- Phân tích thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Kạn - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc đầu tư vào tỉnh Bắc Kạn của các doanh nghiệp
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN TẠI TỈNH BẮC KẠN
Mã số: B2009 – TN06 - 01
Chủ nhiệm: PGS.TS TRẦN CHÍ THIỆN
THÁI NGUYÊN - 2011
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN TẠI TỈNH BẮC KẠN
CN Nguyễn Thị Thu Hà Đơn vị phối hợp chính: Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bắc Kạn
THÁI NGUYÊN - 2011
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc .***
GIẢI TRÌNH NHỮNG Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
I Thông tin chung
* Tên đề tài: " Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Bắc Kạn"
* Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trần Chí Thiện
* Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện
PGS.TS Đỗ Quang Quý
TS Nguyễn Thị Gấm
TS Trần Quang Huy
ThS Hoàng Thị Huệ ThS Trần Thị Bích Thủy ThS Tạ Việt Anh
CN Nguyễn Thị Thu Hà
II Những ý kiến đóng góp và phần giải trình
* Ý kiến đóng góp 1: Cần bổ sung tóm tắt kết quả nghiên cứu bằng Tiếng
Việt và Tiếng Anh
Giải trình: Nhóm nghiên cứu đã bổ sung tóm tắt kết quả nghiên cứu bằng
Tiếng Việt và Tiếng Anh
* Ý kiến đóng góp 2: Chỉnh sửa lỗi chính tả, làm theo đúng quy định của Đại học Thái Nguyên
Giải trình: Nhóm nghiên cứu đã rà soát lại và chỉnh sửa lỗi chính tả, làm
theo đúng quy định của Đại học Thái Nguyên
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2011
Chủ tịch hội đồng nghiệm thu
đề tài NCKH cấp Bộ
TS Nguyễn Thanh Minh
TM Nhóm nghiên cứu Chủ nhiệm đề tài
PGS.TS Trần Chí Thiện
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Bắc Kạn
- Mã số đề tài: B2009 – TN06 - 01
- Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trần Chí Thiện, ĐT: 0989- 291-958
- Email: tranchithienht@tueba.edu.vn
- Cơ quan chủ trì: Đại học Thái Nguyên
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bắc Kạn
- Thời gian thực hiện: 24 tháng (Tháng 1/2009 - 12/2010)
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá được các vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn về đầu
tư nước ngoài
- Phân tích được hiện trạng thu hút đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Kạn; những ưu, nhược điểm của môi trường đầu tư và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh
- Đề xuất được một số giải pháp cơ bản để cải thiện môi trường và chính sách đầu tư, qua đó nâng cao khả năng thu hút đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Bắc Kạn
3 Nội dung chính
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Khảo sát, thu thập thông tin và phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội của vùng nghiên cứu
- Xây dựng phiếu điều tra khảo sát doanh nghiệp
- Điều tra, lấy ý kiến của các chủ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ đó thu thập được những đánh giá mang tính khách quan và đa chiều về môi trường đầu tư của tỉnh
- Xử lý số liệu
- Phân tích môi trường đầu tư của tỉnh Bắc Kạn
- Phân tích thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Kạn
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc đầu tư vào tỉnh Bắc Kạn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư bằng phương pháp phân tích nhân tố và vận dụng Thang đo Likert
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Bắc Kạn
- Đăng báo kết quả nghiên cứu
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
SUMMARY OF RESEARCH RESULTS
1 General Information:
- Project tittle: Analysis of the current situation and some solution
suggestions to strengthen the foreign investment attraction to rural and agricultural sector in Bac Kan province
- Code: B2009 – TN06 - 01
- Project Director: Assoc Prof, Dr Tran Chi Thien, Cell phone: 0989- 291-958
- Email address: tranchithienht@tueba.edu.vn
- Managing institution: Thai Nguyen University
- Co-ordinating institution: The Department of science and technology
of Bac Kan province
- Duration: 24 months (from January 2009 to December 2010)
2 Objectives
2.1 General objectives
The general objective of this research is to propose some solutions to enhance the capability of attracting the foreign investment for the development of the rural and agricultural sector in Bac Kan province as well
as to contribute to the socio-economic development of the province
2.2 Specific objectives
- Review of the theories and background of foreign investment
- Analyze the attraction of the foreign investments to the rural and agricultural sector in Bac Kan province; Advantages and disadvantages of investment environment; Policies for the foreign investment attraction of the province
- Propose some solutions to improve investment environment and investment policies; Based on that, enhance the capability of attracting the foreign investment to the rural and agricultural sector of Bac Kan province
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Conduct the survey, collect views and opinions of the leaders of firms
in Bac Kan about investment environment of this province
- Data entry and data analysis
- Analyze the investment environment of Bac Kan province
- Analyze the foreign investment situation to the rural and agricultural sector in Bac Kan province
- Using factor analysis method and Likert scale to analyze the factors which affect to the investment of firms to Bac Kan province
- Propose some basic solutions to attract more foreign investments to the rural and agricultural sector in Bac Kan province
- Report and publish
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Bố cục của của đề tài 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3
1.1.1 Khái niệm về đầu tư 3
1.1.2 Khái niệm, các hình thức đầu tư quốc tế 3
1.1.3 Đặc điểm của các hình thức đầu tư nước ngoài 4
1.1.4 Các nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài 6
1.1.5 Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 7
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu 14
1.2.1 Kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài ở một số nước trên thế giới 14
1.2.2 Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam 17
1.3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 21
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu 21
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu 21
1.3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÖT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH BẮC KẠN Error! Bookmark not defined 2.1 Đặc điểm của tỉnh Bắc Kạn 27
2.1.1 Vị trí địa lý 27
2.1.2 Điều kiện tự nhiên 27
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 31
2.2 Phân tích môi trường đầu tư tỉnh Bắc Kạn 38
2.2.1 Phân tích SWOT về đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Kạn 38
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.2 Đánh giá tiềm năng phát triển nông nghiệp, nông thôn Bắc Kạn
2.2.3 Đánh giá môi trường đầu tư tỉnh Bắc Kạn 43
2.2.4 Đánh giá những chính sách ưu đãi và những hỗ trợ trong quá trình đầu tư của tỉnh Bắc Kạn 56
2.3 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Kạn 58
2.3.1 Tình hình đầu tư vào tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006 – 2009 58
2.3.2 Thực trạng thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Kạn 60
2.3.3 Thực trạng thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Kạn 63
2.3.4 Phân tích nguyên nhân thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Kạn còn hạn chế 64
2.4 Ứng dụng mô hình hồi quy phân tích nhân tố 66
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THU HÖT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH BẮC KẠN 69
3.1 Định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 – 2020 69
3.1.1 Phát triển nông, lâm, thủy sản 69
3.1.2 Phát triển tiểu thủ công nghiệp 69
3.1.3 Phát triển thương mại - dịch vụ nông thôn 69
3.1.4 Phát triển du lịch 69
3.2 Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 – 2015 70
3.2.1 Đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 70
3.2.2 Đối với vốn hỗ trợ phát triển chính thức 70
3.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Kạn 71
3.3.1 Giải pháp thu hút vốn FDI 71
3.3.2 Giải pháp thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ODA : Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) FDI : Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) NGO : Non-governmental organization (Tổ chức phi chính phủ) CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
USD : Đô la Mỹ
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
KHĐT : Kế hoạch đầu tư
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CNN : Cụm công nghiệp
KCN : Khu công nghiệp
AFTA : ASEAN Free Trade Area(Khu vực mậu dịch tự do) WTO : Tổ chức thương mại thế giới
N-L-TS : Nông - lâm - Thủy sản
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép trong năm
2009 phân theo ngành kinh tế 18
Bảng 1.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp phân theo địa phương.19 Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động của tỉnh Bắc Kạn 32
Bảng 2.2: Chất lượng nguồn lao động của tỉnh Bắc Kạn 33
Bảng 2.3: Tổng sản phẩm nội tỉnh giai đoạn 2006- 2009 theo giá thực tế 36
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế 37
Bảng 2.5: Phân tích SWOT về đặc điểm của tỉnh Bắc Kạn
Bảng 2.6: Đất đai tỉnh Bắc Kạn qua 3 năm 2007 – 2009 39
Bảng 2.7: Đánh giá tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp của Tỉnh 41
Bảng 2.8: Kết quả đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của Tỉnh 43
Bảng 2.9: Đánh giá chất lượng cung cấp thông tin về lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh Bắc Kạn 44
Bảng 2.10: Đánh giá chất lượng cung cấp thông tin thị trường do các cơ quan của tỉnh Bắc Kạn cung cấp 46
Bảng 2.11: Đánh giá chất lượng hỗ trợ xúc tiến thương mại do cơ quan tỉnh Bắc Kạn tiến hành 47
Bảng 2.12: Đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng và môi giới lao động của tỉnh Bắc Kạn 48
Bảng 2.13: Khó khăn của doanh nghiệp trong đăng ký đầu tư 50
Bảng 2.14: Kết quả đánh giá đánh giá sự hỗ trợ của chính quyền trong quá trình xây dựng dự án đầu tư 51
Bảng 2.15: Đánh giá khả năng tiếp cận thông tin, tài liệu của nhà đầu tư 52
Bảng 2.16: Sự cần thiết phải có mối quan hệ trước với các cơ quan quản lý để giải quyết công việc được thuận lợi 53
Bảng 2.17: Mức độ thường xuyên trao đổi giữa chính quyền và doanh nghiệp về thay đổi chính sách, pháp luật 56
Bảng 2.18: Sức hấp dẫn của chính sách ưu đãi đầu tư tỉnh Bắc Kạn 57
Bảng 2.19: Nguồn vốn đầu tư vào tỉnh Bắc Kạn 59
Bảng 2.20: Kết quả thu hút FDI tỉnh Bắc Kạn theo hình thức đầu tư 61
Bảng 2.21: Tình hình hoạt động của các dự án FDI năm 2009 61
Bảng 2.22: Kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nông nghiệp tại Bắc Kạn năm 2009 62
Bảng 2.23: Các dự án NGO trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2008 - 2010 63
Bảng 2.24: KMO and Bartlett's Test 67
Bảng 2.25: Kết quả phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS 67
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Dòng vốn FDI theo các nhóm nền kinh tế, 2006 - 2009 15
Biểu đồ 2.1: Tình hình sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn năm 2009 29
Biểu đồ 2.2: Đánh giá tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn 41
Biểu đồ 2.3: Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn 43
Biểu đồ 2.4: Đánh giá chất lượng cung cấp thông tin về lĩnh vực đầu tư 45
Biểu đồ 2.5: Đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp thông tin thị trường 46
Biểu đồ 2.6: Đánh giá chất lượng xúc tiến thương mại của tỉnh Bắc Kạn 47
Biểu đồ 2.7: Đánh giá chất lượng hỗ trợ tuyển dụng và môi giới lao động 49
Biểu đồ 2.8: Đánh giá mức độ khó khăn trong thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư 50
Biểu đồ 2.9: Đánh giá mức độ hỗ trợ của chính quyền trong xây dựng dự án 51
Biểu đồ 2.10: Đánh giá khả năng tiếp cận thông tin, tài liệu 53
Biểu đồ 2.11: Sự cần thiết phải có mối quan hệ trước với cơ quan quản lý 54
Biểu đồ 2.12: Nhận định về chi phí ngoài của doanh nghiệp 54
Biểu đồ 2.13: Nhận định về mức độ giải quyết công việc khi có chi phí ngoài 55
Biểu đồ 2.14: Đánh giá mức độ trao đổi giữa chính quyền và doanh nghiệp 56
Biểu đồ 2.15: Đánh giá chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Bắc Kạn 57
Biểu đồ 2.16: Cơ cấu vốn đầu tư khu vực nhà nước tỉnh Bắc Kạn năm 2009 59
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, điều kiện cần thiết và cực kỳ quan trọng là thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài Đảng ta xác định vốn trong nước là quyết định, nhưng vốn đầu tư nước ngoài cũng có vai trò hết sức quan trọng Trong những năm qua, đầu tư nước ngoài đã đóng góp một nguồn vốn quan trọng cho phát triển đất nước Đầu tư nước ngoài còn mang lại các công nghệ hiện đại và những kinh nghiệm quản lý tiến tiến của các nước phát triển Đầu tư nước ngoài đã tạo
ra sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế quốc dân trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất công nghiệp, du lịch xây dựng cơ sở hạ tầng…và tạo ra diện mạo mới cho nhiều địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam bộ, Hà Nội và nhiều tỉnh đồng bằng Sông Hồng…
Bắc Kạn là một trong những tỉnh miền núi nghèo nhất Việt Nam, nằm sâu
ở trung tâm vùng núi Việt Bắc, cơ sở hạ tầng thấp kém, điều kiện kinh tế-xã hội còn rất khó khăn, nguồn nhân lực còn hạn chế, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp Các cơ
sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhỏ bé với thiết bị và công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trình độ sản xuất còn lạc hậu, manh mún, còn nặng về tự cung tự cấp… Do vậy, việc thu hút vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư nước ngoài nói riêng là một vấn đề rất cấp thiết, là một chìa khóa quan trọng cho
sự phát triển Làm thế nào để thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng là một câu hỏi lớn cần phải giải đáp Xuất phát từ thực tế đó,
chúng tôi chọn đề tài: " Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Bắc Kạn" để nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá được các vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn về đầu
tư nước ngoài
- Phân tích được hiện trạng thu hút đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Kạn; những ưu, nhược điểm của môi trường đầu tư và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh
- Đề xuất được một số giải pháp cơ bản để cải thiện môi trường và chính sách đầu tư, qua đó nâng cao khả năng thu hút đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Bắc Kạn
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Xuẩt phát từ mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu là đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Bắc Kạn
4 Bố cục của của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục cùng các trang danh mục khác, đề tài được trình bày thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Kạn
Chương 3: Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Bắc Kạn
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Khái niệm về đầu tư
Theo từ điển kinh tế học hiện đại thì đầu tư theo nghĩa rộng có nghĩa là
sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về các nguồn lực đã bỏ ra Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản vật chất khác hoặc sức lao động Sự biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây gọi là vốn đầu tư [8]
Những kết quả của đầu tư đem lại là sự tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, của cải vật chất khác), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật, của người dân) Các kết quả đã đạt được của đầu tư đem lại góp phần tăng thêm năng lực sản xuất của
xã hội
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư hoặc xã hội kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó
Theo Luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam, định nghĩa đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật [11]
Nếu xem xét trên giác độ đầu tư thì đầu tư là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn nhân lực
và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cư hoặc để duy trì khả năng hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có
1.1.2 Khái niệm, các hình thức đầu tư quốc tế
1.1.2.1 Khái niệm đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế là một hình thức của di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia [1]
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thực chất, đầu tư quốc tế là sự vận động của tiền tệ và tài sản giữa các quốc gia nhằm điều chỉnh tỷ lệ giữa các yếu tố sản xuất, tạo điều kiện cho nền kinh tế các quốc gia phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu nói chung [1]
1.1.2.2 Các hình thức đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
a) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình của đầu tư quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn [1]
b) Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment – FPI)
Đầu tư gián tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn Nói cách khác, đầu tư gián tiếp nước ngoài là một loại hình đầu tư quốc tế mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng đối với một tài sản đầu tư Chủ đầu tư nước ngoài có thể đầu tư dưới hình thức cho vay và hưởng lãi suất hoặc đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu và hưởng lợi tức [1]
Đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau, dưới các hình thức sau: i) Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Aid gồm viện trợ có hoàn lại và viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi ii) cho vay không ưu đãi, mua cổ phiếu hoặc trái phiếu [1]
1.1.3 Đặc điểm của các hình thức đầu tư nước ngoài
1.1.3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
a Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình của đầu tư quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn [1]
Thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó Đây là
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
loại hình đầu tư, trong đó chủ đầu tư nước ngoài tham gia đóng góp một số vốn đủ lớn vào việc sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đối tượng đầu tư
b Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định, tuỳ theo luật đầu tư của mỗi nước
- Quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn Nếu góp 100% thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý
- Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định
- FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sáp nhập các doanh nghiệp với nhau
1.1.3.2 Đầu tư gián tiếp nước ngoài
* ODA có một số đặc điểm chính sau đây:
- Vốn ODA do chính phủ của một nước hoặc các tổ chức quốc tế cấp cho các cơ quan chính thức của một nước
- Không cấp vốn ODA cho những dự án mang tính chất thương mại, mà chỉ nhằm mục đích nhân đạo, giúp phát triển kinh tế, khắc phục khó khăn về tài chính hoặc nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội của nước nhận viện trợ
- Tính ưu đãi chiếm trên 25% giá trị của khoản vốn vay
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
b) Viện trợ Phi Chính Phủ nước ngoài (NGO)
* Khái niệm
Viện trợ Phi Chính Phủ nước ngoài: Là nguồn vốn được sử dụng cho các mục tiêu tài trợ nhân đạo hoặc vay cho đầu tư phát triển tùy thuộc vào quan hệ giữa từng quốc gia và các tổ chức cấp vốn [9]
Hiện nay trên thế giới có hàng trăm tổ chức phi Chính phủ hoạt động theo các mục đích, tôn chỉ khác nhau (từ thiện, nhân đạo, y tế, tôn giáo, ) Nguồn vốn của các tổ chức phi Chính phủ thường nhỏ, chủ yếu dựa vào nguồn quyên góp hoặc sự tài trợ của các Chính phủ
* Một số đặc điểm chính của NGO
- Các tổ chức Phi Chính phủ cấp vốn đầu tư chủ yếu nhằm mục đích nhân đạo, phi lợi nhuận, nó góp phần mang lại sự công bằng cho cộng đồng
- Khác với các hình thức đầu tư nước ngoài khác, NGO ít chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế chính trị của nước tiếp nhận đầu tư Điều đó xuất phát từ mục tiêu là hỗ trợ nhân đạo, phi lợi nhuận của các tổ chức Phi Chính phủ
- Nguồn vốn NGO do nhà tài trợ trực tiếp cung cấp cho đối tượng nhận viện trợ theo các dự án trong khuôn khổ hiệp định chung ký kết giữa tổ chức Phi Chính phủ với nước nhận viện trợ Chính phủ nước tiếp nhận thực hiện quản lý các dự án Phi Chính phủ (NGO), tuy nhiên lại không có nhiệm vụ tiếp nhận, phân bổ sử dụng vốn
1.1.4 Các nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài
1.1.4.1 Các nhân tố thu hút FDI
Các nhân tố thu hút FDI của một Quốc gia chính là những nhân tố tác động trong nước vào môi trường đầu tư Quốc tế Bao gồm những nhân tố sau:
- Hệ thống chính trị: Khi triển khai chiến lược đầu tư tại một nơi nào đó, các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn tại đó có một hệ thống chính trị ổn định đảm bảo an toàn, giúp họ yên tâm trong suốt quá trình đầu tư
- Chính sách vĩ mô trong việc tiếp nhận đầu tư quốc tế Các chính sách này tác động đến hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài được chia làm 2 nhóm:
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Những tác động tích cực đến nhà đầu tư: Sự thân thiện của Chính quyền địa phương qua các thủ tục hành chính; hệ thống dịch vụ công minh bạch; hiệu quả
và công bằng qua việc cấp giấy phép, thủ tục hải quan, thu thuế…có hiệu quả và không tham nhũng;…
+ Những rào cản đối với hoạt động của nhà đầu tư: Mức thuế cao; Chính sách đầu tư thiếu nhất quán; hệ thống dịch vụ công kém hiệu quả, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp; những quy định cản trở hoạt động của nhà đầu tư;…
Nếu những điều kiện tác động không đủ thuận lợi, nhà đầu tư sẽ chuyển hoạt động của mình sang nước khác
- Nguồn lực vật chất (bao gồm tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực)
- Môi trường cạnh tranh trong nội bộ ngành
- Sự nỗ lực của nhà đầu tư
Các nhân tố thu hút vốn đầu tư nước ngoài được thống kê trong phần Phụ lục 01
1.1.4.2 Một số nhân tố để thu hút được vốn ODA
Trong thực tế, một nước muốn được nhận viện trợ ODA còn tùy thuộc vào các nhân tố sau:
- Vị thế kinh tế của khu vực và quốc gia trên trường quốc tế
- Việc cải cách chính sách nhằm tháo gỡ trở ngại trong quá trình tăng trưởng bền vững
- Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính hay không
- Sự ổn định chính trị, kinh tế trong nước
1.1.5 Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của nông nghiệp nông thôn Việt Nam
1.1.5.1 Đặc điểm, vai trò của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
a Đặc điểm, vai trò của ngành nông nghiệp
* Đặc điểm của ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp có những đặc điểm sau:
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đối tượng sản xuất của ngành là các loài sinh vật, nông nghiệp là ngành có
sự gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên Đối tượng sản xuất của ngành là các loại cây, con, các loài sinh vật Mỗi loại yêu cầu một điều kiện thích hợp với nó, do
đó đòi hỏi có những cách thức riêng trong quá trình sản xuất, canh tác
Đất đai là TLSX chủ yếu và đặc biệt Ngành nông nghiệp gắn liền với đất
đai, trong nông nghiệp đất đai là tài sản quý giá nhất Tuy nhiên, đất đai lại là một TLSX có tính chất đặc biệt, không giống như các TLSX trong các ngành khác các giàu lên cùng với quá trình sản xuất Nó là tài sản ngày càng bị thu hẹp quy mô, cùng với sự phát triển nhanh của xã hội loại người, của quá trình đô thị hóa thì đất đai cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, chưa kể đến việc độ màu mỡ của đất đai đang ngày càng đi xuống, không thể canh tác được
Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nông nghiệp là gắn với điều kiện tự
nhiên, do vậy nó gần như là phụ thuộc vào tự nhiên từ tính chất đất đai, đến môi trường khí hậu, thời tiết… chính vì vậy, nên ngành có hạn chế rất lớn Ngày nay, cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thì đã có thể hạn chế một phần nào với tự nhiên, tuy nhiên nó vẫn là yếu tố chính tác động đến hiệu quả và kết quả của ngành làm cho đầu tư vào nông nghiệp mang tính rủi ro cao
Là ngành sản xuất mang tính chất mùa vụ và có chu kỳ sản xuất kéo dài
Trong ngành nông nghiệp, mỗi loại sản phẩm chỉ sản xuất được trong một mùa nhất định do những yêu cầu về tính chất sinh lý của nó Hơn nữa, chu kỳ sản xuất trong ngành nông nghiệp là kéo dài; không như các ngành khác có chu kỳ sản xuất ngắn, chu kỳ của ngành nông nghiệp thường là 3 - 4 tháng, 1 năm hoặc thậm chí là
5 năm hay lâu hơn nữa ( cà phê, tiêu, điều, các loại cây ăn quả lâu năm…)
Do các đặc thù trên, khả năng sinh lợi trong ngành nông nghiệp là không cao Yếu tố này được quyết định bởi tính chất của hoạt động sản xuất nông nghiệp
Chu kỳ sản xuất dài, giá trị sản phẩm nông nghiệp không cao, sản phẩm chủ yếu là hàng thứ cấp, giá cả không ổn định; lại phụ thuộc vào tự nhiên nên cho nên không thể lường trước được các rủi ro do thiên tai trong kinh doanh nông nghiệp;nếu
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
được mùa, giá cả nông sản sẽ giảm theo quy luật cung cầu, nếu mất mùa, giá tăng nhưng tính ra nông dân cũng không được lợi do sản lượng thấp Nếu muốn tăng giá trị cho nông sản thì phải kéo dài chuỗi giá trị của nó, tức là gắn liền với công nghiệp chế biến
Bên cạnh đó, nền nông nghiệp Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng Nền nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp mang tính chất lạc hậu, mang tính
tự cung tự cấp do thói quen canh tác lâu đời, năng suất lao động thấp do chủ yếu là lao động thủ công Ruộng đất canh tác thì đang giảm đi nhanh chóng do nhiều nguyên nhân trong đó có sự phát triển nhanh của quá trình đô thị hóa, cũng một phần do công tác quy hoạch chưa cao Khí hậu tự nhiên của Việt Nam lại rất khắc nghiệt do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, gây ảnh hưởng và tổn thất không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp
Mục đích của các nhà đầu tư luôn là lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh Nhưng do đặc điểm của ngành nông nghiệp mà việc thu hút đầu tư vào ngành vẫn còn gặp nhiều hạn chế, vốn đầu tư thu hút vào nông nghiệp Việt Nam, nhất là ở vùng núi, có tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với các ngành khác
* Vai trò của ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam Nông nghiệp Việt Nam là ngành đóng vai trò quan trọng trong tổng sản phẩm quốc dân với tỷ lệ chiếm trong GDP ở mức cao Sản lượng ngành nông nghiệp không ngừng tăng trong quá trình phát triển
Nông nghiệp là ngành thỏa mãn các nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người Nông nghiệp là ngành duy nhất thỏa mãn cho nhu cầu thiết yếu nhất của con người - nhu cầu tồn tại, và hiện nay chưa có ngành nào có thể thay thế được vai trò này của ngành Với Việt Nam vai trò của ngành lại càng to lớn hơn khi phải bảo đảm an ninh lương thực cho gần 90 triệu dân
Ngành nông nghiệp là ngành cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến Công nghiệp chế biến là một ngành có vai trò quan
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trọng, trong đó nguồn nguyên liệu chính của một số ngành này là các sản phẩm từ nông nghiệp
Là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các ngành công nghiệp, dịch vụ Ngành nông nghiệp có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ phục
vụ cho nhu cầu sản xuất của ngành, nhu máy móc, phân bón… và các dịch vụ nông nghiệp khác Ngành nông nghiệp với đặc trưng là gắn liền với đời sống nông thôn là nguồn cung cấp lao động chính cho các ngành công nghiệp và dịch vụ
Cung cấp ngoại tệ thông qua xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp Là một nước nông nghiệp, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
Nông nghiệp là ngành có vai trò quan trọng để bảo vệ môi trường sinh thái
Do việc gắn với tự nhiên nên phát triển sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong đảm bảo môi trường sinh thái Phát triển nền nông nghiệp sạch, sử dụng đất
có hiệu quả gắn với chống lãng phí tài nguyên đất, đồng thời phát triển các nông – lâm trường theo hướng kinh doanh trang trại sẽ góp phần cải thiện môi trường sống và hướng tới phát triển bền vững
Các đặc điểm của ngành nông nghiệp và tầm quan trọng của nó trong nềm kinh tế quốc dân cho thấy nghiên cứu về giải pháp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, do đó, có tầm quan trọng đặc biệt
b Đặc điểm, vai trò của khu vực nông thôn
* Đặc điểm của khu vực nông thôn
Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Các hoạt động sản xuất và dịch vụ phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp và cho cộng đồng nông thôn Mật độ dân cư ở vùng nông thôn thấp hơn đô thị
So với đô thị, nông thôn có cơ cấu hạ tầng, có trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn
Nông thôn là vùng có trình độ văn hóa, khoa học và kỹ thuật thấp hơn đô thị Thu nhập và đời sống vật chất của vùng nông thôn thấp hơn đô thị
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nông thôn trải ra trên địa bàn khá rộng, chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện
tự nhiên, mang tính chất đa dạng về quy mô, về trình độ phát triển, về các hình thức tổ chức sản xuất và quản lý
* Vai trò của nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp phát triển của đất nước
Đối với nước ta hiện nay, địa bàn nông thôn càng trở nên đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước theo hướng CNH - HĐH Vai trò và
vị trí của nông thôn trong sự nghiệp phát triển thể hiện ở các mặt sau:
Trên địa bàn nông thôn có khoảng 70% lao động xã hội, đó là nguồn cung cấp lao động cho các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ
Số lao động đó nếu được nâng cao trình độ, được trang bị công cụ thích hợp sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động đáng kể [3]
Nông thôn chiếm khoảng 75% dân số của cả nước, đó là thị trường tiêu thụ rộng lớn [3]
Địa bàn nông thôn nước ta là nơi sinh sống của 54 dân tộc khác nhau, bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều thành phần, mỗi biến động tích cực hay tiêu cực đều sẽ tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng Sự ổn định tình hình nông thôn sẽ góp phần quan trọng bảo đảm tình hình ổn định đất nước
Nông thôn chứa đựng đại đa số tài nguyên đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng, biển có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, đến việc khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng các nguồn tài nguyên, bảo đảm cho việc phát triển lâu dài và bền vững của đất nước
Cũng như đối với nền kinh tế nói chung, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đối với ngành nông nghiệp có vai trò rất quan trọng:
1.1.5.2 Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
a Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp
FDI là nguồn bổ sung vốn cho quá trình phát triển khi mà nguồn trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu Đối với ngành nông nghiệp, nó lại có vai trò
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quan trọng hơn vì là ngành do hiệu quả đầu tư thường không cao nên vốn đầu
tư xã hội ít, tích lũy nội ngành thấp
Trong 5 năm từ năm 2002 đến 2007, tổng vốn đầu tư trong nước cho phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam chỉ khoảng 113.116 tỷ đổng, chỉ đáp ứng được 17% nhu cầu, và chiếm một con số khiêm tốn trong tổng đầu tư
cả nước (8.7%) Liệu có thể trông cậy vào vốn nước ngoài? Hiện nay, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài vào trong ngành nông nghiệp là chưa cao (chiếm tỷ trọng khoảng 6,7% tỷ trọng vốn đầu tư FDI đăng ký cả nước) nhưng vẫn là nguồn lớn hỗ trợ cho nông nghiệp nước nhà [25]
b Góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm
Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế song, các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập Với 758 dự án FDIđã
và đang thực hiện trong nông nghiệp đã đem lại doanh thu hàng năm khoảng
312 triệu USD, xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm và đang tăng mạnh trong thời gian gần đây [25]
c Tạo công ăn việc làm cho người lao động
Tuy số lượng các dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp không nhiều (khoảng hơn 950 dự án nông nghiệp trên cả nước so với tổng 8900 dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài cả nước), tuy số vốn mỗi dự án còn hạn chế nhưng các
dự án này đã tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho khoảng 75 nghìn lao động trực tiếp tham gia cho các nhà máy, các khu chế xuất….[25] Mặt các, các dự án này còn giúp hàng chục vạn hộ nông dân tham gia lao động tạo nguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ (trồng mía đường, khoai
mì, chè, hạt điều,…), góp phần quan trọng thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo Tính trung bình, ĐTNN vào nông nghiệp tạo ra tỷ lệ việc làm gián tiếp
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
so với việc làm trực tiếp rất cao 34,5/1 [25] Đặc biệt, ở một số địa phương, dự
án ĐTNN tạo việc làm cho khoảng 1/4 dân cư trên địa bàn Tuy nhiên, dù số lao động trong nông nghiệp và nông thôn vẫn chiếm tỉ trọng cao tới gần 60% lực lượng lao động cả nước (khoảng 25 triệu người) thì số lượng lao động có được công ăn việc làm từ các dự án ĐTNN cò rất hạn chế [25]
Số lao động qua đào tạo nghề trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 13% nhưng lại tập trung nhiều ở các vùng đô thị Vì vậy, hầu hết các dự án ĐTNN được triển khai tại các vùng nông thôn hoặc vùng lân cận đô thị, nhưng nguồn nhân lực tại chỗ đã qua đào tạo đủ đáp ứng yêu cầu nhà đầu
tư còn quá thiếu
d Tạo cơ hội cho nông sản nước ta thâm nhập thị trường thế giới
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhất là các công ty đa quốc có hệ thống phân phối sản phẩm trên thị trường thế giới Khi có sự tham gia của họ vào ngành nông nghiệp, sẽ tăng thêm cơ hội cho nông sản Việt Nam được tiêu thụ trên thị trường thế giới Đồng thời, với các dự án của các nhà đầu tư nước ngoài, thì giá trị của nông sản cũng được nâng cao, tăng thêm giá trị xuất khẩu
e Góp phần cải tiến công nghệ, kỹ thuật nông nghiệp
Các dự án FDI thường đi liền với giới thiệu các công nghệ sản xuất, kỹ thuật canh tác tiên tiến Việc chuyển giao các công nghệ này sẽ giúp các địa phươnng, các doanh nghiệp và nông dân Việt Nam có được những công nghệ mới đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn
f Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn
Thông qua các hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài và cả từ phía Chính phủ Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút ĐTNN nước ngoài mà các cơ sở hạ tầng xã hộ trong nông thôn như: giao thông, thuỷ lợi, điện, nước, thông tin và truyền thông… sẽ được cải thiện
g Góp phần nâng cao việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên nông nghiệp
Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho ngành sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đất, rừng, sông, hồ, biển… do có điều kiện đầu tư cho sản xuất với các công nghệ tiên tiến sẽ giảm
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thiểu tình trạng lãng phí tài nguyên, phá vỡ cân bằng sinh thái đang diễn ra ở nhiều nơi Các hiện tượng đất đai vùng núi, trung du bị xói mòn, rửa trôi, rừng
bị cạn kiệt, sông hồ thuỷ lợi bị lấp bùn, đất đai đồng bằng bị nhiễm độc, nhiễm mặn,… sẽ được giảm thiểu do áp dụng các công nghệ tiên tiến
Hơn thế nữa, việc tăng cường đầu tư còn góp phần khai thác thế mạnh của vùng, tạo nên sản phẩm mang tính đặc sản, vừa nâng cao giá trị sản phẩm, vừa sử dụng tối đa nguồn tài nguyên nông nghiệp
Tóm lại, là một ngành kinh tế chính của đất nước, nhưng do những đặc điểm riêng của ngành, nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa có được sự đầu tư thích đáng từ nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhất là vốn FDI đi liền với công nghệ hiện đại, kiến thức và kỹ năng quản lý tiên tiến vào phát triển nông nghiệp, nông thôn là một yêu cầu tất yếu khách quan
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.2.1 Kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài ở một số nước trên thế giới
1.2.1.1 Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trên thế giới
a Tình hình thu hút FDI trên thế giới
Dòng vốn FDI toàn cầu liên tục tăng trưởng qua các năm, thể hiện qua
đồ thị dưới đây Trong đó đỉnh điểm trong tăng trưởng dòng chảy FDI là vào năm 2000 và giai đoạn 2007 – 2008, trước khi diễn ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2009 FDI tăng trưởng đã đóng góp nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới
Năm 2008, FDI của các nước phát triển đạt 962 tỷ USD, sụt giảm 29%
so với những năm trước Đối với các nước Châu Phi, FDI năm 2008 đạt 88 tỷ
đô la, tăng 27% so với năm 2007, đây là kỷ lục của khu vực này [20] Các nước Mỹ la tinh và Caribean đạt 144 tỷ đô la, tăng 13% so với năm 2007 và cũng đạt kỷ lục Các nước Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á đạt 298 tỷ đô la, tăng 17% [20] Có thể nói, trong năm 2008, ngoại trừ các nước phát triển có
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dòng vốn FDI sụt giảm, còn lại các khu vực khác trên thế giới đều ghi nhận những kỷ lục về FDI, nhất là các nước thuộc khu vực Châu Á năng động
Biểu đồ 1.1: Dòng vốn FDI theo các nhóm nền kinh tế, 2006- 2009 (tỷ USD)
(Nguồn: World Investment Report 2009 – United Nation)
b Tình hình thu hút ODA trên thế giới
Từ năm 1991 đến nay, sau khi Liên Xô sụp đổ, hệ thống XHCN ở Đông
Âu tan rã, thế giới đã có nhiều thay đổi với trọng tâm vào toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế thị trường Trong môi trường đó, viện trợ phát triển đã và đang
có nhưng thay đổi sâu sắc về chính sách, cách ứng xử với viện trợ phát triển cũng như sự phối hợp chung trên bình diện khu vực và thế giới trong các hoạt động thu hút và sử dụng ODA nhìn từ cả hai phía là nước tổ chức tài trợ và nước tiếp nhận viện trợ Số lượng các nước tài trợ ngày một tăng thêm, đặc biệt có một số nước trước đây đã từng là nước tiếp nhận ODA, nay đã trở thành nước tài trợ hàng đầu của thế giới như Nhật Bản So với nhiều thập kỷ trước, tổng nguồn vồn ODA của thế giới đã tăng nhiều từ khoảng 53,7 tỷ USD năm 2000, đạt đỉnh điểm 107,1 tỷ USD năm 2005 và giảm nhẹ còn 103,7 tỷ USD vào năm 2007 [29]
1.2.1.2 Kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài ở một số nước
a Kinh nghiệm thu hút FDI vào nông nghiệp của một số nước châu Á
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đối với các dự án FDI vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp: chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư và các biện pháp khuyến khích cho đầu tư vào những dự án đầu tư vào ngành này, đặc biệt là các chính sách
ưu đãi về thuế: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (các mức thuế cũng được phân chia theo lĩnh vực đầu tư, vùng lãnh thổ đầu tư, công nghệ sử dụng, tỷ trọng lao động, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm…mà áp dụng các mức thuế suất, mức miễn giảm thuế khác nhau)
Thực hiện nguyên tắc tự do hóa đầu tư: Với chính sách này, chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực mà trước đây vẫn còn chưa mở cửa Với chính sách này, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ cảm thấy được “đối xử” công bằng so với các nhà đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư tự do và lành mạnh
Cùng với các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là vào lĩnh vực nông nghiệp, chính phủ Trung Quốc cũng có những chính sách nhằm kiểm soát mạnh mẽ, đảm bảo cho các dự án đầu tư mang lại lợi ích tối đa mà không gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực, sản xuất trong nước, văn hóa dân tộc và tài nguyên môi trường, đảm bảo cho sự phát triển tự chủ của nền nông nghiệp nước nhà
Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan đặc biệt áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp Các dự án FDI trong nông nghiệp được miễn giảm đến 50% thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị để thực hiện dự án mà được cơ quan quản
lý đầu tư công nhận là thuộc loại thiết bị được khuyến khích đầu tư Riêng đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản phẩm xuất khẩu, được miến hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm
Đối với các dự án đầu tư và các lĩnh vực như trồng lúa, trồng trọt, làm vườn, chăn nuôi gia súc, các dự án về khai thác lâm sản, hải sản, khai thác muối… trong lãnh thổ Thái Lan thì có biện pháp hạn chế chặt chẽ, chỉ cho phép đầu tư đối với những dự án được hội đồng đầu tư cho phép, trong những
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dự án này cũng chỉ cho phép với hình thức liên doanh và các nhà đầu tư nước ngoài không được nắm phần sở hữu đa số
b Kinh nghiệm thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA của một số nước
Trung Quốc: quản lý tập trung, thực hiện phi tập trung
Từ năm 1980 đến cuối 2005, tổng số vốn ODA WB cam kết với Trung Quốc là 39 tỷ USD [30] Tóm tắt nguyên nhân thành công của việc sử dụng ODA ở Trung Quốc có mấy điểm: Có chiến lược hợp tác tốt, xây dựng tốt các
dự án, cơ chế điều phối và thực hiện tốt, cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát Các Bộ ngành chủ quản và địa phương có vai trò quan trọng trong thực hiện và phối hợp với MoF giám sát việc sử dụng vốn Việc trả vốn ODA ở Trung Quốc theo cách “ai hưởng lợi, người đó trả nợ” Quy định này buộc người sử dụng phải tìm giải pháp sản sinh lợi nhuận và lo bảo vệ nguồn vốn
Ba Lan: Vốn vay không hoàn lại vẫn phải giám sát chặt
Ba Lan quan niệm để sử dụng vốn ODA đạt hiệu quả, trước hết phải tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực và năng lực thể chế Ba Lan đặc biệt chú trọng công tác kiểm soát và kiểm toán Công tác kiểm toán tập trung vào kiểm toán các hệ thống quản lý Trong đó chịu trách nhiệm gồm có kiểm toán nội bộ trong mỗi cơ quan, các công ty kiểm toán nước ngoài được thuê, và các dịch vụ kiểm toán của Ủy ban châu Âu Khi công tác kiểm toán phát hiện có những sai sót, sẽ thông báo các điểm không hợp lệ cho tất cả các cơ quan Công tác kiểm soát tập trung vào kiểm tra tình hình hợp pháp và tính hợp thức của các giao dịch, kiểm tra hàng năm và chứng nhận các khoản chi tiêu, kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra bất thường Chính phủ Ba Lan cho rằng, kiểm tra và kiểm toán thường xuyên không phải để cản trở mà là để thúc đẩy quá trình dự án
1.2.2 Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam
1.2.2.1 Tình hình thu hút FDI cho lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* FDI trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ về số lượng dự
án và vốn đầu tư trong tổng FDI trong nền kinh tế
Trong giai đoạn 1990-2009 tổng số dự án FDI vào Việt Nam được cấp phép là 12.575 dự án với số vốn đăng ký 194.429,5 triệu USD, trong đó số dự
án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 738 dự án, chiếm 5,9% tổng số dự án đăng ký, với số vốn đăng ký là 4.379,1 triệu USD, chiếm 2,3% tổng số vốn đăng ký Riêng năm 2009, có 1.208 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 23.107,7 triệu USD; trong đó số dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 29 dự án, chiếm 2,4% tổng số dự án với số vốn là 134,5 triệu USD, chiếm 0,6% tổng vốn đăng ký, không có dự án quy mô lớn [31]
Bảng 1.1: Đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép
trong năm 2009 phân theo ngành kinh tế
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010)
* FDI phân bổ không đồng đều trong nông nghiệp
Trong lĩnh vực nông nghiệp, các dự án FDI chỉ tập trung vào một số ngành như: chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, trồng rừng, chế biến gỗ và lâm sản, thủy sản Trong đó, đầu tư vào trồng rừng và chế biến gỗ chiếm khoảng 78% tổng vốn FDI vào nông nghiệp Tính đến năm 2009, cả nước có
453 dự án FDI đầu tư vào trồng rừng và chế biến gỗ đã được cấp phép với tổng
số vốn đăng ký khoảng 1,7 tỷ USD, trong có 421 dự án đang có hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1,38 tỷ USD, nhưng vốn thực hiện chỉ đạt 359 triệu USD [31]
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* FDI phân bổ không đồng đều theo địa phương
Từ thực trạng phân bổ FDI theo địa phương những năm qua cho thấy, hầu hết các dự án FDI vào nông nghiệp tập trung vào những tỉnh có lợi thế về vùng nguyên liệu, có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, cơ chế chính sách ưu đãi về đầu tư như: Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Lâm Đồng Thanh Hóa, Nghệ An, một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên Trong đó, Bình Dương là tỉnh đứng đầu, tiếp theo là Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Lâm Đồng Cụ thể về vốn FDI vào nông nghiệp được phản ánh qua số liệu bảng 1.2
Bảng 1.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp phân
theo địa phương
(USD)
Vốn thực hiện (USD)
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2009)
* FDI cơ cấu theo hình thức đầu tư và nguồn gốc đầu tư
Tính đến năm 2009, có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI còn hiệu lực trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam, trong đó các nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan chiếm hơn 60% tổng vốn đăng ký, riêng Đài Loan là 25% Vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện chủ yếu dưới 2 hình thức là hình thành doanh nghiệp liên doanh và
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Trong đó, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm khoảng 77,4%, còn lại là hình thức liên doanh chiếm 22,1% Các nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Pháp, Thái Lan, Hàn Quốc, Xin-ga-po,
Mỹ thường thực hiện đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Trong khi đó, các nhà đầu tư đến từ Pháp, Hồng Kông, Ma-lay-xi-a chủ yếu lựa chọn hình thức doanh nghiệp liên doanh [31]
1.2.2.2 Tình hình thu hút vốn ODA cho phát triển nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, sau hơn 15 năm triển khai, cả nước đã huy động được 35,2 tỷ USD vốn ODA, trong đó ngành nông nghiệp đã thu hút được 41 nhà tài trợ tham gia với tổng số vốn 5,5 tỷ USD, chiếm 15,66% tổng vốn ODA Số vốn này chủ yếu được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng tái thiết Đức (KWF) thực hiện Hầu hết vốn ODA tập trung vào lĩnh vực thủy lợi (40%), nông nghiệp (23%), lâm nghiệp (19%) Tuy nhiên, tiến độ giải ngân các dự án rất chậm, phần lớn phải xin kéo dài thời gian 1 - 2 năm, đã làm giảm hiệu quả đầu tư [30]
Theo đánh giá của Bộ NN&PNT, dù tổng nguồn vốn ODA dành cho ngành nông nghiệp khá lớn nhưng quy mô các dự án vẫn còn nhỏ, những dự án
có số vốn 70 - 100 triệu USD chỉ chiếm 1,7%; quy mô trên 100 triệu USD chiếm 1,3% [30]
Việc thực hiện các dự án ODA còn rất nhiều hạn chế như: Thiếu một định hướng tổng thể về thu hút và sử dụng ODA cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Phân bổ nguồn vốn chưa đều giữa các vùng và theo lĩnh vực trong cả nước Thống kê cho thấy, nguồn vốn này phân bổ 40% cho thuỷ lợi, 23% cho nông nghiệp, 5% cho thuỷ sản, 19% cho lâm nghiệp, 13% cho phát triển nông thôn tổng hợp; Chưa có đội ngũ chuyên môn quản lý nguồn vốn
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ODA; Năng lực quản lý vốn, tạo sự liên kết giữa việc lập kế hoạch, ngân sách của cán bộ địa phương các cấp còn yếu kém [30]
1.3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt nông nghiệp, nông thôn của tỉnh có những tiềm năng và thế mạnh gì trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là FDI?
Câu hỏi 2: Thực trạng môi trường đầu tư hiện nay của tỉnh Bắc Kạn được đánh giá bởi những nhà đầu tư hiện nay trong tỉnh và nhà quản lý như thế nào? Trên cơ sở đánh giá thực trạng đó, những điểm cần rút kinh nghiệm là gì?
Câu hỏi 3: Để nâng cao khả năng và kết quả thu hút đầu tư nước ngoài vào Bắc Kạn nói chung, vào khu vực nông nghiệp nông thôn nói riêng, cần có những giải pháp nào?
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
1.3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
a Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của các địa phương, các phòng Thống kê, Cục Thống kê các tỉnh liên quan, Tổng Cục thống kê, website của các bộ, ngành
b Thu thập thông tin sơ cấp
Phỏng vấn bằng phiếu điều tra với 42 chủ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và 35 nhà quản lý ở các cơ quan quản lý liên quan đến lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư của tỉnh Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở phiếu đánh giá năng lực cạnh tranh của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), có bổ sung cho phù hợp
Qua lấy ý kiến của các nhà quản lý, các doanh nghiệp hiện đang triển khai trên địa bàn, đề tài đã thu thập được những đánh giá mang tính khách quan và đa chiều về môi trường đầu tư của tỉnh Qua đó cũng phát hiện được những đề xuất và mong muốn của các nhà đầu tư, giúp cho nhà đầu tư và nhà quản lý có được tiếng nói chung
1.3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
a Đối với thông tin thứ cấp
Tiến hành phân loại, sắp xếp các thông tin thứ cấp Từ đó, lập nên các bảng biểu, đồ thị
b Đối với thông tin sơ cấp
Phân loại, đánh giá thông tin, sàng lọc thông tin và tổng hợp trên phần mềm Excel
1.3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
a Phương pháp SWOT
SWOT- Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một phương pháp thông dụng khi đánh giá môi trường kinh doanh
b Phương pháp phân tổ
Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo năm, để từ đó đánh giá được sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu theo chuỗi thời gian Đối với những số liệu sơ cấp, trong quá trình điều tra đã tiến hành cho điểm đối với các chỉ tiêu đánh giá, từ đó sẽ tập hợp theo từng thang
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
điểm để có cái nhìn nhận khách quan, chính xác về tiềm năng và môi trường đầu tư của tỉnh
c Phương pháp so sánh
Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, phương pháp so sánh được dùng
để phân tích cả số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp
Đối với số liệu thứ cấp, phương pháp so sánh được dùng để so sánh tốc
độ phát triển bình quân qua các năm của các chỉ tiêu phản ánh thực trạng của địa phương
Đối với số liệu sơ cấp, phương pháp so sánh được dùng để so sánh mức
độ khác nhau giữa các thang điểm của từng tiêu chí và giữa các tiêu chí đánh giá của nhà đầu tư và nhà quản lý
d Phương pháp đồ thị
Đồ thị là phương pháp mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị trong hầu hết các bảng số liệu thông tin Đồ thị cũng được sử dụng để phân tích thông tin sơ cấp, đặc biệt là các thông tin dưới dạng cho điểm đánh giá tiềm năng và môi trường đầu tư của tỉnh Các dạng đồ thị được sử dụng bao gồm: đồ thị dạng cột, đồ thị dạng hình tròn và đồ thị dạng mạng
1.3.2.4 Thang đo Likert
Thang đo Likert là thang đo nhiều chỉ báo được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu khoa học xã hội Nó được áp dụng cho một hay nhiều chỉ báo có tính đa hướng bao gồm nhiều tập hợp mục hỏi, mỗi tập hợp mục hỏi sẽ phản ánh một yếu tố của khái niệm Thang đo này thường được sử dụng với 5 mức độ đánh giá, ví dụ:
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Các bước xây dựng thang đo Likert
Bước 1: Nhận diện và đặt tên biến muốn đo mức độ đánh giá
Bước 2: Lập ra một danh sách các câu hỏi có tính biểu thị theo mục tiêu nghiên cứu
Bước 3: Xác định số lượng mẫu và đối tượng thu thập thông tin
Bước 4: Kiểm tra toàn bộ các mục hỏi và thông tin đã khai thác được từ những người được phỏng vấn
Bước 5: Phân tích từng mục hỏi để tìm ra một tập hợp các mức độ cấu thành một thang đo về biến số mà chúng ta muốn đo lường
Bước 6: Sử dụng thang đo đã xây dựng được trong nghiên cứu
1.3.2.5 Phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố là tên chung của nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu Ứng dụng của phương pháp trong nghiên cứu là do các biến số phân tích có liên hệ với nhau và ta phải giảm bớt
số biến xuống một số lượng hợp lý mà ta có thể ước lượng mô hình được
* Mô hình phân tích nhân tố
Các nhân tố chung có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến số quan sát Mô hình có dạng:
* Điều kiện áp dụng mô hình phân tích nhân tố:
- Các biến số có quan hệ tương quan
- Hàm số phải đồng thời thỏa mãn hai điều kiện là:
+ Kiểm định Bartlett được dùng để kiểm định xem có sự tương quan hay không giữa các biến
+ Chỉ số Kaiser-Mayer-Olkin (KMO) dùng để kiểm định xem mẫu có
đủ lớn để có thể áp dụng phương pháp Phân tích Nhân tố được hay không Để
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
có thể áp dụng được công cụ phân tích nhân tố thì các giá trị tương quan phải lớn hơn 0,5
Trong đó, a*ij là hệ số tương quan riêng giữa các biến, rij là hệ số tương quan giữa các nhân tố
1.3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
1.3.3.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh
a Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện khí hậu, thủy văn: Nhiệt độ không khí trung bình (oC); tổng số giờ nắng (h); lượng mưa trung bình (mm); độ ẩm không khí (%) Những chỉ tiêu này được tập hợp từ niên giám thông kê của tỉnh qua các năm Do đề có nghiên cứu đến tiềm năng phát triển của tỉnh, trong đó chú trọng đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, do đó đây là chỉ tiêu nghiên cứu quan trọng
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng đất đai: tổng diện tích đất của tỉnh (ha); diện tích đất nông nghiệp (ha); diện tích đất phi nông nghiệp (ha) và diện tích đất chưa sử dụng (ha) Các chỉ tiêu này được tập hợp từ niên giám thống
kê của tỉnh qua các năm, nhằm đánh giá mức độ sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là khả năng chuyển đổi từ đất chưa sử dụng sang đất nông nghiệp, qua đó đánh giá được tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Kạn
- Nhóm chỉ tiêu về dân số và lao động: tổng dân số của tỉnh (người); dân số thành thị, dân số nông thôn; tổng lao động, tỷ lệ lao động nông thôn (%) Các chỉ tiêu này được tập hợp từ niên giám thống kê qua các năm, nhằm đánh giá mức độ cung cấp lao động của tỉnh trong quá trình thu hút vốn đầu tư
- Các chỉ tiêu chất lượng nguồn lao động: tỷ lệ lao động được đào tạo ở các trình độ Chỉ tiêu này dùng để phân tích chất lượng nguồn lao động của địa phương
j i ij j
i ij
j i ij
a r
r
2
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Các chỉ tiêu phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng Các chỉ tiêu này được tập hợp trong niên giám thống kê và các báo cáo chuyên ngành của địa phương phản ánh quy mô và chất lượng của các cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuộc
về hệ thống giao thông; hệ thống điện; hệ thống bưu chính viễn thông; hệ thống cung cấp nước; hệ thống giáo dục Những chỉ tiêu này rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài Do đó, đề tài sẽ phân tích cụ thể từng chỉ tiêu trong đề tài
b Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
- Tổng giá trị nội tỉnh (triệu đồng), trong đó phân theo các lĩnh vực:
nông lâm thủy sản; công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ
- Cơ cấu kinh tế của tỉnh (%) phân theo lĩnh vực: nông lâm thủy sản; công nghiệp – xây dựng và thương mại - dịch vụ
- Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (triệu đồng): kinh tế nhà nước; kinh tế khu vực ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo theo thành phần kinh tế
1.3.3.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài và tiềm năng và môi trường đầu tư
- Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng thu hút vốn đầu tư : Số lượng dự án FDI thu hút (dự án); số vốn đăng ký; số vốn thực hiện; số dự án còn triển khai hoạt động
- Các chỉ tiêu phản ánh tiềm năng, môi trường đầu tư: Những chỉ tiêu này được thu thập từ phiếu điều tra nhà đầu tư và nhà quản lý Những chỉ tiêu này được tập hợp dưới dạng thang điểm và số phần trăm
+ Các chỉ tiêu phản ánh tiềm năng trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch dịch vụ
+ Các chỉ tiêu phản ánh môi trường đầu tư: thủ tục cấp phép đầu tư; hỗ trợ trong việc cấp phép đầu tư; sự năng động của chính quyền địa phương trong việc quản lý hoạt động đầu tư; tiếp cận thông tin và các cơ quan quản lý của tỉnh; sự minh bạch của các cơ quan quản lý đầu tư…
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THU HÖT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH
VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH BẮC KẠN
2.1 Đặc điểm của tỉnh Bắc Kạn
2.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Bắc Kạn nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc bộ Việt Nam; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Nà Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang Tuy Bắc Kạn là tỉnh nằm sâu trong lục địa, song có Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng tỉnh Cao Bằng Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn khoảng 200km Đường
bộ từ Thị xã Bắc Kạn đến sân bay Nội Bài 150km, đến Cảng Hải Phòng là trên 200km Tuy cự ly không xa, nhưng các con đường nhìn chung còn đang ở trong quá trình nâng cấp.Với đặc điểm vị trí địa lý vậy, Bắc Kạn có điều kiện tương đối thuận lợi trong việc giao thương hàng hóa, xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư, nếu có đường giao thông tốt
Hiện nay, do nằm sâu trong nội địa, cơ sở hạ tầng thấp kém, lại là vùng còn chậm phát triển so với các khu vực khác của cả nước, nên việc thu hút vốn đầu tư cho phát triển ở tỉnh Bắc Kạn còn gặp nhiều khó khăn
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình, khí hậu, thủy văn
a Địa hình
Tỉnh Bắc Kạn có độ cao trung bình 500 - 600 m so với mặt nước biển, địa hình đa dạng, chủ yếu là đồi núi, trung du với hệ thống sông ngòi dày đặc
Có nhiều đỉnh núi cao trên 1000 m như: dãy Năm Khiếu Thượng thuộc huyện
Ba Bể có đỉnh cao 1640 m, dãy Hoa Sơn thuộc địa bàn các huyện Ba Bể, Chợ