng tấc đất,đồng thời đưa ra các giải pháp để làm tăng sức sản xuất của ruộng đất, làm tăng hệ số
sử dụng đất trong năm
Về địa hình, những vùng trung du và miền núi (đặc biệt là miền núi) có địa hìnhhiểm trở bị chia cắt do đó rất khó khăn trong việc phát triển giao thông và thuỷ lợi.Việc áp dụng máy móc kỹ thuật cũng rất hạn chế do đất đai bị chia cắt manh mún Vìvậy, năng suất lao động thấp, hạn chế trong khả năng giao lưu kinh tế và tiếp cận vớithị trường, với các thông tin về văn hoá, khoa học kỹ thuật do vậy cũng hạn chế quátrình sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến thu nhập
+ Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống mà cơ thể và môitrường là một thể thống nhất Do vậy các điều kiện về khí hậu và thuỷ văn có vai trò
vô cùng quan trọng trong phát triển nông nghiệp Các vùng có khí hậu thuận lợi, điềukiện tưới tiêu thuận lợi sẽ có năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp cao manglại thu nhập cao cho nông dân Ngược lại những vùng có nhiều yếu tố bất lợi về thờitiết khí hậu, khan hiếm nguồn nước sẽ khó khăn trong phát triển sản xuất và từ ;đó ảnhhưởng tới thu nhập và đời sống của dân cư ở nước ta, những vùng có điều kiện khókhăn điển hình là vùng miền Trung, miền núi và trung du Bắc Bộ Các sự biến đổi thấtthường của thời tiết như hạn hán, bão, lũ lụt, sương muối luôn gây những thiệt hại tolớn cho sản xuất và đời sống Để hạn chế thiệt hại của những hiện tượng này cần phải
có hệ thống thông tin dự báo hiện đại để có phương án phòng chống có hiệu quả [6]
1.1.5.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội
Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến lao động và việc làm của laođộng nông thôn bao gồm:
- Mức độ hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
Đây là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng Trước hết là hệ thống giao thông,thuỷ lợi, hệ thống thông tin và năng lượng Hệ thống giao thông thuận lợi sẽ giảm chiphí vận tải, thuận lợi cho giao lưu kinh tế và văn hoá với các vùng khác từ đó hình
Trang 27thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá và phát triển các ngành nghề phi nôngnghiệp Hệ thống điện, thông tin giúp cho người dân có khả năng trang bị máy móc kỹthuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thuận lợi trong việc tiếp thu nhữngthành tựu mới về khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí được nâng cao Hệ thống trườnghọc, bệnh viện có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân vàđào tạo nhân lực Vì vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tác động một cách tổnghợp tới quá trình phát triển kinh tế xã hội và mức sống của dân cư.
- Trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật của người lao động
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là thường xuyên tiếp xúc với các cơ thể sống,
do đó, đòi hỏi người lao động phải có kỹ thuật cao, có kinh nghiệm Vì thế, nâng caotrình độ tay nghề cho người lao động là hết sức cần thiết Con người với tư cách là chủthể của mọi sáng tạo, mọi hoạt động lao động, vì vậy, chất lượng của nguồn lao độngquyết định hiệu quả của hoạt động lao động Trong quá trình công nghiệp hoá và hiệnđại hoá hiện nay, con người được coi là nguồn lực của mọi nguồn lực cho phát triển
Do đó, trình độ văn hoá, trình độ khoa học kỹ thuật của người lao động có ảnh hưởngquyết định đến phát triển kinh tế Điều đó đòi hỏi không ngừng đào tạo, tập huấn chonông dân, phát triển mạnh giáo dục ở các vùng nông thôn để hình thành một lực lượnglao động có chất lượng ngày càng cao
- Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất là yếu tố quan trọng
Để phát triển kinh tế phải có nguồn vốn đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất và làmcho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi Với trình độ phát triểnkinh tế ở nông thôn hiện nay, hầu hết các hộ nông dân đều thiếu vốn sản xuất Với các
hộ gia đình trẻ mới tách hộ thì tình trạng thiếu vốn càng trầm trọng Do vậy, để tạoviệc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn thì cần phải giúp đỡ người nông dân
có khả năng huy động mọi nguồn vốn vào sản xuất, đồng thời mở lớp tập huấn chongười nông dân nâng cao khả năng quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trongsản xuất kinh doanh Bên cạnh đó nhà nước cũng cần cung cấp vốn cho nông dân quanhiều hình thức để mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng thu nhập
- Thị trường
Trang 28Thị trường là yếu tố quan trọng quyết định đến việc mở rộng việc làm và tăng thunhập cho lao động ở nông thôn Tuy nhiên, thị trường nông sản ở nước ta đang gặpnhiều khó khăn do chất lượng nông sản còn kém, người dân còn chưa áp dụng côngnghệ, khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nên sản phẩm làm ra khó cạnh tranh vớicác nước khác Ngoài ra, việc sản xuất nông sản của lao động nông thôn còn mang tính
tự phát, không nắm bắt được thôn tin thị trường nên thường dẫn đến cung vượt cầu,làm cho sản phẩm khó tiêu thụ hoặc bị ép giá Do đó, để tạo việc làm và ổn định thunhập thì Nhà nước cần có chính sách, định hướng trong việc cung cấp thông tin thịtrường đầy đủ, kịp thời, chính xác cho người dân biết để người dân nắm bắt thông tin
để có định hướng sản xuất tốt hơn
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra chậm chạp
Về cơ bản, nông thôn Việt nam sản xuất hàng hóa vẫn chủ yếu là tự cung, tự cấp Laođộng nông thôn đa phần tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, hệ số sử dụng đất khôngcao Thu nhập của họ dựa vào nông nghiệp là chủ yếu nhưng không cao Do đó, cần có
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiêp, dịch
vụ Để làm được điều đó, cần có sự đầu tư về cơ sở, hạ tầng nông thôn như: giaothông, thủy lợi, điện, nước Tiến hành cho người dân vay vốn với lãi suất thấp để mởrộng quy mô sản xuất, đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ nhằmtăng năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ và thời gian làm việc, người dân sẽ cóthêm nhiều thời gian để làm thêm các công việc khác và kiếm thêm thu nhập
- Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc Mỗi địa phương có những phong tục tập quán riêng, có truyền thống văn hoáriêng, mỗi dân tộc cũng có những truyền thống, những phong tục tập quán riêng Cónhững phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triểnkinh tế xã hội và ngược lại cũng có những phong tục tập quán, lạc hậu trở thành vậtcản cho sự tiến bộ xã hội Truyền thống giúp đỡ nhau trong đời sống hàng ngày, tronglàm ăn kinh tế, trong khuyến học là những truyền thống tốt đẹp Có những làng xãngười dân xây dựng thành các nhóm, hội kinh doanh rất hiệu quả, có làng khuyếnkhích người dân làm kinh tế và báo cáo kết quả trong ngày hội làng đã có tác độngthúc đẩy kinh tế phát triển và thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao Tuy
Trang 29nhiên, cũng có những hủ tục như ma chay cưới xin linh đình, công việc xong trả nợhàng năm mới hết Các tệ nạn mê tín dị đoan thói quen sống và làm việc mang tính tựnhiên không tính toán là lực cản vô cùng to lớn cho sự tiến bộ xã hội Vì vậy, các giảipháp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn cần xem xét kỹđến các yếu tố về phong tục tập quán của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi dân tộc, từ
đó mỗi giải pháp mới có tính khả thi và hiệu quả.( Đồng Văn Tuấn, 2011) [7]
1.1.5.3 Các nhân tố thuộc về cơ chế chính sách
Chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến việc làm và thu nhập của laođộng nông thôn Người nông dân không thể có khả năng làm mọi việc mình muốn Họ
có quyền tự chủ khá lớn trên mảnh đất của họ, tuy nhiên vẫn phải phù hợp với quyđịnh của pháp luật Ví dụ: Không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất Cònnhững điều kiện khác cho phát triển sản xuất thì chủ yếu phải do chính sách của nhànước như: Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, chính sách khuyếnnông, chính sách hỗ trợ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản Đều phải dựavào vai trò của nhà nước và nó có tác động to lớn và lâu dài tới phát triển kinh tế nôngnghiệp và nông thôn.( Đồng Văn Tuấn, 2011) [7]
1.1.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá lao động việc làm của lao động nông thôn
1.1.6.1 Năng suất lao động
Năng suất lao động là hiệu quả hoạt động có ích của con người trong một đơn vịthời gian Năng suất lao động được đo bằng sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong mộtđơn vị thời gian hay thời gian hao phí để sản xuất rs một đơn vị sản phẩm
Các chỉ tiêu tính năng suất lao động:
Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật
Chỉ tiêu này dùng sản lượng bằng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu thịnăng suất lao động của một công nhân
Công thức : W= Q/P
Trong đó :
W : Mức NSLĐ của một công nhân
Q : Tổng sản lượng tính bằng hiện vật
Trang 30P : Tổng số công nhân
Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị
Chỉ tiêu này quy tất cả sản lượng về tiền của tất cả các loại sản phẩm thuộcdoanh nghiệp hoặc ngành sản xuất ra, để biểu thị mức năng suất lao động
Công thức: W= Q/T
W: Mức năng suất lao động
- Trong phạm vi cả nước
Q: Tổng sản lượng tính bằng GDP đơn vị tiền tệ là VNĐ
T: Tổng số công số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân
- Trong phạm vi doanh nghiệp
Q : là giá trị tổng sản lượng, giá trị gia tăng hay doanh thu
+ Giá trị tổng sản lượng là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra được bao gồm cảchi phí và lợi nhuận
+ Giá trị gia tăng: là giá trị mới sáng tạo ra
+ Doanh thu là giá trị sau khi bán sản phẩm
T: người lao động trong doanh nghiệp, ngày, giờ, phút, ngày- người, giờ người
Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động
Chỉ tiêu này dùng thời gian hao phí cần thiết để sản xuất ra ra một đơn vị sảnphẩm để biểu hiện năng suất lao động
Công thức: t=T/Q
Trong đó:
t : lượng lao động hao phí của sản phẩm ( tính bằng đơn vị thời gian )
T : thời gian lao động đã hao phí
Q: Số lượng sản phẩm theo hiện vật
Trang 31Tổng số lao động xã hội
Tử số: Không tính những người không cố gắng tìm việc
Mẫu số: Tổng số lao động xã hội = Số người có việc làm + số người không cóviệc làm nhưng tích cực tìm việc
1.1.6.3 Thu nhập của lao động nông thôn
Thu nhập biểu thị bằng một lượng giá trị hoặc hiện vật mà người lao động nhậnđược bằng hoạt động lao động của mình
Như vậy, với nền kinh tế quốc dân, thu nhập là tổng giá trị sản lượng hàng hoá vàdịch vụ cuối cùng được tạo ra trong một đơn vị thời gian Với chủ doanh nghiệp tưnhân, thu nhập là lợi nhuận ròng mà họ có được sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh.Với người công nhân, thu nhập của họ chính là tiền lương mà họ nhận được
Với người lao động nông thôn, thu nhập có hai phần cơ bản:
- Thu nhập tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền công do làm thuê;
- Các khoản hỗ trợ từ người thân, họ hàng, các khoản trợ cấp;
Trong cơ cấu thu nhập của lao động nông thôn, phần thu nhập từ hoạt động sảnxuất kinh doanh, làm thuê chiếm tỷ lệ tuyệt đối lớn và có vai trò quyết định đến sựphát triển của kinh tế nông thôn Phần được hỗ trợ chiếm tỷ lệ nhỏ bé và không thườngxuyên, nó chỉ có vai trò giúp cho lao động nông thôn giảm phần nào gánh nặng củacuộc sống trong thời kỳ khó khăn
Trong các chỉ tiêu trên, chỉ có chỉ tiêu về thu nhập được sử dụng trong bài Cònchỉ tiêu về năng suất lao động và tỷ lệ thất nghiệp chỉ là hệ thống trên lý thuyết vàkhông được sử dụng trong bài làm
1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề lao động, việc làm
1.2.1 Tình hình lao động, việc làm của lao động nông thôn
1.2.1.1 Dân số và lao động nông thôn Việt Nam
Dân số và lao động là một bộ phận hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định đến
sự phát triển kinh tế của một địa phương hay một quốc gia Việt Nam là một nước códân số đông, tỷ lệ tăng dân số cao Vì vậy, giải quyết việc làm cho lao động là bài toáncần ưu tiên giải quyết hàng đầu Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn cócác chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn Tuy đã đạt được kết quả đáng kể
Trang 32song hiện tại vấn đề giải quyết việc làm cho người thất nghiệp vẫn đang là thách thứclớn, cần được giải quyết triệt để.
Tính đến thời điểm 31/12/2015, dân số cả nước là 90,7 triệu người Số người từ
15 tuổi trở lên là 70,06 triệu( chiếm 78% tổng dân số), trong đó có 54,4 triệu ngườithuộc lực lượng lao động Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngànhnghề kinh tế là 53,4 triệu người, tăng 1,56% so với năm 2013, trong đó khu vực nông-lâm- thuỷ sản chiếm 46,6%, khu vực công nghiệp- xây dựng chiếm 21,4%, khu vựcdịch vụ chiếm 32% Mặc dù tiến trình đô thị hoá nông nghiệp nông thôn đang diễn rakhá nhanh nhưng đến nay lao động nông thôn vẫn được xem là đông đảo, chiếm gần70% lực lượng lao động Hết năm 2014, cả nước có khoảng 1,2 triệu lao động thiếuviệc làm( chiếm 2,45%, trong đó khu vực thành thị 1,18% và nông thôn là 3,01%) vàgần 1 triệu lao động thất nghiệp, chiếm 2,08% trong đó khu vực thành thị là 3,43% vànông thôn là 1,47%
Dân số Việt Nam đã đạt con số hơn 90 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới vàthứ 8 ở châu Á Nước ta chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng,” đây thực
sự là cơ hội để Việt Nam sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và pháttriển kinh tế Thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” là cơ hội dân số chỉ xảy ra một lần và trongmột khoảng thời gian nhất định – với nhiều thuận lợi cũng như thách thức cho tăngtrưởng, phát triển kinh tế Do đó, chính phủ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là cácnước đang phát triển rất quan tâm đến việc tận dụng cơ hội "dân số vàng" này để cónhững bước nhảy vọt trong tăng trưởng và phát triển Cơ cấu “dân số vàng” tạo ranhiều thuận lợi, thế mạnh cho Việt Nam với lực lượng lao động trẻ, dồi dào nhưng lại
là thách thức lớn vì hiện nay còn khoảng 70% lao động chưa được đào tạo nghề.Bên cạnh đó, khoảng 70% dân số ở nông thôn, trong khi nông dân hiện nay mới sửdụng 40% thời gian cho sản xuất nông nghiệp, còn lại 60% thời gian là nôngnhàn Nhìn vào bảng 2, ta thấy rất rõ lao động nông thôn chiếm gấp hơn 2 lần so vớilao động thành thị
Trang 33Bảng 2: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo
thành thị, nông thôn giai đoạn 2012- 2014 ĐVT: nghìn người
Năm Tiêu chí
2012 2013 2014 TĐTTB
Q (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Giới
tính
- Nam 26.918,5 51,4 27.370,6 51,4 27.560,6 51,3 1,19
- Nữ 25.429,5 48,6 25.875,0 48,6 26.187,4 48,7 1,48Phân
vùng
-Thành thị 15.885,7 30,3 16.042,5 30,1 16.525,5 30,7 1,99-Nông thôn 36.462,3 69,7 37.203,1 69,9 37.222,5 69,3 1,04
( Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2012- 2014) 1.2.1.2 Thực trạng việc làm của lao động nông thôn.
Việt Nam là một nước nông nghiệp có lực lượng lao động nông thôn khá đôngđảo Tính đến năm 2014, lực lượng lao động của toàn xã hội gần 53 triệu người Trong
đó, khu vực nông thôn có đến trên 35 triệu người chiếm 60,5% Dân số đông trong khidiện tích đất nông nghiệp ở nước ta ngày càng giảm để thực hiện tiến trình CNH-HĐH đất nước Các con số trên cho thấy tình trạng thiếu việc làm của lao động nôngthôn ngày càng trầm trọng Bên cạnh đó, dân số tăng nhanh, số lượng người dân bướcvào độ tuổi lao động hằng năm cũng tăng theo gây ra hiện tượng dư thừa lao động, hơnnửa triệu lao động dôi dư phải trở về làm ruộng nên càng gây ra nhiều sức ép cho vấn
đề việc làm ở nông thôn
Mặc dù có lực lượng lao động đông đảo về mặt chất lượng song chất lượng lạihết sức khiêm tốn
Trang 34Bảng 3: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế
đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
vụ qua đào tạo tại khu vực nông thôn lại phân bố không đều, không hợp lý Ngày nay,
xã hội càng phát triển với trình độ khoa học công nghệ hiện đại đòi hỏi phải có đội ngũlao động có trình độ chuyên môn hoá cao, biết phát triển và hoàn thiện mình Nhìn vào
số liệu trong bảng, ta thấy từ năm 2012 tới năm 2014, mặc dù tỷ lệ lao động chưa quađào tạo qua từng năm đã giảm song vẫn còn rất cao 81,8% năm 2014 Bên cạnh đó, tỷ
lệ lao động đã qua đào tạo từ dạy nghề cho tới bậc đại học đang có xu hướng tăng lênsong so với tỷ lệ người chưa qua đào tạo thì vẫn còn rất thấp
Về cơ cấu kinh tế, phân bố và sử dụng nguồn lao động
Mặc dù trong mấy thập niên qua chúng ta đã đẩy mạnh công tác phân bố lại laođộng dân cư trên phạm vi toàn quốc song sự chênh lệch mật độ dân cư giữa các vùngkhá lớn, diện tích đất nông nghiệp bình quân trên một lao động chênh lệch nhau tới 3lần Cơ cấu lao động nông thôn còn lạc hậu kèm với nó là quá trình chuyển dịch cơcấu lao động diễn ra chậm chạp và kém hiệu quả Về cơ bản, nông thôn Việt Nam vẫn
là sản xuất tự cung, tự cấp, hệ số sử dụng ruộng đất còn thấp, chỉ đạt từ 1- 2 lần [8]
Trang 35Trong nông thôn, cơ cấu lao động xã hội có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷtrọng lao động công nghiệp và dich vụ, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp.
Tiến trình CNH- HĐH nông thôn đã và đang được thực hiện, nhằm tiến tớimột nông thôn phát triển bền vững, kinh tế tăng trưởng, công bằng xã hội được thựchiện Nó không thể tách rời với việc xoá đói giảm nghèo bởi người nghèo ở nôngthôn chiếm phần lớn trong số người nghèo của cả nước mà thất nghiệp và thiếu việclàm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cái nghèo của người dân Nhìnvào bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn thấp hơn ở thành thị nhưng tỷ
lệ thiếu việc làm lại cao hơn Nguyên nhân là do lao động nông thôn mang tính thời
vụ cao, thường là lao động nhàn rỗi Trên thực tế lao động nông thôn chỉ sử dụng 60%thời gian lao động
Trang 36
Bảng 4: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo
khu vực thành thị và nông thôn giai đoạn 2012-2014
Tỷ lệ thiếu việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thiếu việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thiếu việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thiếu việc làm
- Nông thôn 1,39 3,27 1,54 3,31 1,49 3,9 3,53 9,21
- Thành thị 3,21 1,56 3,59 1,48 3,40 1,2 2,91 -12,59
( Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Trang 37 Luồng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng
Quá trình di dân của lao động nông thôn ra thành thị là để thay đổi về không giansinh sống và làm việc nhằm tạo ra một nơi sinh sống mới tốt đẹp hơn
Việc di dân từ nông thôn ra thành thị mang tính hai mặt Bên cạnh làm giảm sức
ép về việc làm ở nông thôn thì nó còn ảnh hưởng tới chất lượng Đa phần người dân di
cư ra thành phố thường là những người trẻ, khỏe, có khả năng chấp nhận lao độngnặng nhọc mà lao động thành thị không muốn làm
Như vậy, lao động ở nông thôn chỉ còn lại người có tuổi, không còn sức khoẻ ,không còn khả năng làm các công việc nặng nhọc nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tớichất lượng công việc ở nông thôn Hơn nữa, nếu không được quản lý và tổ chức thì
di dân cũng là nguồn gốc của các tệ nạn xã hội như người lao động bị bóc lột sức lựcảnh hưởng tới tính mạng, sức khoẻ và đây cũng là nguồn gốc của các tệ nạn xã hội ởthành phố
1.2.2 Bài học kinh nghiệm về vấn đề tạo việc làm cho người lao động nông thôn
1.2.2.1 Trên thế giới
Trung Quốc
Trước đây, Trung Quốc là một nước đang phát triển lớn nhất thế giới với dân sốquá đông và mức tăng trưởng kinh tế chưa cao, sử dụng tốt lao động là một nhiệm vụrất nặng nề.Trong những thời kỳ khác nhau, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhữngchính sách khác nhau cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo quyền lợi cho mọicông dân theo hiến pháp và Luật lao động, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn nhânlực của đất nước Hiện nay, sau nhiều năm củng cố và thử nghiệm, Trung Quốc đã cómột cách tổ chức lao động phù hợp với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Về cơbản những chính sách này khá thành công và có thể được coi là bài học kinh nghiệmquý báu cho các nước đang phát triển khác
Là một nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc có lợi thế với nguồn lao độngdồi dào, giá rẻ Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, lực lượng laođộng được sử dụng phải có những tiêu chuẩn nhất định về giáo dục và tay nghề, đặcbiệt là nhu cầu của các công ty nước ngoài đối với nguồn lao động nội địa có chuyên
Trang 38môn nhưng ít tốn kém Do vậy, thông qua các hình thức giáo dục, đào tạo, Trung Quốc
đã thực hiện cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn nghề nghiệp nhằm xây dựng một đội ngũlao động có trình độ học vấn, tay nghề cao Hiện nay, tại các thành phố của TrungQuốc, hơn 80% số người tìm được việc làm mới đã tốt nghiệp trung học phổ thông trởlên hoặc đã qua đào tạo dạy nghề, 45 triệu người được cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩnnghề nghiệp
Dân cư sống ở nông thôn, thu nhập thấp và hiện tượng thiếu việc làm gay gắt.Trước tình hình đó Trung Quốc đã quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn,đặc biệt là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hệ thống thị trấn, thị tứ…tạo điều kiện chosản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuận lợi Trung Quốc còn hết sức quan tâm phát triểnnền nông nghiệp thâm canh với trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt quan tâm nghiên cứusản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất và chất lượng cao cùngvới kỹ thuật canh tác tiên tiến Đặc biệt đáng chú ý là việc xây dựng các xí nghiệpHương trấn Xí nghiệp Hương trấn là loại hình xí nghiệp kinh tế do nông dân tựnguyện thành lập ngay trên quê hương mình trên cơ sở những lợi thế về nguồn tàinguyên, lao động và các nguồn lực kinh tế khác dưới sự quản lý của chính quyền cáccấp, sự lãnh đạo của Đảng và quan tâm giúp đỡ của nhà nước Hệ thống xí nghiệpHương trấn chủ yếu sản xuất các hàng hoá tiêu dùng nhằm thay đổi cơ cấu kinh tếnông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân Việc phát triển xínghiệp hương trấn có ý nghĩa rất to lớn Xí nghiệp Hương trấn đã thu hút 120 triệu laođộng (chiếm 26,9% lực lượng lao động cả nước) với mức thu nhập 2500 NDT/laođộng/ tháng Đây là thành quả to lớn mà xí nghiệp Hương trấn mang lại, vì vậy cầnnghiên cứu để có thể áp dụng một cách phù hợp với điều kiện nước ta
Trang 39Trong quá trình hiện đại hoá nông nghiệp Nhật Bản, các loại máy phục vụ nôngnghiệp được trang bị cho các hộ gia đình là loại máy đơn giản, rẻ tiền Còn các loạimáy hiện đại, đắt tiền thì được trang bị để sử dụng chung Đến những năm 1990, nôngdân Nhật Bản đã được trang bị các loại máy móc hiện đại nhằm thực hiện cơ giới hoátrong canh tác nông nghiệp Cơ giới hoá đạt 98%- 100% khâu làm đất, tưới tiêu 100%,giặt đập 99%, sấy thóc 95% Do vậy, chi phí sản xuất ra 1 tạ thóc từ 60 giê công giảmxuống còn 8 giê công Giá trị sản phẩm nông nghiệp của Nhật năm 1990 tăng gấp 30 lần
so với năm 1960 Do năng suất lao động tăng nên chi phí lao động giảm, hàng chục triệulao động nông nghiệp đã chuyển sang lao động công nghiệp Cơ cấu kinh tế của các trạigia đình Nhật Bản đã chuyển dịch từ thuần nông sang nông công nghiệp Bên cạnh đó,chính phủ Nhật cũng đã chú trọng đến việc phát triển nền công nghiệp nông thôn Côngnghiệp nông thôn ra đời góp phần quan trọng phát triển kinh tế nông thôn mà điển hình
là mô hình xí nghiệp gia đình thường làm công việc gia công các chi tiết máy đơn giản.Người lao động không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, chỉ cần đào tạo bồi dưỡng trongthời gian ngắn là có đủ kiến thức đảm nhận các công việc đơn giản Do đó, một bộ phậnlớn lao động nông nghiệp được giải quyết việc làm đông thời di chuyển dần lao độngnông nghiệp sang lao động trong lĩnh vực công nghiệp Các ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp cũng được khuyến khích phát triển mạnh mẽ
Như vậy,ở Nhật Bản đã thành công với chính sách chuyển đổi cơ cấu ngành ở nôngthôn trên cơ sở nhu cầu sản xuất và đời sống ở nông thôn thúc đẩy các ngành thương mại,dịch vụ, kỹ thuật và những ngành chế biến nông lâm thuỷ sản cũng phát triển
1.2.2.2 Việt Nam
Tuyên Quang là một trong các tỉnh ở nước ta tiêu biểu cho giải quyết việc làmcủa lao động nông thôn trong những năm qua.Xác định giải quyết việc làm cho ngườilao động là biện pháp hiệu quả giúp người dân tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững,trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo các cấp, các ngành triển khai đồng bộ,hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập chongười lao động Nhờ đó, ngày càng nhiều lao động nông thôn có việc làm ổn định vớimức thu nhập cao Một số giải pháp mà tỉnh đã áp dụng thành công trong việc giảiquyết việc làm đó là:
Trang 40Thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất: Công tác giải quyết việc làm
cho lao động đã được các cấp, các ngành tỉnh ta triển khai thực hiện với nhiều giảipháp đồng bộ như tạo việc làm tại địa phương bằng việc khuyến khích, hỗ trợ các điềukiện để người dân phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ; phát triển du lịchgắn với các lễ hội và nghỉ dưỡng; tăng cường hoạt động tìm kiếm, hỗ trợ thông tin việclàm, giới thiệu lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước và xuất khẩulao động Những biện pháp trên đều hướng đến tạo thêm nhiều việc làm ổn định cholao động địa phương Từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên94.000 lao động (mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra
là 80.000 lao động)
Tỉnh đã tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh Tuyên Quang nhằm thu hút đầu
tư trên địa bàn Tỉnh đã tạo điều kiện thông thoáng về thủ tục hành chính và giải phóngmặt bằng để xây dựng nhà xưởng sản xuất Đã hình thành các khu, cụm công nghiệptập trung nhiều doanh nghiệp với các ngành nghề ngày càng đa dạng Tiêu biểu nhưsản xuất gạch tuynel, may mặc ở Khu công nghiệp Long Bình An (TP Tuyên Quang);sản xuất đũa gỗ tách xuất khẩu, Siliconmangan, chế biến nông sản ở Cụm công nghiệp
An Thịnh (Chiêm Hóa); chế biến khoáng sản, sản xuất phân bón, chế biến chè ở Cụmcông nghiệp Sơn Nam (Sơn Dương)… Các khu, cụm công nghiệp đã giải quyết việclàm cho hàng nghìn lao động địa phương với mức thu nhập ổn định và ngày càng tăng
Đẩy mạnh tư vấn, hướng nghiệp: Các cơ quan chức năng của tỉnh đã hướng dẫn,
đôn đốc các huyện, thành phố triển khai nghiêm túc Chương trình lao động, việc làmtỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2015 Công tác tổ chức điều tra thu thập thông tin
cơ sở dữ liệu thị trường lao động và thực trạng sử dụng lao động trong các doanhnghiệp được thực hiện thường xuyên Hàng năm, các ngành, địa phương đã điều tra tạitrên 2.000 thôn bản, tổ dân phố với hàng trăm hộ gia đình tham gia; cập nhật thông tinthường xuyên về lao động tại trên 1.000 doanh nghiệp và điều tra lao động, tiền lương,nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Để giúp người lao động nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng lao động, các cấp,ngành, đoàn thể đã thường xuyên tổ chức tư vấn, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm;xây dựng các bảng tin khoa học kỹ thuật và cập nhật các thông tin về việc làm tại các