1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

74 1,8K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tài sản quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Đất đai không chỉ là địa bàn phân bố khu dân cư, nơi sinh sống của loài người mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu của nền sản xuất vật chất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Là một sản phẩm của tự nhiên nhưng đất đai không giống như nguồn tài nguyên khác bởi diện tích hạn chế và vị trí cố định. Trong quá trình sử dụng đất, con người đã tác động làm thay đổi đất đai theo cả hai hướng xấu và tốt. Nhiều quốc gia trên thế giới và cả ở Việt Nam đất đang dần bị thoái hóa dưới nhiều hình thức khác nhau như: xói mòn trơ sỏi đá, quá trình sa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, chua hóa…Đây là kết quả của một thời gian dài con người sử dụng, sản xuất và canh tác theo một theo một chiều phiến diện, chỉ biết khai thác những gì có sẵn của đất chứ không quan tâm tới sự bồi bổ đất hay nói cách khác là con người không coi đất như một cơ thể sống cần được chăm sóc khỏe mạnh để ngày càng phục vụ con người tốt hơn. Huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam tỉnh Nghệ An có diện tích đất tự nhiên là 112.886,78 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 90.655,14 ha chiếm 80,31% tổng diện tích đất tự nhiên với đầy đủ các thành phần các loại đất và diện tích đồi núi chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện khá đa dạng tuy nhiên do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến thu nhập của người dân hiện vẫn còn thấp. Những năm gần đây, trong huyện đã có nhiều chuyển biến về kinh tế - xã hội, trước các nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản xuất nông nghiệp bền vững. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của huyện là rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp 1 theo hướng sản xuất thị trường và đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, bền vững cả ở hiện tại và tương lai. Từ những vấn đề thực tế và yêu cầu khách quan nói trên chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”. 1.2 Mục đích của đề tài - Đánh giá hiệu quả của các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An - Đề xuất những kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệphiệu quả cao phục vục phát triển nông nghiệp huyện 1.3. Yêu cầu của đề tài - Số liệu điều tra đầy đủ, thu thập phản ánh trung thực, khách quan trên địa bàn huyện. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần dựa trên những chỉ tiêu phân cấp rõ ràng - Những đề xuất, kiến nghị phải có tính khả thi phù hợp với thực trạng của địa phương. 2 II TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Nghiên cứu về đấtsử dụng đất 2.1.1. Khái quát về đấtsử dụng đất Đất là một tài nguyên thiên nhiên chủ yếu, không chỉ cho sự tồn tại và phát triển của loài người mà còn duy trì sự sống của động, thực vật ở trên bề mặt trái đất (FAO and UNEP, 1983) [18]. Đất là mặt tươi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cây trồng. Đất là vật thể tự nhiên có độ phì nhiêu, có khả năng hình thành năng suất cây trồng. Điều đó làm cho đất trở thành tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất, nơi nuôi sống, tồn tại và tái sinh hàng loạt thế hệ kế tiếp nhau. Đất là nơi lưu tồn, bảo vệ tính đa dạng sinh học mà trước hết bảo vệ tính đa dạng giới thực vật. Trong một vài thập kỷ gần đây, khi dân số thế giới đã trở nên ngày một đông hơn, đặc biệt là các nước đang phát triển, thì vấn đề đảm bảo lương thực thực phẩm cho sự gia tăng dân số đã trở thành sức ép ngày càng mạnh mẽ đối với đất đai. Những diện tích đất đai canh tác thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng cạn kiệt, do đó con người cần phải mở rộng thêm diện tích canh tác trên các vùng đất không thích hợp cho sản xuất. Hậu quảđất đã gây ra các quá trình thoái hóa, rửa trôi và phá hoại đất một cách nghiêm trọng Đoàn Công Quỳ,2000) [9]. Hiện tại cũng như tương lai, trong sản xuất nông nghiệp, đất đai vẫn là điều kiện vật chất cho sự tồn tại của ngành sản xuất này, là yếu tố tích cực quan trọng trong sản xuất. Quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan trực tiếp với đất, với độ phì nhiêu của đất cũng như các sinh vật liên quan tới môi trường đất. Xã hội ngày càng phát triển với trình độ khoa học ngày càng cao thì con người ngày càng tìm ra những phương thức sử dụng và khai thác tiềm năng của đất trở nên đa dạng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó việc khai thác và 3 sử dụng đất còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, từng khu vực. Đất có nhiều chức năng đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hội loài người được thể hiện ở các mặt như sau: sản xuất, môi trường, sự sống, cân bằng sinh thái, tàng trữ, dự trữ các nguyên vật liệu, không gian sự sống, bảo tồn, bảo tàng, vật mang sự sống, phân dị lãnh thổ. Đất đai là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được và vô cùng quý giá, đất được xác định vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất trong sản xuất nông nghiệp (Lê Quang Chút, Nguyễn Tuấn Anh, 1994) [5]. Trong sản xuấ nông nghiệp đất là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất và là điều kiện vật chất, cơ sở không gian, đồng thời vừa là đối tượng lao động vừa là công cụ lao động. Còn quá trình sản xuất nông nghiệp luôn có quan hệ chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học của đất (Lê Thái Bạt và cs, 2003) [2]. Theo kết quả nghiên cứu của FAO, phần lớn diện tích đất canh tác nằm ở các nước đang phát triển và trong tương lai vẫn còn có khả năng mở rộng để đảm bảo an toàn lương thực và thực phẩm của con người. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu trong tương lai là giảm một nửa số lượng con người trên thế giới đang thiếu lương thực hiện nay, việc sử dụng đất canh tác có hiệu quả cao và bền vững là mục tiêu hàng đầu không chỉ đối với các nước đang phát triển mà đối với cả thế giới (FAO, 1990) [20]. Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp điều hòa các mối quan hệ người – đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác với môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng hợp lý đặc biệt là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất đai nhằm đạt tới hiệu ích của sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của 4 sản xuất và đời sống con người phải căn cứ vào các thuộc tính tự nhiên của đất đai. Nền kinh tế xã hội của thế giới ngày càng phát triển mạnh cùng với sự bùng nổ của dân số đã làm cho quan hệ giữa con người và đất ngày càng căng thẳng. Đồng thời những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất canh tác (có ý thức và vô ý thức) dẫn đến hủy hoại môi trường đất, một số công năng nào đó của môi trường đất bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu. Với sự phát triển không ngừng của sản xuất, công năng của đất cần được nâng cao theo hướng đa dạng nhiều nấc, để truyền lại cho thế hệ sau. Ở Việt Nam, những cuộc khai hoang mở rộng diện tích, lên núi xuống biển, từ Bắc vào Nam, làm tăng diện tích đất nông nghiệp nhưng cũng làm tăng diện tích đất trống đồi núi trọc gây xói mòn rửa trôi và làm hoang mạc hóa thêm một số vùng. Những kết quả to lớn về việc cải tạo đất bạc màu, đất phèn, đất mặn, đất chiêm trũng…đã làm thay đổi môi trường đất. Mặt thành công là đưa năng suất và sản lượng lương thực và nông nghiệp nói chung lên cao góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao độ phì nhiêu của đất, mặt khác cũng làm giảm sút tính đa dạng dồi dào sẵn có của một số loại đất (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 19998) [11]. Tóm lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người đã diễn ra hết sức đa dạng trên nhiều vùng đất khác nhau. Vì vậy, khái niệm sử dụng đất thể hiện nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai theo nhiều vùng đất xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người. Đất đai trong sản xuất nông nghiệp chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở duy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách ổn định, không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và sinh vật 5 2.1.2. Khái quát đất canh tác Theo luật đất đai, đất nông nghiệpđất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp và các loại đất khác sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp mà Nhà nước đã quy định (Luật Đất đại , 2003) [17]. Như vậy, trong tập quán truyền thống sản xuất nông nghiệp đất canh tác (đất trồng cây hàng năm) là một bộ phận đất nông nghiệp được sử dụng trồng cây hàng năm. Đất canh tác là đất có tiêu chuẩn về chất lượng nhất định, được thường xuyên cày bừa, cuốc xới để trồng cây có chu kỳ sản xuất dưới 1 năm. Đất canh tác chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất đai nông nghiệp và nó có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp bởi trong quá trình sản xuất nông nghiệp, phần lớn các sản phẩm của ngành đều sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu ăn uống hàng ngày của con người, động vật…, đều được sản xuất trên đất canh tác. Theo báo cáo của World Bank (1992), hàng năm mức sản xuất so với yêu cầu sử dụng lương thực vẫn thiếu hụt từ 150 – 200 triệu tấn, trong khi đó vẫn có từ 6 – 7 triệu ha đất nông nghiệp bị hoang hóa do xói mòn. Trong 1200 triệu ha đất bị thoái hóa có tới 544 triệu ha đất bị mất khả năng sản xuất do sử dụng không hợp lý [20]. Theo số liệu thống kê năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 32,931 triệu ha, trong đó đất canh tác chỉ có 5,958 triệu ha, bình quân diện tích đất canh tác trêu đầu người là 736,5 m 2 /người. So sánh với 10 nước trong khu vực Đông Nam Á, tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam xếp hàng thứ 4, nhưng dân số lại xếp hàng thứ 2 nên bình quân diện tích tự nhiên/đầu người của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 9 trong khu vực (dẫn theo Đỗ Nguyên Hải, 2000) [6]. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử 6 dụng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu cho xã hội về nông sản phẩm đang trở thành một trong những mối quan tâm lớn nhất của người quản lý và sử dụng đất [6]. Để đáp ứng nhu cầu về lương thực và thực phẩm của con người ở hiện tại và cả tương lai, con người đã tìm mọi cách để khai thác nguồn tài nguyên đất đai. Mục đích của con người trong quá trình sử dụng đấtsử dụng triệt để, tiếc kiệm và có khoa học, nhằm không những khai thác mà còn bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai, nhưng trong thực tế quá trình sử dụng đất lâu dài do thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, nhận thức về sử dụng đất chưa được đầy đủ đã dẫn đến nhiều vùng đất bị khai thác quá mức đã và đang bị thoái hóa nghiêm trọng. Hậu quả là đã làm cho quá trình rửa trôi, xói mòn đất, quá trình thoái hóa đất diễn ra mạnh mẽ. Mặt khác, quá trình thâm canh tăng năng suất cây trồng trên một đơn vị canh tác, với hệ số sử dụng đất từ 2 đến 3 lần trong năm, cây trồng đã lấy đi một khối lượng lớn các chất dinh dưỡng từ đất làm đất ngày càng bị giảm đi độ phì nhiêu. Các loại hình sử dụng đất không hợp lý, công thức luân canh không phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng là nguyên nhân làm cho đất bị suy thoái. Vì vậy, để bảo vệ nguồn tài nguyên đất cần phải sử dụng một cách hợp lý và khoa học (Tôn Thất Chiểu, 1993) [4]. Ngoài ra, trong xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện đại đã kéo theo sự ô nhiễm hóa chất trong đất đặc biệt là đất canh tác, nước và không khí, đó là nguyên nhân chính gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Cho nên việc sử dụng đất canh tác theo đúng các nguyên tắc và các quan điểm là hết sức quan trọng. 2.1.3. Nguyên tắc sử dụng đất Tại điều 11 của Luật đất đai 2003 [17], quy định về việc sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: - Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và mục đích sử dụng đất. - Tiếc kiệm có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. 7 - Sử dụng đất bền vững nghĩa là duy trì nâng cao sản lượng cây trồng, giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất, bảo vệ được tiềm năng của đất. Việc sử dụng đất đó có thể tồn tại về mặt kinh tế và xã hội [17]. Tại Việt Nam (theo Đào Châu Thu và Nguyễn Khang 1998) [11], thì sử dụng đất bền vững cần dựa vào những nguyên tắc trên và thể hiện ở 3 nguyên tắc sau: + Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị trường chấp nhận. + Bền vững về mặt môi trường: Loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất đai, ngăn chặn sự suy thoái đất, bảo vệ môi trường tự nhiên. + Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nhiều công lao động, đảm bảo đời sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển[11]. Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, xã hội càng phát triển nhu cầu sử dụng đất của con người càng lớn, nhất là đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do bị trưng dụng sang mục đích khác như đô thị hóa, mở rộng khu công nghiệp Vì vậy, sử dụng đất canh tác với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở hợp lý, tiếc kiệm, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu là chiến lược của mỗi quốc gia. Sử dụng đất canh tác trong sản xuất đất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng được tối đa lợi thế về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Do đó, đất nông nghiệp nói chung và đất canh tác nói riêng cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”. Mặt khác, phải có các quan điểm đúng đắn theo xu hướng tiến bộ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện sử dụng đất nông nghiệphiệu quả kinh tế xã hội cao (Vũ Dương Thụy, 2000) [13]. 8 2.1.4. Quan điểm sử dụng đất bền vững Đất đai là tài nguyên vô cùng quý báu không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai. Khi dân số trên trái đất còn ít thì diện tích đất luôn đáp ứng một cách dễ dàng nhu cầu của con người và con người cũng ít tác động lớn đến tài nguyên quý báu này. Nhưng trong vài thập niên gần đây, dân số thế giới tăng nhanh kéo theo những nhu cầu về lương thực, thực phẩm tạo nên sức ép vô cùng lớn đến vấn đề sử dụng đất. Diện tích đất đai màu mỡ ngày càng bị thu hẹp trước những nhu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa ,dẫn đến con người phải tìm cách khai thác những vùng đất ít bị thích hợp cho sản xuất và hậu quảquá trình này đã làm cho một số diện tích lớn đất đai bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn nghiêm trọng làm cho một số diện tích lớn đất đai bị suy kiệt, ngoài ra còn ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và nhiều loại động thực vật khác. Theo kết quả của UNDP và Trung tâm thông tin nghiên cứu đất Quốc tế ISRIC đã cho thấy: Cả thế giới có khoảng 13,4 tỷ ha đất thì trong đó có 2 tỷ ha đất bị thoái hóa ở mức độ khác nhau trong đó Châu Á và Châu phi có 1,24 tỷ ha chiếm 62% tổng diện tích đất bị suy thoái của thế giới (Đỗ Nguyên Hải – 2000) [6]. Những số liệu trên cho thấy sự thoái hóa đất đai hầu hết tập trung vào các vùng, quốc gia đang phát triển, nơi mà nhu cầu lương thực, thực phẩm còn thiếu hụt lớn [6]. Đất đai có những tác dụng to lớn đối với hệ sinh thái nói chung và cuộc sống của con người nói riêng. Theo E. R De Kipe và B. F Warkentin (1998), thì đất có 5 chức năng chính: + Duy trì vòng tuần hoàn sinh hóa và địa hóa học. + Phân phối nước. + Dự trữ và phân phối vật chất. + Tính đệm. + Phân phối năng lượng. 9 Những chức năng trên đảm bảo cho khả năng điều chỉnh sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên trước những thay đổi trong quá trình sử dụng đất đai con người đã không chỉ tác động vào đất đai mà còn tác động vào khí quyển, tạo ra ngày một nhiều lương thực, thực phẩm hơn và hậu quảđất đai và các nhân tố tự nhiên khác bị suy thoái ngày một theo chiều hướng xấu đi. Vì vậy, cần phải có những chiến lược về sử dụng đất đai hiện tại và tương lai [21]. “Sử dụng đất bền vững” bao gồm các giải pháp sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn của con người trong suốt thời gian lâu dài. Nhiều nhà khoa học và các nhà tổ chức quốc tế đã đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng đất bền vững trên nhiều vùng trên thế giới trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng đất bền vững là sử dụng với tất cả các đặc trưng vật lý, hóa học, sinh học có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất. Để duy trì được sự bền vững của đất đai, Smyth A. J và Julian Dumanski (1993) [21], đã xác định 5 yếu tố liên quan đến sử dụng đất bền vững là: + Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất + Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất + Bảo về tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hóa chất lượng đất nước. + Khả thi về mặt kinh tế + Được xã hội chấp nhận. Như vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần túy về mặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội [20]. 2.2. Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đấtđánh giá về hiệu quả sử dụng đất 2.2.1. Hiệu quả sử dụng đất Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiếc kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khau. Theo các khoa học kinh tế Samuel – 10 [...]... trường tỉnh Nghệ An cũng đã tiến hành đánh giá đất đai phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tới năm 2010 Nhìn chung, công tác đánh giá hiệu quả sử dụng đất của ở huyện Thanh Chương vẫn ở cấp vĩ mô, sơ lược Chủ yếu các đánh giá về hiệu hiệu quả sử 23 dụng đất trong những năm gần đây đều ở các dự án quy hoạch của huyện và của tỉnh Như vậy, đề tài đánh giá hiệu quả sử dụng đấthuyện Thanh Chương... dụng đất của huyện Thanh Chương Tỉnh Nghệ An 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Đánh giá các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Chương 3.2 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến sử dụng đất của huyện - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thanh Chương - Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất về mặt kinh tế, xã hội và... quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí tỏng nông thôn… 2.2.5 Cơ sở và nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác - Cơ sở lựa chọn cá tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất: + Mục tiêu nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác; + Nhu cầu của địa phương về thay đổi loại hình sử dụng đất canh tác; 19 + Các khả năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã... trường cùng phát triển Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác cần quan tâm đến những ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường xung quanh (Nguyễn Khang, Phạm Dương Ứng (1995) [7] - Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội sâu sắc Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác cần quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội như: Giải quyết việc... tích kết quả sản xuất hàng năm để đánh giá những loại đất nào đã sử dụng tốt, có hiệu quả phù hợp với điều kiện hiện tại và ngược lại Đối với loại hình sử dụng đất chưa phù hợp, hiệu quả thấp cần phải tìm ra biện pháp kỹ thuật khắc phục để đạt hiệu quả cao hơn trong tương lai • Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra [13] Hiệu quả kinh... hiệu quả cac smô hình canh tác nông nghiệp 17 2.2.3.6 Nhân tố vốn Vốn là cần thiết và quan trọng đối với hộ nông dân nhằm đầu tư cho sản xuất, thâm canh tăng năng suất nông – lâm nghiệp Nếu thiếu vốn hiệu quả sử dụng đất sẽ không được hoàn thiện Vì vậy, vốn là nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất (Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, 2000) [10] 2.2.4 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh... canh tác phải sửi dụng nhiều yếu tố đầu vào kinh tế, Vì thế, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích, cụ thể thường là một ha, tính trên một đồng chi phí, một lao động đầu tư - Trên đất canh tác có thể bố trí cây trồng, các hệ thống luân canh, do đó cần phải đánh giá hiệu quả từng cây trồng, từng hệ thống luân canh - Thâm canh là một... pháp sử dụng đất canh tác theo chiều sâu, tác động đến hiệu quả sử dụng đất canht ác trước mắt và lâu dài Vì thế, cần phải nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất - Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp khi được con người biết cách làm cho môi trường cùng phát triển Do đó, khi đánh giá hiệu. .. hình sử dụng đấthiệu quả và có triển vọng cho địa bàn huyện 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tình hình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất và các tài liệu có liên quan tại các cơ quan trong tỉnhđịa phương 3.3.2 phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp - Phỏng vấn nông dân theo mẫu phiếu điểu tra nông hộ... tác đánh giá đất của huyện được cụ thể hơn, chi tiết hơn Từ đó đưa ra được các biện pháp sử dụng đất hiệu quả, tiếc kiệm hơn góp phần nâng cao mức sống của người dân trong toàn huyện 24 III PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp cà các vấn đề liên quan tới sử dụng đất của huyện Thanh Chương . Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An . 1.2 Mục đích của đề tài - Đánh giá hiệu quả của các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh. chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác - Cơ sở lựa chọn cá tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất: + Mục tiêu nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác; + Nhu cầu của địa phương. về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá về hiệu quả sử dụng đất 2.2.1. Hiệu quả sử dụng đất Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiếc kiệm thời gian

Ngày đăng: 06/06/2014, 09:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1: Diễn biến một số yếu tố khí hậu của huyện Thanh Chương  (trung bình trong giai đoạn 2005 - 2010) - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.1 Diễn biến một số yếu tố khí hậu của huyện Thanh Chương (trung bình trong giai đoạn 2005 - 2010) (Trang 29)
Bảng 4.2 Các nhóm và các loại đất của huyện Thanh Chương - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.2 Các nhóm và các loại đất của huyện Thanh Chương (Trang 31)
Bảng 4.4 tình hình phát triển chăn nuôi trong 3 năm (2008 – 2010) - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.4 tình hình phát triển chăn nuôi trong 3 năm (2008 – 2010) (Trang 35)
Bảng 4.5 Dân số, lao động của huyện Thanh chương giai đoạn 2008 – 2008 - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.5 Dân số, lao động của huyện Thanh chương giai đoạn 2008 – 2008 (Trang 36)
Hình 4.2: Cơ cấu các loại đất năm 2010 - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Hình 4.2 Cơ cấu các loại đất năm 2010 (Trang 38)
Bảng 4.6 :  Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp toàn huyện Thanh Chương năm 2010 - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.6 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp toàn huyện Thanh Chương năm 2010 (Trang 39)
Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính vùng 1 - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính vùng 1 (Trang 42)
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính vùng 2 - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính vùng 2 (Trang 43)
Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính vùng 3 - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính vùng 3 (Trang 44)
Bảng 4.11 Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế  của các kiểu sử dụng đất - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.11 Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất (Trang 45)
Bảng 4.14 Hiệu quả kinh tế của các các kiểu sử dụng đất vùng 3 - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.14 Hiệu quả kinh tế của các các kiểu sử dụng đất vùng 3 (Trang 46)
Bảng 4.15 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất vùng 1 - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.15 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất vùng 1 (Trang 48)
Bảng 4.17 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất vùng 3 - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.17 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất vùng 3 (Trang 49)
Bảng 4.16 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất vùng 2 - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.16 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất vùng 2 (Trang 49)
Bảng 4.18 so sánh mức đẩu tư phân bón và tiêu chuẩn  phân bón cân đối và hợp lý - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.18 so sánh mức đẩu tư phân bón và tiêu chuẩn phân bón cân đối và hợp lý (Trang 51)
Bảng 4.19: Một số loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho cây trồng năm 2010 - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.19 Một số loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho cây trồng năm 2010 (Trang 53)
Bảng 4.20 Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất vùng 1 - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.20 Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất vùng 1 (Trang 54)
Bảng 4.21 Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất vùng 2 - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.21 Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất vùng 2 (Trang 55)
Bảng 4.22 Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất vùng 3 - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.22 Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất vùng 3 (Trang 55)
Bảng 4.23 Hiệu quả chung của các kiểu sử dụng đất - đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 4.23 Hiệu quả chung của các kiểu sử dụng đất (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w