Sản xuất nông nghiệp ngày càng hiện đại, ápdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa máy móc cơ giới vào trong sản xuất, giảm sức laođộng thủ công của con người, nông dân có thời gian để làm n
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Lớp: K46B - KTNN
Huế 05/2016
Trang 3Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phùng Thị Hồng Hàđã tận tình, chu đáo hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này Tôi xin chân thành cảm ơn đến UBND xã Hồng Lộc, Phòng Chính sách – Xã hội, Phòng Lao động –Thương binh
và xã hội huyện Lộc Hà cùng đoàn thể các hộ gia đình ở xã Hồng Lộc đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp số liệu cần thiết.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè
đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài khoá luận tốt nghiệp này.
Do hạn chế về thời gian cũng như khả năng của bản thân nên khoá luận này không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn sinh viên để khoá luận này được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn.
Huế, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Lam
Trang 4TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn luôn là vấn đề được quan tâm trong từnggiai đoạn phát triển của đất nước Rất nhiều chủ trương, chính sách đã và đang dầnđược thực hiện để tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn, trong đó cóviệc thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
Hồng Lộc là một trong những xã đi đầu trong công tác thực hiện cơ giới hóa trong sảnxuất nông nghiệp của toàn huyện Dưới tác động của cơ giới hóa, thu nhập của ngườidân tăng lên, góp phần cải thiện cuộc sống, bộ mặt nông thôn của xã đã có nhiều khởisắc Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện cơ giới hóa trên địa bàn xã vẫn còn gặpnhiều khó khăn
- Dữ liệu nghiên cứu: Luận văn đã sữ dụng dữ liệu từ các báo cáo của UBND xã HồngLộc, kết quả điều tra về việc làm và thu nhập của lao động nông thôn xã Hồng Lộc,các tài liệu liên quan khác
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp điều tra chọn mẫu, phương pháp thu thập sốliệu, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích kinh
tế, phương pháp hoạch toán, phương pháp thống kê mô tả
- Kết quả nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích tác động của CGH đến sựthay đổi lao động và việc làm thông qua sự thay đổi thời gian làm việc của các laođộng, biến động thu nhập của các lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm vàthu nhập của lao động nông thôn xã Hồng Lộc
Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đề xuất nhằm góp phần tạo việclàm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn
Trang 5MỤC L
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 2
3.Đối tượng nghiên cứu 3
4.Phạm vi nghiên cứu 3
5.Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP 5
1.1.Lý luận về việc làm và thu nhập của lao động nông thôn 5
1.1.1.Một số khái niệm 5
1.2.Cơ giới hóa nông nghiệp 8
1.2.1.Khái niệm cơ giới hóa nông nghiệp 8
1.2.2.Đặc điểm quá trình cơ giới hóa nông nghiệp 9
1.2.3.Vai trò của cơ giới hóa trong nông nghiệp 11
1.2.4.Tác động của cơ giới hóa nông nghiệp đối với việc làm và thu nhập của lao động nông thôn 12
1.3.Các chỉ tiêu nghiên cứu 13
1.3.1.Các chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi việc làm 13
1.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi thu nhập 14
1.4.Cơ sở thực tiễn về việc làm và thu nhập của lao động nông thôn dưới tác động của cơ giới hóa nông nghiệp 15
Trang 61.4.1.Tình hình việc làm và thu nhập của lao động nông thôn trong những năm
gần đây 15
1.4.2.Kinh nghiệm một số địa phương trong tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn 17
1.4.2.1.Kinh nghiệm áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 17
1.4.2.2.Kinh nghiệm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn ở tỉnh Thái Bình 19
1.4.2.3.Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU NHẬP VÀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN DƯỚI TÁC ĐỘNG CƠ GIỚI HÓA TẠI XÃ HỒNG LỘC – HUYỆN LỘC HÀ – TỈNH HÀ TĨNH 23
2.1.Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 23
2.1.1.Điều kiện tự nhiên 23
2.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội 23
2.2.1.Tình hình dân số - lao động 23
2.2.2.Cơ sở hạ tầng 25
2.2.2.1.Hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng 25
2.2.2.2.Hạ tầng điện 25
2.2.2.3.Cơ cấu giá trị sản xuất theo khu vực kinh tế 26
2.3.Đánh giá chung về đặc điểm của xã Hồng Lộc 27
2.3.1.Thuận lợi 27
2.3.2.Thách thức 28
2.4.Khái quát về công tác cơ giới hóa nông nghiệp của xã 28
2.5.Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn dưới tác động của cơ giới hóa nông nghiệp 30
2.5.1.Khái quát về các hộ điều tra 30
2.5.1.1.Năng lực sản xuất 30
2.5.1.2.Tình hình cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp 33
Trang 72.5.2.Biến động việc làm của các hộ điều tra dưới tác động của cơ giới hóa nông
nghiệp 34
2.5.2.1.Sự thay đổi việc làm 34
2.5.2.2.Sự thay đổi số công lao động 37
2.5.2.3.Tỷ suất sử dụng thời gian làm việc của các lao động 40
2.5.3.Biến động thu nhập 46
2.5.3.1.Thu nhập từ hoạt động sản xuất lúa 46
2.5.3.2.Sự thay đổi thu nhập và cơ cấu thu nhập chung của các hộ điều tra 48
2.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn dưới tác động của cơ giới hóa 50
2.6.1.Ảnh hưởng của mức độ cơ giới hóa đến khả năng giải phóng sức lao động.50 2.6.2.Ảnh hưởng của cơ giới hóa lên năng suất cây trồng 51
2.6.3.Tác động của cơ giới hóa đến chi phí sản xuất lúa 53
2.6.4.Công tác dồn điền đổi thửa 57
2.6.5.Giải quyết việc làm 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM VÀ NÂNG CAO THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 58
3.1.Nhóm giải pháp tăng cường phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp 58 3.2.Nhóm giải pháp tăng cầu việc làm cho lao động nông thôn 60
3.3.Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động 62
3.4.Nhóm giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền xã 64
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
1.Kết luận 66
2.Kiến nghị 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 Y
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- CGH: Cơ giới hóa
- UBND: Ủy ban nhân dân
- NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- SXKD: Sản xuất kinh doanh
- CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
- CN-TTCN-XD: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu lao động có việc làm ở nông thôn theo khu vực kinh tế 16
Bảng 2: Dân số và lao động của xã giai đoạn 2013 – 2015 24
Bảng 3: Quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất của xã Hồng Lộc giai đoạn 2013 - 2015 26
Bảng 4: Số lượng máy cơ giới của xã trước và sau khi chuyển đổi ruộng đất 29
Bảng 5: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra 31
Bảng 6: Tình hình cơ giới hóa của các hộ điều tra 33
Bảng 7: Sự thay đổi lao động và việc làm của lao động điều tra 35
Bảng 8: Hao phí lao động cho 1ha đất trồng lúa trước và sau CGH 37
Bảng 9: Sự thay đổi số công lao động trong năm của lao động điều tra 39
Bảng 10: Số công lao động trong năm của một lao động trước và sau CGH 41
Bảng 11: Tỷ suất sử dụng thời gian lao động qua các tháng trong năm 44
Bảng 12: Sự thay đổi thu nhập từ hoạt động sản xuất lúa trước và sau CGH 47
Bảng 13: Thu nhập bình quân/lao động của các hộ điều tra 48
Bảng 14: Số khâu được cơ giới hóa của các hộ điều tra 50
Bảng 15: Chi phí cho sản xuất lúa trước và sau cơ giới hóa 54
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2 1: Tỷ suất sử dụng thời gian lao động của các hộ điều tra 46
Biểu đồ 2 2: Mức độ ảnh hưởng của cơ giới hóa đến năng suất cây trồng 52
Trang 11ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào = 500 m2
1ha = 20 sào
Trang 12PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển xã hội đã khẳng định, nông nghiệp là một trong hai ngành sảnxuất vật chất chủ yếu của xã hội Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển được thì
có những nhu cầu cần thiết không thể thiếu và nông nghiệp chính là ngành cung cấp.Hiện nay và trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trongđời sống nhân dân và trong sự phát triển kinh tế nông thôn
Ngành nông nghiệp có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốcdân, là nền tảng góp phần ổn định và phát triển xã hội Muốn tiến hành thành công sựnghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì việc tiến hành công nghiệp hóa –hiện đại hóa trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu.Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách để hỗtrợ tiến hành công nghiệp hóa phát triển kinh tê – xã hội khu vực nông nghiệp, nôngthôn Trong đó đáng chú ý là vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp, đây là yếu tố tác độngtrực tiếp đến việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
Đến nay, ở Việt Nam, việc thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôndưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thì nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã vàđang đạt được nhiều thành tựu to lớn Sản xuất nông nghiệp ngày càng hiện đại, ápdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa máy móc cơ giới vào trong sản xuất, giảm sức laođộng thủ công của con người, nông dân có thời gian để làm nhiều công việc khác, tăngthu nhập cho gia đình, tăng hiệu quả sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm đượctính mùa vụ, hạn chế được sự ảnh hưởng từ khí hậu, thời tiết
Bên cạnh những mặt tích cực mà máy móc cơ giới mang lại thì vẫn còn rất nhiềuhạn chế, thách thức đối với các cấp chính quyền địa phương, Trung ương cũng như đốivới bản thân người lao động nông thôn Khi máy móc làm thay cho con người nhiềuviệc, tình trạng nông nhàn tăng, lao động nông thôn dễ lao vào các tệ nạn xã hội Thêmnữa, ở nước ta đất đai còn manh mún, đất sản xuất nhiều nơi còn là dạng ruộng bậc
Trang 13thang, gồ ghề, không bằng phẳng, giao thông nội đồng còn nhỏ hẹp, bê tông hóa chưađồng bộ… Mặt khác, việc cơ giới hóa còn yếu và thiếu đồng bộ, còn tùy thuộc rất lớnvào trình độ và nguồn vốn của nông hộ Cơ sở sản xuất công nghiệp phục vụ nôngnghiệp còn yếu, trong khi máy móc nhập từ nước ngoài thường không phù hợp trongsản xuất, hoặc quá cồng kềnh hoặc quá đắt tiền so với qui mô sản xuất với khả năngcủa người nông dân trong vùng Lực lượng lao động qua đào tạo nghề ở nông thôn cònthấp… cũng là một trong những trở ngại trong việc ứng dụng cơ giới hóa trong sảnxuất nông nghiệp, phát triển nông thôn Vì vậy việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuấtcòn hạn chế, năng suất lao động thấp, chi phí đầu tư cao, các dịch vụ cơ khí đi theohoạt động này kém phát triển, đời sống của bà con nông dân ở nông thôn còn nhiềukhó khăn.
Hồng Lộc là một trong những xã đi đầu trong công tác thực hiện việc cơ giới hóanông nghiệp nông thôn của huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh Cho đến nay, công tác cơ giớihóa đã được thực hiện ở các khâu: làm đất, thu hoạch, vận chuyển Nhờ vậy, lao độngdôi thừa cũng như thời gian nông nhàn có thể chuyển sang làm ngành nghề - dịch vụhoặc đi xuất khẩu lao động nhằm nâng cao thu nhập cho người dân phát triển kinh tế -
xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, bộ mặt nông thôncủa xã đã có nhiều khởi sắc Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện cơ giới hóa nôngnghiệp trên địa bàn xã vẫn còn nhiều khó khăn, máy móc còn thô sơ, cũ, năng suất làmviệc thấp, số lượng còn ít
Xuất phát từ những vấn đề trên, nên trong thời gian thực tập tốt nghiệp tôi lựa
chọn đề tài: “Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn ở xã Hồng Lộc – Huyện Lộc Hà – Tỉnh Hà Tĩnh dưới tác động của cơ giới hóa nông nghiệp” làm
khóa luận tốt nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu
a Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích đánh giá thực trạng việc làm và thu nhậpcủa lao động nông thôn của xã Hồng Lộc dưới tác động của cơ giới hóa nông nghiệp
Trang 14từ đó đưa ra các giải pháp để tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động, tănghiệu quả sử dụng máy cơ giới.
b Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa vấn đề lý luận về việc làm và thu nhập của lao động nông thôn
dưới tác động của cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
- Đánh giá thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nông thôn xã Hồng Lộc
dưới tác động của cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn (2012 – 2014)
- Đề xuất giải pháp nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông
thôn xã Hồng Lộc cho giai đoạn (2017 – 2020)
3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự thay đổi việc làm, nâng cao thu nhập của hoạt động trồnglúa là chính có gắn với các hoạt động sản xuất chung của hộ tại thời điểm trước CGH(2006) và sau CGH (2015)
Số liệu sơ cấp: điều tra năm 2015
- Phạm vi không gian: xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin
Số liệu thứ cấp: Lấy thông tin từ UBND huyện Lộc Hà, UBND xã Hồng Lộc
Số liệu sơ cấp: Được thu thập qua việc phỏng vấn 60 hộ ở ba thôn: Đại Lự, QuanNam và Yến Giang - xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương pháp hoạch toán
Trang 15Dùng để hoạch toán chi phí (chi phí vật chất, chi phí dịch vụ) và công lao độngcho sản xuất lúa, hoạch toán thu nhập của người lao động trước CGH (2006) và sauCGH (2015).
- Phương pháp so sánh
Dùng để so sánh sự thay đổi việc làm và thu nhập của lao động trước và sau khi
áp dụng cơ giới hóa
- Phương pháp phân tích kinh tế
Từ các số liệu thu thập được xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giátình hình chung qua các năm và tình hình thực hiện cơ giới hóa ở xã, việc làm và thunhập của lao động nông thôn trước và sau cơ giới hóa nông nghiệp
- Phương pháp thống kê mô tả
Được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từnghiên cứu thực trạng cơ giới hóa của xã Hồng Lộc qua việc thu thập số liệu, tóm tắt,trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát về việclàm và thu nhập của lao động nông thôn
Trang 16PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CƠ GIỚI HÓA
NÔNG NGHIỆP1.1 Lý luận về việc làm và thu nhập của lao động nông thôn
1.1.1 Một số khái niệm
- Khái niệm về nông thôn
Cho đến nay, có thể nói chưa có định nghĩa chuẩn xác và được chấp nhận mộtcách rộng rãi về nông thôn
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã,
thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã (Bộ
NN&PTNT, 2009)
Nông thôn là vùng đất đai rộng lớn với một cộng đồng dân cư chủ yếu làm nôngnghiệp, có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, có trình độ văn hóa, khoahọc kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa thấp và thu nhập của dân cư thấp hơn của
thành thị (Vũ Đình Thắng, Hoàng Văn Định, 2002, Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn
ngữ học).
Nông thôn là vùng đất đai rộng lớn với một cộng đồng dân cư chủ yếu làm nôngnghiệp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật, trình độ sản
xuất hàng hóa và mức sống của người dân thấp hơn thành thị (ThS Mai Lệ Quyên,
2012,Các phương pháp nghiên cứu nông thôn – trang 1)
Do đó, có thể kết luận: Nông thôn là địa bàn sinh sống và làm việc của cộngđồng của dân cư, chủ yếu là nông dân với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính.Sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho chính hộ gia đình và tiêu dùng xã hội.Tại đây bao gồm tổng hợp nhiều mối quan hệ chặt chẻ với nhau từng mặt, lưu giữnhiều phong tục, tập quán cổ truyền, di sản văn hóa…Tuy nhiên, trình độ văn hóa,khoa học kỹ thuật, y tế, đời sống…còn thấp hơn so với thành thị
Trang 17- Khái niệm về việc làm – việc làm của lao động nông thôn
Việc làm là một hình thức hoạt động kinh tế - xã hội Hoạt động đó không đơnthuần là sự kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất, mà nó còn bao gồm cả nhữngyếu tố xã hội Muốn sự kết hợp đó diễn ra và không ngừng phát triển, phải tạo ra được
sự phù hợp cả về số lượng, chất lượng lao động với tư liệu sản xuất, trong một môitrường kinh tế - xã hội thuận lợi, đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra
Việc làm thể hiện mối quan hệ của con người với những nơi làm việc cụ thể mà ở
đó lao động diễn ra, là điều kiện cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội về lao động,
là hoạt động của lao động con người Dưới góc độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tươngquan giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất hay giữa sức lao động và tư liệu sảnxuất trong quá trình sản xuất vật chất
Theo bộ Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đượcQuốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 thì việc làm được định nghĩa như sau:
“Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được
thừa nhận là việc làm”.
Trên thực tế, việc làm nêu trên được thể hiện dưới ba hình thức Thứ nhất đó làlàm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó; thứ hai,làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sởhữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó; thứ ba, làm cáccông việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiềnlương, tiền công cho công việc đó, bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tếphi nông nghiệp cho chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sửdụng, sở hữu hoặc quản lý
Theo quan điểm của Max, “việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa
sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng sức lao động đó.”
Tùy theo các mục đích nghiên cứu khác nhau mà người ta phân chia việc làmthành nhiều loại Theo mức độ sử dụng thời gian làm việc ta có việc làm chính và việc
Trang 18làm phụ, việc làm chính là việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhất hay
có thu nhập cao nhất, việc làm phụ là việc làm mà người lao động dành nhiều thời giannhất sau công việc chính Ngoài ra người ta còn chia việc làm thành việc làm bán thờigian, việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả, việc làm ổn định, việc làm tạm thời…
- Khái niệm về thu nhập của lao động nông thôn
Thu nhập được biểu thị bằng một lượng giá trị hoặc hiện vật mà người lao độngnhận được bằng các hoạt động lao động của mình
Như vậy, với nền kinh tế quốc dân, thu nhập là tổng giá trị sản lượng hàng hoá vàdịch vụ cuối cùng được tạo ra trong một đơn vị thời gian Với chủ doanh nghiệp tưnhân, thu nhập là lợi nhuận ròng mà họ có được sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh.Với người công nhân, thu nhập của họ chính là tiền lương mà họ nhận được (Báchkhoa toàn thư: http://vi.wikipedia.org )
Còn với người lao động nông thôn thì thu nhập có hai phần cơ bản là thu nhậptạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền công do làm thuê; và các khoản
hỗ trợ từ người thân, họ hàng, các khoản trợ cấp…
Trong cơ cấu thu nhập của lao động nông thôn, phần thu nhập từ hoạt động sảnxuất kinh doanh, làm thuê…chiếm tý lệ lớn và có vai trò quyết định đến sự phát triểncủa kinh tế hộ, kinh tế nông thôn Phần được hỗ trợ chiếm tỷ lệ nhỏ và không thườngxuyên, nó chỉ có vai trò giúp cho lao động nông thôn giảm phần nào gánh nặng củacuộc sống trong thời kỳ khó khăn, và góp phần tạo động lực sản xuất
Trong thời kỳ hiện nay, thu nhập của lao động nông thôn nước ta có những đặcđiểm như sau: thứ nhất là thu nhập của lao động nông thôn là rất thấp và có khoảngcách khá xa so với thành thị Sự chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị là do
cơ hội việc làm ở thành thị là lớn hơn, năng suất lao động và hiệu quả công việc caohơn Và đây cũng là lý do chính hình thành nên luồng di dân từ nông thôn ra thành thịvới mức độ ngày càng tăng Thứ hai đó là thu nhập của lao động nông thôn không ổnđịnh và phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên Nông nghiệp nước ta cơ bản vẫn là nềnnông nghiệp sản xuất nhỏ, trình độ canh tác cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc
Trang 19hậu, quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chưa đạt hiệu quả cao.Trong những năm qua, bị tác động lớn bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu nên các hiệntượng thiên tai, lũ lụt, hạn hán diễn ra phức tạp và ngày càng nghiêm trọng hơn, tìnhhình sâu bệnh cũng nhiều.
- Đặc điểm về thu nhập của lao động nông thôn
- Thu nhập bấp bênh, không ổn định qua các tháng (đặc điểm này được quyết
định bởi đặc điểm “sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao”)
- Thu nhập được tạo ra từ nhiều ngành nghề khác nhau, không riêng về một
ngành nghề nhất định (mỗi lao động nông thôn có thể làm được nhiều nghề, khôngchuyên về một nghề nào)
- Thu nhập của lao động nông thôn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như đất đai,
cơ sở hạ tầng về thủy lợi, giao thông…
- Các thành viên trong gia đình có thể chuyển đổi, thay thế nhau để thực hiện
công việc của nhau
- Ở nông thôn, có một số lượng khá lớn công việc tại nhà không định thời gian
như trông nhà, nội trợ, làm vườn… có tác dụng hỗ trợ tích cực tăng thêm thu nhập chogia đình
1.2 Cơ giới hóa nông nghiệp
1.2.1 Khái niệm cơ giới hóa nông nghiệp
Cơ giới hóa nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ thô sơ bằng công cụ cơgiới, động lực của người và gia súc bằng công cụ cơ giới, lao động thủ công bằng công
cụ cơ giới, thay thế phương pháp sản xuất lạc hậu bằng phương pháp khoa học (Cù
Ngọc Bắc và cộng sự, 2008).
Quá trình cơ giới hóa được tiến hành qua các giai đoạn sau:
- Cơ giới hóa bộ phận (từng khâu lẻ tẻ) trước hết và chủ yếu được thưc hiện ởnhững công việc nặng nhọc tốn nhiều sức lao động và dễ dàng thực hiện Đặc điểmcủa giai đoạn này là mới sử dụng các chiếc máy lẻ tẻ
Trang 20- Cơ giới hóa tổng hợp là sử dụng liên tiếp các hệ thống máy móc vào tất cả cácgiai đoạn của quá trình sản xuất Đặc trưng của giai đoạn này là sự ra đời hệ thốngmáy trong nông nghiệp, đó là những tổng thể máy bổ sung lẫn nhau và hoàn thành liêntiếp tất cả các quá trình lao động sản xuất sản phẩm ở địa phương, từng vùng.
- Tự động hóa là giai đoạn cao của cơ giới hóa, sử dụng hệ thống máy vớiphương tiện tự động để hoàn thành liên tiếp tất cả các quá trình sản xuất từ lúc chuẩn
bị đến lúc kết thúc cho sản phẩm Đặc trưng của giai đoạn này là một phần lao độngchân tay với lao động trí óc, con người giữ vai trò giám sát, điều chỉnh quá trình sảnxuất nông nghiệp
Cơ giới hóa trong sản xuất lúa: Sản xuất lúa là một lĩnh vực trong sản xuất nôngnghiệp, việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa chính là việc đưa các máy móc,tiến bộ kỹ thuật vào trong các khâu làm đất, tưới tiêu, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch vàsau thu hoạch Trong đó, các khâu làm đất, gieo cấy và thu hoạch chiếm nhiều côngsức lao động hơn so với các khâu còn lại Như vậy, cơ giới hóa trong sản xuất lúa làquá trình sử dụng máy móc vào trong sản xuất lúa nhằm thay thế một phần hoặc toàn
bộ sức người hoặc súc vật qua đó tăng năng suất lao động và giảm nhẹ cường độ laođộng trong các khâu sản xuất lúa như làm đất, tưới tiêu, gieo cấy
1.2.2 Đặc điểm quá trình cơ giới hóa nông nghiệp
Cơ giới hóa nông nghiệp gắn liền với quá trình sinh học bởi vì đối tượng sản xuấtnông nghiệp là những cây trồng, vật nuôi có đặc điểm sinh học rất khác nhau Do đóviệc cơ giới hóa chỉ phù hợp và cho năng suất cao khi mà tác động vào đúng theo đặcđiểm sinh học của nó
Hoạt động của máy móc và công cụ sản xuất trong nông nghiệp mang tính khôngthể phân chia được trong việc sử dụng, điều này có nghĩa là mỗi kích cỡ máy móc nhấtđịnh có một công suất nhất định Như vây, chi phí cố định (xác định bằng tỷ lệ khấuhao hằng năm) cho một đơn vị công việc thực hiện giảm dần khi công suất sử dụngtăng lên
Trang 21Một số công cụ cơ giới cho phép tiết kiệm lao động, đây là quan điểm khác sovới các tiến bộ khoa học kỹ thuật về tưới nước, phân bón và giống mới cho phép tiếtkiệm đất Như vậy, động lực mạnh mẽ thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp trước hết ởnhững vùng thiếu lao động trong điều kiện thừa lao động và có chính sách tạo công ănviệc làm tương ứng trong nông thôn.
Máy móc là công cụ cơ giới, là đầu vào được đầu tư bằng vốn cố định Và đónggóp vào đầu ra của cơ giới hóa không chỉ bản thân máy móc công cụ, mà còn tùy khảnăng cung cấp các dịch vụ sửa chửa, sản xuất hay nhập khẩu phụ tùng, cung cấp xăngdầu Như thị trường cung cấp dịch vụ sửa chữa, xăng dầu không tốt sẽ ảnh hưởng đếnkết quả đầu ra mang tính chất thời vụ
Phạm vi hoat động của máy móc rộng lớn, phức tạp bởi vì hoạt động sản xuấttiến hành ngoài trời trên phạm vi rộng lớn Dẫn đến tuyệt đại bộ phận máy móc, công
cụ hoạt động dễ hoen gỉ và nhanh hư hỏng
Do vậy, để việc sử dụng máy móc thực sự hiệu quả cần lưu ý đến một số vấn đềkinh tế sau:
+ Thứ nhất, mọi tác động của quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp cần phải
phù hợp với quy luật sinh học của các loại cây trồng, vật nuôi Tuy nhiên, chúng ta cầnqua tác dụng cơ giới hóa để hướng quá trình sinh học theo mục đích, hiệu quả nhằmgiảm đi tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp
+ Thứ hai, về số lượng và chủng loại khi trang bị phải phù hợp với điều kiện tự
nhiên, lịch sử xã hội của từng ngành, từng vùng trong nền nông nghiệp hàng hóa, đặcbiệt chú ý tới cơ khí nhỏ khi điều kiện sản xuất nông nghiệp nước ta còn manh mún,phân tán
+ Thứ ba, về mặt sản xuất và trang bị phải đảm bảo đồng bộ cả hệ thống máy, cả
tập đoàn công cụ hoặc kết hợp giữa hệ thống máy móc với tập đoàn công cụ, tăngthêm máy vạn năng và công cụ có công suất lớn, tốc độ nhanh trong điều kiện chophép Phải đảm bảo quy cách thống nhất và đầy đủ phụ tùng, chú ý các loại máy mócbền, nhẹ rẻ, hiệu quả khi mà điều kiện về vốn của ta chưa có
Trang 22+ Thứ tư, về việc sử dụng phải lựa chọn và quy hoạch địa bàn sử dụng tổng hợp
các loại máy móc và công cụ, kết hợp chặt chẽ máy móc với công cụ cải tiến, cơ giớihóa với biện pháp kỹ thuật nông nghiệp, tăng cường quản lý và bảo quản máy móc
+ Thứ năm, đi đôi với quá trình cơ giới hóa cần đẩy mạnh quá trình phân công
lao động trong công nghiệp và phát triển nông thôn một cách tổng hợp Việc cơ giớihóa tiết kiệm lao động chỉ thực sự diễn ra khi việc áp dụng máy móc có thể hoặckhông làm thay đổi tỷ lệ yếu tố đầu vào sử dụng (lao động và vốn), nhưng tỷ lệ laođộng trong tổng giá trị sản lượng giảm so với tỉ lệ vốn, thậm chí cả khi giá tương đốicủa lao động, vốn giữ nguyên Như vậy, việc thực hiện cơ giới hóa hiệu quả trongkhuôn khổ tác động phù hợp về chính sách các yếu tố đầu vào khác
1.2.3 Vai trò của cơ giới hóa trong nông nghiệp
- Nâng cao năng suất lao động, làm giảm tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp
Vì trên thực tế, việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp làm rút ngắn thời gian laođộng của các hộ nông dân như làm đất, thu hoạch, vận chuyển… do vậy, sẽ chủ độnghơn trong việc sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất lúa ở vụ Hè Thu, khi mà mọi hoạtđộng sản xuất đều phải tiến hành trong thời gian gấp rút, nếu không đảm bảo thời gian
sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi thời tiết, mưa bão
- Cơ giới hóa trong nông nghiệp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăngsức cạnh tranh của hàng hóa nông sản trên thị trường Thời gian trước, khi chưa tiếnhành cơ giới hóa, việc tuốt lúa được tiến hành bằng cách kéo các trục đá tròn, nặng lêncác bó lúa để thu hạt Việc làm này vừa không thu được nhiều lúa, vừa cho chất lượnggạo không đảm bảo, hạt gạo bị gãy nát khi xay Từ khi sử dụng máy gặt đập liên hợp,
3 khâu trong 1 lần máy hoạt động, vừa tránh được thất thoát lúa, vừa cho chất lượnggạo tốt
- Cơ giới hóa nông nghiệp làm giảm lao động nặng nhọc, giảm số lượng laođộng, tăng thời gian nông nhàn Từ đó, người lao động có thêm thời gian tham gia vàocác hoạt động tạo thu nhập khác, góp phần cải thiện cuộc sống
Trang 231.2.4 Tác động của cơ giới hóa nông nghiệp đối với việc làm và thu nhập của lao động nông thôn
Những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, nhiều loạimáy móc thiết bị cũng đã được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp Nhiềukhâu trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đã được cơ giới hóa, điều này đã có tácđộng lớn đến tình hình sản xuất cũng như việc làm và thu nhập của người nông dân
Có thể nói, cơ giới hóa đóng vai trò quyết định trong sản xuất nông nghiệp như giảmlao động thủ công, góp phần giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ, giảmtổn thất sau thu hoạch, làm tăng năng suất, chất lượng Bên cạnh đó, việc áp dụng cơgiới hóa vào sản xuất nông nghiệp còn giúp cho nông dân giảm chi phí đầu vào, tăngchất lượng sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận khoảng 30% so với không áp dụng cơgiới hóa Sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt như hiệnnay và tình trạng thiếu lao động cao do di dân ra thành phố việc cơ giới hóa trong nôngnghiệp sẽ giải quyết được tình trạng thiếu lao động nông nghiệp chuyển sang hoạtđộng phi nông nghiệp, đảm bảo được lịch thời vụ gieo trồng Không những vậy, sửdụng cơ giới hóa trong nông nghiệp làm giảm thời gian, ngày công làm việc, tăng thờigian nông nhàn Người dân có thêm nhiều thời gian để tham gia vào các hoạt độngkinh tế khác như buôn bán, dịch vụ, thoát ly khỏi địa phương làm những công việckhác góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống
Tuy nhiên, cơ giới hóa trong nông nghiệp cũng mang lại nhiều tác động tiêu cực
Có rất nhiều nông dân đã không phát huy được những mặt tiêu cực mà cơ giới hóađem lại Thời gian nông nhàn tăng lên, người nông dân không lấy đó là cơ hội tốt đểgia tăng sản xuất, tham gia vào các hoạt động kinh tế khác mà lao vào các tệ nạn xãhội như cờ bạc, rượu chè, hút chích, lô đề… khiến cho cuộc sống càng khốn đốn hơn,đặt ra nhiều vấn đề nan giải cho xã hội Còn tồn tại một bộ phận nông dân còn phụthuộc vào máy móc, lơ là việc chăm sóc ruộng đồng, thời gian tham đồng bị cắt giảmlàm cho năng suất nông sản giảm Một bộ phận khác lại không còn mặn mà với sảnxuất nông nghiệp, cụ thể là sản xuất lúa vì hiệu quả không cao, “lấy công làm lãi”, thu
từ 3 tháng trồng lúa không bằng 1 tháng “đi làm công nhân”, vất vả, phải bám lấy
Trang 24ruộng trong khi giá lúa thấp, bán ra không được bao nhiêu Rất nhiều gia đình đã giaolại ruộng cho người khác làm để di cư lên thành phố, thực hiện các hoạt động kinh tếkhác như buôn bán, dịch vụ để cải thiện cuộc sống.
1.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu
1.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi việc làm
a Số công lao động bình quân 1 ha diện tích đất gieo trồng
Công lao động bình quân 1ha diện tích gieo trồng là tổng số thời gian lao động(thường tính theo ngày, với 8 giờ lao động) trong suốt mùa vụ, công lao động bao gồmtất cả thời gian người lao động (hộ) sử dụng để tiến hành sản xuất, chăm sóc, thuhoạch Công lao động bình quân 1ha diện tích gieo trồng được tính theo công thức sau:Công lao động bình quân 1ha = Công lao động làm đất + Công lao động gieotrồng, chăm sóc + Công lao động thu hoạch
b Tỷ suất sử dụng sức lao động
Tỷ suất sử dụng thời gian làm việc của lao động trong năm là tỷ số giữa số ngàylao động bình quân của một lao động đã sử dụng vào sản xuất so với số ngày người laođộng có thể làm việc được trong năm (tính bình quân cho một lao động nông thôn )
Tỷ suất sử dụng thời gian lao động được tính theo công thức sau:
Trang 25Tỷ suất sử dụng thời gian lao động trong năm nói lên mức độ sử dụng thời gianlao động theo ngày và từ đó chúng ta có thể thấy được tỷ lệ quỹ thời gian chưa sử dụnghết cần phải huy động trong năm.
c Số lao động được giải phóng ra khỏi hoạt động nông nghiệp
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi thu nhập
a Tổng thu của hộ.
Tổng thu của hộ nông dân là các khoản thu từ kết quả sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp; thu từ ngành nghề, dịch vụ; thu từ tiền lương, tiền công và thu khác Tổng thucủa hộ được tính như sau:
Tổng thu của hộ = Thu từ hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp + Thu từngành nghề, dịch vụ + Thu từ tiền lương, tiền công + Thu khác
b Thu nhập bình quân 1 lao động trong năm
Trong nền kinh tế nông nghiệp của nước ta, hộ gia đình được coi là đơn vị kinh
tế chủ lực Thu nhập của hộ là khoản thu nhập bằng tiền giá hiện vật (kể cả các khoảnphúc lợi xuất hiện không mất tiền) mà người lao động cũng như gia đình nhận đượctrong thời gian nhất định
Thu nhập bình quân của hộ/năm được tính theo công thức:
Thu nhập = Thu nhập từ hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp + Thu nhập
từ ngành nghề, dịch vụ + Thu nhập từ tiền công, tiền lương + Thu nhập khác
Trong đó:
* Thu nhập từ hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Thu nhập từ hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp = Tổng thu từ nông, lâm,ngư nghiệp – Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất= Chi phí vật chất + chi phí dịch vụ + các khoản chi khác + cáckhoản đã nộp
* Thu từ sản xuất kinh doanh ngành nghề, dịch vụ
Trang 26Thu từ SXKD ngành nghề, dịch vụ = Tổng thu từ các hoạt động kinh doanhngành nghề, dịch vụ - Chi phí SXKD các ngành nghề, dịch vụ.
* Thu từ tiền công, tiền lương
- Tiền lương, tiền công từ các hoạt động kinh tế ngoài sản xuất nông nghiệp
- Thưởng và các khoản khác
- Các khoản trợ cấp
* Các khoản thu khác được tính vào thu nhập của hộ
- Giá trị hiện vật của người ngoài gửi về, biếu mừng
- Lương hưu, trợ cấp mất sức
c Thu nhập bình quân 1 ha đất gieo trồng.
Thu nhập bình quân cho 1ha đất gieo trồng là các khoản thu từ kết quả sản xuấttrên đơn vị diện tích 1ha trừ đi chi phí để sản xuất trên diện tích đó Thu nhập bìnhquân 1ha đất gieo trồng được tính như sau:
Thu nhập bình quân 1ha đất gieo trồng = Thu nhập từ các sản phẩm chính làm ratrên 1ha + Thu nhập từ các sản phẩm phụ làm ra trên 1ha – Chi phí bỏ ra để tiến hànhsản xuất
Chi phí sản xuất = Chi phí vật chất + chi phí dịch vụ + các khoản chi khác + cáckhoản đã nộp
Để đảm bảo tính chất có thể so sánh của các chỉ tiêu thu nhập, chúng tôi tiến hành
điều tra các chỉ tiêu hiện vật, sau đó dùng giá tại thời điểm nghiên cứu để tính toán.
1.4 Cơ sở thực tiễn về việc làm và thu nhập của lao động nông thôn dưới tác động của cơ giới hóa nông nghiệp
1.4.1 Tình hình việc làm và thu nhập của lao động nông thôn trong những năm gần đây.
Nông thôn nước ta đang ngày càng phát triển, ngày càng đổi mới theo con đườngCNH – HĐH, đời sống người dân nông thôn đã và đang ngày càng được cải thiện dáng
Trang 27kể Khu vực nông thôn ngày càng có thêm những ngành nghề công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, dịch vụ mới tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, không ngừngnâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàunghèo giữa nông thôn và thành thị.
Tỷ lệ lao động nông thôn đang làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp đang
có xu hướng ngày càng giảm, tỷ lệ lao động nông thôn làm việc trong các nhành côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ ngày càng tăng Điều
đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu lao động có việc làm ở nông thôn theo khu vực kinh tế
ĐVT: %
Khu vực kinh tế Năm
2013
Năm 2014
Quý II năm 2015
Nông, lâm nghiệp và thủy
Trang 28Sự biến động cơ cấu lao động giảm dần lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngưnghiệp, lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng dần là xuhướng tất yếu, đi kịp với sự phát triển chung của cả nước, giảm dần khoảng cách thunhập giữa lao động nông thôn và thành thị, hướng sản xuất nông nghiệp thuần túythành sản xuất nông nghiệp hàng hóa, giảm dần sức lao động thủ công của con người,tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả sản xuất góp phần cải thiện thu nhập, nâng caođời sống người dân nông thôn.
1.4.2 Kinh nghiệm một số địa phương trong tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn
1.4.2.1 Kinh nghiệm áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản,thủy sản theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ, đến nay các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều doanhnghiệp sản xuất máy móc, thiết bị nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản,thủy sản, với những loại máy móc, thiết bị như: Máy sấy nông sản; máy tách hạt bắp;máy gặt lúa rải hàng; máy gặt đập liên hợp; máy xay xát lúa gạo; máy kéo 2 bánh; máykéo 4 bánh; xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ có tải trọng dưới 500 kg; máy cày;bơm nước; thiết bị nuôi trồng hải sản; Thiết bị làm lạnh, cấp đông (IQF), tái đông(RF); kho lạnh bảo quản thủy sản, nông sản
Cho tới nay, cơ giới hóa nông nghiệp đang từng bước thúc đẩy tăng năng suất laođộng, giải phóng được lực lượng lao động nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấukinh tế và cơ cấu lao động ở vùng nông thôn, cụ thể cơ giới hóa nông nghiệp đồngbằng sông Cửu Long đã đạt những kết quả như sau:
Một là, đã thực hiện được hầu hết các khâu trong chuỗi giá trị sản suất lúa, gạo:
đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về sản xuất lúa gạo nên việc đầu tư cho cơ giớihóa sản xuất lúa là phù hợp Vì vậy, đến năm 2012, đã đạt mức độ cơ giới hóa bình
Trang 29quân các khâu: làm đất trồng lúa đạt 80%; thu hoạch đạt 30%; sấy lúa chủ động 42%;tuốt lúa 95%; xay xát lúa, gạo 95%
Hai là, đã giải phóng một lượng lớn lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao
động: như TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp ViệtNam (VCCI) - Chi nhánh Cần Thơ cho biết, cơ giới hóa nông nghiệp được tiến hànhsâu rộng sẽ giải phóng một lượng lớn lao động trong nông nghiệp, tăng thêm nguồncung cho khu vực công nghiệp vốn đang rất thiếu Nó cũng làm tăng đáng kể năng suấtlao động nông nghiệp thông qua chuyển dịch cơ cấu và nâng cao trình độ kỹ thuật củalao động trong nông nghiệp
Ba là, đã nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế; giảm cường độ lao động
nặng nhọc cho nông dân Từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động; mở rộngđược diện tích canh tác, đáp ứng được yêu cầu sản xuất lớn; tiết kiệm được giống, phânbón, nước, năng lượng cải thiện được chất lượng nông sản, sản phẩm; bảo vệ môitrường; đáp ứng kịp thời mùa vụ, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu
Bốn là, đã tạo sự đột phá trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ sau thu
hoạch, giảm thất thoát: Cơ giới hóa trong sản xuất lúa góp phần đáng kể trong việcgiảm tổn thất và gia tăng giá trị cho ngành lúa gạo, trong đó, cơ giới hóa trong khâuthu hoạch làm “Tỷ lệ thất thoát được kéo giảm từ 5% - 6% xuống còn 2% - 3%, chiphí thu hoạch lúa giảm từ 0,5 - 1 triệu đồng/ha so với thu hoạch thủ công…”
Năm là, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ và cho vay ưu đãi nhằm khuyến khích
doanh nghiệp và nông dân đầu tư vào cơ giới hóa nông nghiệp: "Theo số liệu tổng hợpcủa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến ngày 31-01-2013 đã cho vay 6.933 hộ giađình, cá nhân; 03 hợp tác xã và 32 doanh nghiệp, dư nợ cho vay là 1.230,2 tỷ đồng.Trong đó, hỗ trợ vay lãi suất 622,4 tỷ đồng; tín dụng đầu tư phát triển 607,8 tỷ đồng".Chính sách hỗ trợ cũng tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy các cơ sở cơ khí chế tạomáy trong nước đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, đáp ứngyêu cầu của sản xuất, như các cơ sở chế tạo máy gặt đập liên hợp Phan Tấn (ĐồngTháp); Tư Sang 2 (Tiền Giang); Hoàng Thắng (Cần Thơ)
Trang 30Sáu là, cải tạo đồng ruộng để đầu tư cơ giới hiệu quả: Một số địa phương như An
Giang, Bạc Liêu, Long An bắt đầu áp dụng việc đưa thiết bị định vị bằng tia la-de đểcải tạo mặt bằng đồng ruộng Việc áp dụng thiết bị kỹ thuật cao để cải tạo đồng ruộng
sẽ được nhân rộng trong thời gian tới Khi mặt ruộng được bằng phẳng, nông dân sẽgiảm nhiều chi phí ở các khâu như giảm lượng lúa giống nhờ sử dụng dụng cụ gieo sạtheo hàng, giảm chi phí bơm tưới, giảm thời gian và nhân công do thu hoạch lúa bằngmáy gặt đập liên hợp, kịp thời xuống giống tăng vụ
Cấy lúa bằng máy còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng bước đầu đã xuất hiện ở
An Giang và Long An Khi áp dụng cấy lúa bằng máy sẽ rút ngắn thời gian sinhtrưởng của cây lúa ngoài đồng khoảng 15 ngày (thời gian gieo mạ trong khay), giảmsâu bệnh và không bị lúa lẫn Do đó, việc cấy lúa bằng máy rất phù hợp cho các khuvực ven biển khi phải phụ thuộc vào nguồn nước mưa
1.4.2.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông
thôn ở tỉnh Thái Bình
Thái Bình vốn là một tỉnh đất chật người đông Từ trước đến nay người dân phảitìm mọi cách, đi mọi nơi để tìm kiếm việc làm Đặc biệt là khu vực nông thôn chiếmhơn 90% lực lượng lao động toàn tỉnh và hàng năm lại tiếp tục gia tăng làm cho sức ép
về việc làm ngày càng lớn đối với khu vực này Do vậy, giải quyết việc làm cho ngườilao động ở nông thôn luôn là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh
Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước, tỉnhThái Bình đã có nhiều thành tích trong phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho ngườilao động Từ năm 2010 – 2013, trung bình mỗi năm có khoảng 22.300 lao động đượcgiải quyết việc làm Trong thời gian này toàn tỉnh đã xuất khẩu lao động và giải quyếtviệc làm tại chỗ cho 89.105 người và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khuvực nông thôn lên 79,18% Để đạt được kết quả đó Thái Bình đã thực hiện đồng bộcác giải pháp, có thể đúc rút thành những bài học như sau:
Trang 31- Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho nông dân:
Thái Bình có trên 90% lao động với số lượng 948.709 người sống ở nông thôn.Bình quân mỗi năm tỉnh có 22.000 học sinh bậc trung học phổ thông ra trường trong
đó có khoảng 35% học tiếp lên các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học,
số còn lại rất cần học nghề để tự lập Vì vậy, Thái Bình đã tăng cường công tác đào tạonghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn
Chương trình mục tiêu dạy nghề cho nông dân của tỉnh đã góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn ở nôngthôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêudung trong xã hội
Hiện nay trong điều kiện hội nhập, nhận thức rõ ràng khả năng cạnh tranh củakhu vực trước hết là dựa vào chất lượng nguồn lực, dựa vào tri thức khoa học côngnghệ, nên tỉnh xác định đảy mạnh hơn nữa việc dạy nghề cho nông dân để cải thiệnmạnh mẽ chất lượng cũng như nâng cao sức cạnh tranh về nguồn lao động, nhất là laođộng ở khu vực nông thôn
- Đẩy mạnh chương trình phát triển làng nghề và làm nghề trong khắp các địa
phương của tỉnh để tạo mở việc làm.
Những làng nghề như thêu ren xuất khẩu ở xã Minh Lâm, Vũ Thư; nghề chạmbạc nổi tiếng ở Đồng Xâm, nghề dệt chiếu cói ở Thái Thụy, Tiền Hải… vừa phù hợpvới điều kiện tay nghề của người lao động ở nông thôn, giải quyết việc làm trong lứcnông nhàn và mang lại thu nhập cho người lao động Hiện nay, tỉnh có 173 làng nghề,thu hút 25 vạn lao động, trong đó có việc làm thường xuyên là 15 vạn người
- Sử dụng có hiệu quả quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển kinh kế, tạo nhiều việc làm cho người lao động
Trang 321.4.2.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề cơ giới hóa trong sản
xuất nông nghiệp
Việc làm là vấn đề mang tầm chiến lược quốc gia, đảm bảo cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước Giải quyết việc làm là chính sách xã hội cơ bản của Đảng vàNhà nước ta, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành, các tổ chức
xã hội, các doanh nghiệp, của mỗi người lao động Quan điểm giải quyết việc làm củaĐảng được thể chế hoá bằng pháp luật: “Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người
có khả năng lao động, đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của cácdoanh nghiệp và toàn xã hội” Theo đó, Đảng và Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương,chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến việc tạo
và giải quyết việc làm cho người lao động, coi giải quyết việc làm vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của sự phát triển như: Quyết định số 176/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộtrưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức sắp xếp lại lao động trong khu vực nhà nước;Quyết định số 120/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 11-4-1992 về thành lậpQuỹ quốc gia giải quyết việc làm; Quyết định số 327/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộtrưởng về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; Chương trình giải quyết việc làm của các tổchức đoàn thể như: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Trungương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,Hội Cựu chiến binh, hoạt động của trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm, trung tâmdịch vụ việc làm… đặc biệt là Nghị định số 370/HĐBT về quy chế đưa lao động ViệtNam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giải quyết việc làm thông qua chương trìnhviện trợ nhân đạo của các nước: Cộng hoà Séc, Cộng hoà Slôvakia, Cộng hoà Liênbang Đức và Liên minh châu Âu (EU) Bằng những cố gắng nỗ lực của Đảng và Nhànước, cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, mỗi năm chúng ta đã giải quyếtđược việc làm cho 1,2 triệu người
Chính đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần củaĐảng đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để người lao động có cơ hội tự tạo việc làm
và có việc làm, đáp ứng yêu cầu bức xúc về đời sống, góp phần ổn định tình hình kinh
tế - xã hội Đổi mới tư duy trong lĩnh vực lao động và việc làm đã thay đổi căn bản tư
Trang 33tưởng bao cấp và cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây Từ chỗ Nhà nước bao cấptoàn bộ trong giải quyết việc làm, đã dần dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế,chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm.Người lao động tích cực và chủ động tự tạo việc làm, không thụ động, trông chờ vào
sự sắp xếp việc làm của Nhà nước Người sử dụng lao động được khuyến khích đầu tưphát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo việc làm thu hút lao động xã hội
Trang 34CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU NHẬP VÀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN DƯỚI TÁC ĐỘNG CƠ GIỚI HÓA TẠI
XÃ HỒNG LỘC – HUYỆN LỘC HÀ – TỈNH HÀ TĨNH
2.
2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Hồng Lộc là xã ở vùng Hạ Can huyện Can Lộc trước đây và nay là huyện Lộc
Hà, là vùng bán sơn địa, ở tọa độ: 180,18 vĩ độ bắc, 1050,54 kinh độ đông
Phía Bắc xã giáp xã Cương Gián huyện Nghi Xuân, phía Nam Giáp với xã ÍchHậu, phía Đông giáp xã Tân Lộc, phía Tây giáp xã Thuần Thiện huyện Can Lộc
b) Đặc điểm địa hình
Đặc điểm địa lý của xã Hồng Lộc có nhiều lợi thế: có núi, có sông, có ruộngđồng, đồi bãi, thuận lợi cho sản xuất, chăn nuôi, dân cư đông nhưng sống quần tụ trênmột dãi đất rộng nên có điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế Nghề nghiệp chính củangười dân là trồng cây nông, lâm nghiệp
c) Đặc điểm thời tiết khí hậu
Khí hậu thời tiết có bốn mùa rõ rệt: Xuân – Hạ - Thu – Đông Nhưng do dãy núiHồng Lĩnh chắn ngang, cận kề ở phía Bắc nên chịu ảnh hưởng thời tiết cục bộ, khácvới quy luật chung trong vùng Điều này đã tác động không nhỏ đến sản xuất và đờisống của nhân dân địa phương
2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1 Tình hình dân số - lao động
Là một xã vùng miền núi còn nhiều khó khăn thuộc huyện Lộc Hà, Hồng Lộcluôn nhận được sự quan tâm, đầu tư phát triển của Đảng và Nhà nước Toàn xã Hồng
Trang 35Lộc có 2.228 hộ với 8.550 khẩu được phân bố ở 7 thôn Thôn có số hộ dân nhiều nhất
là thôn Yến Giang với 501 hộ dân, thôn có số hộ dân ít nhất là thôn Trường An với
128 hộ dân (theo số liệu điều tra năm 2015 của UBND xã Hồng Lộc)
Toàn xã có 5.085 người trong độ tuổi lao động, chiếm 59,5%; tỷ lệ lao động đãqua đào tạo có 1453 người, chiếm 28,58% Trong đó, lao động nông nghiệp là 3.282người chiếm 64,5%, dịch vụ - thương mại có 616 người chiếm 12,12%, tiểu thủ côngnghiệp – xây dựng có 1.186 chiếm 23,33% Hiện nay, số người trong độ tuổi lao độngcủa xã rất ít do phần lớn thanh niên trong xã hoặc là đi học hoặc là đi làm xa nhà Tìnhhình dân số và lao động của xã được khái quát qua bảng sau:
Bảng 2: Dân số và lao động của xã giai đoạn 2013 – 2015.
- Nông, lâm, ngư nghiệp 3.578 76,88 3.443
Trang 362.2.2 Cơ sở hạ tầng
2.2.2.1 Hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng
Hiện nay, cơ sở hạ tầng của xã cơ bản đã hoàn thiện, với giao thông thuận tiện,
bê tông hóa các đường từ huyện về thôn, xã và bê tông hóa đường trong xóm Hệthống thủy lợi tuy được nâng cấp thường xuyên nhưng vẫn còn thiếu nước cho sảnxuất nông nghiệp vào mùa khô, thêm vào đó mùa mưa thường gây ra lũ lụt bất thường,gây ngập úng ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp
Hệ thống thủy lợi hồ, đập trên địa bàn xã có hồ Đồng Hố trữ lượng 1,3 triệu m3, 5trạm bơm điện với công suất 4780m3, có 49,8 km hệ thống kênh mương nội đồngtrong đó có 9 km kênh mương chính với chiều rộng từ 1-2m và 40,8 km kênh mươngnội đồng, đến nay đã kiên cố đạt chuẩn 11,7 km chiếm 28,7 %, còn lại 29,1 km là kênhmương chưa đạt chuẩn và kênh đất Mặc dù đã được sự quan tâm của cấp trên tuyếnkênh tiêu úng từ Bàu Nẩy đi Tân Lộc đã được thi công, nhưng tại xứ đồng phía tây còn
có tuyến kênh tiêu úng từ kênh 407 đến Nhà Sa đang là kênh đất nên hàng năm khimưa lũ về, việc tiêu gặp nhiều ách tắc, đã gây ngập úng trên diện rộng
Cùng với hệ thống thuỷ lợi thì hệ thống đường giao thông nội đồng của xã cũngchưa thực sự thuận lợi trong sản xuất, hiện nay xã có 28 tuyến đường giao thông chínhnội đồng, các tuyến đã được bố trí theo vùng với tổng chiều dài là 30 km, chiều rộng
từ 2 3 m và 60 tuyến đường phụ với tổng chiều dài hơn 40 km có chiều rộng từ 0,8 1m, đã cứng hóa 1,4/30 km đạt 4,7 %, còn lại hệ thống đường giao thông nội đồng của
-xã hiện nay vẫn đang là đường đất đang cần được đầu tư nâng cấp
2.2.2.2 Hạ tầng điện
Hệ thống điện vừa được cải tạo làm mới, gồm 8 trạm biến áp với tổng công suất
1420 KVA Đầu tư nâng cấp 250 cột đã xuống cấp tại một số tuyến sau Dự án REII.Hiện nay số hộ dùng điện bảo đảm an toàn đạt 100%, nguồn điện đảm bảo đáp ứngđược nhu cầu về sinh hoạt và sản xuất của bà con nông dân
Trang 372.2.2.3 Cơ cấu giá trị sản xuất theo khu vực kinh tế
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cán bộ và nhân dân xã Hồng Lộc đã cónhiều cố gắng để đưa nền kinh tế xã nhà ngày một đi lên Nông nghiệp được coi là mặttrận hàng đầu, và đang có xu hướng ngày càng giảm Toàn xã đã tập trung chuyển đổiruộng đất giai đoạn 2, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướngtăng dần sản xuất hàng hóa thị trường, áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật,đưa máy móc, đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng
Bảng 3: Quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất của xã Hồng Lộc giai đoạn 2013 - 2015
Số lượng (tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của UBND xã Hồng Lộc nhiệm kỳ 2011 – 2015)
Dựa vào bảng trên ta thấy, tuy vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của xã nhưng trongnhững năm gần đây, cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đang cóchiều hướng giảm từ 81,9 tỷ xuống còn 63,3 tỷ đồng, tương ứng giảm 12,1% Điềunày chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã đang đi theo chiều hướngtích cực
Ngoài sản xuất nông nghiệp địa phương còn mở mang các ngành nghề phụ như:nghề làm bún bánh tạo việc làm cho 30 - 40 lao động, nghề mộc gia dụng với 21 cơ sở tạo việc làm cho 28 - 30 lao động với mức thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng; 17 cơ sở gia công cơ khí, hàn xì, sửa chữa với 17 - 20 lao động có mức thu nhập
4 - 5 triệu đồng/người/tháng,; 42 tổ thợ nề với số lao động từ 245 - 250 người; 39 cơ
sở xay xát và 18 xe ô tô vận tải hàng hóa, một số ngành nghề phụ như xây dựng, mộcgia dụng, thợ nề đã hình thành tổ hợp tác trong sản xuất Phát triển sản xuất tiểu thủ
Trang 38công nghiệp, ngành nghề nông thôn tại xã Bên cạnh những thuận lợi như: Có nguồnnhân lực dồi dào, nhu cầu thị trường lớn, trình độ, tay nghề của người dân khá cao thìvẫn còn một số tồn tại hạn chế đó là sản xuất vẫn còn ở quy mô nhỏ, chưa tạo đượcthương hiệu trên thị trường, thiếu vốn trong sản xuất tuy nhiên trong thực tế các ngànhnghề phụ đã tạo việc làm và góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế nâng cao thunhập cho các hộ gia đình Cụ thể, trong vòng 2 năm từ 2013 – 2015, cơ cấu giá trị kinh
tế của ngành thương mại – dịch vụ tăng nhanh, từ 49,56 tỷ đồng lên 80,8 tỷ đồng,tương ứng với 13,8%; Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cũng tăng nhẹ 1,7%
Tuy nhiên, sản xuất TTCN ở địa phương vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưasản xuất tập trung, sản phẩm không mang tính cạnh tranh Các cơ sở kinh doanh dịch
vụ thương mại chủ yếu tập trung ở vùng trung tâm xã, đến nay toàn xã có 5 ki ốtchuyên kinh doanh vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, gạch ngói và 28 kiốtchuyên kinh doanh hàng tạp hoá các ki ốt này chủ yếu tập trung trên các trục đườngchính chạy qua xã như đường Vượng - An, đường Hồng - Hậu, đường Hồng -Thụ, số
hộ tham gia kinh doanh dịch vụ - thương mại của xã là 70 hộ với hơn 100 lao động tạichổ có thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/người/tháng
Nhìn chung các chỉ tiêu và cơ cấu kinh tế của xã Hồng Lộc đang có xu hướng tốtlên và chuyển dịch theo hướng chung của toàn nền kinh tế Tuy nhiên, mức tăngtrưởng qua các năm như vậy là vẫn còn tương đối thấp, chưa theo kịp được với các xãnằm trong địa bàn huyện Chính vì vậy, các cơ quan chức năng, nhất là chính quyềnđịa phương cần có những phương hướng phát triển, những giải pháp tích cực hơn nữa,phát huy các thế mạnh sẳn có của địa phương để nền kinh tế của Hồng Lộc nói riêng
và của huyện Lộc Hà nói chung ngày càng phát triển hơn nữa
2.3 Đánh giá chung về đặc điểm của xã Hồng Lộc
2.3.1 Thuận lợi
- Có vị trí tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế
- Có hệ thống giao thông nông thôn thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi hànghóa với các xã và huyện lân cận
Trang 39- Hệ thống thủy lợi đảm bảo cho việc chủ động tưới tiêu các diện tích đất nôngnghiệp trong toàn xã.
- Có nguồn dân số, lao động dồi dào, nhân dân có tinh thần cách mạng, cần cùtrong lao động, là yếu tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế của xã phát triển
- Xuất phát điểm nền kinh tế thấp Vốn đầu tư hạn chế, chủ yếu hưởng vốn trợ cấpcân đối của ngân sách tỉnh nên không có điều kiện để chủ động đầu tư phát triển mạnh
- Thời tiết khí hậu ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế
- Nguồn nhân lực còn hạn chế, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo còn chưa cao
- Công tác lập kế hoạch chưa thực sự đạt chất lượng và có vai trò quan trọngtrong việc định hướng phát triển ngành kinh tế
- Giá thành sản phẩm nông nghiệp còn thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định
2.4 Khái quát về công tác cơ giới hóa nông nghiệp của xã
Sau chuyển đổi ruộng đất, việc đưa các loại máy móc, thiết bị vào sản xuất nôngnghiệp của huyện Lộc Hà nói chung và xã Hồng Lộc nói riêng được thực hiện rấtthuận lợi Nhiều loại máy cơ giới đã mang lại hiệu quả cao như máy cày, máy tuốt,máy gặt đập liên hợp Nhiều hộ gia đình đã nhận thức rõ vai trò của việc cơ giới hóatrong sản xuất nên tăng cường đầu tư nhiều loại máy móc mới như máy cày thế hệmới, máy gặt cải tiến Số lượng máy móc cơ giới hóa của xã sau khi chuyển đổi ruộngđất lần 2 (năm 2006) được thể hiện qua bảng sau:
Trang 40Bảng 4: Số lượng máy cơ giới của xã trước và sau khi chuyển đổi ruộng đất ST
T
Loại máy Trước chuyển đổi Sau chuyển đổi
6 Xe cơ giới phục vụ sản xuất 7 24
Nguồn: UBND xã Hồng Lộc, 2015
Qua bảng trên cho chúng ta thấy số lượng máy móc cơ giới trước và sau khichuyển đổi ruộng đất có sự chênh lệch rõ rệt Có thể nói, nhận thức của người dântrong đầu tư trong nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực Tăng nhanh nhất là
số lượng máy gặt tay cải tiến, tăng 181 chiếc so với trước chuyển đổi, tăng hơn 37 lần
Kế đến là máy cày, tăng lên 74 chiếc, máy bơm nước với số máy tăng lên là 46 máy,
xe cơ giới phục vụ sản xuất với số lượng 24 xe Điều đáng mừng nhất là sau chuyểnđổi ruộng đất, toàn xã có đến 4 máy gặt đập liên hợp, góp phần giải phóng sức laođộng cho người dân, đảm bảo được lịch thời vụ, giảm hao hụt trong thu hoạch Kết quả
có 4 máy gặt đập liên hợp không chỉ dừng lại tại đó mà nó còn có ý nghĩa lớn hơn Làmột trong hai xã nghèo nhất của huyện, người dân xưa nay quen với các công việcđược làm bằng thủ công, e dè, ngại đầu tư, việc đầu tư được 4 máy gặt đập liên hợpmới với số tiền hơn 2,6 tỷ đồng là tín hiệu đáng vui cho bà con nông dân, bước đầulàm quen với khoa học kỹ thuật, tăng cường đầu tư trong nông nghiệp, chủ động hơntrong hoạt động sản xuất
Tại xã Hồng Lộc, người dân chủ yếu là sản xuất lúa vào 2 vụ mùa chính là ĐôngXuân và Hè Thu Nhờ hệ thống thủy lợi được nâng cấp, nguồn nước dồi dào nên một
số diện tích đất màu trước đây đã được bà con dẫn nước vào trồng lúa thay cho làmmàu, nên diện tích trồng màu giờ chỉ chiếm một diện tích nhỏ, có thôn không còn diệntích trồng màu như thôn Yến Giang
Đa số diện tích đất trồng lúa và hoa màu được làm đất bằng máy cơ giới, thuậntiện cho việc sản xuất, gieo trồng, rút ngắn thời gian làm việc, đảm bảo kịp thời vụ,