KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN SINH VIÊN THỰ
Trang 1KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
Lớp: K45B - Kế hoạch đầu tư
Niên khóa: 2011-2015
Huế, tháng 5 năm 2015
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2Trên cở sở những kiến thức đã được học ở nhà trường trong suốt thời gian 4 năm học Đại học Thực tập tốt nghiệp là cơ hội kiểm chứng những lý thuyết đã học thông qua thực tế Tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn sau khi ra làm việc.
Được sự phân công của Khoa Kinh tế và Phát triển và dưới dự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS Bùi Dũng Thể em được tham gia nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá công tác quản lý và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển Nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An”
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS Bùi Dũng Thể đã tận tình giúp đỡ, định hướng đề tài, cung cấp những tài liệu cần thiết
và những chỉ dẫn hết sức quý báu đã giúp em giải quyết những vướng mắc gặp phải.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học kinh tế Huế, là những người trong suốt quá trình học đã truyền thụ kiến thức chuyên môn làm nền tảng vững chắc để tôi hoàn thành tốt khóa luận.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bác, các chú và các anh chị đang công tác tại Phòng NN và PTNT, UBND huyện Thanh Chương
đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh, ủng hộ
và động viên trong những lúc khó khăn, giúp em
có thể hoàn thành tốt công việc học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3sai sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và động viên của Thầy, Cô và các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2014
Sinh viên Nguyễn Thị Thương
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Kết cấu khóa luận 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN NSNN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 4
1.1.Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp 4
1.1.1 Tổng quan về đầu tư phát triển nông nghiệp 4
1.1.1.1 Khái niệm 4
1.1.1.2 Khái niệm về Nông nghiệp và đầu tư nông nghiệp 4
1.1.1.3 Vai trò của đầu tư phát triển nông nghiệp 5
1.1.1.4 Đặc điểm chung của đầu tư phát triển nông nghiệp 7
1.1.2 Tổng quan về vốn đầu tư phát triển nông nghiệp 7
1.1.2.1.Khái niệm vốn đầu tư và vốn đầu tư phát triển nông nghiệp 7
1.1.2.2 Phân loại vốn đầu tư phát triển nông nghiệp 8
1.1.2.3 Các hình thức đầu tư phát triển nông nghiệp 12
1.1.3 Tổng quan về vốn ngân sách Nhà nước 17
1.1.3.1 Khái niệm vốn ngân sách Nhà nước 17
1.1.3.1 Vai trò của vốn ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển nông nghiệp 17
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 51.1.3.2 Nội dung thu ngân sách Nhà nước 20
1.1.3.3 Nội dung chi ngân sách Nhà nước 22
1.1.3.4.Yêu cầu đối với quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp 23
1.1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp 24
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp 25
1.2.Cơ sở thực tiễn về quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp 27 1.2.2 Kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp ở huyện Nam Đàn 27
1.2.3 Bài học kinh nghiệm 30
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN NSNN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN 32
2.1.Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 32
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 32
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 33
2.2.Chủ thể quản lý vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Chương 39
2.3.Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Thanh Chương 43
2.4.Quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Chương giai đoạn 2010- 2014 46
2.4.1 Chi đầu tư phát triển nông nghiệp trong tổng chi ngân sách trên địa bàn huyện Thanh Chương giai đoạn 2010 - 2014 46
2.4.2 VĐT và cơ cấu vốn đầu tư từ NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp phân theo hình thức quản lý 47
2.4.3 Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư từ NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện Thanh Chương theo từng lĩnh vực 49
2.4.4 Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư từ NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện Thanh Chương theo nguồn vốn đầu tư 52
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 62.4.5 Tình hình thực hiện giải ngân VĐT từ NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa
bàn huyện Thanh Chương giai đoạn 2010- 2014 54
2.4.6 Một số công tác về quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Chương giai đoạn 2010- 2014 55
2.5 Một số thành tựu và hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Chương giai đoạn 2010- 2014 59
2.5.1 Những thành tựu đạt được 59
2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân 60
2.5.2.1 Những hạn chế 60
2.5.2.2 Nguyên nhân 61
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN NSNN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG 62
3.1.Định hướng phát triển đầu tư nông nghiệp của huyện Thanh Chương đến năm 2020 62
3.1.1 Định hướng chung 62
3.1.2 Định hướng cụ thể 63
3.1.2.1 Hoàn thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp 63
3.1.2.2 Nghiên cứu và áp dụng các giống cây trồng vật nuôi với năng suất chất lượng cao 64
3.1.2.3 Phát triển thông tin liên lạc, các ngành dịch vụ 64
3.1.2.4 Mở rộng thị trường tạo thương hiệu đối với các mặt hàng nông nghiêp nhằm thu hút đầu tư 65
3.1.2.5 Phát triển các lĩnh vực xã hội khác 65
3.2.Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Chương 66
3.2.1 Tăng cường huy động vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp 66
3.2.2 Cải tiến công tác, kế hoạch giao vốn trong đầu tư phát triển nông nghiệp 66
3.2.3 Nâng cao hiệu quả trong viêc lựa chọn mô hình, dự án đầu tư 66
3.2.4 Quản lý tốt việc cấp phát, thanh tra, giám sát quản lý vốn đầu tư 67
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 73.2.5 Đổi mới công tác quản lý và hoàn thiện bộ máy quản lý và sử dụng vốn NSNN
đầu tư phát triển nông nghiệp 67
3.2.6 Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp 67
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
1 Kết luận 69
2 Kiến nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Quy mô dân số, lao động và việc làm giai đoạn 2010 – 2014 34Bảng 2: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 – 2014 35Bảng 3: Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Chương giai đoạn 2010- 2014 36Bảng 4: Quy mô, cơ cấu vôn đầu tư toàn xã hội huyện Thanh Chương giai đoạn
2010 – 2014 38Bảng 5: Thu chi NSNN huyện Thanh Chương giai đoạn 2010- 2014 45Bảng 6: Chi đầu tư cho Nông nghiệp trong tổng chi NSNN trên địa bàn huyện ThanhChương giai đoạn 2010 - 2014 46Bảng 7: VĐT và cơ cấu VĐT đầu tư phát triển Nông nghiệp phân theo hình thức quản
lý giai đoạn 2010- 2014 48Bảng 8: VĐT và cơ cấu VĐT đầu tư phát triển Nông nghiệp phân theo lĩnh vực giaiđoạn 2010- 2014 51Bảng 9: VĐT và cơ cấu VĐT đầu tư phát triển Nông nghiệp phân theo nguồn vốn đầu
tư giai đoạn 2010- 2014 53Bảng 10: Tình hình thực hiện giải ngân VĐT từ NSNN trong đầu tư Nông nghiệphuyện Thanh Chương giai đoạn 2010- 2014 54
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ phân cấp quản lý NSNN huyện Thanh Chương 55
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CHDCND Công hòa dân chủ nhân dân
CNH – HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Trang 11cơ chế không còn phù hợp; đầu tư dàn trải kém hiệu quả, tình trạng buông lỏng quản
lý dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn của Nhà nước làm suy giảm chất lượng các mô hình
dự án đầu tư nông nghiệp; quy hoạch và kế hoạch đầu tư chưa đồng bộ, bộ máy quản
lý vốn chưa hiệu quả Vì vậy, đề tài đã tập trung đánh giá công tác quản lý và sử dụngvốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp đồng thời đưa ra các giải pháp để khắc phụcnhững hạn chế, bất cập nói trên
- Dữ liệu phục vụ nghiên cứu:
Các thông tin, số liệu thứ cấp từ Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Chicục Thống kê huyện Thanh Chương và dữ liệu thông tin thu thập từ sách báo, tạp chí,luận văn, báo cáo có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu:
+ Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
+ Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia
+ Phương pháp thống kê và phân tích kinh tế
+ Phương pháp so sánh
- Các kết quả mà nghiên cứu đạt được:
Với số liệu thứ cấp, đề tài đã làm rõ tình hình thu chi ngân sách, tình hình pháttriển kinh tế - xã hội và công tác quản lý, sử dụng vốn NSNN trong đầu tư Nôngnghiệp trên địa bàn huyện Thanh Chương trong những năm gần đây Qua đó thấy đượcthực trạng, những thành tựu đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý nguồnvốn NSNN để từ đó đề tài đã đưa ra được một số giải pháp cơ bản và định hướng giúpnâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nôngnghiệp Góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện Thanh Chương phát triển nhanh vàbền vững hơn nữa
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có nền kinh tế còn lạc hậu bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh.Đảng và Nhà nước ta đang tiếp tục đổi mới và huy động tất cả các nguồn lực để đẩymạnh CNH- HĐH đất nước, đạt mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nướccông nghiệp theo hướng hiện đại Những năm gần đây, cùng với môi trường chính trị
ổn định, nền kinh tế phát triển khá mạnh; một trong những yếu tố góp phần đạt đượcthành tựu đó là đầu tư Quá trình phát triển KT - XH bao giờ cũng gắn liền với vấn đềđầu tư, trong đó có đầu tư phát triển nông nghiệp từ NSNN
Trong thời gian qua, Đảng và nhà nước cũng như tỉnh Nghệ An nói chung vàhuyện Thanh Chương nói riêng đã có nhiều văn bản pháp luật, chính sách và cơ chếgóp phần tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư pháttriển nông nghiệp Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng vốn NSNN còn nhiều bất cập,hạn chế Ở Việt Nam một số văn bản pháp luật, chính sách cơ chế không còn phù hợp,chồng chéo và chưa đồng bộ, đầu tư giàn trải dẫn đến kém hiệu quả; tình trạng buônglỏng quản lý dẫn đến thất thoát vốn của nhà nước, làm suy giảm các mô hình, dự án cóvốn đầu tư từ NSNN Trong khi khối lượng VĐT được huy động rất hạn hẹp so vớinhu cầu VĐT
Những hạn chế, bất cập này càng thể hiện rõ trên địa bàn tỉnh Nghệ An nóichung và huyện Thanh Chương nói riêng, công tác quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu
tư phát triển nông nghiệp vẫn còn nhiều yếu kém; bố trí kế hoạch còn phân tán, dàntrải, tỉ lệ giải ngân vốn còn chậm và thấp so với kế hoạch, quy hoạch và kế hoạch đầu
tư chưa đồng bộ, đầu tư chưa gắn chặt với vùng địa phương, tình trạng đầu tư dàn trảicòn phổ biến; thất thoát lãng phí xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực trong tất cả các khâucủa quá trình đầu tư từ chủ trương đầu tư, quy hoạch, lập, thẩm định dự án Khảo sátthực tế đến thực hiện đầu tư, đấu thầu, nghiệm thu, điều chỉnh dự toán, thanh quyết toán
Xuất phát từ những lý do trên em chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá công tác
quản lý và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 132 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp trênđịa bàn huyện Thanh Chương
+ Đề xuất phương hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụngvốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hộicủa huyện Thanh Chương
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: số liệu thứ cấp được thu thập từ các báocáo kinh tế - xã hội, các tài liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nôngthôn huyện Thanh Chương, Chi cục thống kê huyện Thanh Chương các sách, báo, tàiliệu từ các website…và được xử lý bằng phần mềm excel
Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia: tham khảo ý kiến của cácchuyên viên và các cán bộ Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện
Phương pháp thống kê và phân tích kinh tế: thống kê số liệu từ các tài liệu,phân tích và đánh giá ý nghĩa của chúng
Phương pháp so sánh: từ các số liệu đã được xử lý, so sánh qua các năm theotừng chỉ tiêu để làm nổi bật được xu hướng thay đổi của chúng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư pháttriển Nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
- Phạm vi nghên cứu:
Về không gian: địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn 2010- 2014
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 145 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo bài khóa luận baogồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triểnnông nghiệp
Chương 2: Đánh giá công tác quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triểnnông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và
sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Chương,tỉnh Nghệ An
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
VỐN NSNN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp
1.1.1 Tổng quan về đầu tư phát triển nông nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm
- Khái niệm về đầu tư:
“Đầu tư được hiểu theo các góc độ khác nhau Hiện nay theo cách hiểu thôngdụng hoạt động đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành cáchoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai
lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả nào đó”.
(Tài liệu tham khảo- trích dẫn: Th.S Hồ Tú Linh, 2012 Bài giảng Kinh tế Đầu
tư Nhà xuất bản Đại học Huế)
- Khái niệm về đầu tư phát triển:
“Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiệntại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất(nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm
và vì mục tiêu phát triển”
(Tài liệu tham khảo- trích dẫn: Th.S Hồ Tú Linh, 2012 Bài giảng Kinh tế Đầu
tư Nhà xuất bản Đại học Huế)
Đầu tư phát triển đòi hỏi nhiều loại nguồn lực Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sửdụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cảtiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên Như vậy khi xem xét lựachọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển cần tính đúng, tính đủ cácnguồn lực tham gia
1.1.1.2 Khái niệm về Nông nghiệp và đầu tư nông nghiệp
- Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đấtđai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyênliệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồngtrọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước,đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển
- Đầu tư nông nghiệp là việc bỏ ra một lượng vốn để thực hiện các hoạt độngliên quan đến việc chăn nuôi, trồng cấy và đầu tư canh tác trên đất nhằm mục đích sảnxuất ra sản lượng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu của con người và mục đíchsinh lời
Đầu tư phát triển nông nghiệp là một trong những hoạt động thuộc lĩnh vực đầu
tư phát triển, nó rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia
1.1.1.3 Vai trò của đầu tư phát triển nông nghiệp
Nhìn một cách tổng quát: đầu tư phát triển nông nghiệp trước hết là hoạt độngđầu tư nên cũng có những vai trò chung của hoạt động đầu tư như tác động đến tổngcung và tổng cầu, tác động đến sự ổn định, tăng trưởng và phát triển, tăng cường khảnăng khoa học và công nghệ của đất nước
Ngoài ra với tính chất đặc thù riêng, đầu tư phát triển nông nghiệp là điều kiệncần thiết và trước tiên cho phát triển nền kinh tế, có những ảnh hưởng vai trò riêng đốivới kinh tế và xã hội
Đầu tư phát triển nông nghiệp góp phần tạo ra những tiền đề quan trọng không thể thiếu bảo đảm thắng lợi cho tiến trình CNH – HĐH
Nông nghiệp bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng vì nó thoả mãn nhu cầu hàngđầu của con người là nhu cầu ăn, tạo ra sự ổn định về chính trị, kinh tế và quốc phòng.Phát triển kinh tế nông thôn trước hết là phát triển kinh tế nông nghiệp một cách ổnđịnh, tạo cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là cho công nghiệp một cơ sở vữngchắc về nhiều phương diện, trước hết là về lương thực thực phẩm, C.Mac đã từng viết :
“Nhu cầu của con người trước hết là nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại” Như vậy cho dù pháttriển kinh tế đất nước đến thế nào đi chăng nữa, cho dù tỉ trọng nông nghiệp có giảmsút trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân thì nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọngkhông thể thiếu vì nó thoả mãn nhu cầu hàng đầu của con người
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17Đầu tư phát triển nông nghiệp sẽ tạo được quá trình CNH – HĐH tại chỗ
Gắn công nghiệp với nông nghiệp tại chỗ, đô thị hoá tại chỗ Vấn đề đô thị hoáđược giải quyết theo phương thức đô thị hoá tại chỗ, làm cho người lao động có việclàm tại chỗ, giảm sức ép của chênh lệch kinh tế và đời sống kinh tế giữa thành thị vớinông thôn, giữa vùng kém phát triển với vùng phát triển
Kinh tế nông thôn trong khi phát triển mạnh mẽ không chỉ nông nghiệp mà cảcông nghiệp, thương nghiệp cùng các ngành nghề khác sẽ làm cho toàn bộ nhữngngành đó chuyển mạnh sang một nền kinh tế hàng hoá phát triển
Đầu tư phát triển nông nghiệp tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo
Đối với các nước đang phát triển như nước ta hiện nay tạo công ăn việc làm và xoáđói giảm nghèo ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn luôn là trọng tâm của chiến lược pháttriển Ở khu vực nông thôn, dân số tăng đẩy nhanh số người gia nhập lực lượng lao độngtrong khi đất đai có hạn dẫn đến diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ngày càng giảm
Do đó để phát triển được bộ mặt chung của nông nghiệp nông thôn, thay vì đầu tư đủ lớn
để phát triển nông nghiệp bền vững, cần phải tập trung các nguồn lực của đất nước pháttriển mạnh công nghiệp thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp như vậy không nhữngđẩy nhanh được quá trình CNH - HĐH mà còn tạo điều kiện phát triển nông nghiệp dogiảm sức ép lên đất đai và tạo điều kiện tăng năng suất lao động Về mặt đầu tư, ngườidân địa phương tham gia làm việc tại các doanh nghiệp nông thôn có thu nhập cao hơn sẽgiúp họ đầu tư trở lại phát triển sản xuất nông nghiệp
Đầu tư phát triển nông nghiệp sẽ tạo cơ sở vật chất cho sự phát triển văn hoá ở nông thôn
Nông thôn vốn là vùng kinh tế lạc hậu với nhiều phong tục tập quán Sản xuấtphân tán, nhìn chung là còn nhiều hủ tục, ít theo pháp luật thống nhất Nông thôn cũng
là nơi truyền thống cộng đồng (cả mặt tốt và mặt xấu) còn sâu đậm Phát triển kinh tếnông thôn sẽ tạo điều kiện vừa giữ gìn, phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp, bài trừvăn hóa lạc hậu, vừa tổ chức tốt đời sống văn hoá và tinh thần
Đầu tư phát triển nông nghiệp tạo ra sự phát triển của kinh tế nông thôn gắn liền với phát triển xã hội, văn hoá, chính trị và kiến trúc thượng tầng theo định hướng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18XHCN, sẽ dẫn đến thắng lợi của CNXH ở nông thôn, góp phần quyết định đến thắng lợi của CNXH trên đất nước ta
Nông thôn có phát triển thì mối liên minh công - nông mới được thắt chặt, bảođảm đánh tan mọi thế lực âm mưu diễn biến hoà bình Một nông thôn có kinh tế vàvăn hoá phát triển, đời sống ấm no, đầy đủ vật chất, yên ổn và vui tươi về tinh thần làmột nhân tố quyết định củng cố vững chắc trận địa lòng dân, thắt chặt mối liên minhcông – nông, bảo đảm cho nhân dân ta có thể đánh bại mọi thế lực thù địch, cũng nhưtăng cường tiềm lực và sức mạnh quốc phòng – an ninh đủ sức mọi âm mưu xâm lược
vũ trang của kẻ thù dưới bất kỳ hình thức nào
1.1.1.4 Đặc điểm chung của đầu tư phát triển nông nghiệp
Do tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp, đầu tư trong nông nghiệp có nhữngđặc điểm sau:
- Trong cơ cấu vốn cố định, ngoài tư liệu lao động có nguồn gốc kỹ thuật cònbao gồm cả tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học như cây lâu năm, súc vật làm việc
- Sự tác động của vốn vào sản xuất không phải bằng cách trực tiếp mà phảithông qua đất, cây trồng vật nuôi
- Chu kỳ sản xuất dài và tính thời vụ trong nông nghiệp làm cho sự tuần hoàn vàlưu chuyển vốn đầu tư chậm chạp, kéo dài thời gian thu hồi vốn, vốn ứ đọng
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên quá trình sửdụng vốn đầu tư trong nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả
sử dụng vốn
- Năng suất ruộng đất và lao động còn thấp nên khả năng thu hút vốn là thấp.Trong khi đó, phải đầu tư vào nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, phân bón, giống nên đòi hỏi cần phải có lượng vốn lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp
- Đòi hỏi nguồn vốn lớn đủ sức tái sản xuất mở rộng, thời gian ứ đọng vốn dài
- Liên quan đến nhiều ngành
1.1.2 Tổng quan về vốn đầu tư phát triển nông nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm vốn đầu tư và vốn đầu tư phát triển nông nghiệp
Trang 19quan điểm rộng hơn, đầy đủ hơn, bao gồm cả đầu tư để nâng cao trí thức, thậm chí baogồm cả đầu tư để tạo ra nền tảng, tiêu chuẩn đạo đức xã hội, môi trường kinh doanhcũng là những đầu tư quan trọng của quá trình sản xuất.
- Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp
Là một bộ phận của nguồn lực biểu hiện dưới dạng giá trị, được thể hiện bằngcác tài sản vô hình và hữu hình, sử dụng vào mục đích đầu tư trong lĩnh vực nôngnghiệp để sinh lời
1.1.2.2 Phân loại vốn đầu tư phát triển nông nghiệp:
Vốn đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và có thể dựa trên nhiềutiêu chí khác nhau để phân loại Tuy nhiên, chúng đều được hình thành trên cơ sở huyđộng các nguồn lực trong và ngoài nước, do vậy để thuận tiện trong quá trình phântích, tìm hiểu, có thể phân nguồn vốn đầu tư thành nguồn vốn trong nước và nguồnvốn nước ngoài Nguồn vốn trong nước gồm: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốnđầu tư của doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn đầu tư từ các tổchức kinh tế và dân cư Nguồn vốn nước ngoài: nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,nguồn vốn vay, viện trợ và các nguồn vốn khác
Nguồn vốn trong nước
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi củaNhà nước đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiệntrong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Nó phảnánh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội phát sinh khiNhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc chủ yếu làkhông hoàn trả trực tiếp Nguồn vốn NSNN được hình thành từ nguồn tích lũy củangân sách và nguồn vốn tín dụng của Nhà nước.Vốn tích lũy của NSNN là phần chênhlệch giữa thu và chi NSNN Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; cáckhoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và
cá nhân; các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật ChiNSNN bao gồm: chi cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên cho quản lý hành chính,
an ninh quốc phòng, sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoahọc, thể dục thể thao… ở phần lớn các nước đang phát triển, thường xuyên xảy ra tình
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20trạng thâm hụt ngân sách do nhu cầu chi tiêu thường xuyên rất cao, trong khi nguồnthu lại rất hạn chế nên ngân sách Nhà nước không phải là nguồn vốn đầu tư chủ yếu.Như vậy, vấn đề đặt ra là Nhà nước cần lựa chọn những lĩnh vực thật sự cần thiết đểtập trung vốn đầu tư phát triển Muốn tăng tích lũy của NSNN, cần áp dụng chính sáchtăng thu và tiết kiệm chi Cần phải tích lũy NSNN ngày càng tăng mới góp phần nângcao tỷ trọng vốn đầu tư từ NSNN cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Nguồn vốn tín dụng nhà nước: là hình thức vay nợ của Nhà nước thông quakho bạc, được thực hiện chủ yếu bằng phát hành trái phiếu Chính phủ Trái phiếuChính phủ là chứng chỉ vay nợ của Nhà nước do bộ Tài Chính phát hành, có mệnh giá,lãi suất, thời hạn, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với người sở hữu tráiphiếu Theo “Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ” Nghị định số 01 - 2000/NĐ banhành ngày 13/10/2000, trái phiếu Chính phủ có các hình thức sau: trái phiếu kho bạc,tín phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư Tín phiếu kho bạc: là loại trái phiếu Chính phủ cóthời hạn dưới một năm, được phát hành với mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời củangân sách nhà nước, đồng thời tạo thêm công cụ cho thị trường tiền tệ Trái phiếu khobạc: là loại trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên, được phát hành với mục đích huyđộng vốn theo kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt.Trái phiếu đầu tư: là loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn từ một năm trở lên, baogồm: Trái phiếu huy động vốn cho từng công trình cụ thể thuộc diện ngân sách đầu tư,nằm trong kế hoạch đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt nhưng chưa được bố trí vốnngân sách trong năm kế hoạch và Trái phiếu huy động vốn để hỗ trợ đầu tư phát triểntheo kế hoạch hàng năm được Chính phủ phê duyệt Hình thức tín dụng nhà nước tuylãi suất thấp hơn so với các hình thức tín dụng khác, nhưng độ an toàn cao do có sựđảm bảo của Nhà nước nên rất dễ huy động vốn Do đó, nếu vận dụng tốt sẽ tạo ranguồn vốn đầu tư quan trọng phục vụ cho phát triển nông nghiệp
- Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước: Khu vực kinh tế nhà nướcđóng vai trò chủ đạo, định hướng phát triển kinh tế Tham gia vào những ngành, lĩnhvực then chốt, mũi nhọn để tạo đột phá trong phát triển kinh tế Ngoài ra, doanhnghiệp nhà nước - một bộ phận quan trọng của kinh tế nhà nước - kinh doanh ở lĩnhvực mà tư nhân không đủ vốn, không muốn kinh doanh vì lợi nhuận thấp, rủi ro cao,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21nhất là ở lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi Vốn đầu tư củadoanh nghiệp nhà nước được hình thành từ nhiều kênh khác nhau như: nguồn vốn dongân sách nhà nước cấp khi thành lập doanh nghiệp (nguồn vốn này có xu hướnggiảm), nguồn vốn huy động thông qua trái phiếu; lợi nhuận được phép để lại doanhnghiệp; tiền khấu hao tài sản cố định Ngoài việc hỗ trợ đầu tư trực tiếp từ ngân sáchNhà nước thì vốn của doanh nghiệp nhà nước cũng là kênh quan trọng cần huy động
để phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ nông nghiệp
- Nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian: Vốnđầu tư cho phát triển được huy động qua các ngân hàng thương mại và các tổ chức tàichính trung gian khác như công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, công ty bảohiểm… chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của xã hội Các tổ chức tín dụng vớichức năng trung gian huy động vốn từ nơi cung ứng đến nơi có nhu cầu đầu tư để giảiquyết quan hệ cung cầu về vốn đầu tư trong phạm vi toàn xã hội và là trung tâm thanhtoán trong toàn bộ nền kinh tế, sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trungvốn cho đầu tư phát triển kinh tế Ưu điểm của các tổ chức này là có thể thỏa mãnđược mọi nhu cầu về vốn của các pháp nhân và các thể nhân trong nền kinh tế, nếunhững đối tượng vay vốn chấp nhận đầy đủ quy chế tín dụng Các hình thức huy độngphong phú, đa dạng; thời gian cho vay rất linh hoạt đáp ứng nhu cầu khác nhau củangười đi vay; lĩnh vực cho vay rất rộng, liên quan đến các chủ thể và các lĩnh vực khácnhau trong nền kinh tế… là những lợi thế của hình thức tín dụng này Những ưu thế đókhiến các tổ chức này có thể thu hút, huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong nềnkinh tế với khối lượng lớn Do vậy, huy động vốn qua tín dụng ngân hàng và các tổchức tín dụng trung gian có ý nghĩa rất quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư pháttriển nông nghiệp
- Nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư: Theo xu hướngphát triển hiện nay, nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế có chiều hướng gia tăng và ngàycàng khẳng định vị trí của nó trong tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế Doanh nghiệp là tếbào của nền kinh tế, là nơi cần phải tăng cường tích tụ và tập trung vốn để đổi mới, mởrộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh và tạo vị thế trên trường quốc tế Song phần tích
tụ của từng doanh nghiệp tăng lên không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư đổi mới công
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22nghệ, mở rộng quy mô sản xuất Do đó, các doanh nghiệp phải huy động vốn bằng cáchình thức như vay tín dụng ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay lẫn nhau giữacác doanh nghiệp có vốn tạm thời nhàn rỗi, vay thông qua mua hàng trả chậm, vay thươngmại… Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (công ty cổ phần, công ty TNHH,doanh nghiệp tư nhân…) lợi nhuận sau thuế được chia làm hai phần: một phần chia chocác thành viên của công ty, một phần để lại cho doanh nghiệp Khoản lợi nhuận khôngchia này là khoản tiết kiệm của các doanh nghiệp để hình thành nên vốn đầu tư Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp này để tiến hành đầu tư còn sử dụng thêm cả phần trích từ khấu haotài sản cố định Ở nước ta hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh rađời với nhiều hình thức, quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau Các doanh nghiệp nàythường có quy mô vừa và nhỏ, tuy nhiên hoạt động rất linh hoạt, có hiệu quả và đóng gópđáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Một nguồn huy độngvốn đầu tư không thể không kể đến là nguồn huy động từ các tầng lớp dân cư Nguồn vốnđược hình thành từ tiết kiệm của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của mỗi hộ giađình Phần tiết kiệm là chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu Thu nhập nếu nhỏ hơn mứcchi tiêu sẽ không có tiết kiệm, thu nhập bằng chi tiêu thì tiết kiệm bằng không Nếu thunhập lớn hơn mức chi tiêu thì sẽ có tiết kiệm, đây chính là điều kiện để hình thành nênnguồn vốn đầu tư từ tầng lớp dân cư Trong điều kiện điểm xuất phát và khả năng tích lũy
từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, gây khó khăn cho việc khai thác các nguồn vốn trong nướcnhư ở nước ta hiện nay, thì nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài là hết sức quan trọng
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
- Đầu tư nước ngoài là việc các nhà đầu tư (pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốnhoặc bất kỳ hình thức giá trị nào khác vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạtđộng sảnxuất - kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội Tóm lại,đây là hình thức đầu tư có sự di chuyển vốn qua biên giới một quốc gia Việt Namtrong giai đoạn hiện nay mặc dù đã có sự phát triển vượt bậc so với trước đây songmức thu nhập vẫn còn thấp, do đó khả năng tiêu dùng cũng như khả năng tích lũy chưacao Trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư để hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng và xây dựng cáccông trình quan trọng nhằm phát triển kinh tế rất lớn Mặt khác, hàng hóa xuất khẩuchủ yếu là hàng nông sản và công nghiệp tiêu dùng có giá trị chưa cao, hàng hóa nhập
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23khẩu là những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại có giá trị cao, nên tìnhtrạng cán cân thanh toán bị thâm hụt, dẫn đến thiếu hụt ngoại tệ là vấn đề mà nước tađang phải đối mặt Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng trong việcgiải quyết vấn đề nan giải trên Nguồn vốn nước ngoài thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mở ra nhiều ngành nghề, nhiều sảnphẩm mới đa dạng, phong phú, đẩy mạnh xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ cho nhànước; đồng thời dẫn nhập những công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến vào việcphát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
1.1.2.3 Các hình thức đầu tư phát triển nông nghiệp
Vấn đề đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn luôn được Nhà nước quan tâm.Trước hết cần khẳng định rằng vốn đầu tư cho Nông nghiệp từ ngân sách Nhà nướcđóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế Nông nghiệp và Nông thôn.Vốn Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp có vai trò to lớn, giúp tăng cường năng lực sảnxuất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Mặt khác, do đặc điểm của đầu tư trong nôngnghiệp là khả năng thu hồi vốn chậm hoặc không có khả năng thu hồi vốn, rủi ro caonên không thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực này Vốn ngân sách đóng vai trò
đi tiên phong, mở đường để thu hút các nguồn vốn khác thông qua các hình thức: tạo
ra cơ sở hạ tầng tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp đồng thời tạo cho các nhàđầu tư có cảm giác yên tâm hơn đầu tư vào nông nghiệp khi có sự tham gia của Nhà nước
Vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu đầu tư cho thuỷ lợi, chuyển dịch cơ cấu sảnxuất, đầu tư vào các công trình trồng rừng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân
Vốn đầu tư là vấn đề then chốt để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Vì vậy, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp là một yêu cầu khách quan Yêu cầu đó là:Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các cơ sở nghiên cứu và thực nghiệm khoa học
kỹ thuật, đào tạo cán bộ và công nhân lành nghề, nâng cao dân trí Động lực của sựtăng trưởng kinh tế là lợi ích vật chất Và lợi ích vật chất không chỉ được tạo ra trongngành trồng trọt, chăn nuôi (nông nghiệp thuần tuý), mà quan trọng hơn là được tạo ra
từ lâm nghiệp, thuỷ sản (nông nghiệp mở rộng có gắn với đất đai) và công nghiệp,dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống trên địa bàn nông thôn Bởi vậy, ở bất cứ mộtquốc gia nào, khi nói đến đầu tư cho nông nghiệp thì phải nói đến đầu tư cho nông
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24thôn nói chung, trước hết là các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, sảnxuất vật liệu xây dựng, sửa chữa nhà ở, chế tạo và sửa chữa nhỏ máy móc, công cụtiểu thủ công nghiệp, các dịch vụ cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm nông thôn, dịch
vụ y tế, bảo vệ sức khoẻ, đi lại, học hành, giải trí, thông tin liên lạc
Ngày nay, không nước nào tách nông nghiệp ra khỏi nông thôn và vì vậy đầu tưcho nông nghiệp cũng gắn với đầu tư thông qua các hình thức khác như hướng dẫnmiễn phí về kỹ thuật sản xuất, kinh doanh, tổ chức bán vật tư nông nghiệp với giáthấp, bồi dưỡng kinh nghiệm sản xuất và hỗ trợ một phần vốn đầu tư ban đầu để nôngdân nghèo có thể tự đi lên Cụ thể như sau:
- Đầu tư cho cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển của một quốcgia trong đó có Việt Nam, nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế xã hội của đất nước Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: đầu tư cho thuỷ lợi,
hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm xá, hệ thống thông tin liên lạc, khotàng, bến bãi, chợ, hệ thống cung cấp nước sạch
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là đầu tư có tác động kép, nó không chỉ là động lực đểchuyển dịch cơ cấu nông thôn mà còn kéo theo sự thu hút đầu tư vào khu vực này Cơ
sở hạ tầng càng hoàn thiện thì quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn và sảnxuất nông nghiệp càng có điều kiện mở rộng và nâng cao hiệu quả bởi vì cơ sở hạ tầngtốt không chỉ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, giảm giá thành sản xuất mà còn hạn chếcác rủi ro trong đầu tư Thực tế cho thấy, những địa phương nào mà cơ sở hạ tầng yếukém thì khó thu hút các nhà đầu tư và khi không thu hút được các nhà đầu tư thì khảnăng cải tạo cơ sở hạ tầng càng hạn chế tạo nên một vòng luẩn quẩn là vùng nào cơ sở
hạ tầng yếu kém thì ngày càng tụt hậu tạo nên sự phát triển không đồng đều giữa các vùng
Đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn là rất quan trọng nhưng cần lượng vốn lớn.Tuỳ theo khả năng của ngân sách, nhà nước đầu tư toàn bộ hoặc nhà nước và nhân dâncùng làm để xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất, tạo tiền
đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Trong quá trình thực hiện cần kiểm tra, giámsát và có những biện pháp nhằm quản lý tốt vốn bỏ ra để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25- Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp bao gồm hai bộ phận chính là trồng trọt và chăn nuôi Vìvậy, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp là phải đồng thời đầu tư vào hai lĩnh vực này
Để sản xuất nông nghiệp phát triển trước hết ta phải quan tâm đến đầu vào củasản xuất nông nghiệp bao gồm: đất đai, giống, phân bón Muốn vậy, ta phải lựa chọngiống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi với cácđiều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu
Đối với ngành trồng trọt, giống chỉ là một trong những yếu tố quyết định đếnnăng suất cây trồng, ngoài ra, nó còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như đất,nước, các điều kiện tự nhiên Vì vậy, đầu tư cho trồng trọt là phải đầu tư cải tạo đất tốt,đầu tư nghiên cứu giống tốt, đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, đầu tư muaphân bón, thuốc trừ sâu
Trong lĩnh vực chăn nuôi, để phát triển được cần đầu tư để mua giống tốt, xâydựng các cơ sở vật chất cần thiết, có chế độ cho ăn phù hợp
Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đầu vào, coi trọng sản xuất mà xem nhẹ đầu ra thìsản phẩm sản xuất ra tiêu thụ sẽ gặp khó khăn, sản xuất chậm phát triển Vì vậy, mộttrong những biện pháp thúc đẩy sản xuất phát triển là quan tâm đến đầu ra của sảnphẩm, đến thị trường tiêu thụ của sản phẩm đó
Một trong những hình thức này là đầu tư qua giá mua vật tư và bán nông sảncủa các hộ sản xuất Các hộ sản xuất được mua vật tư, xăng dầu phục vụ sản xuất vớigiá ổn định và thấp và được bán nông sản hàng hoá và sản phẩm ngành nghề dịch vụ ởnông thôn với giá cao và ổn định Nhà nước bù lỗ phần chênh lệch giữa giá thị trườngvới giá thu mua hoặc giá bán của nhà nước cho hộ sản xuất
Đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ các nông sản và hàng hoá sản xuất tại địabàn nông thôn bao gồm: xây dựng hệ thống chợ nông thôn, tổ chức mạng lưới thu muanông sản từ các hộ sản xuất, xây dựng hệ thống kho tàng dự trữ, bảo quản nông sảnphẩm, quảng cáo và tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước
Thị trường là đầu ra nên càng thông thoáng thì sản xuất càng có điều kiện pháttriển nhanh Ở các nước đang phát triển thường ít quan tâm đến vấn đề thị trường nênnông nghiệp vẫn phát triển trong thế không ổn định, tốc độ tăng trưởng thấp trong khi
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26đó những nước có nền nông nghiệp hàng hoá phát triển nay cũng là những nước biếtđầu tư thoả đáng cho nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.
- Đầu tư nghiên cứu và triển khai tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
Cách mạng khoa học kỹ thuật đã trở thành một yếu tố của lực lượng sản xuất.Tăng trưởng kinh tế và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp cũngphải bắt đầu từ khoa học kỹ thuật Đầu tư cho khoa học kỹ thuật là phương hướng đầu
tư sớm đem lại hiệu quả nhất trong trồng trọt và chăn nuôi Tuy nhiên, yếu tố này còntuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí và yếu tố thiênnhiên Ảnh hưởng của đầu tư cho tăng trưởng kinh tế trước hết được thể hiện ở đầu tưcho khoa học kỹ thuật Vì vậy, nâng tỷ trọng đầu tư cho khoa học kỹ thuật trong tổng
số vốn đầu tư cho nông nghiệp là một xu hướng phổ biến ở các nước hiện nay, kể cảcác nước đang phát triển
Tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp có nội dung rộng lớn, liên quanđến sự phát triển của tất cả các yếu tố, bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất của ngànhnày Nhìn chung, chính phủ các nước đều quan tâm đến đầu tư cho nghiên cứu, triểnkhai, mời chuyên gia đến trao đổi kinh nghiệm, nhập nội các giống tốt và quá trìnhcông nghệ tiên tiến, cử cán bộ đi đào tạo nước ngoài, chi phí tập huấn, chuyển giaocông nghệ đến hộ nông dân, đến đồng ruộng, khuyến nông
Nội dung chủ yếu bao gồm:
Thuỷ lợi hoá nông nghiệp: là tiến bộ khoa học công nghệ liên quan đến vấn
đề nước của sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn nhằm cải tạo và chinh phụcthiên nhiên trên cơ sở nhận thức quy luật tự nhiên Đầu tư xây dựng các công trìnhthuỷ nông theo các hướng chủ yếu là đầu tư xây dựng phát triển các hệ thống thuỷnông mới, đầu tư khôi phục, sửa chữa lớn và nâng cấp các hệ thống thuỷ nông đangvận hành đã hết hạn sử dụng, đầu tư ứng dụng các thành tựu công nghệ mới vào sảnxuất, trợ giá dịch vụ thuỷ nông trong các trường hợp thiên tai, trợ cấp đầu tư phát triểnthuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng xã
Cơ giới hoá nông nghiệp: là quá trình thay thế công cụ thủ công thô sơ bằngcông cụ lao động cơ giới, thay thế động lực người, gia súc bằng động lực của máymóc, thay thế phương pháp sản xuất thủ công, lạc hậu bằng phương pháp sản xuất với
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27kỹ thuật cao Để tiến hành cơ giới hoá nông nghiệp cần phải đầu tư mua máy móc,thiết bị phục vụ sản xuất Tuy nhiên, do đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam làlao động thủ công là chính nên cần đầu tư đào tạo lực lượng lao động nông nghiệp để
họ có khả năng sử dụng máy móc thiết bị, công nghệ trong quá trình sản xuất
Điện khí hoá nông nghiệp, nông thôn: Là một tiến bộ khoa học công nghệ trongviệc sử dụng nguồn điện năng vào các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống nông thôn.Tiến hành điện khí hóa nông thôn là bên cạnh các sở điện lực do Trung ương quản lý, cầnđầu tư xây dựng các trạm thuỷ điện vừa và nhỏ kết hợp với nhiệt điện, xây dựng mạnglưới điện nông thôn để phục vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân Cần giáo dụccho mọi người ý thức tiết kiệm điện, nắm bắt được tối thiểu về kỹ thuật điện, sử dụng antoàn điện cho các cơ sở dùng điện ở nông thôn, đặc biệt là hộ nông dân
Hoá học hoá nông nghiệp: Là quá trình áp dụng những thành tựu của ngànhcông nghiệp hoá chất phục vụ cho nông nghiệp bao gồm việc sử dụng các phương tiệnhoá học vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống ở nông thôn Nội dungcủa hoá học hoá là: bổ sung, tăng cường cung cấp thức ăn cho cây trồng vật nuôi bằngviệc sử dụng các loại phân bón hoá học, thức ăn gia súc có bổ sung các nguyên tố vi lượng,
sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Sinh học hoá nông nghiệp: Là quá trình nghiên cứu và áp dụng những thànhtựu về khoa học sinh vật và khoa học sinh thái vào nông nghiệp nhằm nâng cao năngsuất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái Như vậy, cần nghiên cứu, pháthiện và nắm chắc các quy luật phát sinh và phát triển của cá thể và quần thể để nghiêncứu ra giống vật nuôi cây trồng phù hợp với quy luật và điều kiện tự nhiên của nước ta
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ, chuyên gia giỏi cho lĩnhvực nông nghiệp với đủ ngành nghề, từ kỹ thuật đến quản lý, có chính sách khoa học
kỹ thuật phù hợp sẽ tạo ra hành lang thu hút các nguồn đầu tư khoa học kỹ thuật vàonông nghiệp
- Các hình thức đầu tư khác
Đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến sản phẩm của nông nghiệp như nhàmáy đường, dệt, chế biến chè tức là hỗ trợ quá trình tiêu thụ sản phẩm đầu ra củanông nghiệp - đây là hình thức đầu tư gián tiếp vào nông nghiệp Ngoài ra, trợ giúp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28vốn cho nông dân nghèo là giải pháp tăng nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Thực tế cho thấy đầu tư cho hộ nghèo là cầnthiết để tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội.
Đầu tư vốn của nhà nước để phát triển nông nghiệp và nông thôn được thựchiện qua chính sách thuế sử dụng đất và thuế doanh thu Đối với các nước đang pháttriển, nguồn thu ngân sách chủ yếu vẫn dựa vào thuế nông nghiệp Chính sách giảmhoặc miễn thuế nông nghiệp được coi là một khoản đầu tư cho nông nghiệp Ngoài ra,nhà nước đầu tư khai hoang và xây dựng cơ sở hạ tầng sau đó chuyển giao cho nôngdân nghèo từ nơi khác đến lập nghiệp là chính sách tạo thêm việc làm, tăng thu nhậpcho nông dân nghèo, phân bố lại dân cư và lao động trên các vùng lãnh thổ làm chosản xuất phát triển, rút ngắn chênh lệch giữa các vùng, các hộ nông dân với nhau, sảnphẩm xã hội được tạo ra nhiều hơn
1.1.3 Tổng quan về vốn ngân sách Nhà nước
1.1.3.1 Khái niệm vốn ngân sách Nhà nước
Người ta đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách Nhà nước, tùy theo trườngphái và lĩnh vực nghiên cứu Điều 1, Luật của Quốc hội Nước cộng hòa Xã hội chủnghĩa Việt Nam số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 về ngân sách Nhà nước định nghĩa:
“ Ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán
đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảothực hiện các chức năng và nhiệm vị của nhà nước”
“ Thu ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế lệ phí các khoản thu
từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhâncác khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật”
“ Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảođảm quốc phòng an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhànước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”
1.1.3.1 Vai trò của vốn ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển nông nghiệp
Vốn Nhà nước đầu tư phát triển nông nghiệp có vai trò to lớn, giúp tăng cườngnăng lực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đóng vai trò đi tiên phong, mởđường để thu hút các nguồn vốn khác thông qua các hình thức: tạo ra cơ sở hạ tầng tốt,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp đồng thời tạo cho các nhà đầu tư có cảm giácyên tâm hơn đầu tư vào nông nghiệp khi có sự tham gia của Nhà nước Vốn ngân sáchNhà nước chủ yếu đầu tư cho thuỷ lợi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đầu tư vào cáccông trình trồng rừng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân Ngoài ra còn có các vaitrò cụ thể:
- Một là, góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp
Đối với các nước đang phát triển, vốn đầu tư đóng vai trò như một “cú hích banđầu”, tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế Thiếu vốn là căn bệnh kinh niên của nềnkinh tế các quốc gia này Để điều trị căn bệnh đó không có cách nào tốt hơn là phải tăngcường thu hút, huy động vốn, khơi thông các dòng chảy của vốn và hướng chúng vàođầu tư phát triển kinh tế Giáo sư Paul A Samuelson đã chỉ ra vòng đói nghèo luẩnquẩn mà nền kinh tế các nước đang phát triển gặp phải Thu nhập thấp là nguyên nhândẫn đến tiết kiệm thấp, đầu tư thấp; tiết kiệm và đầu tư thấp sẽ cản trở quá trình pháttriển của vốn, làm cho tỷ lệ tích lũy vốn thấp, không đủ vốn cho hoạt động đầu tư; vốnđầu tư không đủ cho nhu cầu sản xuất sẽ dẫn đến năng lực sản xuất giảm, từ đó đưa đếnmột kết quả là thu nhập bình quân thấp Chu trình ấy lặp đi lặp lại cho đến khi các quốcgia này tìm ra cách phá vỡ một trong các mắt xích của nó Một trong những khâu quantrọng trong vòng tròn luẩn quẩn đó chính là vốn dành cho đầu tư phát triển Như vậy,huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, tăng vốn đầu tư cho nền kinh tếđược xem như một biện pháp ưu việt nhất tạo nên bước đột phá nhằm tạo đà cho tăngtrưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, từ đó phá vỡ cấu trúc của vòng đói nghèo luẩn quẩn
- Hai là, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH
Sự phân bố phát triển không đồng đều giữa các vùng trên lãnh thổ quốc gia,chênh lệch giàu nghèo là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm Vốn đầu tư
có tác dụng giải quyết những mặt mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưanhững vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo Đồng thời, nó cũng giúpcác khu vực kém phát triển này phát huy được lợi thế, khơi dậy tiềm năng để phát triểnnhanh hơn, toàn diện hơn, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, tạo nên sự tiến bộchung cho cả đất nước
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30- Ba là, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp thúc đẩy đầu tư thay thế nông cụ thô
sơ truyền thống, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, kỹ thuật, nâng cao chất lượng, sản lượng nông phẩm và tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hóa và đầu tư là điều kiện tiên quyếtcho sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ Để có một nền công nghệ cao có
2 con đường cơ bản: một là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ, hai là nhập côngnghệ từ nước ngoài Dù thực hiện theo con đường nào vốn đầu tư cũng là yếu tố quantrọng không thể thiếu Vốn đầu tư giúp người nông dân đầu tư thay thế nông cụ thô sơ,đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất Từ đó,vốn đầu tư là điều kiện cần thiết để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng vàtăng sản lượng nông phẩm Trong nền kinh tế thị trường với sức ép cạnh tranh ngàycàng gay gắt như hiện nay, một quốc gia nếu không áp dụng các thành tựu tiến bộ củakhoa học công nghệ, không hiện đại hóa, thay thế các máy móc, nông cụ thô sơ, sảnphẩm sẽ không thể giành được vị thế và sức cạnh tranh lớn trên trường quốc tế
- Bốn là, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp góp phần phát triển nguồn nhân
lực, tạo thêm nhiều việc làm mới cho nền kinh tế và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Con người là yếu tố trung tâm, cũng là mục tiêu của mọi sự phát triển Theocác nhà kinh tế, chi cho giáo dục (vốn đầu tư vào sự nghiệp giáo dục) cũng là mộtdạng đầu tư “Không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn hơn như đầu tư vào nguồn
nhân lực, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục” (Garry Becker) Trình độ, năng lực và kỹ
năng của người lao động có đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng của mộtquốc gia Con người được trang bị kiến thức tốt hơn thì hiệu quả làm việc sẽ tốt hơn,năng suất lao động cao hơn Đặc biệt, trong môi trường làm việc đa phần sử dụng cácmáy móc thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ kỹ thuật cao như hiện nay, lao độngcần có chất lượng cao là điều kiện tất yếu Hơn nữa, chi phí thuê lao động nướcngoài thường cao hơn rất nhiều so với lao động trong nước Do vậy, việc đào tạo laođộng ở các địa phương cả về kỹ năng và trình độ là hết sức cần thiết Vốn đầu tư sẽgiúp giải quyết vấn đề phát triển nguồn nhân lực này Mặt khác, các nhà đầu tư luônmong muốn đầu tư vào những quốc gia mà người lao động có chuyên môn cao để tiếtkiệm chi phí cho việc đào tạo Vì thế, trong điều kiện hiện nay, chất lượng và trình
độ lao động của các nước là một tiêu chí quan trọng để thu hút các doanh nghiệp có
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31vốn đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư Do vậy, để thu hút được các nhà đầu tư nướcngoài, Chính phủ các nước cần có kế hoạch dành ra một quỹ ngân sách nhất định chođào tạo phát triển nguồn nhân lực trong nước Đầu tư tạo ra tăng trưởng kinh tế vàbản thân tăng trưởng kinh tế tác động trực tiếp đến việc góp phần giải quyết có hiệuquả các vấn đề xã hội như: thất nghiệp, lạm phát, xóa đói giảm nghèo, giảm khoảngcách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện đền ơn đáp nghĩa, bảo hiểm xã hội
và các hoạt động từ thiện, do đó có thể cải thiện môi trường sống của xã hội Vốnđầu tư góp phần mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều cơ sở kinh doanh, trực tiếpthu hút một số lượng lớn lao động tham gia, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân.Như vậy, vốn đầu tư phát triển ngoài phát triển nguồn nhân lực còn tạo thêm nhiềuviệc làm mới cho nền kinh tế và cải thiện cuộc sống của người lao động Giải quyếttốt các vấn đề xã hội chính là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra sự pháttriển bền vững trong tương lai
1.1.3.2 Nội dung thu ngân sách Nhà nước
Thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏamãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan
hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động cácnguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn cácnhu cầu chi tiêu của mình Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy độngvào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượngnộp Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước
- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32 Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế;biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất
Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trựctiếp là chủ yếu
1 Thu thuế
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật quy định đối vớicác pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước Thuế phảnánh các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ tàichính giữa nhà nước với các pháp nhân và thể nhân trong phân phối các nguồn tàichính và là công cụ cơ bản thực hiện phân phối tài chính
2 Phí và lệ phí
Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối giá, nghĩa
là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà nước khi họhưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp So với thuế, tính pháp lý của phí và lệphí thấp hơn nhiều Phí gắn liền với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu
tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởngnhững lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân vàpháp nhân
3 Các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước
Các khoản thu này bao gồm:
Thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế có vốn góp thuộc sởhữu Nhà nước
Tiền thu hồi vốn tại các cơ sở của Nhà nước
Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước
4 Thu từ hoạt động sự nghiệp
Các khoản thu có lãi và chênh lệch từ các hoạt động của các cơ sở sự nghiệp cóthu của Nhà nước
5 Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phânphối lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Các nguồn thu từ bán hoặccho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.
6 Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản
Các khoản thu này cũng là một phần thu quan trọng của thu ngân sách Nhànước và được pháp luật quy định
1.1.3.3 Nội dung chi ngân sách Nhà nước
Chi ngân sách Nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách Nhànước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định
Chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã đượctập trung vào ngân sách Nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng Do đó, chingân sách Nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng màphải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năngcủa Nhà nước
Nội dung cơ bản :
- Chi đầu tư phát triển: Nhà nước đầu tư xây dựng những công trình thuộc kếtcấu hạ tầng, các ngành kinh tế mũi nhọn, tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xãhội nói chung, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đầu tư cácngành kinh tế khác
- Chi thường xuyên: Bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền vớichức năng quản lý xã hội của nhà nước, khoản chi này được phân thành hai bộ phận:một bộ phận vốn được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cư về phát triển văn hóa
xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp đến thu nhập và nâng cao mức sống của dân cư vàmột bộ phận phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội chung của Nhà nước
- Chi đầu tư phát triển nông nghiệp
Chi đầu tư nông nghiệp bao gồm chi đầu tư thủy lợi, giao thông nông thôn, kiên
cố hóa kênh mương (bao gồm cả hỗ trợ đầu tư thủy lợi, giao thông nội đồng), hạ tầnglàng nghề ở nông thôn, hạ tầng nuôi trồng thủy sản và các nội dung đầu tư khác liênquan đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 341.1.3.4 Yêu cầu đối với quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp
Nguyên tắc công khai minh bạch
Về mặt chính sách, thu chi NSNN là một chương trình hoạt động của Chính phủđược cụ thể hoá bằng số liệu NSNN phải được quản lý rành mạch, công khai để mọingười dân có thể biết nếu họ quan tâm Nguyên tắc công khai của NSNN được thểhiện trong suốt chu trình NSNN và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham giavào chu trình NSNN
Nguyên tắc rõ ràng trung thực chính xác
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý NSNN Nội dungcủa nguyên tắc này là: Mọi khoản thu, chi phải được ghi đầy đủ vào kế hoạch NSNN, mọikhoản chi phải được vào sổ và quyết toán rành mạch Chỉ có kế hoạch ngân sách đầy đủ,trọn vẹn mới phản ánh đúng mục đích chính sách và đảm bảo tính minh bạch của các tàikhoản thu, chi Nguyên tắc này là cơ sở, tạo tiền đề cho mỗi người dân có thể nhìn nhậnđược chương trình hoạt động của Chính quyền địa phương và chương trình này phải đượcphản ánh ở việc thực hiện chính sách tài chính địa phương
Nguyên tắc này đòi hỏi NSNN được xây dựng rành mạch, có hệ thống, các dựtoán thu, chi phải được tính toán một cách chính xác và phải đưa vào kế hoạch ngânsách; không được che đậy và bào chữa đối với tất cả các khoản thu, chi NSNN; khôngđược phép lập quỹ đen, ngân sách phụ
Nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách
Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN bắt nguồn từ yêu cầu tăng cường sứcmạnh vật chất của NN Biểu hiện cụ thể sức mạnh vật chất của NN là thông qua hoạt độngthu - chi của NSNN Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN được thể hiện: mọikhoản thu - chi của NSNN phải tuân thủ theo những quy định của Luật NSNN và phảiđược dự toán hàng năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Tất cả các khâu trongchu trình NSNN khi triển khai thực hiện phải đặt dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quanquyền lực Nhà nước Hoạt động NSNN đòi hỏi phải có sự thống nhất với hoạt động kinh
tế, xã hội của huyện Hoạt động kinh tế, xã hội của huyện là nền tảng của hoạt độngNSNN cấp huyện Hoạt động NSNN phục vụ cho hoạt động kinh tế, xã hội, đồng thời làhoạt động mang tính chất kiểm chứng đối với hoạt động kinh tế, xã hội
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35 Nguyên tắc cân đối ngân sách
Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ cácnguồn thu bù đắp UBND và HĐND luôn cố gắng để đảm bảo cân đối nguồn vốn bằngcách đưa ra các quyết định liên quan tới các khoản chi để thảo luận và cắt giảm nhữngkhoản chi chưa thực sự cần thiết, đồng thời nỗ lực khai thác mọi nguồn thu hợp lý mànền kinh tế có khả năng đáp ứng
1.1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp
- Công tác lập các dự án đầu tư
Các dự án đầu tư từ NSNN được lập hằng năm phải đảm bảo đúng đối tượngđầu tư và được cấp có thẩm quyền phê duyệt Các dự án đầu tư được lập với chấtlượng cao sẽ góp phần tăng cường quản lý vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp.Chất lượng công tác lập dự án đầu tư được thể hiện ngay từ chủ trương đầu tư: đặcđiểm đầu tư, quy mô đầu tư, theo đúng quy hoạch ngành vùng lãnh thổ Làm tốt côngtác thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư, không những đem lại nguồn lợi lớncho xã hội mà còn giúp cho chất lượng công tác đầu tư ngày càng được nâng cao
- Công tác quy hoạch và kế hoạch đề ra
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì công tác quy hoạch kế hoạch phải xuấtphát từ nhu cầu phát triển kinh tế Mục đích đầu tư cuối cùng của hoạt động đầu tưphát triển nông nghiệp là tiếp tục cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành nôngnghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhưng cũngnhấn mạnh những lợi ích kinh tế của đầu tư
- Công tác thanh toán vốn đầu tư
Công tác thanh toán VĐT phải luôn đảm bảo thực hiện đung quy trình và quyđịnh về quản lý VĐT Trên cơ sở hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, đúng quy định,đúng đơn giá do Nhà nước quy định đảm bảo điều kiện cấp thanh toán Thực hiên tốtquy trình kiểm soát, thanh toán đảm bảo đúng trình tự, đúng nội dung và đúng quyđịnh cụ thể trách nhiệm của mỗi cá nhân Công tác thanh toán VĐT thực hiện đúngquy trình sẽ tránh được tình trạng ách tắc trong quá trình giải ngân làm cho khối lượngVĐT được chu chuyển nhanh và sớm phát huy hiệu quả
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36- Công tác báo cáo quyết toán, thanh tra
Khi dự án đầu tư hoàn thành sẽ được nghiệm thu, quyết toán VĐT hoàn thành đểgiao cho đơn vị sử dụng quản lý nhằm bảo toàn vốn và phát huy hiệu quả VĐT Do vậy,toàn bộ VĐT thực hiện dự án được nghiệm thu và báo cáo quyết toán để thẩm tra phêduyệt Kết quả của khâu thẩm tra chính xác trước khi phê duyệt có tác dụng ngăn chặnthất thoát, lãng phí VĐT Công tác thẩm định báo cáo quyết toán là khâu quyết định cuốicùng trước khi dự án hoàn thành bàn giao và đưa vào thực hiện, nó có tác dụng phản ánhchính xác kịp thời, đầy đủ giá trị thực của một tài sản hữu hình thuộc sở hữu nhà nước, nóđánh giá được chất lượng của dự án Thanh tra kiểm tra quá trình sử dụng VĐT là khâu vôcùng khó khăn phức tạp, phải kiểm tra, kiểm soát tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư,phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng gây thất thoát lãng phí trong tất cả các khâu củaquá trình đầu tư
- Cơ chế chính sách kinh tế
Các chính sách kinh tế là nhóm các yếu tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sửdụng VĐT Đó là chính sách dịch vụ thương mại, chính sách đầu tư… Các chính sáchđiều tiết kinh tế vĩ mô, vi mô như chính sách tài khóa Chính sách tiền tệ, tỷ giá hốiđoái, chính sách khấu hao… Chính sách góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý,tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, VĐTđược sử dụng có hiệu quả cao hay thấp Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vựcđầu tư làm tạo ra một cơ cấu đầu tư nhất định, làm cơ sở hình thành một cơ cấu kinh tếhợp lý hay không, làm tăng hoặc giảm thất thoát VĐT
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp
Giải ngân hết vốn đầu tư
Chỉ tiêu tiến bộ và quy mô giải ngân vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp:tiến độ giải ngân được tính bằng tỉ số vốn đã giải ngân trong tổng số vốn kế hoạchđược giao hàng năm, thường được tính theo tỉ lệ % và được tính bằng công thức
Tỉ lệ giải ngân vốn =
Tổng số vốn đã giải ngân
100%
Tổng số vốn thông báo kế hoạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả giải ngân nguồn vốn của cảnước, một ngành hoặc địa phương tại một thời điểm Chỉ số này cũng phản ánh tổnghợp nhiều yếu tố, công đoạn, nhiều chủ thể liên quan mà kết quản cuối cùng thể hiện ởkhối lượng nông sản và dự án nông nghiệp hoàn thành được giải ngân.
Chỉ số này có ưu điểm là cách lấy số liệu thống kê tính toán đơn giản, dễ thực hiện,
dễ kiểm tra có thể so sánh với nhau trong toàn quốc hoặc trong một địa phương, mộtngành Cũng có thể dùng để phân tích, so sánh hoạt động kinh tế trong một thời kỳ hoặcnhiều thời kỳ với nhau Tuy nhiên chỉ tiêu này có hạn chế, nó phù hợp với việc đánh giátổng hợp ở các địa phương, ngành nhưng không phù hợp với từng cơ quan đơn vị thamgia một mảng công việc sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp
Quản lý vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp theo đúng kế hoạch
Quản lý vốn đầu tư phải phù hợp với từng bước của quá trình đầu tư, hạn chếbội chi hoặc chi không hết Tránh việc chồng chéo không theo bản kế hoạch chi tiêu vềngân sách của vốn
Nguồn vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp phải được quản lý cho phùhợp từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư
Ngay từ khâu lập kế hoạch đầu tư phải dự báo các ngành, các lĩnh vực cần tậptrung đầu tư; xác định cụ thể các danh mục đầu tư và kế hoạch VĐT phù hợp với quyhoạch, kế hoạch, cơ cấu ngành, vùng Như vậy mới hạn chế được tình trạng đầu tư dàntrải, thiếu đồng bộ, gây thất thoát và lãng phí VĐT
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua báo cáođầu tư, dự án đầu tư và thẩm duyệt dự án đầu tư, thẩm định các báo cáo nghiên cứukhả thi, báo cáo thiết kế kỹ thuật và quyết định đầu tư Làm tốt công tác chuẩn bị đầu
tư sẽ tạo điều kiện quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn
Ở giai đoạn thực hiện đầu tư, Nhà nước thực hiện chặt chẽ thông qua việc phêduyệt quyết định đấu thầu, kết quả đấu thầu, giám sát quá trình thực hiện đầu tư, phêduyệt quyết toán đầu tư
Giai đoạn kết thúc đầu tư, Nhà nước thực hiện thông qua việc nghiệm thu bàngiao mô hình, công trình Nhà nước quản lý chặt chẽ vốn NSNN đầu tư phát triển nông
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38nghiệp trên cở sở tính toán tổng mức thu, mức chi ngân sách xác định chi vào mụcđích đầu tư nông nghiệp.
Tỷ lệ chi đầu tư nông nghiệp/ chi ngân sách
Chỉ tiêu này được tính toán bằng tỉ số VĐT nông nghiệp trong tổng số chiNSNN, thường được tính theo tỷ lệ % và được xác định theo công thức:
Tỷ lệ chi đầu tư NN/
Tổng chi VĐT Nông nghiệp
100%Tổng chi vốn NSNN
Chỉ tiêu này cho biết lượng VĐT đầu tư phát triển nông nghiệp chiếm bao nhiêuphần trăm trong tổng số vốn NSNN của một địa phương, một huyện hay một tỉnh
Chỉ số này có ưu điểm là cách lấy số liệu thống kê tính toán đơn giản, dễ thựchiện, dễ kiểm tra, đảm bảo tính trung thực cao có thể so sánh với nhau trên toàn quốchoặc trong một địa phương Cũng có thể dùng để phân tích, so sánh hoạt động kinh tếtrong một thời kỳ với nhau
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp
1.2.1.Kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển nông nghiệp ở huyện Nam Đàn
Công tác lập dự toán hàng năm:
Hàng năm cùng với việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện,việc lập dự toán NS năm cũng được thực hiện theo quy định của Luật NSNN Sau khinhận được quyết định giao nhiệm vụ thu chi của UBND tỉnh, phòng Tài chính - Kếhoạch huyện thực hiện tham mưu cho UBND huyện trình HĐND huyện quyết định dựtoán thu, chi NS Căn cứ Nghị quyết của HĐND, UBND huyện quyết định giao nhiệm
vụ thu, chi cho từng cơ quan trực thuộc, các đơn vị thụ hưởng NS trên địa bàn PhòngTài chính - Kế hoạch huyện xem xét quyết toán NS năm trước của các đơn vị trựcthuộc huyện quản lý, dự toán thu do chi cục thuế lập được xác định trên cơ sở tăngtrưởng kinh tế và các chỉ tiêu có liên quan, dự toán thu chi của NS các xã, thị trấn Lập
dự toán thu chi NS huyện, dự toán các khoản kinh phí uỷ quyền trình UBND huyện đểbáo cáo thường trực HĐND cấp huyện Nhìn chung hàng năm công tác lập dự toánngân sách đã đi vào ổn định đúng theo các hướng dẫn quy trình của Sở Tài chính giao
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 39Công tác lập dự toán NSNN đã dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn địnhmức cụ thể về thu, chi tài chính Nhà nước và thể hiện được đầy đủ và đúng đắn cácquan điểm chủ yếu của chính sách tài chính huyện như: trật tự và cơ cấu động viên cácnguồn thu, thứ tự và cơ cấu bố trí các nội dung chi tiêu.
Nhưng bên cạnh đó bản dự toán ngân sách vẫn chưa bám sát kế hoạch phát triểnkinh tế, xã hội Bản dự toán vẫn chưa luận giải được các mục tiêu chi cho công cuộcphát triển kinh tế xã hội và chưa tính toán đầy đủ các khoản thu sẽ dựa trên tăngtrưởng kinh tế
Công tác chấp hành dự toán ngân sách
- Công tác thu ngân sách
Công tác chỉ đạo, điều hành chấp hành dự toán các nguồn thu được củng cố và
có nhiều đổi mới Công tác tổ chức thực hiện dự toán thu được kiện toàn một bước vàluôn được các cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm đúng mức
Nhìn chung lực lượng được giao thu ngân sách đã có nhiều cố gắng trong việc
tổ chức thu; cơ quan quản lý thu đã phối hợp với các ngành, các xã và thị trấn triểnkhai đồng bộ các biện pháp tổ chức thu, nghiệp vụ quản lý thu, thực hiện thu dứt điểmcác khoản thu tồn đọng, tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh kịp thời mức thu chophù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh; thực hiện tốt việc ký hợp đồng uỷ nhiệmthu cho các xã, thị trấn; các xã trực tiếp tổ chức, quản lý thu, nắm rõ được nguồn thuđối tượng thu
Công tác quản lý và khai thác nguồn thu có nhiều tiến bộ, có sự phối hợp chặtchẽ giữa các ngành các cấp trong việc tăng cường chỉ đạo tập trung thu các nguồn thutrong dự toán và các nguồn thu mới
Tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh trên địa bàn và đã
xử phạt nặng nhiều hộ kinh doanh không đăng ký, kinh doanh không đúng mặt hàng,ngành hàng, hoặc trốn lậu thuế
Công tác quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ được triển khai thực hiện tốttheo quy định của Nhà nước, trong quá trình thực hiện cơ quan thuế thường xuyênkiểm tra, uốn nắn những sai sót của các hộ sử dụng hoá đơn chứng từ; nên việc quản
lý thu thuế đối với các hộ sử dụng hoá đơn đạt kết quả thu cao
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40Công tác tuyên truyền về quản lý tài chính ngân sách được chú trọng đã tạo chocác đối tượng nộp thuế dần có thói quen tự giác kê khai nộp thuế theo thông báo của
cơ quan thuế, nhằm tăng cường sự giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận quản lý thu,giữa người nộp thuế và cán bộ thu thuế, để đảm bảo đúng chính sách chế độ nhà nướcquy định, nhằm hạn chế những tiêu cực trong quá trình thực hiện dự toán thu Vớicông tác quản lý nguồn thu trên địa bàn được thực hiện khá tốt nên nhìn chung cáckhoản thu đều vượt quá dự toán ngân sách đề ra
- Công tác thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách:
Trong những năm qua nhờ có sự tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyệncùng với sự quan tâm tạo điều kiện bổ sung nguồn ngân sách của tỉnh cho huyện, dovậy công tác thực hiện nhiệm vụ chi của địa phương đã đảm bảo nhiệm vụ cho hoạtđộng phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng, chi tiêu thường xuyên được nânglên, tăng được các khoản chi hoạt động, chi đảm bảo kinh tế xã hội Đặc biệt là cáckhoản đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư các chương trình xoá đói giảm nghèo…cũng được huyện quan tâm chú ý
Hàng năm huyện đã chỉ đạo quyết liệt đã chủ động trong việc cân đối NS, điềuhành chi một cách tích cực; chỉ đạo, giám sát các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyệnphải bám sát vào dự toán chi được giao để tổ chức quản lý và chi tiêu chặt chẽ, đúngtiêu chuẩn, chế độ, định mức, tiết kiệm và có hiệu quả Để đảm bảo quản lý chặt chẽcông tác chi, huyện đã yêu cầu các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải lập lại dự toán chitheo quý, có chia theo tháng chi tiết để có căn cứ cấp phát sát đúng với tình hình hoạtđộng thực tế của mỗi đơn vị
Nhìn chung các khoản chi cũng được kiểm soát theo quy định và đúng quy trìnhcấp phát Các xã và thị trấn trong huyện thực hiện quy trình cấp pháp và quản lý ngânsách theo Luật ngày càng tốt hơn, không để tình trạng nợ lương Trong quá trình chấphành ngân sách tăng cường kiểm tra, kiểm soát chi từ khâu chi thường xuyên đến chi chomua sắm và sửa chữa tài sản cơ quan; thẩm định quyết toán các công trình xây dựng cơbản hoàn thành chặt chẽ; qua đó đã giảm trừ hoặc xuất toán những khoản chi sai, chi vượtchế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước Bên cạnh đó các khoản chi ngoài dựtoán phát sinh nhiều gây khó khăn cho điều hành NSNN, nhất là chi cho lễ hội, các cuộc
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ