1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh quyết toán dự án đầu tư xây dựng thuộc Ban Quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình

115 2,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 639,84 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh quyết toán dự án đầu tư xây dựng thuộc Ban Quản lý

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh quyết toán dự án đầu tư xây dựng thuộc Ban Quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình” được hoàn thành với

sự giúp đỡ của Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, các thầy cô của Khoa Công trình, Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Thủy lợi, cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Học viên xin cám ơn chân thành đến Lãnh đạo Ban QLDA Sở NN và PTNT

tỉnh Hòa Bình, thầy cô và cán bộ ở các cơ quan khác đã hết lòng giúp đỡ cho học viên hoàn thành Luận văn

Đặc biệt, học viên xin cám ơn sâu sắc đến cô PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân đã

trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho học viên trong quá trình thực hiện Luận văn này

Với thời gian và trình độ còn hạn chế, tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót và rất mong nhận được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của đồng nghiệp

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

TÁC GIẢ

Trịnh Văn Trọng

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học hàm học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

TÁC GIẢ

Trịnh Văn Trọng

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Bảng giá trị theo kế hoạch và giá trị thanh quyết toán 39 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng gây chậm trễ và vượt chi phí 76

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình nghiệm thu thanh toán 7

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của Ban quản lý 26

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ các giải pháp nâng cao quản lý chi phí trong thanh quyết toán 67

Sơ đồ 3.2: Quy trình các bước lập, thẩm tra, phân bổ và thanh toán vốn đầu tư 71

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ mối quan hệ cấp phát vốn đầu tư xây dựng 72

Sơ đồ 3.4: Các bước thực hiện kiểm soát hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư gủi lên 80

Sơ đồ 3.5: Kiểm tra nội dung hồ sơ thanh toán 82

Sơ đồ 3.6: Sơ đồ quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ thanh toán 92

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ĐTXDCT Đầu tư xây dựng công trình

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CH ƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4

1.1 T ổng quan về dự án và dự án đầu tư xây dựng công trình 4

1.1.1 Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình 4

1.1.2 Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình 4

1.2 Tổng quan một số vấn đề cơ bản về chi phí và quản lý chi phí 5

1.2.1 Khái niệm 5

1.2.2 Vai trò quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 5

1.2.3 Nguyên tắc cơ bản về quản lý chi phí 6

1.3 Quản lý chi phí trong khâu Thanh toán vốn đầu tư 6

1.3.1 Yêu cầu cơ bản quản lý chi phí trong thanh toán vốn đầu tư 7

1.3.2 Tài liệu cơ sở để quản lý chi phí trong thanh toán vốn đầu tư 8

1.3.3 Đánh giá chất lượng quản lý chi phí trong khâu thanh toán vốn đầu tư 9 1.4 Quản lý chi phí trong khâu quyết toán dự án hoàn thành 10

1.4.1 Khái niệm và phân loại quyết toán vốn đầu tư 10

1.4.2 Yêu cầu cơ bản quản lý chi phí trong khâu quyết toán vốn đầu tư 12

1.4.3 Nội dung quản lý chi phí trong khâu quyết toán vốn đầu tư 12

1.5 Một số kinh nghiệm thanh toán, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng một số nước trên thế giới và của Việt Nam 21

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý chi phí, thanh quyết toán của một số nước trên thế giới 21

1.5.2 Bài học rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam 22

1.6 Kết luận chương 1 24

Trang 7

CH ƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH QUYẾT

TOÁN THUỘC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH HỒ TRỌNG 25

2.1 Giới thiệu chung về ban quản lý dự công trình Hồ Trọng 25

2.1.1 Giới thiệu về ban quản lý dự án 25

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ 26

2.2 Tổng quan về thực trạng đầu tư xây dựng công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình 28

2.2.1 Thực trạng quản lý trong chủ trương đầu tư của các gói thầu 28

2.2.2 Thực Trạng quản lý chi phí trong triển khai kế hoạch 29

2.2.3 Thực trạng quản lý chi phí trong các gói thầu 29

2.3 Thực trạng quản lý vốn trong đầu tư xây dựng công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa bình 32

2.3.1 Quản lý và điều hành kế hoạch vốn đầu tư hàng năm 32

2.3.2 Thông báo mức vốn đầu tư 33

2.4 Thực trạng công tác thanh toán vốn đầu tư tại ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình 35

2.4.1 Cơ chế thanh toán vốn đầu tư 35

2.4.2 Thực trạng kiểm soát căn cứ thanh toán vốn đầu tư của ban quan lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình 39

2.4.3 Thanh toán vốn đầu tư đối với trường hợp chỉ định thầu và đấu thầu 43 2.4.4 Tạm ứng vốn đầu tư 46

2.4.5 Thanh toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư 48

2.4.6 Thanh toán vốn đầu tư ở ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình 49

2.5 Thực trạng công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng 50

2.5.1 Thực trạng cơ chế quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước 50

2.5.2.Thực trạng quyết toán vốn đầu tư 52

2.5.3 Công tác nghiệm thu và hoàn công công trình xây dựng 54

Trang 8

2.5.4 Công tác lập, thẩm tra và phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn

thành 56

2.5.5 Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành 57

2.6 Những kết quả đạt được và những hạn chế 60

2.6.1 Những kết quả đạt được 60

2.5.6 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân 61

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH QUYẾT TOÁN THUỘC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH HỒ TRỌNG 63

3.1 Định hướng đầu tư xây dựng các công trình của tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới 63

3.1.1 Dự án kè bờ sông Đà và cứng hoá mặt đê Đà Giang, đê Quỳnh Lâm thành phố Hoà Bình 63

3.1.2 Dự án Mở rộng mặt đê Đà Giang kết hợp làm đường giao thông hai bờ sông Đà, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình 63

3.1.3 Tiểu dự án giai đoạn I, Nâng cấp mở rộng đê Quỳnh Lâm kết hợp giao thông đoạn từ K0 ÷ K0+600, thuộc dự án Nâng cấp mở rộng đê Quỳnh Lâm kết hợp giao thông, thành phố Hòa Bình 63

3.1.4 Dự án hồ Cạn Thượng - Huyện Cao Phong 64

3.1.5 Dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng ảnh hưởng thuộc tỉnh Hòa Bình khi phân lũ vào sông Đáy 64

3.1.6 Dự án Hồ Trọng, huyện Tân Lạc 64

3.1.7 Dự án đầu tư xây dựng vùng hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình, giai đoạn I 64 3.1.8 Dự án đầu tư xây dựng vùng hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình, giai đoạn II 65

3.1.9 Dự án sửa chữa cấp bách hồ Vưng, huyện Tân Lạc 65

3.1.10 Dự án Trung tâm giống vật nuôi giai đoạn I 65

3.1.11 Dự án phát triển nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Hòa Bình 65

3.2 Yêu cầu đặt ra đối với các giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành 65

Trang 9

3.3 Giải pháp cho quản lý vốn đầu tư cho ban quản lý dự án công trình Hồ

Trọng 68

3.4 Những giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán vốn đầu tư cho ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng 69

3.4.1 Hoàn thiện quy trình lập, thẩm tra, phân bổ và thanh toán vốn đầu tư 69 3.4.2 Sơ đồ mối quan hệ cấp phát vốn đầu tư xây dựng 72

3.4.3 Phân bổ và quản lý, điều hành kế hoạch nguồn vốn đầu tư 73

3.4.4 Kiểm soát chi phí giai đoạn thực hiện đầu tư 75

3.4.5 Kiểm soát chi phí khâu thanh toán vốn đầu tư 77

3.4.6 Thanh toán vốn đầu tư theo hợp đồng 82

3.4.7 Xác định rõ các căn cứ và hoàn thiện quy trình thanh toán vốn đầu tư 88

3.4.8 Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ đầu tư, nhà thầu và Kho bạc nhà nước trong khâu thanh toán vốn đầu tư 91

3.5 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước 94

3.5.1 Xác định rõ nội dung của Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành 95

3.5.2 Nội dung hồ sơ trình duyệt quyết toán 96

3.5.3 Xác định quy trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư 97

3.5.4 Trách nhiệm của các chủ thể trong quyết toán dự án hoàn thành 98

Kết luận chương 3 100

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101

KẾT LUẬN 101

KIẾN NGHỊ 102

Trang 10

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Hàng năm, nhà nước dành vốn ngân sách lớn cho đầu tư xây dựng để phát triển kinh tế xã hội, chiếm khoảng 30-35% GDP Việc cân đối, phân bổ và điều hành vốn đối với các Bộ, ngành, địa phương và thành phố trực thuộc trung ương để triển khai các dự án đầu tư xây dựng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và chống lãng phí đang là vấn đề lớn được dư luận xã hội quan tâm

Tuy nhiên, thực trạng đã và đang xảy ra những lãng phí, thất thoát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng đã đặt ra cho các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương phải tìm ra giải pháp ngăn ngừa lãng phí vốn

Việc giảm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư đồng nghĩa với việc tăng nguồn vốn phát triển kinh tế xã hội Để giảm thất thoát, lãng phí cần thực hiện từ khâu chuẩn bị đầu

tư, thực hiện đầu tư và khâu kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng Trong đó khâu thanh quyết toán vốn đầu tư có vị trí rất quan trọng về mặt nhận thức, về lý luận cũng như quá trình điều hành thực tiễn

Để nâng cao chất lượng khâu thanh quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành cần đẩy mạnh việc phân cấp cho chủ đầu tư trong hoạt động đầu tư xây dựng, quy định

rõ Chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm chính trong thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành, giảm bớt hồ sơ thanh quyết toán làm rõ căn cứ và quy trình thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành Vì vậy việc nghiên cứu “Đề xuất một số giải pháp

nhằm tăng cường công tác thanh quyết toán dự án đầu tư xây dựng thuộc Ban Quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình” là yêu cầu cấp thiết có ý

nghĩa cả về khoa học - thực tiễn

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đánh giá thực trạng khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành thuộc ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh quyết toán dự án đầu tư xây dựng thuộc ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh hòa Bình

Trang 11

Hệ thống các căn cứ, quy trình thanh toán, quyết toán đối với các dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sách nhà nước

3 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận cơ

sở lý luận về khoa học quản lý dự án và những quy định hiện hành của hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này Đồng thời luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài trong

điều kiện Việt Nam hiện nay, đó là: Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm, phương pháp hệ thống hoá, phương pháp kết hợp khác

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác thanh quyết toán dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc Ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình

b Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu các mặt hoạt động có liên quan đến công tác thanh toán, quyết toán thuộc Ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

a Ý nghĩa khoa học của đề tài

Luận văn góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về thanh quyết toán dự án xây dựng công trình, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động quản lý này Những nghiên cứu chuyên sâu về quản lý chi phí đầu tư trong loại hình

dự án đặc thù tại Ban quản lý dự án cong trình Hồ Trọng là những tài liệu góp phần hoàn thiện hơn lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

b Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh quyết toán của dự án là những gợi ý thiết thực, hữu ích có thể vận dụng vào công tác quản lý các dự án tại Ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình

Trang 12

6 Kết quả dự kiến đạt được

Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra, luận văn cần phải giải quyết được những kết quả sau đây:

- Hệ thống cơ sở lý luận về dự án và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước Những kinh nghiệm đạt được trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình ở nước ta trong thời gian vừa qua;

- Phân tích thực trạng công tác thanh toán, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc Ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình;

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác Thanh quyết toán dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc Ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình, nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả chi phí các dự án xây dựng công trình sử vốn ngân sách của nhà nước

7 Nội dung của luận văn

Nội dung đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận kiến nghị, luận văn gồm

Chương III: Nghiên cứu giải pháp và đề xuất nâng cao chất lượng quản lý chi phí trong thanh toán, quyết toán vốn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình

Trang 13

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN DỰ

ÁN HOÀN THÀNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Tổng quan về dự án và dự án đầu tư xây dựng công trình

Dự án là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu, hoặc yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định Ví dụ các dự án quy hoạch các bậc thang các thủy điện vừa và nhỏ; dự án tin học phục vụ cải cách hành chính trong các

cơ quan quản lý Nhà nước

Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định

1.1.1 Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình

Thứ nhất dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy

hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng;

Thứ hai dự án có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp;

Thứ ba dự án phải an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công

trình, an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

Thứ tư dự án bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

1.1.2 Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình

Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

Phần thuyết minh được lập tuỳ theo loại dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu, địa điểm, quy mô, công suất, công nghệ, các giải pháp kinh tế - kỹ thuật, nguồn vốn và tổng mức đầu tư, chủ đầu

tư và hình thức quản lý dự án, hình thức đầu tư, thời gian, hiệu quả, phòng, chống cháy, nổ, đánh giá tác động môi trường Phần thiết kế cơ sở được lập phải phù hợp với từng dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện được các giải pháp về kiến trúc; kích thước, kết cấu chính;

Trang 14

mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng; các giải pháp kỹ thuật, giải pháp về xây dựng; công nghệ, trang thiết bị công trình, chủng loại vật liệu xây dựng chủ yếu được

Quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh

tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu và giá

cả, quy luật cạnh tranh và chịu sự điều tiết hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng Quản lý chi phí thực chất là kiểm soát khống chế chi phí trong suốt quá trình đầu tư xây dựng từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng Quản lý chi phí trong thanh toán, quyết toán đầu tư xây dựng là một khâu, một phạm trù của quản lý chi phí đầu tư xây dựng Quản lý chi phí trong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành

là kiểm soát chi phí giai đoạn từ khi ký kết hợp đồng kinh tế giữa bên giao thầu và bên nhận thầu đến khi lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành

1.2 2 Vai trò quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Để quản lý nguồn vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng đạt hiệu quả, sử dụng tiết kiệm và mang lại lợi ích thì nhà nước phải sử dụng các chế tài đủ mạnh, phân bổ vốn một cách hợp lý, tránh giàn trải cũng như quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư, cơ quan cấp phát vốn

Quản lý chi phí tốt sẽ góp phần chống lãng phí, thất thoát vốn của Nhà nước cho đầu tư xây dựng

Trang 15

1.2 3 Nguyên tắc cơ bản về quản lý chi phí

1 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu hiệu quả dự

án đầu tư xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường;

2 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn

và các quy định của Nhà nước;

3 Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình Tổng mức đầu

tư là chi phí tối đa mà Chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình;

4 Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng công trình thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định

về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

5 Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản

lý chi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc

xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng

1.3 Quản lý chi phí trong khâu Thanh toán vốn đầu tư

S ơ đồ 1.1 Sơ đồ quy trình nghiệm thu thanh toán

Trang 16

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NGHIỆM THU THANH TOÁN

( Phần hồ sơ kỹ thuật)

ĐỐ I TƯỢNG NGHIỆ M THU THANH TOÁ N

ĐƠN VỊ THI CÔ NG

HỒ SƠ THANH TOÁ N

Hồ sơ Hồ sơ

(01 bộ )

(Chuyể n đế n)

(+)

(-) (Trả lại)

(-)

KIỂ M TRA

(+)

(-) (Trả lại)

LÃ NH ĐẠO BAN QLDA

(Trình)

(+) (Trình)

PHÊ DUYỆ T VĂ N PHÒ NG

Trang 17

1.3.1 Yêu cầu cơ bản quản lý chi phí trong thanh toán vốn đầu tư

Quản lý chi phí trong khâu thanh toán vốn đầu tư là một công việc phải thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiện đầu tư xây dựng, vì vậy Chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan cấp phát vốn phải bám sát khâu thanh toán, đảm bảo giải ngân vốn kịp thời, đúng tiến độ cho nhà thầu Cụ thể là:

- Xác định căn cứ pháp lý liên quan đến công tác thanh toán vốn đầu tư như

hệ thống văn bản hướng dẫn công tác thanh toán vốn, các quy định về quản lý chi phí, tuân thủ quy trình thanh toán vốn đầu tư

- Xác định rõ nguồn vốn, nhu cầu sử dụng, kế hoạch sử dụng để tạo thế chủ động cho cơ quan cấp phát vốn, phân cấp về quản lý vốn ngân sách mạnh hơn nữa cho các chủ đầu tư, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát vốn thanh toán một cách chặt chẽ bằng việc sử dụng các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp Điều chỉnh mức vốn đầu tư theo từng quý, năm sát với thực tế

- Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán công trình Đảm bảo sự chính xác giữa khối lượng dự toán chủ yếu với khối lượng thiết kế

- Ban hành các định chế về thanh toán phù hợp, đồng bộ với văn bản hiện hành

về đầu tư xây dựng, rút ngắn thời gian thanh toán, giảm bớt hồ sơ thanh toán, thực hiện thanh toán trước kiểm soát sau đối với từng lần thanh toán; kiểm soát trước, thanh toán sau đối với lần thanh toán cuối cùng

- Trong hợp đồng kinh tế cần quy định đầy đủ, rõ ràng về nội dung thanh toán, thời hạn thanh toán, giai đoạn thanh toán, điều chỉnh giá hợp đồng, tạm ứng hợp đồng, tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành công việc, nghiệm thu công việc, bộ phận, giai đoạn, bảo hành công trình

1.3.2 Tài liệu cơ sở để quản lý chi phí trong thanh toán vốn đầu tư

1.3.2.1 K ế hoạch khối lượng, kế hoạch vốn

- Kế hoạch khối lượng: khối lượng công việc phải thực hiện trong năm kế hoạch đã được người quyết định đầu tư phê duyệt căn cứ vào:

Trang 18

+ Bản vẽ thi công được duyệt;

+ Dự toán, tổng dự toán hạng mục hoặc công trình được duyệt;

+ Tiến độ thi công được duyệt;

+ Điều kiện, môi trường và năng lực xây dựng trong năm của nhà thầu

- Tình hình thực hiện, tiến độ thực hiện kế hoạch khối lượng của dự án;

- Tổng vốn đầu tư được thanh toán cho dự án trong năm kế hoạch;

- Xác định tình trạng thừa, thiếu vốn để thanh toán cho dự án theo giá trị khối lượng đã thực hiện trong năm kế hoạch

1.3.2.2 Căn cứ kiểm soát khối lượng xây dựng hoàn thành:

1 Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với dự

án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) kèm quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

2) Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán cho từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng;

3) Văn bản lựa chọn nhà thầu theo qui định của Luật Đấu thầu;

4) Hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu (bao gồm các tài liệu kèm theo hợp đồng như: điều kiện hợp đồng (điều kiện chung và điều kiện riêng), đề xuất của nhà thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện tham chiếu, các bản vẽ thiết kế, các sửa đổi bổ sung bằng văn bản, biên bản đàm phán hợp đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng và các bảo lãnh khác, nếu có;

5) Bảo lãnh tạm ứng (nếu có) theo quy định cụ thể của hợp đồng (kể cả dự án vốn trong nước nhưng do nhà thầu nước ngoài thi công);

Trong 6 tài liệu trên chỉ gửi một lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ xung, điều chỉnh

6) Các hồ sơ được gửi kèm theo đối với từng lần thanh toán (6 nội dung)

1.3 3.1 Đánh giá chất lượng quản lý chi phí theo giai đoạn thanh toán vốn đầu tư

Trang 19

Để đánh giá chất lượng quản lý chi phí trong thanh toán vốn đầu tư được chia làm 3 giai đoạn chính:

1) Giai đoạn thứ nhất: Từ khi ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu đến khi thực hiện thanh toán từng lần trước khi chuyển lên cơ quan cấp phát vốn chủ đầu tư phải đánh giá chất lượng giai đoạn này, nội dung đánh giá bao

gồm:

2) Giai đoạn thứ 2: Chủ đầu tư kiểm soát hồ sơ thanh toán

1 Kiểm tra khối lượng theo bản vẽ thiết kế và hồ sơ dự thầu so với khối lượng thực tế thi công đã được nghiệm thu theo từng giai đoạn thanh toán

2 Kiểm tra tính đúng đắn của việc áp dụng giá vật liệu, nhân công và máy thi công trong đơn giá (kể cả đơn giá điều chỉnh bổ sung)

3 Kiểm tra việc tính toán bảng xác định khối lượng hoàn thành, bảng tính giá trị đề nghị thanh toán (khối lượng trong hợp đồng và khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng)

4 Xác định giá trị đề nghị thanh toán sau khi giảm trừ các giá trị tạm ứng còn tỷ lệ giảm trừ của thư giảm giá, bảo đảm thực hiện hợp đồng hay bất kỳ khoản thanh toán nào khác mà bên giao thầu chưa thanh toán cho bên nhận thầu kể cả tiền bảo hành công trình

5 Kiểm tra tổng thể các hồ sơ thanh toán mà nhà thầu gửi cho chủ đầu tư: số

lượng hồ sơ, biên bản nghiệm thu, chữ ký, đóng dấu của các bên Các tài liệu gửi một lần và các tài liệu gửi từng lần

3) Giai đoạn 3: Chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán đến cơ quan cấp phát vốn

Chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán lên cơ quan cấp phát vốn Căn cứ vào hồ sơ thanh toán của chủ đầu tư gửi lên cơ quan cấp phát vốn (Kho bạc nhà nước đối với vốn NSNN,

cơ quan cho vay đối với vốn vay) sẽ tiến hành kiểm tra một số nội dung sau:

1.4 Quản lý chi phí trong khâu quyết toán dự án hoàn thành

1.4 1 Khái niệm và phân loại quyết toán vốn đầu tư

1.4.1.1 Khái niệm: Quyết toán vốn đầu tư xây dựng là bản báo cáo tài chính

phản ánh việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng một cách hợp pháp, hợp lý

và thể hiện tính hiệu quả, đảm bảo thực hiện quản lý đúng trình tự đầu tư xây dựng

và thỏa mãn nhu cầu của người bỏ vốn

Trang 20

Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh,

bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật

Chủ đầu tư là người lập báo cáo quyết toán vốn để báo cáo với người quyết định đầu tư (người giao vốn: cơ quan, tổ chức) Người quyết định đầu tư có thể là một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức Người quyết định đầu tư xem xét tính hợp pháp, hợp lý so với các chủ trương chính sách quản lý tài chính về đầu tư và xây dựng

Cơ sở pháp lý để quyết toán dự án hoàn thành là chính sách quản lý về đầu tư xây dựng và định chế tài chính của nhà nước và các tổ chức ban hành theo từng thời

kỳ

Các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn sau phải lập báo cáo quyết toán sau khi hoàn thành:

- Vốn ngân sách nhà nước;

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước;

- Vốn trái phiếu (chính phủ, chính quyền địa phương);

- Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh;

- Vốn đầu tư phát triển của các Tổng công ty nhà nước, công ty TNHH một thành viên

1.4.1.2 Phân loại quyết toán vốn đầu tư

Quyết toán A-B: Quyết toán A-B là quyết toán để thanh lý hợp đồng kinh tế

giữa chủ đầu tư (bên A) và nhà thầu xây dựng (bên B) Quyết toán A-B do nhà thầu lập (bên B), báo cáo chủ đầu tư (bên A) kiểm tra, phê duyệt để thanh lý hợp đồng Căn cứ để quyết toán A-B là hợp đồng kinh tế, hồ sơ dự án, tài liệu kèm theo hợp đồng và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác thanh toán, quyết toán

Quyết toán niên độ: Quyết toán niên độ là báo cáo tình hình triển khai thực

hiện đầu tư của Chủ đầu tư với cơ quan chủ quản Quyết toán niên độ là do chủ đầu

tư lập Căn cứ lập báo cáo niên độ là kế hoạch đầu tư hàng năm được thông báo,

Trang 21

tình hình thực hiện khối lượng thanh toán vốn đầu tư và các chế độ, chính sách để phục vụ quản lý, điều hành hoạt động đầu tư của Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan chủ quản của Chủ đầu tư Quyết toán niên độ phục vụ công tác quản lý điều hành hoạt động đầu tư

Báo cáo đầu tư thực hiện hàng năm của dự án cần phản ánh một số chỉ tiêu: + Kế hoạch đầu tư hàng năm;

+ Giá trị khối lượng thực hiện trong năm và luỹ kế từ khởi công;

+ Tổng vốn đầu tư đã được thanh toán trong năm và luỹ kế từ khởi công; + Tình hình bàn giao các hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sản xuất, sử dụng

Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành: là bản báo cáo tài chính phản ánh

tình hình quản lý sử dụng vốn đầu tư hợp pháp, hợp lệ theo đúng chế độ quản lý kinh tế tài chính nhà nước từ khi lập dự án đến khi dự án hoàn thành được nghiệm thu, đưa dự

án vào khai thác sử dụng Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành do chủ đầu tư lập

1.4 2 Yêu cầu cơ bản quản lý chi phí trong khâu quyết toán vốn đầu tư

1 Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện, phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: tài sản cố định (TSCĐ), tài sản lưu động (TSLĐ);

2 Báo cáo phải thực hiện theo đúng trình tự, các bước lập, báo cáo quyết toán phải được chuyển đến đúng cấp chức năng thẩm tra và phê duyệt để tổ chức thẩm tra, phê duyệt kịp thời

3 Đơn vị, cá nhân lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải

có đủ điều kiện năng lực được quy định theo pháp luật Trường hợp đơn vị, cá nhân không đủ điều kiện năng lực thì không được phép thẩm tra báo cáo quyết toán

4 Bảo đảm đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt theo quy định hiện hành Báo cáo quyết toán thể hiện đầy đủ các nội dung thực hiện, các phụ lục đi kèm Thời gian trong báo cáo phải logic và phù hợp từng bước công việc thực hiện, nội dung thẩm tra phải thể hiện đầy đủ, có xác nhận của đơn vị có liên quan

1.4 3 Nội dung quản lý chi phí trong khâu quyết toán vốn đầu tư

Trang 22

1.4 3.1 Nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư

1 Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án tính đến ngày khóa sổ lập báo cáo quyết toán (chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư)

- Loại nguồn vốn tham gia đầu tư dự án: nguồn vốn nhà nước, vốn vay nước ngoài, vốn vốn vay trong nước và vốn khác

- Phản ánh nguồn vốn đầu tư cho dự án được cấp có thẩm quyền duyệt trong quyết định đầu tư dự án, phản ánh nguồn vốn thực tế đầu tư cho dự án tính đến thời điểm khóa sổ lập báo cáo quyết toán

2 Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán chi tiết theo cơ cấu: xây dựng, mua sắm

và lắp đặt thiết bị, chi phí khác; chi tiết theo hạng mục, khoản mục chi phí đầu tư Nội dung chi phí đầu tư được ghi trong BCQT:

- Tổng mức đầu tư được duyệt ghi trong quyết định đầu tư hoặc quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư

- Dự toán, tổng dự toán được duyệt được ghi trong quyết định phê duyệt hoặc quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng dự toán

- Chi phí đầu tư dự án (công trình, hạng mục công trình) hoàn thành chủ đầu

tư đề nghị quyết toán

3 Xác định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: phản ánh những chi phí do nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, địch họa, được cấp có thẩm quyền cho phép duyệt bỏ không tính vào giá trị hình thành qua đầu tư

4 Xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình; chi tiết theo nhóm, loại tài sản cố định, tài sản lưu động theo chi phí thực tế Đối với các dự án có thời gian thực hiện đầu tư lớn hơn

36 tháng tính từ ngày khởi công đến ngày nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác sử dụng phải thực hiện quy đổi vốn đầu tư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng Các dự án đầu tư có thời gian từ 36 tháng trở lên phải quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện qua các năm về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao để xác định giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất, sử dụng

Trang 23

5 Việc phân bổ chi phí khác cho từng tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản cố định nào thì tính cho tài sản cố định đó; chi phí chung liên quan đến nhiều tài sản cố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng tài sản so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định

6 Trường hợp tài sản được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị của tài sản bàn giao cho từng đơn vị

7 Hồ sơ trình duyệt quyết toán

+ Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của Chủ đầu tư (bản gốc);

+ Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo văn bản quy định hiện hành do Chủ đầu tư lập;

+ Các văn bản pháp lý có liên quan;

+ Các hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng, các tài liệu kèm theo hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu;

+ Toàn bộ các bản quyết toán khối lượng A-B;

+ Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành (nếu có, bản gốc); kèm văn bản của Chủ đầu tư về kết quả kiểm toán: nội dung thống nhất, nội dung không thống nhất, kiến nghị;

8 Kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm toán của các cơ quan: Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước (nếu có); kèm theo báo cáo tình hình chấp hành các báo cáo trên của Chủ đầu tư

Trong quá trình thẩm tra, chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình cho cơ quan thẩm tra các tài liệu phục vụ công tác thẩm tra quyết toán; Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công, hồ sơ đấu thầu, dự toán thiết kế, dự toán bổ xung và các hồ sơ chứng từ thanh toán có liên quan

1.4 3.2 Nội dung thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành

Khái niệm: Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành là kiểm tra tính hợp pháp

của việc đầu tư xác định chính xác số vốn đầu tư thực tế đã sử dụng để xây dựng dự

án, công trình, xác định giá trị tài sản (TSCĐ, TSLĐ) do kết quả đầu tư đem lại được bàn giao đưa vào sản xuất, khai thác, sử dụng

Trang 24

Tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B sử dụng vốn nhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán; các dự án còn lại thực hiện kiểm toán quyết toán theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền

Hình thức thẩm tra: Tùy theo điều kiện cụ thể về quy mô dự án và bộ máy

chuyên môn thẩm tra trực thuộc, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể

áp dụng một trong hai hình thức thẩm tra quyết toán dưới đây:

Hình thức tự thực hiện thẩm tra: Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán

sử dụng cơ quan chuyên môn thuộc quyền quản lý có đủ năng lực để trực tiếp thẩm tra quyết toán hoặc quyết định thành lập tổ tư vấn thẩm tra trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư

Hình thức thuê tổ chức kiểm toán độc lập: Người có thẩm quyền phê duyệt

quyết toán cho phép chủ đầu tư thuê tổ chức kiểm toán độc lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành Lựa chọn

tổ chức kiểm toán theo quy định của Luật Đấu thầu

1.4.3.3 Các quy định hiện hành

Các quy định hiện hành về thanh quyết toán dự án đầu tư xây dựng

công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Căn cứ Thông tư số Số: 27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ xây dựng về Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xy dựng

- Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của chính phủ về quản lý chất lượng trong công trình xây dựng (sau đây viết tắt là nghị định

số 15/2013/NĐ-CP)

- Căn cứ thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2013 quy định

chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng trong công trình xây dựng

Trang 25

- Căn cứ Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số: TCXDVN 371:2006 về nghiệm thu chất lượng thi công xây dựng

- Căn cứ nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 05 năm 2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng

- Căn cứ vào hợp đồng xây dựng giữa các bên, và các điều khoản chi tiết trong hợp đồng;

- Thông tư sô 86/2011/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN ngày 17/06/2011

- Thông tư số 19/2011/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước ngày 14/02/2011

1.4.3.4 Nội dung thẩm tra phê duyệt quyết toán

Đối với dự án không kiểm toán quyết toán, thì nội dung thẩm tra phê duyệt quyết toán như sau:

2) Thẩm tra nguồn vốn đầu tư của dự án

- Đối chiếu số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán do chủ đầu tư báo cáo với số xác nhận của cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán liên quan để xác định số vốn đầu

tư thực tế thực hiện;

- Thẩm tra sự phù hợp trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền

3) Thẩm tra chi phí đầu tư

Các khoản chi phí đầu tư của dự án có thể được thực hiện bởi 2 phương thức:

- Chủ đầu tư (ban quản lý dự án) tự thực hiện;

Trang 26

- Các nhà thầu thực hiện theo hợp đồng

a) Thẩm tra những công việc do chủ đầu tư (ban quản lý dự án) tự thực hiện:

- Những công việc do chủ đầu tư (ban quản lý dự án) tự thực hiện bao gồm các khoản mục chi phí thuộc chi phí quản lý dự án và gói thầu chủ đầu tư được phép

tự thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu

- Thẩm tra các nội dung, khối lượng trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán của Chủ đầu tư với biên bản nghiệm thu khối lượng; đối chiếu đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư với đơn giá trong dự toán được duyệt đảm bảo phù hợp với định mức, đơn giá, phù hợp với phương pháp lập định mức đơn giá theo quy định Qua đó xác định được giá trị quyết toán của công việc hoặc gói thầu do chủ đầu tư (ban quản lý) tự thực hiện

b) Thẩm tra những công việc do các nhà thầu thực hiện theo hợp đồng:

Tùy theo đặc điểm, tính chất của dự án, công trình xây dựng; với tất cả các loại hợp đồng trong hoạt động xây dựng; các bên tham gia ký kết hợp đồng phải thỏa thuận giá hợp đồng xây dựng theo một trong các hình thức:

- Giá hợp đồng trọn gói;

- Giá hợp đồng theo đơn giá cố định;

- Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh;

- Giá hợp đồng kết hợp 3 hình thức trên

Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng trọn gói”:

- Đối chiếu các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện, đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện, đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá trị hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng Qua đó xác định được giá trị quyết toán của hợp đồng

- Khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng thực hiện và đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký Không triết tính lại khối lượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu

Trang 27

Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng theo ĐG cố định”

- Đối chiếu với biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện để thẩm tra các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B; đối chiếu đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với đơn giá cố định ghi trong bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng; giá trị quyết toán bằng khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá cố định ghi trong hợp đồng

Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh”

- Căn cứ điều kiện cụ thể của hợp đồng, xác định rõ phạm vi và phương thức điều chỉnh hợp đồng Trường hợp điều chỉnh về khối lượng phải căn cứ biên bản nghiệm thu khối lượng để thẩm tra khối lượng Trường hợp điều chỉnh về đơn giá phải căn cứ nguyên tắc điều chỉnh đơn giá ghi trong hợp đồng

Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng kết hợp” (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu)

- Hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng kết hợp” phải xác định rõ phạm vi theo công trình, hạng mục công trình hoặc nội dung công việc cụ thể được áp dụng hình thức hợp đồng cụ thể: trọn gói, đơn giá cố định hoặc điều chỉnh giá Việc thẩm tra từng phần của hợp đồng, theo từng hình thức hợp đồng

c) Thẩm tra những công việc phát sinh và giảm trừ

Trường hợp có những hạng mục hoặc một số nội dung công việc nào đó trong hợp đồng không thực hiện thì giảm trừ giá trị tương ứng của những nội dung

đó trong hợp đồng

- Trường hợp khối lượng không thực hiện hoặc khối lượng được nghiệm thu thấp hơn ở bản tính giá hợp đồng thì giảm trừ phần khối lượng không thực hiện (hoặc thấp hơn) nhân (x) với đơn giá tương ứng ghi trong hợp đồng

- Trường hợp có công việc phát sinh theo yêu cầu của Chủ đầu tư, trong phạm vi hợp đồng, khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công

Trang 28

việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì cộng thêm phần khối lượng phát sinh được nghiệm thu nhân (x) với đơn giá tương ứng ghi trong hợp đồng

- Trường hợp có công việc phát sinh theo yêu cầu của Chủ đầu tư, trong phạm vi hợp đồng, khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh không có đơn giá ghi trong hợp đồng thì cộng thêm phần phát sinh được nghiệm thu nhân (x) với đơn giá điều chỉnh

do chủ đầu tư phê duyệt theo nguyên tắc điều chỉnh đơn giá khối lượng phát sinh đã ghi trong hợp đồng

- Trường hợp có công việc phát sinh theo yêu cầu của Chủ đầu tư, ngoài phạm vi hợp đồng thì thẩm tra theo dự toán bổ xung đã được chủ đầu tư phê duyệt kèm theo hợp đồng bổ sung giá trị phát sinh này

d) Lựa chọn hình thức hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng, điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng xây dựng phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về

quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Riêng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước còn phải tuân thủ hình thức hợp đồng, điều kiện điều chỉnh giá hợp đồng, điều chỉnh đơn giá hợp đồng được ghi trong quyết định của người có thẩm quyền quyết định đầu tư

4) Thẩm tra chi phí thiệt hại không tính vào giá trị tài sản

- Chi phí đầu tư thiệt hại do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân bất khả kháng khác không thuộc phạm vi bảo hiểm

- Chi phí đầu tư cho khối lượng công việc được huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền

5) Thẩm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:

- Thẩm tra số lượng và giá trị theo 2 loại: tài sản cố định và tài sản lưu động; nguyên giá (đơn giá) của từng nhóm (loại) tài sản theo thực tế chi phí và theo giá quy đổi về thời điểm bàn giao tài sản đưa vào sản xuất, sử dụng

6) Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng:

- Căn cứ kết quả thẩm tra chi phí đầu tư, tình hình thanh toán cho các nhà thầu của chủ đầu tư để thẩm tra công nợ của dự án

Trang 29

- Căn cứ thực tế tiếp nhận và sử dụng vật tư thiết bị của dự án để xác định số lượng, giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng, đề xuất phương án xử lý

- Căn cứ biên bản kiểm kê đánh giá tài sản dành cho hoạt động Ban Quản lý

dự án tính đến ngày lập báo cáo quyết toán, xác định số lượng, giá trị tài sản còn lại

để bàn giao cho đơn vị sử dụng hoặc xử lý theo quy định

7) Xem xét việc chấp hành của Chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối

với ý kiến kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước(nếu có)

8) Nhận xét, đánh giá và kiến nghị

- Nhận xét đánh giá việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư, xây dựng và đấu thầu; công tác quản lý chi phí đầu tư, quản lý tài sản đầu tư của chủ đầu

tư ; trách nhiệm của từng cấp đối với công tác quản lý vốn đầu tư dự án

- Kiến nghị về giá trị quyết toán và xử lý các vấn đề có liên quan

Theo kết quả thẩm tra quyết toán, tổ chức thẩm tra kiến nghị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán các văn bản sau:

1) Tờ trình của cơ quan, tổ chức thẩm tra gửi cấp có thẩm quyền đề nghị phê duyệt quyết toán;

2) Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán;

3) Dự thảo quyết định phê duyệt quyết toán;

4) Báo cáo quyết toán do chủ đầu tư lập

1.4 3.3 Phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành

1) Thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành

Căn cứ vào báo cáo thẩm tra quyết toán theo các nội dung nêu trên, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán xem xét, phê duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư

dự án hoàn thành theo quy định Cấp thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành của nhà nước:

- Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán các dự án được Quốc hội quyết định chủ trương và cho phép đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư:

- Bộ trưởng thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể; Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

Trang 30

Trung ương phê duyệt quyết toán các dự án A, B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước; được ủy quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyết toán đối với các dự án nhóm

B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp

- Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành

2) Quyết định phê duyệt dự án hoàn thành

Quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành được gửi cho các cơ quan, đơn vị sau:

- Chủ đầu tư;

- Cơ quan quản lý cấp trên của Chủ đầu tư;

- Cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán;

- Cơ quan tài chính đồng cấp quản lý của Chủ đầu tư;

- Cơ quan khác có liên quan

1.5 Một số kinh nghiệm thanh toán, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng một số nước trên thế giới và của Việt Nam

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý chi phí, thanh quyết toán của một số nước trên thế giới

Mô hình quản lý chi phí một số nước trên thế giới

Đối với các dự án của Chính phủ Anh, Chủ đầu tư ủy nhiệm cho kỹ sư chuyên ngành và kiến trúc sư là công ty tư nhân (hoặc nhà nước tuyển) để phác thảo

Dự án và thiết kế sơ bộ Trong giai đoạn này, kỹ sư chuyên ngành và Kiến trúc sư được hỗ trợ bởi tư vấn thiết kế và tư vấn quản lý chi phí (Quantity Surveyor) là các công ty tư nhân Các công ty này được giới thiệu bởi kỹ sư chuyên ngành và kiến trúc sư cho Chủ đầu tư lựa chọn

Giai đoạn sau khi ký kết hợp đồng xây dựng, phương pháp kiểm soát chi phí được sử dụng là phương pháp xác định mốc ngân sách và dự báo ngân sách, mốc ngân sách được lập bởi tư vấn quản lý chi phí Mốc ngân sách được dùng để so sánh ngân sách ở thời điểm hiện tại và dự báo cho các giai đoạn trong tương lai Mốc ngân sách được lập bởi tư vấn quản lý chi phí Mốc ngân sách sẽ được cập nhật bất

Trang 31

cứ khi nào có sự thay đổi quan trọng (các phát sinh), và được cập nhật hàng tháng Thanh toán cho nhà thầu thường dựa trên các đánh giá hàng tháng về khối lượng công việc thực hiện theo tính toán của nhà thầu và đơn giá kiểm tra bởi tư vấn quản

lý chi phí.Trong bất cứ hợp đồng nào thường thì thời gian cho phép để tiến hành nhanh các thủ tục thanh toán cuối cùng sau khi công trình đã hoàn thành là 3 tháng

Ở Trung Quốc đặc biệt coi trọng quản lý chi phí ngay từ khâu dự án, nguyên tắc xác định và khống chế chi phí trong suốt quá trình xây dựng theo phương châm:

“Lượng thống nhất – Giá chỉ đạo – Phí cạnh tranh” Hiện Trung Quốc vẫn đang thực hiện cơ chế kết hợp giám sát nhà nước (giai đoạn lập dự án) và giám sát xã hội (giai đoạn thực hiện đầu tư)

Mô hình quản lý chi phí của một số nước: Anh, Úc, Mỹ, … được chia làm

6 mức giá hợp lý theo 6 bước như sau:

Bước 1: Ước tính ngân quĩ dự án ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi;

Bước 2: Xác định, bố trí ngân quĩ theo ý tưởng thiết kế ở giai đoạn nghiên cứu khả thi; Bước 3: Giá xây dựng ở bước thiết kế sơ bộ (gồm cả thiết kế kỹ thuật (nếu có) đối với hạng mục kỹ thuật phức tạp;

Bước 4: Giá xây dựng bước thiết kế bản vẽ thi công;

Bước 5: Giá xây dựng ở giai đoạn đấu thầu;

Bước 6: Giá xây dựng ở giai đoạn xây dựng

Nội dung chủ yếu quản lý chi phí trong giai đoạn xây dựng

1 Báo cáo kế hoạch chi phí đề nghị thanh toán;

2 Điều chỉnh phát sinh về chi phí;

3 Báo cáo về dòng tiền mặt;

4 Điều chỉnh chi phí của hợp đồng;

5 Xác định tiến độ thanh toán

1.5 2 Bài học rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam

Kiểm soát chi phí trong giai đoạn thiết kế đặc biệt được coi trọng ở các nước phát triển, tổ chức tư vấn kiểm soát chi phí từ khi lập dự toán sơ bộ trong giai đoạn thiết kế cơ sở và tư vấn thiết kế phải xác định thiết kế không được vượt dự toán

Trang 32

được cảnh báo Điều này đặc biệt rất có ý nghĩa đối với Việt Nam trong khi chưa hình thành các tổ chức tư vấn quản lý chi phí chuyên nghiệp thì cần tăng cường kiểm soát chi phí sau khi hình thành thiết kế cơ sở và nâng cao vai trò kiểm soát chi phí trong thiết kế của tổ chức tư vấn thiết kế

Trong giai đoạn xây dựng công trình phải xây dựng được kế hoạch thanh toán vốn dựa trên tiến độ thi công và cam kết thực hiện tiến độ của nhà thầu, xác định điều chỉnh phát sinh về chi phí, chủ đầu tư cần báo cáo đầy đủ về nguồn vốn dự kiến thanh toán cho nhà thầu, xác định tiến độ thanh toán phải dựa trên khối lượng công việc hoàn thành

Kiểm soát chi phí giai đoạn trước xây dựng:

1) Kiểm tra sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư dựa trên tính chất kỹ thuật, yêu cầu công nghệ và các tài liệu liên quan

- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của tổng mức đầu tư

- Lập kế hoạch chi phí sơ bộ

2) Kiểm tra dự toán, tổng dự toán công trình, hạng mục công trình

- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của các bộ phận công trình, hạng mục công trình

- Kiểm tra sự phù hợp giữa dự toán bộ phận, hạng mục công trình với giá trị tương ứng trong kế hoạch chi phí sơ bộ

- Lập kế hoạch chi phí và giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu

3) Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu

- Kiểm tra giá gói thầu và các điều kiện liên quan đến chi phí trong hồ sơ mời thầu

- Chuẩn bị giá ký hợp đồng

Trang 33

1.6 Kết luận chương 1

Chương 1 đã khái quát một cách hệ thống cơ sở lý luận về quản lý dự án và thanh quyết toán dự án đầu tư xây dựng công trình, tăng cường công tác quản lý chi phí ĐTXD công trình được xem là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế, của các cấp, các ngành và của các nhà đầu tư, là một đòi hỏi khách quan của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Nội dung chủ yếu của quản

lý chi phí ĐTXD công trình gồm: quản lý TMĐT, quản lý dự toán công trình, quản

lý định mức xây dựng và giá xây dựng công trình, quản lý thanh quyết toán vốn ĐTXD công trình

Công tác thanh, quyết toán các dự án xây dựng đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là một vẫn đề quan trọng và được nhiều ban ngành nhà nước quan tâm Thực trạng công tác quản lý vốn và chi phí ĐTXDCT còn nhiều bất cập và các chính sách các quy định hiện hành, cách phân bổ vốn Việc quản lý tốt nguồn vốn ngân sách và chi phí ĐTXDCT cần đòi hỏi các ban ngành, chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần nắm rõ các chủ chương của nhà nước, áp dụng đúng những quy định hiện hành về công tác quản lý dự án ĐTXDCT của nhà nước Thanh quyết toán làm tốt sẽ giúp cho công tác quản lý dự án ĐTXDCT phải

đảm bảo được các yếu tố chất lượng, tiến độ (thời gian) và chi phí Vấn đề quản lý

chi phí các dự án xây dựng công trình tại ban quản lý dự án đang được quan tâm và nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí một

cách hiệu quả nhất

Trang 34

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH QUYẾT TOÁN THUỘC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH HỒ TRỌNG

2.1 Giới thiệu chung về ban quản lý dự công trình Hồ Trọng

2.1.1 Giới thiệu về ban quản lý dự án

Ban dự án công trình Hồ trọng có địa chỉ chính của ban - Tên đơn vị: Ban quản lý Dự án ngành NN&PTNT tỉnh Hòa Bình-Công trình Hồ Trọng

Ban Quản lý dự án Công trình Hồ Trọng thực hiện chức năng quản lý các dự

án đầu tư xây dựng bằng nguôn vốn ngân sách Nhà nước của Trung ương và địa phương, được Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hòa Bình giao, Ban Quản lý dự án XDCB ngành Nông nghiệp và PTNT được thành lập tại Quyết định số 370/QĐ-UB ngày 04/3/2002 và được kiện toàn lại tại Quyết định số 335/QĐ-SNN ngày 07/4/2011 của Sở Nông nghiệp và PTNT Ban Quản lý dự án được giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Uỷ quyền thực hiện một số chức năng nhiệm vụ của chủ đầu tư tại Quyết định số 1054/QĐ-SNN ngày 18/10/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT

- Địa chỉ trụ sở: Tổ 13, Phường Đồng Tiến, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

- Điện thoại/Fax: 02183851060

- E.mail: BQLDAHoaBinh@yahoo.com.vn

- Tổng số cán bộ viên chức và lao động hợp đồng: 31 người gồm 2 thạc sĩ và

29 kỹ sư, cử nhân, trong đó có 2 biên chế viên chức và 29 lao động hợp đồng

-Tổng số cán bộ trong tổ chức bộ máy của Ban: có 31 người, trong đó Ban lãnh đạo có 01 Trưởng ban và 02 phó ban

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng chuẩn bị đầu tư, Phòng giải phóng mặt bằng, Phòng Quản lý thi công, Phòng Kế hoạch- kỹ thuật, Phòng tài chính -Kế toán

+ Ban lãnh đạo: 01 Trưởng ban và 02 Phó ban

+Phòng tổ chức hành Chính:

Trang 35

+Phòng Chuẩn bị đầu tư:

Ban QLDA có trách nhiệm nhận thực hiện các dự án đầu tư xây dựng thuộc các nguồn vốn ngân sách được UBND tỉnh Hòa Bình giao cho Sở Nông nghiệp và

Ban lãnh đạo

Phòng

tổ chức

hành chính

Phòng chuẩn

bị đầu

Phòng giải phóng mặt bằng

Phòng Quản

lý thi công

Phòng

kế

hoạch

kỹ thuật

Phòng tài chính

Trang 36

PTNT làm chủ đầu tư, vốn trực tiếp từ cơ quan cấp vốn để quản lý và tổ chức thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến hoàn thành dự án đưa vào khai thác, sử dụng theo hình thức chủ đầu tư thành lập Ban QLDA theo quy định của pháp luật Chi phí hoạt động của Ban QLDA được tính trong kinh phí đầu

tư của từng dự án theo quy định hiện hành

Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phụ vụ cho việc xây dựng công trình;

Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định;

Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ thầu để lựa chọ nhà thầu theo quy định; Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế với các nhà thầu theo ủy quyền của chủ đầu tư;

Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình

khi có đủ điều kiện năng lực;

Tổ chức nghiệm thu, thanh toán và lập hồ sơ quyết toán theo hợp đồng đã ký kết;

Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí khác, an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng;

Nghiệm thu và bàn giao công trình;

Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, khai thác;

Chấp hành nghiêm túc các quy định của Sở về công tác báo cáo thường xuyên và báo cáo đột xuất;

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, vật tư, kinh phí, lao động và các nguồn lực được giao, theo quy định hiện hành;

Ban quản lý dự án Công trình Hồ Trọng có nhiệm vụ: Lập, quản lý và triển khai thực hiện các dự án tu bổ thường xuyên hàng năm từ nguồn vốn Trung ương và địa phương do cấp có thẩm quyền giao

Trang 37

2.2 Tổng quan về thực trạng đầu tư xây dựng công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình

2.2.1 T hực trạng quản lý trong chủ trương đầu tư của các gói thầu

Thực trạng về chủ trương đầu tư sai do không khảo sát, nghiên cứu kỹ về các điều kiện như địa điểm, lựa chọn công nghệ chưa thích hợp, đầu tư không đồng bộ giữa các hạng mục, chưa chú ý đầu tư cho vùng cung cấp nguyên liệu, quy mô xây dựng công trình vượt quá nhu cầu sử dụng Chưa đánh giá được hiệu quả lâu dài về kinh tế và xã hội Chưa đáp ứng được yêu cầu khoa học cũng như tính chính xác và

độ tin cậy của các thông tin đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ra quyết định đầu tư

Chỉ tính riêng các dự án vốn ngân sách nhà nước do Trung ương quản lý thiếu thủ tục đầu tư xây dựng, nhiều dự án khởi công chỉ có quyết định đầu tư, chưa

có quyết định phê duyệt thiết kế và dự toán Năm 2006 có 7 dự án, năm 2007 có 5

dự án, năm 2008 có 6 dự án, năm 2009 có 3 dự án

Theo kết quả thanh tra các dự án công trình do Thanh tra Nhà nước tiến hành năm 2008 tại 4 công trình, sai phạm về tài chính là 4 tỷ đồng, chiếm 11.6% tổng số vốn đầu tư được thanh tra Năm 2009 đã phát hiện nhiều sai phạm về kinh tế do làm trái các quy định nhà nước…tổng sai phạm về kinh tế và lãng phí của 4 dự án là

15,3 tỷ đồng, chiếm 13,1% số vốn được thanh tra

Quyết định đầu tư không phù hợp với quy hoạch phát triển, quyết định đầu tư không thông qua thẩm định, triển khai thực hiện khi chưa có quyết định đầu tư, thi công các hạng mục công trình không có trong quyết định đầu tư ở các Bộ, ngành và địa phương còn xảy ra phổ biến

- Công tác lập và phê duyệt dự án, trong thực tế cũng còn nhiều bất cập cần quan tâm

+ Trường hợp các dự án được thực hiện theo đúng các trình tự quy định trong quản lý đầu tư xây dựng, nhưng lại thực hiện phương châm “gọt chân cho vừa giầy” Chẳng hạn như: Chủ đầu tư tìm mọi cách để lách được qua những thủ tục quy định về thẩm định dự án của cơ quan Nhà nước dẫn đến dự án không đủ kinh phí để thực hiện, kéo dài thời gian xây dựng do phải làm thủ tục bổ sung vốn

Trang 38

Điển hình là gói thầu số 10 Kênh và CTTK Hữu Chùng, Hữu Bày, Tả Lặn và kênh nhánh Tả Chựng N6, N12, N14, N16 do thời gian kéo dài nên theo QĐ trúng thầu lúc đầu 2.690.00 đồng sau do thời gian kéo dài nên sau điều chỉnh lên 3.250.00 đồng

+ Trường hợp các dự án thực hiện trái các trình tự quy định trong quản lý đầu

tư xây dựng như dự án chưa có đủ điều kiện quy định đã được ghi kế hoạch cấp vốn, thậm chí đã được khởi công xây dựng

2.2.2 Thực Trạng quản lý chi phí trong triển khai kế hoạch

Kế hoạch đầu tư hàng năm là căn cứ để nhà nước quản lý và kiểm soát nguồn vốn có hiệu quả Tuy nhiên trong những năm gần đây vẫn còn lặp lại tình trạng đầu

tư dàn trải, thiếu tập trung, bố trí kế hoạch theo kiểu chia phần, cơ chế “xin-cho” vốn xảy ra thường xuyên từ đó dẫn đến việc quản lý vốn gặp nhiều khó khăn ở các cấp Bộ, ngành và địa phương

Sự dàn trải trong đầu tư xây dựng còn thể hiện trong việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, không đủ điều kiện để bố trí kế hoạch vẫn ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm dẫn đến việc triển khai kế hoạch gặp khó khăn, phải chờ đợi hoặc có khi có khối lượng thực hiện vẫn không đủ điều kiện thanh toán

Gói thầu số 06 - Kênh và CTTK chính đoạn từ Km1+118 đến Km3+533,9

Do sự đầu tư giàn trải nên đến khi giải ngân, thì không còn tiền từ đó lại làm cho chi phí chậm tiến độ, giải phóng mặt bằng kéo dài và tăng lên

2.2.3 Thực trạng quản lý chi phí trong các gói thầu

2.2.3.1 Chất lượng công tác khảo sát, thiết kế ảnh hưởng đến chi phí

Chất lượng công tác khảo sát thiết kế thấp, không thực hiện đúng quy trình, quy phạm Số liệu đầu vào có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng của hồ sơ thiết kế Hiện nay, do hạn chế về vốn đầu tư, tiến độ triển khai gấp nên công tác khảo sát điều tra không được thực hiện một cách đầy đủ, do vậy hồ sơ thiết kế một số dự án đã phải bổ sung khảo sát trong quá trình triển khai xây dựng, dẫn đến phải xử lý các vấn đề phát sinh, bổ sung hoặc thay thế, chất lượng hồ sơ

Trang 39

thiết kế còn nhiều bất cập do chưa nghiên cứu một cách thấu đáo, kết hợp giữa điều kiện tự nhiên, xã hội, địa hình, địa chất thuỷ văn khu vực

Ví dụ như Gói thầu số 08 - Kênh và CTTK chính đoạn từ Km5+943 đến Km10+042 do Công ty xây dựng và chuyển giao công nghệ thiết kế năm 2005, nhưng công tác khảo sát lúc đầu chưa kỹ nên về sau phải khảo sát địa hình bổ sung, làm cho chi phí tăng lên

2.2.3.2 Công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế và thẩm định dự toán tác động đến quản lý chi phí

Chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản

vẽ thi công, dự toán công trình, hạng mục công trình có tác động trực tiếp quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đến quá trình triển khai thực hiện dự án

Thực trạng công tác thẩm định còn mang tính hình thức, chiếu lệ, nhiều dự án công trình được thẩm định một cách đại khái, chưa phân định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định Tổ chức tư vấn tham gia thẩm tra chủ yếu do quen biết để tìm việc nên thường nể nang chủ đầu tư, không giữ vững lập trường, quan điểm của mình đối với các ý kiến mà chủ đầu tư đề xuất bất hợp lý

2.2.3.3 Chi phí công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tái định cư

Theo thống kê việc giải phóng mặt bằng thường chậm so với thời gian quy định và phải kéo dài nhiều năm đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều hộ dân và tốn kém tiền của nhà nước kể đến nhất là phần giải phóng khu vưc lòng hồ

60 ha, và kèm theo đó là công tác tái định cư cho số hộ dân thuộc khu vực này, không chỉ khu vực lòng hồ mà các gói thầu khác như gói thầu số 06 kênh và công trình trên kênh tà chùng

2.2.3.4 Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trong dự án Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình

Những sai sót trong việc thực hiện quy định đấu thầu là một trong những nguyên nhân gây thất thoát, qua kết quả thanh tra một số dự án do Thanh tra Nhà nước tiến hành năm 2007, những sai sót như: thu phí của thầu phụ sai chế độ, điều chỉnh giá trúng thầu sai quy định, hưởng lợi từ việc nhượng thầu trái phép, đã làm thất thoát 1,21 tỉ đồng chiếm gần 1% tổng mức đầu tư của các dự án được thanh tra

Trang 40

- Khâu tuyển chọn nhà thầu và hợp đồng trong xây lắp còn những vấn đề như quy định về giá gói thầu, giá bỏ thầu, giá trúng thầu, thẩm định kết quả đấu thầu, hợp đồng xây lắp có điều chỉnh giá, phương thức liên danh nhà thầu đang đặt ra những khó khăn và là nguyên nhân dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn đầu tư xây dựng

- Có dự án cấp có thẩm quyền chấp thuận hồ sơ đấu thầu trong đó dự toán các gói thầu được lập trên cơ sở thiết kế kỹ thuật chưa được phê duyệt để tổ chức đấu thầu, đồng thời phê duyệt thiết kế kỹ thuật còn nhiều sai sót

- Tổ chức lập hồ sơ mời thầu, xét thầu không chặt chẽ, sơ hở mang tính hình thức hoặc cố tình “lách” luật, do đó không đạt được mục đích của việc đấu thầu là thực hiện tính cạnh tranh công bằng để lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế và chất lượng cao, nhưng thực tế lại xảy ra một số hiện tượng sau:

Trong quá trình đấu thầu hiện tượng tiêu cực, tham nhũng thường xảy ra thông qua một số biểu hiện sau:

+ Chủ đầu tư thông đồng với một hoặc nhiều đơn vị tham gia đấu thầu để gửi giá, nâng giá công trình để chia nhau hợp pháp Trong trường hợp này, chủ đầu tư thường tiết lộ những thông tin quan trọng trong hồ sơ đấu thầu của các đối thủ cạnh tranh, thậm chí còn hướng dẫn cách lập hồ sơ đấu thầu có những lợi thế cần thiết cho việc chọn đơn vị trúng thầu

+ Khi lập hồ sơ đấu thầu và cách tổ chức đấu thầu, chủ đầu tư đã cố ý đưa ra những điều kiện để loại bỏ những đối thủ cạnh tranh khác

+ Thống nhất trước các đơn vị tham gia đấu thầu để một đơn vị trúng thầu với điều kiện ưu đãi

+ Thống nhất giá bỏ thầu thấp để trúng thầu, khi thi công sẽ cho phép phát sinh và quyết toán cao hơn giá trúng thầu

+ Chia cắt thành các gói thầu nhỏ để có nhiều đối tác tham gia dự thầu

2.2.3.5 Côn g tác giám sát thi công xây dựng công trình

Chất lượng công tác giám sát có ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đầu tư xây dựng, là một trong những nguyên nhân tác động gián tiếp đến việc kiểm soát

Ngày đăng: 23/05/2015, 18:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Bùi Sỹ Hiển, (2006), Bài “Bàn về quan điểm đổi mới pháp luật ngành xây dựng trong kinh tế thị trường và hội nhập” Tạp chí xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về quan điểm đổi mới pháp luật ngành xây dựng trong kinh tế thị trường và hội nhập
Tác giả: Bùi Sỹ Hiển
Năm: 2006
16. TS. Ph ạm Sỹ Liêm (2007), Đề tài “Các chế tài hạn chế, phòng ngừa và xử lý lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng” RD09-06 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chế tài hạn chế, phòng ngừa và xử lý lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng
Tác giả: TS. Ph ạm Sỹ Liêm
Năm: 2007
17. TS. Trần Hồng Mai, (2007), Chuyên đề “Một số vấn đề về quản lý giá xây dựng trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quản lý giá xây dựng trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam
Tác giả: TS. Trần Hồng Mai
Năm: 2007
21. Sở NN và PTNT tỉnh Hòa Bình “Tham khảo tổng dự toán công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình tháng 04 năm 2011” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham khảo tổng dự toán công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình tháng 04 năm 2011
22. Nguyễn Anh Tuấn, Ngô Quang Tường, Lê Hoài Long (2007), “Các yếu tố gây chậm trễ và vượt chi phí ở các dự án xây dựng trong giai đoạn thi công”Tạp chí xây dựng xây dựng, (4) (tr. 11-14) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố gây chậm trễ và vượt chi phí ở các dự án xây dựng trong giai đoạn thi công”
Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn, Ngô Quang Tường, Lê Hoài Long
Năm: 2007
1. Bộ tài chính Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 Quy định về quyết toán dự án hoàn thành Khác
2. Bộ Xây dựng Nghị định số 112/2009/NĐ- CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 04/2010/TT- BXD ngày 26/5/2010 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Khác
5. Bộ tài chính Thông tư số 86/2011/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN ngày 17/06/2011 Khác
6. Bộ xây dựng thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2013 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng trong công trình xây dựng Khác
7. PGS.TS Thái Bá Cẩn (2002), Khai thác nguồn vốn tín dụng Nhà nước ưu đãi cho đầu tư phát triển, NXB Tài chính, Hà Nội Khác
8. PGS.TS Thái Bá Cẩn (2003), Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, NXB Tài chính, Hà Nội Khác
9. Chính phủ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của về Quản lý chất lượng công trình xây dựng Khác
10. Chính phủ nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 05 năm 2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng Khác
11. Chính phủ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 của về Quản lý chất lượng công trình xây dựng Khác
12. GS.TS Nguyễn Văn Chọn (1999), Quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị k inh doanh trong xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội Khác
13. Đinh Tuấn Hải (2013), Bài giảng phân tích các mô hình quản lý, tập bài giảng cao học, Trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội Khác
15. Kho bạc nhà nước (2007), Quyết định số 297/QĐ-KBNN ngày 18 tháng 5 năm 2007 ban hành quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc nhà nước Khác
18. GS.TS Dương Thị Bình Minh (2005), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, NXB Tài chính, TPHCM Khác
19. Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 Khác
20. Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w