1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP-Hoạt động cho vay mua nhà, đất để ở tại ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn

61 3,8K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 378,96 KB

Nội dung

Với mục tiêu là đổi mới cơ chế kinh tế trên địa bàn và tạo ra được nhiều bước tiến trong ngành ngân hàng nói riêng và tronglĩnh vực tài chính nói chung, trong những năm qua, BIDV- Chi nh

Trang 1

Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn 3 năm 2011-2013 14

Bảng 1.2: Tình hình cho vay phân theo thời hạn trong 3 năm (2011-2013) 17

Bảng 1.3: Tình hình cho vay phân theo sản phẩm trong 3 năm (2011-2013) 19

Bảng 2.1: Dư nợ cho vay mua nhà tại Chi nhánh Tây Sài Gòn 24

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo gói sản phẩm 26

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay mua nhà ở phân theo thời hạn vay 35

Bảng 2.5: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2011-2013 37

Trang 2

Biểu đồ 1.1 Hình thức huy động vốn trong 3 năm (2011-2013) 15

Biểu đồ 1.2 Đối tượng huy động vốn trong 3 năm (2011-2013) 15

Biểu đồ 1.3 Cho vay phân theo thời hạn 18

Biểu đồ 1.4 Cho vay phân theo sản phẩm 19

Biểu đồ 2.1 Diễn biến dư nợ cho vay trong 3 năm 2011-2013 24

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo gói sản phẩm năm 2011 28

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo gói sản phẩm năm 2012 28

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo gói sản phẩm năm 2013 28

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo mục đích sử dụng trong 3 năm 33

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

(BIDV- TÂY SÀI GÒN) 1

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV 1

1.1.1 Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981) 1

1.1.2 Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990) 3

1.1.3 Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – 27/04/2012) 3

1.2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 9

1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của ngân hàng 9

1.2.1.1 Cơ cấu tổ chức của BIDV 9

1.2.1.2 Cơ cấu tổ của Chi nhánh Tây Sài Gòn 9

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 10

1.2.2.1 Chức năng chung của các phòng ban 10

1.2.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban 10

1.2.3 Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh Tây Sài Gòn 12

1.2.3.1 Thẻ 12

1.2.3.2 Sản phẩm ngân hàng điện tử 12

1.2.3.3 Dịch vụ ngân quỹ 13

1.3 MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN 13

1.3.1 Tình hình huy động vốn 13

1.3.2 Tình hình sử dụng vốn 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, ĐẤT ĐỂ Ở ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BIDV- CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN 21

2.1 NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG VỀ CHO VAY MUA NHÀ TẠI CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN .21

2.1.1 Điều kiện cho vay 21

2.1.2 Phương thức, thời hạn và mức cho vay 21

2.1.2.1 Phương thức cho vay 21

2.1.2.2 Thời hạn cho vay tuỳ vào mục đích để ở của khách hàng 22

2.1.2.3 Mức cho vay tối đa theo giá trị tài sản bảo đảm tiền vay 22

2.1.3 Quy trình cho vay 22

Trang 4

2.2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay mua nhà, đất để ở phân theo mục đích sử dụng 32

2.2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay mua nhà, đất để ở phân theo thời hạn 35

2.2.5 Nợ quá hạn trong cho vay mua nhà tại Chi nhánh Tây Sài Gòn 37

2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, ĐẤT ĐỂ Ở TẠI NGÂN HÀNG BIDV - CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN 38

2.3.1 Những kết quả đạt được 38

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 39

2.3.2.1 Những hạn chế 39

2.3.2.2 Những nguyên nhân 41

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, ĐẤT ĐỂ Ở TẠI NGÂN HÀNG BIDV – CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN 45

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN 45

3.1.1 Sản phẩm bán lẻ 45

3.1.2 Sản phẩm cho vay mua nhà ở 45

3.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, ĐẤT ĐỂ Ở TẠI BIDV – CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN 46

3.2.1 Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng 46

3.2.2 Tăng cường các hoạt động quảng bá thương hiệu nhằm nâng cao uy tín và hình ảnh ngân hàng 47

3.2.3 Hoàn thiện chính sách cho vay 48

3.2.4 Đầu tư cho công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng 48

3.2.5 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ phận tín dụng 49

3.2.6 Linh hoạt trong các thủ tục, điều kiện vay 50

3.2.7 Đẩy mạnh đa dạng hoá, khác biệt hoá về sản phẩm 50

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI BIDV – CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN 50

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 5

Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu đầu tư và sản xuất hiệnnay ngày càng cao dẫn đến số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động có sự gia tăngvượt bậc, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Để đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn kịpthời và phù hợp cho từng đối tượng ngành ngân hàng cũng không ngừng phát triển và tìmkiếm những hướng đi mới phù hợp để có thể phục vụ một cách tốt nhất

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Sài Gòn cũng khôngnằm ngoài xu hướng phát triển chung của thị trường Với mục tiêu là đổi mới cơ chế kinh

tế trên địa bàn và tạo ra được nhiều bước tiến trong ngành ngân hàng nói riêng và tronglĩnh vực tài chính nói chung, trong những năm qua, BIDV- Chi nhánh Tây Sài Gòn luôn nỗlực không ngừng,đẩy mạnh phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầungày càng tăng của khách hàng Trong đó, tín dụng vẫn đang là hoạt động thu hút mộtlượng khách hàng rất lớn, đặc biệt là các khách hàng cá nhân Vì vậy, trong định hướngphát triển của Chi nhánh thì tín dụng bán lẻ đang được tập trung đẩy mạnh và chú trọngvào sản phẩm cho vay mua nhà

Năm 2013, nhiều chính sách hỗ trợ cho khách hàng để vay mua nhà, đã làm cho thịtrường bất động sản sôi động hơn, nhờ đó tạo thêm nhiều động lực thúc đẩy các ngânhàng thương mại phát triển hơn nữa về sản phẩm cho vay mua nhà Với mong muốn tìmhiểu sâu hơn về sản phẩm cho vay mua nhà và nhằm nắm bắt một cách sâu sắc, đúngđắn hơn về thực trạng cho vay mua nhà hiện nay của BIDV- Chi nhánh Tây Sài Gòn và

trong những năm tới, em chọn đề tài : “Hoạt động cho vay mua nhà, đất để ở tại ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn” làm báo cáo thực tập.

Báo cáo thực tập gồm 3 chương :

Chương 1: Giới thiệu đơn vị thực tập Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Tây Sài Gòn.

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, đất để ở đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Tây Sài Gòn.

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay mua nhà, đất để ở tại

Trang 6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP NGÂN HÀNG ĐẦU

TƯ VÀ PHÁT TRIỂN (BIDV- TÂY SÀI GÒN).

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV.

Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam

Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

(BIDV)

Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nam (BIDV).

1.1.1 Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981)

Giai đoạn 1957-1960

Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi phục vàphục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, xây dựngnhững tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cónhững đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấpgiá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước…

Nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất của nhân dânmiền Bắc khi đó đã được xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phát của Ngân hàngKiến Thiết như: Hệ thống đại Thuỷ Nông Bắc Hưng Hải; Góp phần phục hồi và xâydựng các hầm lò mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; Nhà máy Xi măng Hải phòng,những tuyến đường sắt huyết mạch

Giai đoạn 1960-1965

Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cung ứng vốn cấp phát

để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng cơ bản phục vụquốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi diện mạo nền kinh tế miền Bắc Hàng trămcông trình đã được xây dựng và sử dụng như khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (Thượng

Trang 7

Đình - Hà Nội), Khu công nghiệp Việt Trì, Khu gang thép Thái Nguyên; Các nhà máyThuỷ điện Thác Bà, Bản Thạch (Thanh Hoá), Khuổi Sao (Lạng Sơn)

Qua đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến thiết, các nhà máy phục vụ pháttriển kinh tế nông nghiệp như Phân Lân Văn Điển, Phân đạm Hà Bắc,Vĩnh Trị, NhưTrái, Nham Tràng đã ra đời cùng với các nhà máy mới như đường Vạn Điểm, Nhàmáy bóng đèn Phích nước Rạng Đông Cầu Hàm Rồng, đoạn đường sắt Vinh – Hàmrồng, Các trường đại học Giao thông Vận Tải, Bách Khoa, Đài tiếng nói dân tộc khuTây Bắc

Giai đoạn 1965-1975

Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả nước thực hiệnnhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các công trình phòngkhông, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan trọng, cấp vốn kịp thời chocông tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao thông thời chiến, xây dựng công nghiệpđịa phương

Giai đoạn 1975- 1981

Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn vết ơng chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền Nam, xâydựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến tranh Hàng loạtcông trình mới được mọc lên trên một nửa đất nước vừa được giải phóng: các rừngcây cao su, cà phê mới ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Quảng Trị; Hồ thuỷ lợi DầuTiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (Quảng Nam),… Khu công nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, cáccông ty chè, cà phê, cao su ở Tây Nguyên, các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng HàTiên,

thư-Ngân hàng Kiến thiết đã cung ứng vốn cho các công trình công nghiệp, nôngnghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu tiên vốn cho những côngtrình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân Trong đó có những công trìnhquan trọng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt Nam, 3 tổ máy củanhà máy nhiệt điện Phả Lại, 2 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Thạch, Nhà máy

Trang 8

sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy cơ khí đóng tàu Hạ Long, Hồ Thuỷ lợi Kẻ Gỗ(Hà Tĩnh)…

1.1.2 Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990).

Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trongviệc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai tròtín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng pháttriển rộng rãi Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanhchóng ổn định công tác tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấpphát và tín dụng đầu tư cơ bản không bị ách tắc

Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những công trình tolớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực sựnghiệp và phúc lợi như: công trình thủy điện Sông Đà, cầu Thăng Long, cầu ChươngDương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhà máy xi măng Bỉm Sơn,nhà máy đóng tàu Hạ Long

1.1.3 Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – 27/04/2012).

Mười năm thực hiện đường lối đổi mới (1990 - 2000):

Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động giai đoạn 10năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam rất khả quan, được thể hiệntrên các mặt sau:

+ Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển.

BIDV đã chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy độngnguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ Ngoài các hình thức huy động vốn trong nước, BIDVcòn huy động vốn ngoài nước, tranh thủ tối đa nguồn vốn nước ngoài thông qua nhiềuhình thức vay vốn khác nhau như vay thương mại, vay hợp vốn, vay qua các hạn mứcthanh toán, vay theo các hiệp định thương mại, vay hợp vốn dài hạn, vay tài trợ xuấtnhập khẩu, đồng tài trợ và bảo lãnh

Trang 9

+ Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

Mười năm đổi mới cũng là 10 năm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nỗlực cao nhất phục vụ cho đầu tư phát triển Với nguồn vốn huy động được thông quanhiều hình thức, BIDV đã tập trung đầu tư cho những chương trình lớn, những dự ántrọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như: Ngành điện lực, Bưu chính viễnthông, Các khu công nghiệp với doanh số cho vay đạt 35.000 tỷ Nguồn vốn tín dụngcủa NHĐT&PT đã góp phần tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, năng lực sản xuấtcủa các ngành

+ Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ hơnnữa quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Lào,BIDV đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương Lào nhanh chóng thành lậpNgân hàng liên doanh Lào - Việt với mục tiêu "góp phần phát triển nền kinh tế của Lào,góp phần phát triển hệ thống tài chính và ngân hàng của Lào; hỗ trợ quan hệ thươngmại cho doanh nghiệp hai nước và qua đó để góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh

tế toàn diện giữa hai nước

+ Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại

Trong giai đoạn này, nhất là từ năm 1996, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam đã hoạch định chiến lược phát triển vừa nỗ lực cao nhất phục vụ đầu tư phát triển,vừa tập trung nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng và hình thành các sản phẩm, dịch vụmới, từng bước xoá thế “độc canh tín dụng” trong hoạt động ngân hàng Phát triểnmạnh mẽ các dịch vụ như thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyểntiền kiều hối…

Là ngân hàng đi đầu trong việc thành lập ngân hàng liên doanh với nước ngoài

để phục vụ phát triển kinh tế đất nước Tháng 5/1992 ngân hàng liên doanh VIDPUBLIC được thành lập, có Hội sở chính tại Hà nội và các chi nhánh ở TP Hồ ChíMinh, Hải Phòng, Đà Nẵng, đây là ngân hàng liên doanh sớm nhất ở Việt Nam, hoạt

Trang 10

+ Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống.

Vai trò lãnh đạo của Đảng được phát huy mạnh mẽ tại Hội sở chính và các đơn vịthành viên trong việc định hướng mục tiêu hoạt động, đề ra giải pháp thực hiện Chỉđạo điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công trách nhiệm và quyền hạn

rõ ràng ở mỗi cấp điều hành, vì vậy đã phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo cũngnhư tinh thần trách nhiệm cao của từng tập thể và cá nhân trong quản trị điều hànhtoàn hệ thống

Công tác quản trị điều hành, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, phát triển công nghệbao gồm nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm đã có, tiếp nhận chuyển giao côngnghệ để dựa vào sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mới và triển khai có kết quả theotiến độ dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng tiếp tục được thực hiện có kết quả

+ Xây dựng ngành vững mạnh.

Từ chỗ chỉ có 11 chi nhánh và 200 cán bộ khi mới thành lập, trải qua nhiều giaiđoạn phát triển thăng trầm, sát nhập, chia tách, BIDV đã tiến một bước dài trong quátrình phát triển, tự hoàn thiện mình Đặc biệt trong 10 năm đổi mới và nhất là từ 1996đến nay cơ cấu tổ chức và quản lý, mạng lưới hoạt động đã phát triển mạnh mẽ phùhợp với mô hình Tổng công ty Nhà nước

+ Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh

Trong 10 năm đổi mới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có bướcphát triển mạnh mẽ về công nghệ từ không đến có, từ thủ công đến hiện đại Côngnghệ tin học được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ thanh toán quốc

tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng, kinh doanh tiền tệ và quản trịđiều hành Các sản phẩm mới như Home Banking, ATM… được thử nghiệm và thu đ-ược kết quả khả quan Những tiến bộ về công nghệ ngân hàng đã góp phần quan trọngvào kết quả và sự phát triển của BIDV

Trang 11

Giai đoạn hội nhập (2000 đến 2012)

Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng thể hiện trên một số bình diệnsau đây:

+ Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao:

BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an tòan và hiệu quả, giai đoạn 2006 –

2010, Tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình quân24%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và lợi nhuận trước thuế tăng bìnhquân 45%/năm

+ Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn

BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín dụngtrong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cánhân, khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh BIDV cũng tích cực chuyển dịch cơcấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơncho các khoản tín dụng ngắn hạn BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngânhàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng

+ Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt

BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh,

là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế Từ 1996, BIDVliên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo Bắt đầu từ năm

2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody’sthực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia Cũng trong năm

2006, với sự tư vấn của Earns & Young, BIDV trở thành Ngân hàng thương mại tiênphong triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợpvới chuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận

Trang 12

+ Đầu tư phát triển công nghệ thông tin

Nhận thức công nghệ thông tin là nền tảng cho hoạt động của một ngân hànghiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh của BIDV trênthị trường, BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tácquản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến; phát triển các hệ thống công nghệthông tin như: ATM, POS, Contact Center; Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệthống: giám sát tài nguyên mạng; mạng định hướng theo dịch vụ (SONA); kiểm soát truynhập máy trạm; Tăng cường công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngânhàng MIS, CRM

+ Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm:

Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tương xứngvới tầm vóc, quy mô và vị thế hoạt động của ngân hàng, trong năm 2009, BIDV đã đưavào sử dụng tháp văn phòng hạng A theo tiêu chuẩn quốc tế - BIDV Tower - tại 35 HàngVôi, Hoàn Kiếm, Hà nội

Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt động, là

cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụđồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thương hiệu của ngân hàng, đếnnay BIDV đã có 108 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại

63 tỉnh thành trên toàn quốc

+ Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người laođộng Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo vàđào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năngđáp ứng các yêu cầu của hội nhập Toàn hệ thống đã thực thi một chính sách sử dụnglao động tương đối đồng bộ, trả công xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc củamỗi cá nhân đồng thời tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khíchđược sức sáng tạo của các thành viên…

Trang 13

+ Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới.

Là ngân hàng thương mại nhà nước ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam doUNDP xếp hạng, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế BIDV hiện đang cóquan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nước và quốc tế, là Ngânhàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC,NIB…

Từ những thành công trong quan hệ hợp tác quốc tế của BIDV, đặc biệt là nhữngthành công có tính mẫu mực trong 10 năm qua tại thị trường Lào, BIDV đã được Chínhphủ Việt Nam tiếp tục giao nhiệm vụ tiên phong thực hiện các hoạt động, hợp tác đầu tưtại thị trường Campuchia Năm 2009, BIDV đóng vai trò chủ trì thiết lập các hoạt độngđầu tư, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoántại thị trường Campuchia với sự hiện diện của Văn phòng đại diện BIDV tại Campuchia,Công ty Đầu tư Phát triển CPC (IDCC) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia(BIDC) và Công ty Bảo hiểm CPC –Việt Nam (CVI), Công ty Chứng khóan CPC – ViệtNam (CVS)

an sinh xã hội tại các nước bạn Lào, Campuchia, Myanmar, Cuba…

Trang 14

1.2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG.

1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của ngân hàng.

1.2.1.1 Cơ cấu tổ chức của BIDV.

Khối đơn vị sự nghiệp, VPĐD Trung Tâm CNTT

Trường đào tạo cán bộ BIDV

VPĐD tại TP HCM,

Đà Nẵng

VPĐD tại Lào, Campuchia, Myanmar, Séc

Các công ty con

CT TNHH 1TV Cho Thuê Tài Chính BIDV

CT CP Chứng Khoán BIDV

CT Quản Lý Nợ và Khai Thác Tài Sản BIDV

Tổng CT CP Bảo Hiểm BIDV

CT TNHH Quốc Tế BIDV tại HongKong

Trang 15

1.2.1.2 Cơ cấu tổ của Chi nhánh Tây Sài Gòn.

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.

1.2.2.1 Chức năng chung của các phòng ban.

 Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám Đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch,chương trình công tác, các giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm

vụ được phân giao, các văn bản hướng dẫn

 Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tácnghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền

 Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ;chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng

về nghiệp vụ và các vấn đề chung của Chi nhánh

 Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin ( thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, bảomật, cung cấp….) tổng hợp và lập các báo cáo, thống kê trong phạm vi nhiệm vụ,nghiệp vụ của Phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của Chi nhánh, củaBIDV và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước khi được Giám đốc uỷquyền

 Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ vềphong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng caochất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển Giữ uy tín, tạo hình

Khối tác nghiệp Phòng Q.trị TD

Các phòng GDKH Phòng/Tổ TT- K.Quỹ Phòng/ Tổ TTQT

Khối QL nội bộ Phòng TC-KT

Phòng tài chính -HC Phòng KH-TH

Phòng/ Tổ Điện toán

Khối trực thuộc Phòng GD Quỹ Tiết Kiệm

Trang 16

ảnh, ấn tượng tốt đẹp về Chi nhánh/BIDV.Thường xuyên tự kiểm tra việc thựchiện nghiệp vụ được phân công.

1.2.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban

Nhiệm vụ chính của Phòng giao dịch khách hàng cá nhân.

 Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng

 Trực tiếp bán sản phẩm/ dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng

 Quản lý tài khoản, nhập thông tin khách hàng

 Giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt

 Thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của Phòng Quản trị tín dụng

 Thực hiện giao dịch về thẻ, trực tiếp chi trả tiền kiều hối

 Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh

 Chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, đầy đủ của chứng từ

 Thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh

Nhiệm vụ chính của Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ.

 Thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/ nhập quỹ

 Tổ chức thực hiện nộp/ rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liênquan

 Tổ chức việc tiếp quỹ/ thu gom tiền tại các đơn vị trực thuộc, ATM

Nhiệm vụ chính của Phòng Quản trị tín dụng.

 Thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quyđịnh của BIDV

 Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ; gửi kếtquả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát

 Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng

 Thực hiện quản lý thông tin khách hàng, mẫu dấu, chữ ký của khách hàng

Nhiệm vụ chính của Phòng Tài chính- Kế toán

 Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp

 Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh

 Thực hiện nhiệm vụ quản lý và giám sát tài chính

 Kiểm tra định kì, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong côngtác kế toán

Trang 17

 Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, trung thực của số liệu kếtoán Phản ánh đúng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, đảm bảo an toàn tàisản, tiền vốn của ngân hàng và khách hàng thông qua công tác hậu kiểm.

Trang 18

1.2.3 Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh Tây Sài Gòn.

1.2.3.1 Thẻ

Đối với sản phẩm thẻ Chi nhánh đã triển khai nhiều loại thẻ khác nhau, đa dạng

và phù hợp với khách hàng Có thể chia ra ba loại sản phẩm thẻ: Thẻ ghi nợ nội địa, thẻghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng Trong mỗi loại thẻ như trên Chi nhánh thiết kế nhiều mẫu

mã mang đặc tính khác nhau Các loại thẻ đều có thiết kế thẻ từ, dập nổi Tuỳ thuộc vàotừng loại sản phẩm sẽ có những mẫu thẻ thiết kế riêng biệt, áp dụng cho từng kháchhàng có nhu cầu khác nhau Khách hàng có thể tiếp cận với các kênh phát hành thẻ:quầy giao dịch của BIDV, thông qua đại lý phát hành thẻ, phát hành qua Internet Vớicác kênh chấp nhận thẻ như ATM, POS

1.2.3.2 Sản phẩm ngân hàng điện tử.

BIDV Mobile (Dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại di động): Cho phép khách hàng

của BIDV thực hiện các giao dịch trong và ngoài hệ thống BIDV, thanh toán hoáđơn, vấn tin thông tin về tài khoản, tỷ giá, địa chỉ máy ATM và tra cứu đa dạngcác thông tin liên quan

BIDV Online (Dịch vụ ngân hàng trực tuyến dành cho khách hàng Cá nhân):

Tiện ích của sản phẩm: chuyển khoản trong và ngoài hệ thống BIDV, gửi tiền có

kỳ hạn Online, đặt lệnh thanh toán định kỳ và lệnh chuyển tiền ngày tương lai,thanh toán hóa đơn

BSMS (dịch vụ gửi nhận tin nhắn qua điện thoại di động thông qua số tổng đài

tin nhắn của BIDV): Cho phép khách hàng có tài khoản tại BIDV chủ động vấn tin

về các thông tin liên quan đến tài khoản khách hàng và/hoặc nhận được các tinnhắn tự động từ phía BIDV

Vntopup: là tiện ích nạp tiền điện thoại di động qua ngân hàng dành cho khách

hàng cá nhân

Trang 19

1.2.3.3 Dịch vụ ngân quỹ.

Cho thuê két sắt: Bảo quản tài sản là việc BIDV nhận giữ hộ tài sản quý, giấy tờ

có giá, tài liệu quan trọng của khách hàng theo hợp đồng với BIDV

Thu/ chi tiền mặt lưu động tại địa chỉ của cá nhân: Nhân viên ngân hàng đến

địa chỉ của khách hàng hoặc địa chỉ do khách hàng chỉ định để thu/ chi tiền mặttheo yêu cầu của khách hàng

Thu giữ hộ tiền mặt qua đêm: Khách hàng có nhu cầu gửi tiền mặt qua đêm

(không gửi vào tài khoản) đến ngân hàng làm thủ tục nhờ ngân hàng giữ hộ tiềnmặt qua đêm

Thu đổi ngoại tệ, VND không đủ tiêu chuẩn.

1.3 MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN.

1.3.1 Tình hình huy động vốn.

Đối với nghiệp vụ tài sản nợ thì vốn huy động chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổngnguồn vốn của ngân hàng thương mại Là một hoạt động để ngân hàng gia tăng thunhập, cải tiến cơ cấu thu nhập của ngân hàng Huy động vốn tốt còn là tiền đề thúc đẩyngân hàng thương mại phát triển các sản phẩm, dịch vụ khác Với vai trò là trung giantài chính, ngân hàng sẽ huy động để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính Do vậy,việc huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ riêng đối với ngân hàng mà còn

có ý nghĩa đối với nền kinh tế, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế khi Việt Nam đã gianhập vào WTO

Dưới đây là bảng tình hình huy động vốn của ngân hàng BIDV- Chi nhánh TâySài Gòn

Trang 20

Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn 3 năm 2011-2013

ĐVT: đồng

Số tiền (qui đổi)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (qui đổi)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (qui đổi)

Tỷ trọng (%)

Trang 22

Biểu đồ 1.1 Hình thức huy động vốn trong 3 năm (2011-2013)

Biểu đồ 1.2 Đối tượng huy động vốn trong 3 năm (2011-2013)

Tổ chức Dân cư

Trang 23

Nhận xét:

 Qua bản 1.1 ta thấy nguồn vốn huy động theo hình thức bằng VND chiếm tỷ trọngcao hơn nhiều so ngoại tệ từ năm 2011 – 2013 Cụ thể, năm 2011: 95.06%, năm2012: 95.30%, năm 2013: 95.74% Bên cạnh đó, vốn huy động bằng tiền VND tăngqua các năm, năm 2012 tăng 414,000,000,000 đồng so với năm 2011, tươngđương với tỷ lệ tăng 38.62% và năm 2013 tăng 1,110,538,420,040 đồng so với năm

2012, tương đương với tỷ lệ 74.73% Về huy động vốn bằng ngoại tệ tăng đáng kểqua các năm (biểu đồ 1.2) Năm 2012, tăng 17,515,800,000 đồng so với năm 2011,tương ứng với tỷ lệ là 31.42% Năm 2013 tăng 57.61% so với năm 2012, tương ứngvới 42,201,779,960 tỷ đồng

 Căn cứ vào đối tượng huy động thì chia ra tổ chức và dân cư Năm 2011, vốn huyđộng từ tổ chức (56.28%) cao hơn từ dân cư (43.72%) Sang năm 2012, thì cóchuyển biến giữa 2 đối tượng này, tỉ trọng huy động từ dân cư: 50.86%; tổ chức:49.14% Năm 2013, nguồn vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với tổchức, ở mức 80.88% trong khi tổ chức chỉ có 19.12% so với tổng vốn huy động năm

2013 Về lượng tổng vốn huy động thì năm 2012 tăng 38% so với năm 2011, tươngđương tăng 431,515,800,000 đồng Và năm 2013 tăng 1,152,740,200,000 đồng sovới năm 2012, tương đương với tỷ lệ 74%

 Những nguyên nhân làm cho nguồn vốn huy động trong năm 2013 tăng mạnh là donăm 2013 đã có rất nhiều sự kiện xảy ra:

Thứ nhất, vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, kinh doanh trái phép của ông

Nguyễn Đức Kiên (Chủ tịch Hội đồng đầu tư ACB) Khi xảy ra biến động người dân

đã mất lòng tin, rút tiền hàng loạt từ ngân hàng ACB, dòng vốn chạy sang các ngânhàng lớn khác có chỉ số đầu tư an toàn hơn, phù hợp với nhu cầu của người dân

Thứ hai, đó là vấn đề nợ xấu của các ngân hàng lớn Vietinbank, Vietcombank… làm

cho tâm lý của người dân hoang mang, mất sự tin cậy Thêm vào đó, nguy cơnhững ngân hàng nhỏ sẽ bị sáp nhập, giải thể dẫn đến việc dòng vốn luân chuyểnđến ngân hàng có uy tín cao,nợ xấu thấp hơn là điều đương nhiên Bên cạnh đó,BIDV đã không ngừng khai thác nhiều kênh huy động vốn, đổi mới các sản phẩmdịch vụ áp dụng nhiều chương trình và quà tặng hấp dẫn dành cho khách hàng gửi

Trang 24

1.3.2 Tình hình sử dụng vốn

Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại thì hoạt động cho vay đượcxem là hoạt động quan trọng và mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng nhiều nhất(chiếm 80% tổng doanh thu dịch vụ) Chính vì lẽ đó mà hầu hết các ngân hàng thươngmại đều lấy hoạt động này làm hoạt động chủ lực cho ngân hàng mình Để phù hợp vớinhu cầu của khách hàng, ngân hàng ngày càng hoàn thiện và phát triển các gói sảnphẩm mới trong cho vay như: cho vay mua nhà, cho vay mua xe, cho vay du học, chovay để sản xuất kinh doanh…Hoạt động cho vay tạo ra nguồn thu lớn để bù đắp cáckhoản chi phí, bên cạnh đó đây cũng là hoạt động mang nhiều rủi ro mà chỉ có thể hạnchế, không loại trừ hoàn toàn được Vì thế cần phải quản lý khoản vay một cách chặtchẽ từ khâu phân tích, quyết định cấp tín dụng

Dưới đây là bảng tình hình sử dụng vốn trong 3 năm (2011-2013)

Bảng 1.2: Tình hình cho vay phân theo thời hạn trong 3 năm (2011-2013)

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

(2012/2011)

Chênh lệch (2013/2012)

Trang 25

Biểu đồ 1.3 Cho vay phân theo thời hạn

Khoản vay trung hạn trong năm 2011 là 24 tỷ thấp hơn năm 2012 6 tỷ, tươngứng với tỉ lệ 25% Năm 2013 tiếp tục tăng 12 tỷ, tương ứng tỷ lệ là 40% so với năm

2012 Chênh lệch 2013 so với 2012 về vay trung hạn tăng 15% so với chênh lệch của

2012 và 2011

Và các khoản vay dài hạn tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng 10 tỷ so vớinăm 2011, tương ứng tăng 23% Năm 2013, khoản vay dài hạn đạt 76 tỷ, tăng 23 tỷ sovới năm 2012, tương ứng với tỷ lệ 43% Chênh lệch năm 2013 so với năm 2012 củacho vay dài hạn chiếm 43%, tăng 20% so với chênh lệch 2012 và năm 2011

Trang 26

Bảng 1.3: Tình hình cho vay phân theo sản phẩm trong 3 năm (2011-2013).

Biểu đồ 1.4 Cho vay phân theo sản phẩm.

Cầm cố/chiết khấu GTCG Du học Tiêu dùng tín chấp

Nhận xét:

Trang 27

Dựa vào biểu đồ trên ta thấy, qua 3 năm (2011-2013) thì cho vay nhà ở tăngmạnh hơn so với các sản phẩm khác Cụ thể năm 2012 tăng 15.4 tỷ đồng so với năm

2011 Và năm 2013 tăng 32.3 tỷ đồng Cầm cố/ chiết khấu giấy tờ có giá đứng thứ haitrong danh mục cho vay, năm 2012 tăng 7.3 tỷ đồng so với năm 2011 và năm 2013tăng 15 tỷ so với năm 2012 Tiêu dùng tín chấp xếp vị trí thứ 3, với mức tăng 5.2 tỷ củanăm 2012 so với năm 2011, và tăng 11tỷ trong năm 2013 Các sản phẩm còn lại: duhọc, hộ kinh doanh, ô tô tăng đều đặn qua các năm Với mức tăng trong các sản phẩmcho vay như trên, đủ cho thấy BIDV là một ngân hàng tầm cỡ, có một phong cách khác,hoàn toàn mới trong mỗi sản phẩm của ngân hàng Ngoài ra, BIDV còn chiếm đượclòng tin từ người dân

Qua phần giới thiệu sơ lược về ngân hàng BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn, giúp

ta có tầm nhìn khái quát về đối tượng đang tìm hiểu Nắm rõ các mô hình tổ chức tạiChi nhánh và nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban Bên cạnh đó, qua chương 1phần nào giúp ta đánh giá, rút ra nhận xét về các hoạt động, cũng như các sản phẩmdịch vụ (thẻ, sản phẩm ngân hàng điện tử và dịch vụ ngân quỹ) mà Chi nhánh kinhdoanh chủ yếu Và quan trọng hơn hết, ta có thể biết được xu hướng của khách hàngkhi tìm đến ngân hàng họ sẽ lựa chọn sử dụng sản phẩm nào nhiều hơn thông quaphần khảo sát về tình hình cho vay Về tình hình huy động vốn cũng không thể phủnhận những cố gắng của Chi nhánh trong 3 năm qua, nguồn vốn tăng đều và mạnhnhất vào năm 2013 Đó là sự nỗ lực không ngừng của từng nhân viên trong Chi nhánh

Trang 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, ĐẤT ĐỂ Ở ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BIDV- CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN.

2.1 NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG VỀ CHO VAY MUA NHÀ TẠI CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN.

2.1.1 Điều kiện cho vay.

 Khách hàng có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm

trước pháp luật về việc sử dụng vốn vay

 Cá nhân người Việt Nam/nước ngoài; tuổi từ 18 đến 55

 Sinh sống, làm việc trên cùng địa bàn Chi nhánh cho vay

 Khách hàng có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ gốc và lãi theo thời

gian cam kết trong hợp đồng

 Có tài sản bảo đảm phù hợp với các quy định của BIDV

 Đủ điều kiện được đăng kí quyền sở hữu nhà, sử dụng đất

2.1.2 Phương thức, thời hạn và mức cho vay.

2.1.2.1 Phương thức cho vay.

Phương thức trả góp: Khách hàng trả một số tiền cố định (bao gồm cả gốc và lãi)

theo định kỳ hàng tháng hoặc quý

 Tiền lãi được tính theo dư nợ vay thực tế và số ngày thực tế sử dụng vốn

 Tiền gốc bằng số tiền trả cố định hàng tháng/quý trừ đi số lãi phải trả trongtháng/quý đó

Phương thức trả nợ gốc cố định: Khách hàng thực hiện trả nợ gốc cố định theo

định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý hoặc phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanhcủa khách hàng

 Số tiền gốc phải trả mỗi kỳ được xác định bằng tổng số tiền vay chia cho số kỳtrả nợ

 Tiền lãi được tính theo dư nợ vay thực tế

Trang 29

2.1.2.2 Thời hạn cho vay tuỳ vào mục đích để ở của khách hàng.

 Mua nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, xây dựng nhà ở: thời

hạn cho vay tối đa: 15 năm Trường hợp nhà ở, đất ở là biệt thự, chung cư cao cấp, nhà vườn thì thời hạn vay tối đa: 20 năm.

Cải tạo nhà, sửa chữa nhà ở: thời hạn cho vay tối đa: 7 năm.

Đối với khoản vay nhu cầu nhà ở với mục đích đầu tư: thời hạn vay tối đa: 05

năm

Đối với khách hàng là cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay tối đa: 05 năm và

không được phép vượt quá thời gian sinh sống tại Việt Nam

2.1.2.3 Mức cho vay tối đa theo giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay và/hoặc tài sản của bên

thứ 3: mức cho vay tối đa: 70% giá trị nhà ở, quyền sử dụng đất mà khách hàng

mua

 Bảo đảm tiền vay bằng hình thức cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá:

mức cho vay tối đa bằng mệnh giá của sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá đó nhưng tổng

số tiền gốc và lãi đến hạn của sổ tiết kiệm , giấy tờ có giá đó phải đủ đảm bảocho tổng số gốc và lãi của khoản vay khi đến hạn; không được vượt quá giá trịnhà ở, quyền sử dụng đất ở mà khách hàng mua

 Bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp, cầm cố tài sản khác của khách hàng,

hoặc kết hợp các hình thức đảm bảo: mức cho vay tối đa: 85% giá trị nhà ở,

quyền sử dụng đất ở mà khách hàng mua

2.1.3 Quy trình cho vay.

Bước 1: Tiếp cận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.

 Tiếp cận khách hàng để tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm thích hợp và

thu thập những thông tin ban đầu về khách hàng

 Hướng dẫn cho những khách hàng đủ điều kiện về thủ tục và các loại giấy tờ

cần thiết cho việc vay vốn

Trang 30

 Hồ sơ cấp tín dụng gồm 4 loại: Hồ sơ pháp lý; Hồ sơ tài chính; Hồ sơ kinh tế; Hồ

sơ bảo đảm tín dụng

Bước 2: Phân tích tín dụng (do cán bộ phòng quan hệ khách hàng cá nhân thực hiện).

 Đánh giá về thông tin nhân thân khách hàng, tình hình quan hệ tín dụng của

nhóm khách hàng liên quan (nếu có)

 Đánh giá về mục đích và kế hoạch sử dụng vốn vay/bảo lãnh của khách hàng

 Đánh giá, phân tích về năng lực tài chính của khách hàng

 Về tài sản bảo đảm

 Lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng

 Chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng

Bước 3: Đề xuất và quyết định cấp tín dụng.

 Lập báo cáo đề xuất tín dụng

 Phê duyệt đề xuất tín dụng (do Lãnh đạo phòng hoặc PGĐ quan hệ khách hàng

cá nhận thực hiện.)

 Thẩm định rủi ro và quyết định cấp tín dụng (cán bộ Phòng Quản lí rủi ro thực

hiện)

 Quyết định cấp tín dụng (ban Quản lí rủi ro tín dụng sẽ quyết định)

 Thông báo cho khách hàng trong trường hợp từ chối cấp tín dụng

Bước 4: Giải ngân

 Lựa chọn phương thức giải ngân đối với khoản vay bảo đảm bằng tài sản hình

thành từ vốn vay

 Vốn tín dụng được chuyển giao cho khách hàng hoặc bên thứ 3 có liên quan

Bước 5: Giám sát tín dụng

 Giám sát việc sử dụng vốn tín dụng

 Giám sát việc hoàn trả vốn tín dụng

 Giám sát thực trạng tài sản đảm bảo

 Tái phân tích và phân hạng các khoản tín dụng

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:13

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w